Mục lục
Khái Niệm Bất Động Sản Là Gì? Kinh Doanh Bất Động Sản Là Gì? đây là nội dung tiêu biểu được các bạn sinh viên ngành quản trị kinh doanh lĩnh vực BĐS tìm kiếm để làm báo cáo thực tập. qua quá trình thực tập tại công ty đặc biêt là công ty BĐS thì không phải bạn nào cũng có thể hoàn thành bài báo cáo của mình có hiệu quả cao, nên bài viết dưới đây sẻ cho các bạn hiểu thêm về khái niệm kinh doanh, khái niệm bất động sản và kinh doanh bất động sản là như thế nào? hy vọng khi tham khảo xong bài viết này thì các bạn sẻ tìm ra được phương hướng cho bài làm của mình.
Tuy nhiên Nếu mọi thứ vẫn còn rất khó khăn với bạn từ việc tìm kiếm công ty thực tập, tìm tài liệu tham khảo, triển khai bài làm, xin mộc dấu xác nhận của công ty.. thì các bạn có thể liên lạc với dịch vụ viết báo cáo thực tập của Luận Văn Tốt qua Zalo/tele : 0934573149 để được hỗ trợ.
1 Khái niệm kinh doanh
Định nghĩa về kinh doanh đã được ghi nhận trong các đạo luật quan trọng nhất về doanh nghiệp như Luật Công ty 1990, Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp 2005, 2014 và hiện nay là Luật Doanh nghiệp 2020. Theo khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 “kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận”. Định nghĩa này nói về kinh doanh ở góc độ liệt kê các loại hành vi của chủ thể kinh doanh và mục đích kinh doanh. Định nghĩa về kinh doanh này tập trung vào các loại hành vi, bản chất của hành vi và mục đích của hành vi chứ không phải kết quả cụ thể mà các bên đạt được trong thực tiễn.
Một khái niệm rất gần với khái niệm “kinh doanh” trong pháp luật hiện hành là khái niệm “hoạt động thương mại” trong Luật Thương mại 2005. Theo khoản 1 Điều 3 của Luật Thương mại 2005 thì “hoạt động thương mại” là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Như vậy “kinh doanh” theo Luật Doanh nghiệp 2020 và “hoạt động thương mại” theo Luật Thương mại 2005 đều có mục đích sinh lợi, tuy nhiên hai định nghĩa này lại có phương pháp mô tả về cách thức, hành vi và quá trình không giống nhau.
Trên cở sở nghiên cứu và phân tích các vấn đề trên, có thể đưa ra khái niệm kinh doanh đó là các hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán, cung ứng dịch vụ do các chủ thể kinh doanh tiến hành một cách độc lập, thường vì mục đích tạo ra lợi nhuận.
XEM THÊM : Báo cáo thực tập đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty bất động sản
2. Khái niệm bất động sản và kinh doanh bất động sản
2.1. Khái niệm bất động sản
Tài sản là vấn đề trung tâm, cốt lõi của mối quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật nói riêng. Theo quy định của pháp luật hiện nay, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm BĐS và động sản. Theo Điều 105 BLDS 2015 quy định bất động sản (BĐS) và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Như vậy, BĐS trước hết là một loại tài sản. Việc phân loại tài sản thành “BĐS” và “động sản” có nguồn gốc từ Luật cổ La Mã, theo đó BĐS không chỉ là đất đai, của cải trong lòng đất mà còn là tất cả những gì được tạo ra do sức lao động của con người trên mảnh đất. BĐS bao gồm các công trình xây dựng, cây trồng… và tất cả những gì liên quan đến đất đai hay gắn liền với đất đai, những vật trên mặt đất cùng với những bộ phận cấu thành lãnh thổ. Đặc điểm nổi bật của BĐS đó là tính bất động không thể di dời, tính không đồng nhất, tính khan hiếm, tính thanh khoản chậm.
Có thể phân chia BĐS thành ba loại:
– BĐS có đầu tư xây dựng gồm: BĐS nhà ở, BĐS nhà xưởng và công trình thương mại – dịch vụ, BĐS hạ tầng (hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội), BĐS là trụ sở làm việc v.v…
Trong BĐS có đầu tư xây dựng thì nhóm BĐS nhà đất (bao gồm đất đai và các tài sản gắn liền với đất đai) là nhóm BĐS cơ bản, chiếm tỷ trọng rất lớn, tính chất phức tạp rất cao và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Nhóm này có tác động rất lớn đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cũng như phát triển đô thị bền vững. Nhưng quan trọng hơn là nhóm BĐS này chiếm tuyệt đại đa số các giao dịch trên thị trường BĐS ở nước ta cũng như ở các nước trên thế giới.
– BĐS không đầu tư xây dựng: BĐS thuộc loại này chủ yếu là đất nông nghiệp (dưới dạng tư liệu sản xuất) bao gồm các loại đất nông nghiệp, đất rừng, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất hiếm, đất chưa sử dụng v.v…
– BĐS đặc biệt là những BĐS như các công trình bảo tồn quốc gia, di sản văn hoá vật thể, nhà thờ họ, đình chùa, miếu mạo, nghĩa trang… Đặc điểm của loại BĐS này là khả năng tham gia thị trường rất thấp.
BĐS là loại tài sản quan trọng của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi cơ quan đơn vị cũng như của mỗi người dân. Các quan hệ giao dịch về BĐS thường có tác động rất mạnh đến hầu hết những hoạt động kinh tế và xã hội. Do đó, việc ban hành các văn bản pháp luật, các chủ trương, chính sách, Nhà nước thường tác động và nhằm thực hiện vai trò và chức năng quản lý đối với hoạt động của thị trường BĐS. Mặt khác, BĐS gắn liền với đất đai mà đất đai về bản chất thuộc sở hữu toàn xã hội, do vậy BĐS chịu sự chi phối mạnh mẽ của pháp luật và sự quản lý của Nhà nước. Hàng hóa BĐS chịu sự chi phối của các yếu tố này mạnh hơn các hàng hoá thông thường khác. Nhu cầu về BĐS của mỗi vùng, mỗi khu vực, mỗi quốc gia là rất khác nhau, phụ thuộc vào thị hiếu, tập quán của người dân sinh sống tại đó. Yếu tố tâm lý xã hội, thậm chí cả các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh… chi phối nhu cầu và hình thức BĐS.
Việc phân chia BĐS theo 3 loại trên đây là rất cần thiết bảo đảm cho việc xây dựng cơ chế chính sách về phát triển và quản lý thị trường BĐS phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của nước ta.
Trên cơ sở đó trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này tác giả chủ yếu tập trung vào nghiên cứu lý luận, phân tích và làm rõ nội dung loại hình BĐS có đầu tư xây dựng.
1.2 Khái niệm kinh doanh bất động sản
Kinh doanh bất động sản (KDBĐS) là việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua BĐS; thực hiện dịch vụ môi giới BĐS; dịch vụ sàn giao dịch BĐS; dịch vụ tư vấn BĐS hoặc quản lý BĐS nhằm mục đích sinh lợi.
Kinh doanh BĐS có những đặc điểm chính tạo nên nét đặc trưng riêng so với hoạt động kinh doanh khác như đối tượng kinh doanh của BĐS là loại sản phẩm có giá trị cao; kinh doanh BĐS mang tính cục bộ và khu vực; kinh doanh BĐS là hoạt động lâu dài; kinh doanh BĐS có tính ảnh hưởng lẫn nhau.
Trên đây là những nội dung về Khái Niệm Bất Động Sản Là Gì? Kinh Doanh Bất Động Sản Là Gì? mà chúng tôi tổng hợp từ một số nguồn bài báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao xin chia sẻ lại cho các bạn sinh viên khóa sau tham khảo. Nếu quá trình làm báo cáo các bạn cần sự hỗ trợ hãy liên hệ với dịch vụ viết báo cáo thực tập của chúng tôi Zalo/tele : 0934573149 bạn nhé.