Thuế Thu Nhập Cá Nhân Là Gì? Khái Niệm Và Đặc Điểm Của Thuế TNCN

Đánh giá post

Thuế Thu Nhập Cá Nhân Là Gì? Khái Niệm Và Đặc Điểm Của Thuế TNCN là nội dung mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn sinh viên, học viên ngành thuế, bài viết sẽ cho các bạn có thêm kiến thức về thuế thu nhập cá nhân và những đặc điểm của việc quản lý thuế TNCN. Nếu nội dung bài viết dưới đây vẫn không đủ đáp ứng được cho quá trình làm luận văn tốt nghiệp của các bạn thì hãy gọi ngay Zalo : 0934573149 để chúng tôi cung cấp cho các bạn dịch vụ viết khóa luận tốt nghiệp, báo cáo tốt nghiệp uy tín nhất, đạt hiệu quả cao nhất.

1.Khái niệm thuế thu nhập cá nhân

Thuế Thu Nhập Cá Nhân Là Gì? là câu hỏi đã được áp dụng từ lâu ở các nước phát triển, đối tượng nộp thuế là các cá nhân trong nước và người nước ngoài có thu nhập phát sinh ở nước sở tại không phân biệt nghề nghiệp và địa vị xã hội. Ðồng thời, tùy theo tính chất của các khoản thu nhập cá nhân, người ta chia thu nhập làm hai loại: thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên để tính thuế cho phù hợp. Lần đầu tiên ở Anh vào năm 1799 thuế thu nhập cá nhân được đưa vào thực hiện như một hình thức thu tạm thời nhằm mục đích trang trải cho cuộc chiến tranh chống Pháp và được chính thức áp dụng vào năm 1942. Sau đó nhiều nước tư bản phát triển khác cũng áp dụng thuế này như: ở Nhật năm 1887, Ðức 1899, Mỹ 1903, Pháp 1916 và Liên Xô năm 1922[1]. Hiện nay trên thế giới có 02 phương pháp đánh thuế: (1) Có nước tính thuế vào từng khoản thu nhập thực tế của mỗi cá nhân, (2) có nước tính thuế trên tổng thu nhập của cả hộ gia đình: Cách thứ nhất được áp dụng phổ biến ở Anh, Nhật, Thụy Ðiển, các nước Châu Phi, Liên Xô, Hunggari, Tiệp khắc… Ưu điểm của cách này là đơn giản, dễ thực hiện, đảm bảo thu kịp thời vào ngân sách nhà nước. Nhưng có nhược điểm là chưa đảm bảo yêu cầu phân phối lại thu nhập quốc dân qua thuế sao cho có hiệu quả và đáp ứng được sự công bằng xã hội và nhất là đối với những cá nhân có nhiều khẩu ăn theo. Cách thứ hai được áp dụng ở Pháp, Hà Lan…Các chuyên gia cho rằng cách này công bằng hơn về mặt đạo đức xã hội nhưng không kịp thời vì mỗi gia đình đều có ít nhất hai người trở lên. Ðã có nhiều người thì sẽ có nhiều khoản thu nhập khác nhau, do đó phải mở sổ sách kế toán, theo dõi từng nguồn thu nhập và phải đối chiếu với nơi phát sinh thu nhập, vì có nhiều phức tạp nên rất ít quốc gia áp dụng cách thứ hai. Như vậy: Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của từng cá nhân. Do là thuế trực thu nên nó phản ánh sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế theo luật và đối tượng chịu thuế theo ý nghĩa kinh tế. Người chịu thuế thu nhập cá nhân không có khả năng chuyển giao gánh nặng thuế khoá sang cho các đối tượng khác tại thời điểm đánh thuế[2]. Thuế thu nhập cá nhân có diện đánh thuế rất rộng, thể hiện trên hai khía cạnh: một là đối tượng đánh thuế thu nhập cá nhân là toàn bộ các khoản thu nhập của cá nhân thuộc diện đánh thuế không phân biệt thu nhập đó có nguồn gốc phát sinh trong nước hay ở nước ngoài; hai là đối tượng phải kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân là toàn bộ những người có thu nhập, bao gồm tất cả công dân của nước sở tại và những người nước ngoài cư trú thường xuyên hay không thường xuyên nhưng có số ngày có mặt, làm việc, có thu nhập theo quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân. Khái Niệm Và Đặc Điểm Của Thuế Thu Nhập Cá Nhân Hiện Nay là một loại thuế thu nhập nhưng khác với thuế TNDN ở chỗ nó có tính tất yếu gắn với chính sách xã hội của mỗi quốc gia cho dù quốc gia đó có mục tiêu hoàn thiện chính sách thuế, xây dựng một chính sách thuế có tính trung lập không nhằm nhiều mục tiêu khác nhau. Thể hiện, nó luôn quy định loại trừ một số khoản thu nhập trước khi tính thuế thu nhập cá nhân như thu nhập mang tính trợ cấp xã hội, khoản chi cần thiết cho cuộc sống cá nhân, gia đình NNT, khoản chi mang tính nhân đạo xã hội… Thuế thu nhập cá nhân có góc độ kỹ thuật tính thuế khá phức tạp bởi diện đánh thuế rộng, liên quan chặt chẽ với hoàn cảnh cá nhân, chính sách xã hội cụ thể, có áp dụng phương pháp luỹ tiến. Có như vậy mới đảm bảo công bằng xã hội, người có thu nhập cao hơn thì trước và sau khi nộp thuế họ vẫn còn một khoản thu nhập cao hơn so với người có thu nhập thấp khi chưa nộp thuế. Ở miền Nam Việt Nam trước 1975, chính quyền Sài Gòn đã áp dụng thuế thu nhập cá nhân nhưng với tên gọi là thuế lợi tức lương bổng năm 1962 và sau đó được cải cách vào năm 1972. Ngày 27/12/1990, Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (Income Tax on high – Income earner) và đã được ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua. Ðể cho phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, từ đó đến nay đã có 11 lần sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và để nâng cao hơn nữa tính chất quan trọng cùng với việc phải có các biện pháp chế tài đủ mạnh để thực hiện thu thuế thu nhập cá nhân được đi vào ổn định, có hiệu quả, công bằng, tại kỳ họp Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật số 04/2007/QH12-Luật thuế thu nhập cá nhân, luật này đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009[3]. Sau gần sáu năm thực hiện luật, trước yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, một số nội dung của Luật đã tỏ ra bất cập, cần được sửa đổi bổ sung cho phù hợp. Vì vậy, ngày 22/11/2012, Quốc hội XIII, kỳ họp thứ 4 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế để giải quyết phần nào những tồn tại của luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam.

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của từng cá nhân. Do là thuế trực thu nên nó phản ánh sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế theo luật và đối tượng chịu thuế theo ý nghĩa kinh tế. Người chịu thuế thu nhập cá nhân không có khả năng chuyển giao gánh nặng thuế khoá sang cho các đối tượng khác tại thời điểm đánh thuế.

Thuế thu nhập cá nhân có diện đánh thuế rất rộng, thể hiện trên hai khía cạnh: một là đối tượng đánh thuế thu nhập cá nhân là toàn bộ các khoản thu nhập của cá nhân thuộc diện đánh thuế không phân biệt thu nhập đó có nguồn gốc phát sinh trong nước hay ở nước ngoài; hai là đối tượng phải kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân là toàn bộ những người có thu nhập, bao gồm tất cả công dân của nước sở tại và những người nước ngoài cư trú thường xuyên hay không thường xuyên nhưng có số ngày có mặt, làm việc, có thu nhập theo quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân.

Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế thu nhập nhưng khác với Khái Niệm Và Đặc Điểm Của Thuế Thu Nhập Cá Nhân ở chỗ nó có tính tất yếu gắn với chính sách xã hội của mỗi quốc gia cho dù quốc gia đó có mục tiêu hoàn thiện chính sách thuế, xây dựng một chính sách thuế có tính trung lập không nhằm nhiều mục tiêu khác nhau. Thể hiện, nó luôn quy định loại trừ một số khoản thu nhập trước khi tính thuế thu nhập cá nhân như thu nhập mang tính trợ cấp xã hội, khoản chi cần thiết cho cuộc sống cá nhân, gia đình NNT, khoản chi mang tính nhân đạo xã hội…

Thuế thu nhập cá nhân có góc độ kỹ thuật tính thuế khá phức tạp bởi diện đánh thuế rộng, liên quan chặt chẽ với hoàn cảnh cá nhân, chính sách xã hội cụ thể, có áp dụng phương pháp luỹ tiến. Có như vậy mới đảm bảo công bằng xã hội, người có thu nhập cao hơn thì trước và sau khi nộp thuế họ vẫn còn một khoản thu nhập cao hơn so với người có thu nhập thấp khi chưa nộp thuế.

Khái Niệm Và Đặc Điểm Của Thuế TNCN
Khái Niệm Và Đặc Điểm Của Thuế TNCN

XEM THÊM : Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Thuế

2. Khái niệm và đặc điểm của quản lý thuế thu nhập cá nhân

Hoạt động quản lý nhà nước là một công việc quan trọng trong quá trình vận động của một Nhà nước của mỗi một quốc gia nói riêng. Khi tìm hiểu về quản lý nhà nước, trước tiên cần bàn về khái niệm quản lý nhà nước. Khái niệm quản lý nhà nước được coi là một trong các khái niệm cơ bản và quan trọng của pháp luật Việt Nam. Để nghiên cứu khái niệm quản lý nhà nước, trước hết cần làm rõ khái niệm “quản lý”. Với ý nghĩa thông thường, phổ biến thì quản lý có thể hiểu là hoạt động tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý tới những đối tượng quản lý để điều chỉnh chúng vận động và phát triển theo những mục tiêu nhất định đã đề ra. Với cách hiểu trên,Thuế Thu Nhập Cá Nhân Là Gì? và quản lý bao gồm các yếu tố sau:

Chủ thế quản lý: là tác nhân tạo ra các tác động quản lý. Chủ thể có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng các công cụ, hình thức và phương pháp thích hợp, cần thiết và dựa trên cơ sở những nguyên tắc nhất định.

Đối tượng quản lý (khách thể quản lý): Tiếp nhận sự tác động của chủ thể quản lý.

Mục tiêu quản lý: là cái đích cần phải đạt tới tại một thời điểm nhất định do chủ thể quản lý đề ra. Đây là căn cứ để chủ thể quản lý thực hiện các tác động quản lý cũng như lựa chọn các hình thức, phương pháp thích hợp. Điều này là vô cùng hợp lý bởi, quản lý nói chung là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Xuất phát điểm của các ngành khoa học khác nhau thì sẽ có một định nghĩa về quản lý dưới góc độ riêng của mình và nó phát triển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội. C.MÁC đã nói: “Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ thể đó. Một nhạc công tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc phải có nhạc trưởng”[4]. Dưới góc độ nghiên cứu của Mác thì quản lý nhằm phối hợp các lao động đơn lẻ để đạt được cái thống nhất của toàn bộ quá trình sản xuất. Ở đây Mác đã tiếp cận khái niệm quản lý từ góc độ mục đích của quản lý. Dưới góc độ nghiên cứu của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay thì Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng với ý trí của người quản lý (khái niệm này được tiếp cận dưới góc độ là quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hội nhằm đạt được một mục đích của người quản lý. Theo cách tiếp cận này, quản lý đã nói rõ lên cách thức quản lý và mục đích quản lý nói chung). Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra”[5]. Hoặc tiếp cận thông qua mục đích thì quản lý được hiểu là việc đạt tới mục đích của tổ chức một cách có kết quả và hiệu quả thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực của tổ chức[6].

Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Việc tác động theo cách nào còn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau ,các lĩnh vực khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu. Quản lý thuế là một lĩnh vực quản lý chuyên ngành thuộc quản lý hành chính Nhà nước. Trong cuốn “Tài chính công” của Khoa Tài chính Nhà nước Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (2005) thì “Khái Niệm Và Đặc Điểm Của Thuế Thu Nhập Cá Nhân Hiện Nay là những biện pháp nghiệp vụ do cơ quan có chức năng thu ngân sách nhà nước thực hiện”… “Đó là những hoạt động thường xuyên của cơ quan thu hướng về phía đối tượng nộp nhằm đảm bảo thu thuế đầy đủ, kịp thời và đúng luật định”. Với quan niệm như vậy, quản lý thuế là quản lý thu thuế. Nó bao gồm xây dựng kế hoạch thu thuế, tổ chức các biện pháp hành thu và tổ chức bộ máy ngành thuế.

Xuất phát từ những phân tích trên, theo tác giả “quản lý thuế là quá trình Nhà nước sử dụng hệ thống các công cụ và phương pháp thích hợp tác động lên đối tượng của quản lý thuế làm cho chúng vận động phù hợp với mục tiêu đặt ra”. Như vậy, quản lý thuế bao gồm cả hoạt động xây dựng chính sách thuế, ban hành pháp luật thuế và hoạt động tổ chức hành thu, xây dựng lực lượng thuế có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao để đảm bảo nâng cao hiệu quả quản lý thuế. Các vấn đề về chủ thể Khái Niệm Và Đặc Điểm Của Thuế Thu Nhập Cá Nhân , đối tượng quản lý, công cụ và phương pháp quản lý, mục tiêu quản lý là những yếu tố trung tâm đòi hỏi phải được xác định đúng đắn.

Khái niệm quản lý thuế thu nhập cá nhân cũng không nằm ngoài khái niệm chung về quản lý thuế, theo đó “quản lý thuế thu nhập cá nhân là quá trình Nhà nước sử dụng hệ thống các công cụ và phương pháp quản lý thuế thu nhập cá nhân tác động lên quan hệ phát sinh trong quản lý thuế thu nhập cá nhân làm cho chúng vận động theo đúng quỹ đạo mong muốn của nhà quản lý nhằm đạt được các mục tiêu của quản lý thuế thu nhập cá nhân”.

* Đặc điểm

Quản lý thuế thu nhập cá nhân có những đặc điểm cơ bản nổi bật sau:

– Thứ nhất, quản lý thuế thu nhập cá nhân là hoạt động nhạy cảm và khó tạo ra sự đồng thuận, hợp tác giữa người thu thuế và người nộp thuế. Thuế thu nhập cá nhân có tính lũy tiến cao, thu nhập càng cao thì số thuế phải nộp cho ngân sách nhà nước càng lớn và thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân được tạo thành từ rất nhiều nguồn thu nhập khác nhau của NNT.

– Thứ hai, về đối tượng chịu sự quản lý thuế thu nhập cá nhân, gồm chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế và chủ thể khác (tham gia khấu trừ tại nguồn, các tổ chức tín dụng, đại lý thuế, đơn vị được ủy nhiệm thu). Các nước trên thế giới trong đó có Việt nam đều dùng tiêu chí cư trú và không cư trú của cá nhân NNT để xác định các khoản thu nhập chịu thuế, cách tính thuế và phương thức nộp của họ. Trong thực tế, đối tượng này rất đông về số lượng, thuộc nhiều tầng lớp, giai cấp với trình độ nhận thức và ý thức pháp luật rất khác nhau.

– Thứ ba, bộ máy quản lý thuế thu nhập cá nhân được tổ chức mang tính đặc thù, trách nhiệm quản lý thuế thu nhập cá nhân trước hết và chủ yếu thuộc về Nhà nước. Do tính chất phức tạp của đối tượng nộp thuế và thu nhập chịu thuế, nên cơ quan quản lý thuế thu nhập cá nhân được tổ chức phức tạp hơn.

– Thứ tư, về mục tiêu của quản lý thuế thu nhập cá nhân: quản lý thuế thu nhập cá nhân thực chất là nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản sau: (i) Bảo đảm sự công bằng, bình đẳng giữa các chủ thể nộp thuế thu nhập cá nhân; (ii) Tăng cường sự tuân thủ thuế thu nhập cá nhân của NNT, tối thiểu hoá chi phí quản lý thuế thu nhập cá nhân của Nhà nước và chi phí tuân thủ của NNT; (iii) Tập trung huy động đầy đủ và kịp thời các khoản thu cho ngân sách nhà nước từ thuế thu nhập cá nhân. Trong các mục tiêu nói trên, tăng cường sự tuân thủ thuế thu nhập cá nhân là mục tiêu cơ bản nhất để đạt được các mục tiêu còn lại trong quản lý thuế thu nhập cá nhân.

[1] https://sites.google.com/site/tailieucuatuikt35/kinh-te/nhap-mon-thue/bi-3-thu-thu-nhp-c-nhn

[2] https://sites.google.com/site/tailieucuatuikt35/kinh-te/nhap-mon-thue/bi-3-thu-thu-nhp-c-nhn

[3] https://www.luatquanghuy.edu.vn/blog/bai-tap-luat/luat-tai-chinh/phan-tich-quy-dinh-ve-thu-nhap-chiu-thue-thu-nhap-ca-nhan-tu-phap-lenh-thue-thu-nhap-doi-voi-nguoi-co-thu-nhap-cao-den-luat-thue-thu-nhap-ca-nhan-hien-nay-de-thay-su-hoan-thien-trong-luat-thue-thu-nha/

[4] Các Mác – Ph. Ăng ghen, toàn tập, tập 23, trang 2

[5] Nguyễn Minh Đạo – Cơ sở khoa học quản lý (NXB Chính trị quốc gia, 1997)

[6] Khoa học quản lý, tập 1 (Trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2001)

Bài viết Thuế Thu Nhập Cá Nhân Là Gì? Khái Niệm Và Đặc Điểm Của Thuế TNCN trên đây sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu cho bài khóa luận của mình.Tuy nhiên nếu các bạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đề tài hay triển khai nội dung cho bài làm thì hãy liên hệ ngay với luanvantot.com để được cung cấp dich vụ viết khóa luận tốt nghiệp bạn nha.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Liên hệ