Khoá Luận Tốt Nghiệp Tín Dụng Doanh Nghiệp : 50 Đề Tài+ Bài Mẫu Hay Nhất

Mục lục

Đánh giá post

Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Tín Dụng Doanh Nghiệp + Bài Mẫu hay nhất mà các bạn không nên bỏ qua.Gần cuối kỳ, sinh viên năm 3,4 đang đau đầu tìm tài liệu khóa luận tín dụng doanh nghiệp. Hiểu được nỗi vất vả đó, chúng tôi đã tổng hợp được các bài mẫu khóa luận tín dụng doanh nghiệp. Nguồn tài liệu được lấy từ các trường đại học uy tín trên cả nước. Chúng là sản phẩm của các bạn sinh viên đã bảo vệ thành công. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc hoàn thành khóa luận của mình.

Tuy nhiên nếu phần nội dung mà chúng tôi chia sẻ dưới đây không giúp các bạn có ý tưởng tốt để làm bài hoặc vì lý do nào đó mà các bạn không thể hoàn thiện bài làm đúng hẹn của giáo viên thì hãy liên hệ ngay với dịch vụ thuê viết chuyên đề tốt nghiệp trọn gói của Luận Văn Tốt qua Zalo/tele : 0934573149 để được hỗ trợ kịp thời bạn nhé

1.Cấu trúc bài khóa luận tín dụng doanh nghiệp hoàn chỉnh

Cấu trúc bài khóa luận phải tuân theo, nội dung chính cần hiện diện đầy đủ trong bài. Sinh viên không thể tự nghĩ ra cũng không được làm thiếu nội dung. Thông thường, cấu trúc bài khóa luận tín dụng doanh nghiệp gồm 4 phần:

Phần 1: Mở đầu

Phần mở đầu được xem là một “bản đồ hướng dẫn” cho người đọc vào “ngôi nhà luận văn”. Phần này sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin khái quát về nội dung của đề tài: vấn đề cần nghiên cứu, lý do chọn đề tài, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, bố cục của bài luận, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa (khoa học, thực tiễn) của đề tài, nguồn tư liệu,… Để làm nổi bật những thông tin ấy, người viết cần đặt ra và trả lời các câu hỏi:

  • Tại sao lại nghiên cứu đề tài này?
  • Lý do vì sao đề tài này lại hữu ích?
  • Làm sao để cải thiện những tình huống trong nghiên cứu trước hoặc hoàn thiện những thiếu sót của nghiên cứu trước bằng cách nào?
  • Đâu là giới hạn của đề tài?
  • Phương pháp nghiên cứu sẽ được sử dụng cho bài luận văn này là gì?

Lưu ý: Hãy viết bài mở đầu theo thứ tự. Đầu tiên đưa ra những vấn đề cần nghiên cứu => Vấn đề liên quan đến mục đích của đề tài => Vấn đề gần với mục đích của đề tài => Mục đích của đề tài. Cho người đọc hiểu rõ về thứ họ đang đọc bằng câu văn đơn giản, dễ hiểu và thú vị. Lối viết này sẽ gây được sự chú ý, quan tâm từ người đọc.

Phần 2: Nội dung

Gồm 2 nội dung cần tìm hiểu là: Tổng quan tài liệu và cơ sở lý luận – phương pháp nghiên cứu.

Chương 1: Tổng quan tài liệu

Tổng quan tài liệu là tìm hiểu, phân tích và đánh giá công trình nghiên cứu trong và ngoài nước được công bố. Chúng liên quan mật thiết đến đề tài luận văn của bạn. Từ đó tìm ra những vấn đề còn tồn tại, chưa được giải quyết. Để nghiên cứu sâu, phát triển ý tưởng, tìm ra phương pháp mới giải quyết vấn đề.

Mục đích của tổng quan tài liệu:

  • Giúp sinh viên hiểu rõ được đề tài nghiên cứu của mình
  • Tránh nghiên cứu trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước mà không có sự làm mới, phát triển thêm.

Một vài tips giúp bạn tìm kiếm tài liệu nhanh và hiệu quả như sau:

  • Sử dụng công cụ Google Scholar
  • Tìm hiểu các ấn phẩm mang tính kỹ thuật cao: Bài báo, sách giáo khoa chuyên ngành,…
  • Sử dụng phần tài liệu tham khảo từ những bài nghiên cứu trước đó.​

Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận thường tập trung:

  • Trình bày khung lý thuyết nghiên cứu (hệ thống hóa về lý luận các vấn đề có liên quan đến đề tài được chọn nghiên cứu để làm cơ sở cho phân tích thực tiễn).
  • Nêu ra phương tiện có thể làm thay đổi đến kết quả của nghiên cứu. Lưu ý không nên đề cập đến phương tiện thông thường.

Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu nhằm:

  • Trình bày chi tiết về số liệu được sử dụng trong nghiên cứu. Đối với đề tài sử dụng số liệu sơ cấp, cần trình bày chi tiết và lý giải về thiết kế mẫu. Đối với đề tài sử dụng số liệu thứ cấp, thông tin chi tiết về nguồn số liệu sẵn có cần được trình bày.
  • Trình bày và thảo luận lý thuyết, mô hình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
  • Xây dựng mô hình nghiên cứu cho luận văn. Các biến số trong mô hình phải được định nghĩa rõ ràng (cách thức đo lường và đơn vị tính).

Phần 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Phần thứ 3 sẽ khai thác, đi sâu vào thực trạng của doanh nghiệp, các ngân hàng. Bằng sự vận dụng lý thuyết kết hợp dữ liệu thực tế. Sinh viên sẽ phân tích và nghiên cứu tìm hiểu để trả lời các câu hỏi: Nguyên nhân? Hậu quả là gì? Giải pháp? Hoặc đi theo phân tích các phần:

  • Giới thiệu địa điểm nghiên cứu.
  • Kết quả nghiên cứu.
  • Giải pháp đề xuất.

Phần 4: Kết luận và kiến nghị

Cuối cùng cần đánh giá tổng quát và đưa ra quan điểm cá nhân. Có thể đề xuất thêm các kiến nghị để tổ chức có thể phát triển hơn nữa.

2.Danh sách tham khảo đề tài khóa luận tín dụng doanh nghiệp

Đề tài khóa luận tốt nghiệp tín dụng doanh nghiệp rất đa dạng. Chúng tập trung chủ yếu vào các nghiệp vụ của ngân hàng đối với khách hàng là doanh nghiệp. Sau đây, chúng tôi đã tổng hợp danh sách đề tài khóa luận tín dụng doanh nghiệp để sinh viên dễ lựa chọn:

  1. Thực trạng và biện pháp nâng cao công tác thẩm định tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu- chi nhánh An Giang.
  2. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng TMCP Quốc tế VN.
  3. Phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng NN&PTNT- chi nhánh 7 tp.HCM.
  4. Thực trạng và giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Kỹ thương VN- chi nhánh Chợ Lớn.
  5. giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Quân đội.
  6. Phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Ngoại thương VN chi nhánh Huế.
  7. Quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Hàng Hải – chi nhánh Đà Nẵng.
  8. Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu – Chi nhánh Long Biên.
  9. Nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển VN- chi nhánh Thừa Thiên Huế.
  10. Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các Ngân hàng Thương mại địa bàn TP HCM.
  11. Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng NN & PTNT tỉnh Đắk Lắk.
  12. Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân Hàng Sacombank- chi nhánh Cà Mau.
  13. Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietinbank – chi nhánh Hà Nội.
  14. Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển- chi nhánh Hoàn Kiếm.
  15. Quy trình thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng.
  16. Mở rộng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng NN&PTNT – chi nhánh Thăng Long.
  17. Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh Bách khoa – thực trạng và giải pháp hoàn thiện.
  18. Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Công Thương VN- chi nhánh Cà Mau.
  19. Tổng quan về quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp.
  20. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Quân Đội- chi nhánh Đồng Nai.
  21. Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng TMCP Hàng Hải- chi nhánh Đà Nẵng.
  22. Phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng TMCP Kỹ thương VN.
  23. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Ngoại thương VN – chi nhánh Trà Vinh.
  24. Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các Ngân hàng Thương mại địa bàn TP HCM.
  25. Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Đại Tín – chi nhánh Hà Nội.
  26. Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng Công Thương tỉnh Phú Thọ.
  27. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong cho vay trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  28. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Bắc Á- chi nhánh Kim Liên.
  29. Phát triển tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng liên doanh Việt-Nga .
  30. Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty TNHH Thương Mại Hải Đăng Quang.
  31. Đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam – Chi nhánh Long An.
  32. Giải pháp nâng cao hoạt động vay vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình chi nhánh Ninh Bình.
  33. Tổng quan hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của hệ thống ngân hàng thương mại VN .
  34. Giải pháp hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương- Chi nhánh Đống Đa.
  35. Mô hình phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng và ứng dụng mô hình Logistic trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng GPBank.
  36. Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng NN&PTNT – chi nhánh Biên Hòa.
  37. Phương pháp xác định lãi suất cho vay qua xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng Thương mại VN.
  38. Phương pháp xác định lãi suất cho vay qua xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng Thương mại VN.
  39. Giải pháp hoàn thiện phương pháp chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng NN&PTNT – chi nhánh Hoàng Mai.
  40. Tìm hiểu công tác kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Thừa Thiên Huế.

XEM THÊM : Dịch Vụ Viết Thuê Chuyên Đề Khoá Luận

Đề Tài Khoá Luận Tín Dụng Doanh Nghiệp
Đề Tài Khoá Luận Tín Dụng Doanh Nghiệp

3. Download các bài mẫu khóa luận tín dụng doanh nghiệp nhanh chóng

Nhiều tài liệu khóa luận tín dụng doanh nghiệp phải mất phí mới có thể đọc và tải. Tại đây, bạn có thể tải trọn bộ khóa luận tốt nghiệp tín dụng doanh nghiệp dễ dàng. Tất cả chỉ bằng một cú click chuột. Hơn nữa, chúng đều miễn phí cho độc giả tham khảo.

Bài Mẫu 1 : Khoá Luận Tín Dụng Doanh Nghiệp => Phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng NN&PTNT –  chi nhánh 7 tp.HCM

Hoạt động tín dụng từ doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ  khác so với doanh nghiệp lớn. Tại Tp. HCM sở hữu rất nhiều doanh nghiệp SME như vậy. Do vậy, tác giả Xuân Yến đã lấy đề tài này làm khóa luận tín dụng doanh nghiệp. Cấu trúc bài khóa luận được phân thành 3 chương:

  • Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp SME.
  • Chương 2: Phân tích hoạt động tín dụng đối với SME tại Agribank- chi nhánh 7 tp.HCM
  • Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với SME tại Agribank- chi nhánh 7 tp.HCM.

TẢI FREE NT ZALO : 0934.573.149

Bài Mẫu 2 : Đề Tài Khoá Luận Tín Dụng Doanh Nghiệp => Phân tích quy trình thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Kỹ thương VN- chi nhánh Chợ Lớn

Techcombank hiện là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Để hoạt động tín dụng phát triển, đòi hỏi Techcombank phải có quy trình tín dụng hoàn thiện. Trong đó quy trình thẩm định tín dụng là bước quan trọng nhất. Sau thời gian nghiên cứu và thực tập tại Techcombank, tác giả đã lựa chọn đề tài Khóa luận tốt nghiệp tín dụng doanh nghiệp này.

Cấu trúc bài mẫu này gồm 3 chương:

  • Chương 1: Tổng quan về Techcombank- chi nhánh Chợ Lớn.
  • Chương 2: Quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp SME tại Techcombank- chi nhánh Chợ Lớn.
  • Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng.

TẢI FREE NT ZALO : 0934.573.149

XEM THÊM : Khoá Luận Tín Dụng Cá Nhân

Bài Mẫu 3 : Khoá Luận Tín Dụng Doanh Nghiệp => Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh Bách khoa – thực trạng và giải pháp hoàn thiện

Với mong muốn tìm hiểu chính sách và cách thức cho vay đối với Doanh nghiệp của Agribank. Đồng thời so sánh chiến lược cạnh tranh của Agribank với các ngân hàng khác.

Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tín dụng doanh nghiệp đi sâu tìm hiểu quy trình thẩm định tín dụng. Từ đó rút ra kết luận về tính hiệu quả trong  việc cấp tín  dụng của Agribank- chi nhánh  Bách Khoa. Tổng quan bài khóa luận gồm 3 chương:

  • Chương 1; Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp.
  • Chương 2: Thực trạng thực hiện quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank
  • Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy trình cho vay và nâng cao hiệu quả thẩm định tín dụng.

TẢI FREE NT ZALO : 0934.573.149

Bài Mẫu 4 : Đề Tài Khoá Luận Tín Dụng Doanh Nghiệp => Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP Công Thương VN- chi nhánh Cà Mau

Hoạt động tín dụng của ngân hàng là lĩnh vực rất phức tạp và ruit ro. Điều này đòi hỏi ngân hàng cần thường xuyên cập nhật theo chuyển biến của nền kinh tế. Hoạt động tín dụng ngắn hạn là giải pháp tình thế cho các doanh nghiệp. Với đề tài này, tác giả đã chia cấu trúc thành 4 chương:

  • Chương 1: Đặt vấn đề.
  • Chương 2: Cơ sở lý luận.
  • Chương 3: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Công Thương- chi nhánh Cà Mau.
  • Chương 4: Kết luận và kiến nghị.

TẢI FREE NT ZALO : 0934.573.149

Bài Mẫu Khoá Luận Tín Dụng Doanh Nghiệp
Bài Mẫu Khoá Luận Tín Dụng Doanh Nghiệp

Bài Mẫu 5 : Khoá Luận Tốt Nghiệp Tín Dụng Doanh Nghiệp => Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân Hàng Sacombank- chi nhánh Cà Mau

Khi hoạt động tín dụng doanh nghiệp sẽ có nhiều rủi ro xảy ra với cả 2 bên. Để quản lý và giảm thiểu bớt rủi ro khi vay tín dụng. Dựa trên sự vận dụng cơ sở lý thuyết, tác giả đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu. Bố cục nội dung bài luận được chia thành 5 chương:

  • Chương 1: Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng của doanh nghiệp tại Sacombank- chi nhánh Cà Mau.
  • Chương 2: Cơ sở lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro tín dụng cho doanh nghiệp.
  • Chương 3: Thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Sacombank.
  • Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp.
  • Chương 5: Kết luận – kiến nghị.

TẢI FREE NT ZALO : 0934.573.149

XEM THÊM : Quy Trình Thẩm Định Tín Dụng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Saigonbank

Bài Mẫu 6 : Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Tín Dụng Doanh Nghiệp => Phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Tân Thuận

Ngân hàng ACB là ngân hàng thương mại đang phát triển trong giai đoạn hiện nay. Hoạt động tín dụng giúp các doanh nghiệp chủ động được nguồn vốn, tăng gia sản xuất. Trong bài khóa luận tín dụng doanh nghiệp này, tác giả đi tìm hiểu về thực trạng của ngân hàng. Bên cạnh đó, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh giúp mở rộng tổng dư nợ cho vay. Cấu trúc khóa luận gồm 5 chương:

  • Chương 1: Mở đầu.
  • Chương 2: Giới thiệu khái quát về ngân hàng ACB – chi nhánh Tân Thuận.
  • Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
  • Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.

TẢI FREE NT ZALO : 0934.573.149

Bài Mẫu 7 : Khoá Luận Tín Dụng Doanh Nghiệp => Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Quân Đội- chi nhánh Đồng Nai

Cho vay ngắn hạn là nghiệp vụ cụ thể, hiện đang rất được ưa chuộng. Tác giả thực hiện khóa luận này mong muốn sẽ tháo gỡ một số khó khăn cho ngân hàng. Nhưng vẫn đáp ứng tiêu chí tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Cấu trúc bài khóa luận tín dụng doanh nghiệp được chia thành 3 chương:

  • Chương 1: Lý luận thẩm định tín dụng ngắn hạn trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại.
  • Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh Đồng Nai.
  • Chương 3: Ý kiến đề xuất nâng cao công tác thẩm định.

TẢI FREE NT ZALO : 0934.573.149

4.Một số lỗi thường gặp khi làm khóa luận tín dụng doanh nghiệp

Trong quá trình hoàn thành khóa luận tín dụng, việc mắc phải lỗi là không tránh khỏi. Điều quan trọng là sinh viên cần soát lại kỹ lưỡng nhằm tránh các lỗi sai cơ bản:

  • Lỗi về việc lựa chọn đề tài: nhiều sinh viên lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp khá “cũ kỹ”, nhàm chán. Điều này làm bài luận thiếu đi tính sáng tạo và không được đánh giá cao. Vì vậy, trước khi bắt tay vào làm, hãy dành thời gian đủ nhiều. Để suy nghĩ một đề tài thật hấp dẫn, mới lạ nhé.
  • Bài luận văn viết theo dạng liệt kê, không giải thích. Hầu hết, người viết có thể hiểu hết những nội dung mà họ đã trình bày. Điều đó không có nghĩa là độc giả có thể thông suốt chúng. Vì vậy, bạn hãy lưu ý đến việc giải thích những điều được trình bày. Đảm bảo giải thích một cách ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu đối với vấn đề có độ khó.
  • Cơ sở lý luận, nội dung chính không có sự liên hệ.
  • Trích dẫn tài liệu tham khảo không đúng: Các bạn sinh viên chỉ liệt kê tất cả tài liệu đã sử dụng trong bài luận văn tốt nghiệp. Nhưng lại không chỉ ra nó được dùng trong phần cụ thể nào.
  • Sai cấu trúc câu, dấu chấm dấu phẩy không hợp lý. Sử dụng nhầm các dấu phân cách đơn vị đối với số.

Kết luận

Hy vọng dưới những chia sẻ sau sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình làm khóa luận. Nếu bạn cảm thấy thông tin trên hữu ích. Đừng quên chia sẻ các bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tín dụng doanh nghiệp cho người khác cùng tham khảo nhé! Còn nếu tất cả vẫn còn khó khăn với bạn hãy liên hệ ngay với dịch vụ viết thuê khóa luận tốt nghiệp trọn gói của luanvantot.com bạn nhé!!!!

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ