Dưới đây là đề cương mẫu Khóa Luận Tốt Nghiệp Án Lệ Trong Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam mà Luận Văn Tốt muốn chia sẻ đến các bạn sinh viên ngành luật. Bài viết được chúng tôi dành nhiều thời gian để soạn thảo để giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo trước khi tiến hành làm đề tài Án Lệ Trong Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam. Các bạn có thể dùng nội dung dưới đây hoặc dựa vào cấu trúc của bài làm mà phát huy tính sáng tạo của mình khi làm bài, để hoàn thành một bài khóa luận Án Lệ Trong Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam của riêng mình.
Trong quá trình làm bài tốt nghiệp thì có thể có một số khó khăn mà các bạn gặp phải, cũng như không có đủ tài liệu để tham khảo, chọn đề tài phù hợp, triển khai nội dung bài viết …thì hãy liên hệ ZALO/TELE: 093 457 3149 để được Luận Văn Tốt tư vấn viết bài khóa luận tốt nghiệp làm cũng như hoàn thiện trọn gói bài làm cho các bạn nhé.
1.Lý do chọn đề tài Án Lệ Trong Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam Hiện Nay
Trong những năm qua, thực tiễn xét xử cho thấy tình hình pháp luật thành văn chưa lường trước các tình huống phát sinh đã ngày càng trở nên phổ biến. Bên cạnh đó, còn nhiều quy định chưa thực sự rõ ràng làm cho Toà án lúng túng khi áp dụng hoặc áp dụng không thống nhất. Từ năm 2005, thấy được sự cần thiết của án lệ nên án lệ đang từng bước được chú trọng. Điều này thể ở việc vào ngày 24 tháng 5 năm 2005 Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết 48-NQ/TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Điều 104 Hiến pháp 2013 quy định: “Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử”. Trên cơ sở đó, đến năm 2012 quyết định số 74-QĐ/TANDTC về việc phê duyệt đề án phát triển án lệ của Toà án nhân dân tối cao. Năm 2014, Quốc hội thông qua Luật tổ chức TAND quy định cụ thể về nhiệm vụ lựa chọn, tổng kết và công bố án lệ. Cụ thể hoá là Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18/06/2019 đã thay thế cho Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ. Như vậy qua những quy định trên cho ta thấy được án lệ đang từng bước được xây dựng và đưa vào áp dụng trong hệ thống pháp luật nước ta.
Trên thế giới án lệ được coi là một nguồn rất quan trọng của pháp luật việc áp dụng án lệ trên thực tế rất phổ biến ở các quốc gia trên thế giới theo hệ thống Thông luật (Common law) như Anh, Mỹ, Hà Lan, Australia, Indonesia… Ở các quốc gia này từ lâu đã hình thành nguyên tắc “Stare decisis”, nghĩa là phải tuân theo các phán quyết đã có (án lệ bắt buộc). Theo nguyên tắc này, một phán quyết của Tòa án ngoài ý nghĩa là cách giải quyết một vụ án cụ thể, còn ý nghĩa thiết lập ra một “tiền lệ” để áp dụng cho các vụ án tương tự sau này, tạo ra sự bình đẳng trong xét xử.
Ở Việt Nam, án lệ vẫn chiếm một vị trí khá quan trọng trong xét xử của Tòa án ở Việt Nam là một trong các nguồn bổ trợ quan trọng cho pháp luật thành văn khi chưa có những quy định rõ ràng. Việc án lệ được đưa vào áp dụng trong pháp luật Việt Nam là một bước cải cách lớn của Đảng, Nhà nước nhằm làm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay cũng còn nhiều hạn chế về thực trạng án lệ ở Việt Nam hiện nay như chưa thể hiển rõ lập luận giải thích pháp luật, cách thức viện dẫn án lệ của các toà án chưa thống nhất và án lệ hiện nay chưa được áp dụng nhiều. Xuất phát từ những lý do trên, người viết lựa chọn đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp cử nhân là “Án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay”.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài Án Lệ Trong Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam Hiện Nay
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu về vấn đề án lệ trong mối tương quan trong hệ thống nguồn pháp luật và nghiên cứu những đặc trưng án lệ trong các hệ thống pháp luật Thông luật (Common law) và Dân luật (Civil Law) đồng thời, đề tài cũng nghiên cứu tổng hợp thực tiễn sử dụng án lệ trong hoạt động xét xử của Tòa án Vai trò của án lệ là hết sức to lớn góp phần bổ sung thiếu sót, lấp đi những lỗ hổng của pháp luật thành văn. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn nhiều hạn chế về thực trạng án lệ ở Việt Nam hiện nay, người viết muốn góp một phần vào việc đưa ra những ưu điểm của án lệ đồng thời khắc phục những nhược điểm hạn chế của án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay nhằm làm hoàn thiện hệ thống pháp luật để án lệ được đưa vào áp dụng trong thực tiễn sẽ phát huy một cách hiệu quả nhất.
XEM THÊM : Cơ Sở Lý Luận Về Giáo Dục Pháp Luật
3. Phạm vi nghiêm cứu đề tài Án Lệ Trong Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam Hiện Nay
Phạm vi nghiên cứu của đề tài, tập trung nghiên cứu về hệ thống pháp luật và khái niệm án lệ, vai trò và quá trình hình thành và phát triển của án lệ cũng như nghiên cứu những kinh nghiệm án lệ của các nước theo hệ thống Common law và Civil law. Đề tài cũng nghiên cứu quy định của pháp luật Việt Nam về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ, đánh giá tính hợp lý của án lệ và phân tích những hạn chế liên quan các giải pháp tăng cường triển khai án lệ vào hoạt động xét xử của Tòa án nâng cao vai trò và vị thế của Tòa án nhân dân bảo đảm Tòa án nhân dân thực hiện có hiệu quả quyền Tư pháp của thực tiễn xét xử trong việc phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Trong bài viết này, người viết đã tìm kiếm các tài liệu có liên quan đến đề tài như văn bản quy phạm pháp luật, sách, tạp chí, báo mạng, trang thông tin điện tử, và các tài liệu khác, sau đó đánh giá các tài liệu đó và chọn ra những tài liệu thuộc phạm vi nghiên cứu đề tài. Ngoài ra, người viết còn sử dụng phương pháp phân tích luật viết, so sánh, đối chiếu, cũng như cho ví dụ thực tế và phân tích các ví dụ thực tế để làm nổi bật vấn đề.
5. Kết cấu đề tài Án Lệ của Pháp Luật Việt Nam Hiện Nay
Nội dung luận văn tốt nghiệp ngoài mục lục, lời mở đầu, lời cảm ơn, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung chính gồm hai chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về án lệ trong hệ thống pháp luật hiện nay
Trong chương này, người viết trình bày những vấn đề lý luận chung, bao gồm: khái quát về án lệ, lịch sử về án lệ, đặc điểm và ưu nhược điểm của án lệ cũng như giới thiệu án lệ của các nước trên thế giới.
Chương 2: Án lệ ở Việt Nam hiện nay – Một số hạn chế kiến nghị hoàn thiện
Trong chương này, người viết trình bày các quy định pháp luật về án lệ ở Việt Nam hiện nay, thực tiễn sử dụng án lệ của Tòa án trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội, những hạn chế của án lệ nước ta hiện nay và đồng thời đưa ra các giải pháp kiến nghị hoàn thiện.
Các bạn hãy theo dõi hết phần còn lại của bài Khóa Luận Tốt Nghiệp Án Lệ Trong Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam rồi tiến hành triển khai bài tốt nghiệp của mình nhé
LỜI MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
- Mục đích nghiên cứu đề tài
- Phạm vi nghiên cứu đề tài
- Phương pháp nghiên cứu đề tài
- Kết cấu đề tài
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁN LỆ TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HIỆN NAY
1.1 Khái quát về án lệ
1.1.1 Khái niệm án lệ
1.1.2 Lịch sử hình thành của án lệ
1.1.3 Đặc điểm của án lệ.
1.1.3.1 Án lệ do thẩm phán sáng tạo ra
1.1.3.2 Án lệ phải có tính nhắc lại
1.1.3.3 Án lệ có tính bắt buộc
1.1.4 Ưu nhược điểm của án lệ
1.1.4.1 Ưu điểm của án lệ
1.1.4.2 Nhược điểm của án lệ
1.2 Giới thiệu án lệ các nước trên thế giới
1.2.1 Án lệ ở các nước theo hệ thống Thông luật
1.2.2 Án lệ ở các nước theo hệ thống Dân luật
CHƯƠNG 2: ÁN LỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY -MỘT SỐ HẠN CHẾ, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
2.1 Quy định pháp luật về án lệ ở Việt Nam hiện nay
2.1.1 Tiêu chí lựa chọn án lệ
2.1.2 Đề xuất bản án, quyết định để phát triển thành án lệ
2.1.3 Tổ chức lấy ý kiến tuyển chọn án lệ
2.1.4 Hội đồng tư vấn án lệ
2.1.5 Thông qua án lệ
2.1.6 Công bố án lệ
2.1.7 Bãi bỏ án lệ
2.2 Thực tiễn sử dụng án lệ ở Việt Nam hiện nay
2.2.1 Áp dụng án lệ trong giải quyết các vụ việc dân sự
2.2.2 Áp dụng án lệ trong giải quyết các vụ án hành chính
2.3 Hạn chế của án lệ ở Việt Nam hiện nay
2.3.1 Chưa rõ ràng cách hiểu về “án lệ” và “tình huống pháp lý tương tự”
2.3.2 Chưa thể hiện rõ lập luận giải thích pháp luật
2.3.3 Cách thức viện dẫn án lệ của các toà án chưa thống nhất.
2.3.4 Áp dụng án lệ ở Việt Nam hiện nay chưa nhiều
2.4. Nguyên nhân của hạn chế và kiến nghị hoàn thiện án lệ trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay
2.4.1 Nguyên nhân hạn chế
2.4.2 Kiến nghị hoàn thiện án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay
Khi đã theo dõi xong bài viết nếu như tất cả vẫn còn quá kho khăn với bạn thì mời các bạn xem qua Dịch Vụ Viết Thuê Chuyên Đề Tốt Nghiệp, khóa luận tốt nghiệp của Luận Văn Tốt bạn nhé
Trên đây là đề cương Khóa Luận Tốt Nghiệp Án Lệ Trong Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam hay nhất Hiện Nayđược Luận Văn Tốt tìm kiếm, tổng hợp lại nhằm chia sẻ đến các bạn sinh viên có nhu cầu hoàn thành bài khóa luận với đề tài Tốt Nghiệp Án Lệ Trong Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam. trong quá trình viết bài nếu có khó khăn hãy liên hệ ngay với dịch vụ viết khóa luận tốt nghiệp của Luận Văn Tốt để được hỗ trợ nhiệt tình, tư vấn đề tài, hướng dẫn làm đề cương, cũng như làm bài bạn nhé !