Luận Văn Áp Lực Tâm Lý Của Những Người Thuộc Giới Tính Thứ Ba

Đánh giá post

Luận Văn Áp Lực Tâm Lý Của Những Người Thuộc Giới Tính Thứ Ba là nội dung được các bạn học viên ngành tâm lý học tìm kiếm nhiều nhất, bài luận văn mẫu dưới đây do Luận Văn Tốt soạn thảo gửi đến các bạn như một món quà có giá trị cho các bạn có thêm tài liệu trong quá trình hoàn thành bài luận văn thạc sĩ của mình.

Ngoài việc cung cấp cho các bạn những tài liệu quan trọng có gia trị thì Luận Văn Tốt còn mang đến cho các bạn dịch vụ viết luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận…hãy nhắn tin hoặc điện thoại Zalo : 0934573149 để được tư vấn và hỗ trợ. 

1. Lý do chọn đề tài

Cuộc sống ngày càng hiện đại, đời sống của con người ngày càng được nâng cao cả về mặt thể chất lẫn tinh thần . Tuy nhiên, định kiến, kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người đồng tính và chuyển giới vẫn được thể hiện dưới nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau. Từ bị dèm pha, xa lánh, sợ hãi đến đánh đập. Định kiến, kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người đồng tính và chuyển giới không chỉ xảy ra từ các mối quan hệ xã hội mà tình trạng này còn xảy ra trong chính gia đình của họ. Điều này đã dẫn đến những tổn thương tâm lý vô cùng nghiêm trọng đối với người đồng tính và chuyển giới như lo âu, trầm cảm thậm chí một số người đồng tính, chuyển giới khi rơi vào bế tắc đã có ý định tự tử hoặc hành vi tự tử (Phạm Thị Thu Hoa và Đồng Thị Yến, 2015). Từ những thông tin trên có thể thấy, việc tìm hiểu và giải quyết các áp lực tâm lý là vấn đề được nhiều người trong xã hội nói chung và những người thuộc giới tính thứ ba nói riêng ngày càng quan tâm. Tiêu biểu là:

Áp lực tâm lý là một vấn đề từ lâu đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình này tập trung chủ yếu tìm hiểu áp lực trong học tập của học sinh các lứa tuổi cũng như một vài tác động của căng thẳng đến các vấn đề của người thuộc giới tính thứ ba. Các nhà giáo dục học, y tế học đường các nhà nước Liên Xô cũ, Cộng Hòa Dân Chủ Đức cũ, Tiệp Khắc cũ, và Hungary như X.M. Grombakh, B. Rona, P. Sabo quan tâm đến các biểu hiện về sợ hãi, mệt mỏi, căng thẳng, lo âu do tình trạng học tập quá mức ở học sinh (Nguyễn Thị Sông Lam, 2006).   Năm   2009   nhóm   tác   giả   Joanna Almeida,   Renee M. Johnson, Heather L. Corliss, Beth E. Molnar, Deborah Azrael đã tiến hành nghiên cứu nhóm trẻ thuộc giới tính thứ ba đã cho thấy sự phân biệt đối xử chiếm tỷ lệ trầm cảm gia tăng ở nam và nữ thuộc giới tính thứ ba, có nguy cơ cao về tự hủy hoại bản thân và ý tưởng tự tử ở nam giới thuộc giới tính thứ ba.

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (2016), ép buộc thay đổi ngoại hình (62.9%) và la mắng, gây áp lực (60.2%) là các hành vi phổ biến nhất mà những người thuộc giới tính thứ ba đang gặp phải trong gia đình của mình. Bên cạnh gia đình, thì trường học là môi trường mà phần lớn người dưới 18 tuổi dành nhiều thời gian nhất để phát triển bản thân, hình thành nhân cách và thiết lập các mối quan hệ . Vốn dĩ là môi trường cần hơn cả sự đề cao tính đa dạng và bao dung, nhưng các phát hiện đã chỉ ra một thực tế chưa hẳn như vậy. Hơn một nửa từng bị bạn bè bắt nạt, và gần một phần tư bị giáo viên, cán bộ nhà trường quấy rầy, bắt nạt bởi vì họ được coi là người thuộc giới tính thứ ba. Gần 30% người từng bị từ chối việc làm vì là người thuộc giới tính thứ ba. Đặc biệt, tỷ lệ người chuyển giới bị từ chối khi xin việc (59.0%) cao gấp ba lần so với nhóm đồng tính và song tính (19.6%). Cứ bốn người thuộc giới tính thứ ba thì có một người từng nghe, nhìn thấy những nhận xét, hành động tiêu cực từ các nhân viên y tế. Người chuyển giới nữ có các trải nghiệm phân biệt đối xử cao hơn hẳn khi đi thuê nhà. Cứ ba người thì có một người chuyển giới nữ bị từ chối cho thuê và bị buộc phải dời đi chỗ khác khi đang ở thuê. Một nửa số người chuyển giới nữ thuê nhà đều từng bị quấy rầy bởi người cùng thuê. Kết quả cho thấy ở những không gian công cộng càng phổ biến thì lại càng có tỷ lệ người thuộc giới tính thứ ba trải qua phân biệt đối xử cao hơn: nhà vệ sinh (28.7%), phòng thay đồ, phòng tắm (25.0%), địa điểm giải trí (24.4%), nơi mua sắm (23.9%) hay nhà hàng, quán cà phê (21.9%). Từ những thông tin và số liệu trên cho thấy, việc tìm ra và hỗ trợ người thuộc giới tính thứ ba giải quyết các áp lực tâm lý mà họ đang phải chịu là điều vô cùng cấp thiết.

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng cực nam của Việt Nam, còn được gọi là Vùng đồng bằng sông Mê Kông, Vùng đồng bằng Nam Bộ, Vùng Tây Nam Bộ, Cửu Long hoặc theo cách gọi của người dân Việt Nam ngắn gọn là Miền Tây, có 1 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh. Dân cư ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đa số là người Kinh. Khu vực này trước đây từng là một phần của Đế quốc Khmer, do đó là vùng tập trung người Khmer nhiều nhất bên ngoài nước Campuchia. Người Khmer sống chủ yếu ở Trà Vinh, Sóc Trăng và người Chăm theo đạo Hồi sống ở Tân Châu, An Giang. Người Hoa sống ở Sóc Trăng 64.910 người, tỉnh Kiên Giang 29.850 người, tỉnh Bạc Liêu 20.082 người (2009) . Dân số vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 17,33 triệu người vào năm 2011 Cũng như bao vùng khác của Việt Nam, Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Nho giáo. Bên cạnh đó theo TS.Trần Hữu Hợp, “Tây Nam Bộ là vùng đa dạng tôn giáo nhất nước do tiếp nhận những tôn giáo từ các nơi trong nước truyền đến, từ ngoài nước truyền vào và bản thân người Tây Nam Bộ cũng sáng lập ra nhiều tôn giáo bản địa”. Bởi sự đa dạng về dân tộc, tín ngưỡng và tôn giáo như trên, những áp lực tâm lý của người thuộc giới tính thứ ba ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ được xem xét dưới góc nhìn đa chiều hơn.

Xuất phát từ những luận điểm trên trên, đề tài “Áp lực tâm lý của nhữn người thuộc giới tính thứ ba ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” được chọn để tiến hành nghiên cứu

2. Mục tiêu nghiên cứu

Khảo sát thực trạng áp lực tâm lý của những người thuộc giới tính thứ ba ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và bước đầu tìm hiểu nguyên nhân của áp lực tâm lý này. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp để hỗ trợ những người thuộc giới tính thứ ba giảm bớt áp lực tâm lý.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Áp lực tâm lý của những người thuộc giới tính thứ ba ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

3.2 Khách thể nghiên cứu

  • Khách thể chính là những người thuộc giới tính thứ ba ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
  • Khách thể hổ trợ là cha mẹ có con là người thuộc giới tính thứ ba, các cán bộ quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Luận Văn Áp Lực Tâm Lý Của Những Người Thuộc Giới Tính Thứ Ba
Luận Văn Áp Lực Tâm Lý Của Những Người Thuộc Giới Tính Thứ Ba

XEM THÊM : Luận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học

4. Giả thuyết nghiên cứu

Đa số những người thuộc giới tính thứ ba ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đều gặp phải một số áp lực tâm lý.

Có nhiều nguyên nhân tác động đến áp lực tâm lý của người thuộc giới tính thứ ba ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nếu có những biện pháp hợp lý sẽ góp phần hỗ trợ những người thuộc giới tính thứ ba giảm thiểu những áp lực tâm lý này.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

  • Hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài như: Áp lực, áp lực tâm lý, người thuộc giới tính thứ ba,…
  • Khảo sát thực trạng áp lực tâm lý của những người thuộc giới tính thứ ba ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
  • Đề xuất một số biện pháp nhằm hỗ trợ những người thuộc giới tính thứ ba giảm bớt những áp lực tâm lý đang gặp phải

6. Giới hạn đề tài

6.1 Giới hạn về nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng áp lực tâm lý của những người thuộc giới tính thứ ba ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

6.2 Giới hạn về khách thể nghiên cứu

  • Khách thể nghiên cứu chính là những người thuộc giới tính thứ ba ở thành phố Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh An Giang.
  • Khách thể nghiên cứu hổ trợ là cha mẹ có con là người thuộc giới tính thứ ba, các cán bộ quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp luận nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thông qua cách tiếp cận vấn đề của người thuộc giới tính thứ ba theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng.

7.1.1 Hướng tiếp cận của chủ nghĩa duy vật lịch sử

Nghiên cứu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dựa trên tiền đề lịch sử nghiên cứu về áp lực tâm lý và người thuộc giới tính thứ ba. Bên cạnh đó, tìm hiểu sự phát triển của các áp lực tâm lý cũng như người thuộc giới tính thứ ba trong những thời gian và không gian cụ thể, với hoàn cảnh cụ thể để phát triển các quy luật tất yếu.

7.1.2 Quan điểm thực tiễn

Khảo sát thực tiễn trên người thuộc giới tính thứ ba ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về các áp lực tâm lý. Nghiên cứu các biểu hiện áp lực tâm lý của người thuộc giới tính thứ ba cùng với sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội.

7.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

7.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

*Mục đích:

Nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu, tích lũy và hệ thống hóa tri thức lý luận về áp lực tâm lý của người thuộc giới tính thứ ba ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó xây dựng khái niệm công cụ làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực tiễn

*Nội dung:

Thu thập thông tin khoa học dựa trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu, kinh nghiệm đã có để rút ra kết luận khoa học cần thiết.

*Cách thực hiện:

Tham khảo các tài liệu như sách, báo, tạp chí, luận văn và công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ở trong và ngoài nước. Sau đó tổng hợp, phân tích và hệ thống hóa chúng để có được một hệ thống những khái niệm công cụ có liên quan. Từ đó có được một cơ sở lí luận vững chắc để định hướng cho việc thiết kế công cụ nghiên cứu cũng như toàn bộ quá trình điều tra thực tiễn

7.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

*Mục đích:

Nhằm khảo sát thực trạng áp lực tâm lý của người thuộc giới tính thứ ba ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

*Nội dung:

Xây dựng bảng hỏi nhằm tìm hiểu để làm rõ:

Tìm hiểu thông tin về giới tính, hoàn cảnh sống, hoàn ảnh gia đình của người thuộc giới tính thứ ba ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Mức độ biểu hiện áp lực tâm lý.

Mức độ biểu hiện áp lực tâm lý trong công khai giới tính.

Mối quan hệ của người thuộc giới tính thứ ba với gia đình.

Mối quan hệ của người thuộc giới tính thứ ba với bạn bè và những người xung quanh

Yếu tố gây ra những áp lực tâm lý của người thuộc giới tính thứ ba: Chủ quan và khách quan

*Cách thực hiện:

Điều tra thăm dò trên người thuộc giới tính thứ ba bằng phiếu thăm dò ý kiến bao gồm các câu hỏi mở nhằm tìm hiểu sơ bộ những áp lực tâm lý lý của người thuộc giới tính thứ ba ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Tiến hành điều tra thực trạng áp lực tâm lý của người thuộc giới tính thứ ba ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở phân tích, tổng hợp kết quả điều tra bước 1 cùng với những nghiên cứu về lý luận, tác giả xây dựng phiếu hỏi.

Đây cũng là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài.

7.2.3 Phương pháp phỏng vấn

*Mục đích:

Tìm hiểu sự đánh giá của bản thân người thuộc giới tính thứ ba và cha mẹ có con là người thuộc giới tính thứ ba ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về những áp lực tâm lý mà người thuộc giới tính thứ ba đã gặp phải.

*Nội dung:

Đánh giá những áp lực tâm lý mà người thuộc giới tính thứ ba đã và đang gặp phải.

Tìm hiểu sự quan tâm của gia đình đối với những áp lực tâm lý này.

Biện pháp từ bản thân người thuộc giới tính thứ ba và cha mẹ có con là người thuộc giới tính thứ ba nhằm hỗ trợ giảm bớt các áp lực tâm lý của người thuộc giới tính thứ ba .

*Cách thực hiện:

Tiến hành phỏng vấn đối với một số người thuộc giới tính thứ ba có một số áp lực tâm lý và cha mẹ có con là người thuộc giới tính thứ ba.

Phỏng vấn cán bộ quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong và sau khi phỏng vấn xong, tác giả tiến hành ghi lại các ý kiến ra giấy, tổng hợp các ý kiến bổ sung cho kết quả nghiên cứu từ các phương pháp khác.

7.2.4 Phương pháp mô tả chân dung tâm lý

*Mục đích: Tìm hiểu sâu và rõ hơn một số áp lực của người thuộc giới tính thứ ba ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

*Nội dung: Mô tả chân dung tâm lý của 3 – 4 người thuộc giới tính thứ ba có một vài áp lực tâm lý.

*Cách thực hiện:

Chọn lọc mẫu để tiến hành mô tả chân dung tâm lý

Thu thập tất cả các dữ liệu liên quan đến người được mô tả chân dung tâm lý thông qua kết quả bảng hỏi, phỏng vấn,…

Phân tích các dữ liệu thu thập được.

7.2.5 Phương pháp thống kê toán học

Đề tài Sử dụng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 20.0 để xử lý thống kê, phân tích các số liệu thu được thông qua: tính tần số, tỉ lệ phần trăm, trị số trung bình, độ lệch chuẩn, kiểm nghiệm T-test, kiểm nghiệm ANOVA, tương quan PEARSON

Nếu đã tham khảo qua mẫu Luận Văn Áp Lực Tâm Lý Của Những Người Thuộc Giới Tính Thứ Ba, trên đây mà vẫn chưa đủ đáp ứng được cho bài làm các bài, thì hãy nhắn tin cho Luận Văn Tốt qua zalo : 0934573149 để được gửi thêm nhiều mẫu nữa bạn nhé. Hoặc nếu không có thời gian hoàn thiện bài làm, thì hãy liên hệ với luanvantot.com để được sử dụng Dịch vụ viết thuê luận văn của Luận Văn Tốt với chi phí phù hợp nhé.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ