Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh

Mục lục

Đánh giá post

Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh là nội dung mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn học viên ngành quản trị kinh doanh khi các bạn làm bài luận văn tốt nghiêp cho mình, bài viết sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tìm kiếm đề tài và nội dung của các bạn. Bên cạnh đó chúng tôi còn mang đến cho các bạn dịch vụ viết luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp với đội ngũ chuyên nghiệp hơn 10 năm kinh nghiệm chúng tôi cam kết sẽ cho các bạn một kết quả tốt nhất, chất lượng nhất hãy gọi cho chúng tôi Zalo : 0934573149 

1. Tính cấp thiết của đề tài

Công ty Xăng dầu B12 là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX) đã chuyển đổi loại hình hoạt động sang Công ty TNHH MTV từ tháng 09/2011 với 07 đơn vị thành viên trực thuộc. Với ngành nghề kinh doanh chính là xăng dầu, Công ty có nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển và cung cấp xăng dầu cho các đơn vị thuộc Petrolimex và phục vụ nhu cầu tiêu dùng, đảm bảo ổn định xã hội, an ninh quốc phòng địa bàn các tỉnh Quảng  Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên. Hệ thống cơ sở vật chất của Công ty bao gồm các đường ống dẫn chính chạy qua nhiều địa phương, hệ thống kho cảng liên hoàn, bến xuất xăng dầu, cho tới các cửa hàng bán lẻ…

Hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây bị tác động nhiều bởi các yếu tố khách quan khiến doanh thu không ổn định, tiếp tục tăng các đầu mối kinh doanh xăng dầu với số lượng các đầu mối hiện tại trên cả nước đã lên tới 29 đầu mối trong đó thị phần kinh doanh của Công ty Xăng dầu B12 chiếm 61% thị phần (tại Quảng Ninh chiếm khoảng 74%, tại Hải Dương chiếm khoảng 46%, tại Hải Phòng chiểm khoảng 34% và tại Hưng Yên chiếm khoảng 58%); Thị phần của các đầu mối lớn khác: PVOil chiếm khoảng 16%, Hải Linh 6%, Hải Hà 5%, Mipec 3%, Thái Sơn 2%, Petec 1%, các đầu mối còn lại chiếm khoảng 6% . Mặt khác các thương nhân đầu mối tận dụng chính sách thuế khác nhau giữa các khu vực để tạo nguồn ở các khu vực có giá thành thấp nhất đã ảnh hưởng lớn đến sản lượng thực hiện kênh bán buôn nói riêng và sản lượng chung toàn Công ty.

Xu hướng sử dụng năng lượng xanh, thân thiện với môi trường được đẩy mạnh trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Tại Việt Nam, thị trường xe điện đang dần lấy được vị thế, với những ưu điểm như giá thành rẻ, chi phí duy trì sử dụng thấp, hiện nay tốc độ tăng trưởng của xe điện đang ở mức 30-40%/năm, trong tương lai không xa xe điện sẽ phổ biến hơn và dần thay thế các phương tiện sử dụng động cơ đốt trong. 

Từ những yếu tố, tình hình trên Công ty xăng dầu B12 cần nhận thức rõ mục đích và hướng đi của doanh nghiệp mình trong những năm tiếp theo để từ đó xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn phân bổ các nguồn lực hiện có một cách hiệu quả, khẳng định sức mạnh và vị thế trên trường kinh doanh. Để đạt được mục tiêu hoạt động của Công ty, cần thiết phải xác định và tìm kiếm các giải pháp đổi mới nhằm thích ứng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Để đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp góp phần vào nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty và quá trình học tập cao học Quản lý kinh tế tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Xăng dầu B12” làm chủ đề nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về phân tích hiệu quả kinh doanh của các Công ty/Doanh nghiệp. Các đề tài nghiên cứu thường đề cập đến các chỉ tiêu phân tích, cách đánh giá, cách đo lường hiệu quả kinh doanh, mối quan hệ của hiệu quả kinh doanh với các yếu tố như vốn kinh doanh, môi trường kinh doanh… Các nghiên cứu cũng đề cập đến việc phân tích hiệu quả kinh doanh  của các loại hình Doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau như: sản xuất, cung cấp dịch vụ, tài chính, ngân hàng…cụ thể:

– Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Đổi mới quản lý nhà nước hoạt động kinh doanh xăng dầu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” tác giả Nguyễn Duyên Cường – Đại học kinh tế quốc dân.

– Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Nghiên cứu các nhân tố tác động tới sự phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam” tác giả Nguyễn Đức Diệp – Đại học kinh tế quốc dân.

– Luận văn Thạc sĩ “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh kinh doanh xăng dầu của Công ty xăng dầu Hà Nam Ninh” tác giả Đỗ Văn Tiến được hướng dẫn bởi TS. Nguyễn Đại Thắng  – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.         

– Luận văn Thạc sĩ  “Chiến lược kinh doanh xăng dầu tại Tổng Công ty Xăng dầu Việt nam đến 2020” tác giả Đỗ Văn Tiến được hướng dẫn bởi TS. Nguyễn Đại Thắng  – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

– Luận văn Thạc sĩ “Chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam” tác giả Nguyễn Thu Giang và được hướng dẫn bởi TS. Phùng Mạnh Hùng – Trường Đại học Kinh tế – Đại học quốc gia Hà Nội.

– Luận văn Thạc sĩ “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xăng dầu HFC” tác giả Phạm Tuấn Anh và được hướng dẫn bởi PGS.TS. Lê Hữu Ảnh – Trường Đại học dân lập Hải Phòng.

– Luận văn Thạc sĩ “Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Gas Petrolimex trên thị trường Yên Bái” tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương và được hướng dẫn bởi TS. Nguyễn Danh Nguyên – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

– Luận án Tiến sĩ “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thủy sản Việt Nam” tác giả Mai Thị Diệu Hằng được hướng dẫn bởi PGS,TS. Vũ Văn Minh; PGS,TS. Đỗ Văn Thành – Trường Học Viện Tài Chính.

– Luận án Tiến sĩ “Phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh doanh xăng dầu Petrolimex” tác giả Ngô Trí Trung được hướng dẫn bởi PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan – Trường Đại học Thương mại.

– Luận văn Thạc sĩ khoa học kinh tế “Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế” tác giả Nguyễn Nhật Phương được hướng dẫn bởi TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế.

– Luận án Tiến sĩ “Nâng cao hiệu quả quản trị tài chính tại các doanh nghiệp may thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam” tác giả Nguyễn Văn Đức được hướng dẫn bởi PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài Lê và PGS.TS Vũ Duy Vĩnh – Trường Học viện Tài chính.

– Luận án Tiến sĩ “Hoàn thiện kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam” tác giả Lê Thị Minh Trí được hướng dẫn bởi PGS.TS. Trần Văn Hợi và TS. Nguyễn Tuấn Anh – Trường Học viện Tài chính.

– Luận án Tiến sĩ “Nâng cao hiệu quả quản trị tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành xi măng ở Việt Nam” tác giả Lê Thị Nhung được hướng dẫn bởi PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Tâm và TS. Bạch Đức Hiển – Trường Học viện Tài chính.

– Luận án Tiến sĩ “Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh vốn nhà nước – nghiên cứu tại Tổng công ty SCIC” tác giả Phạm Thị Hương được hướng dẫn bởi PGS.TS. Hà Đức Trụ  – Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

– Luận án Tiến sĩ “Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu Miền Bắc” tác giả Ngô Thị Minh được hướng dẫn bởi PGS.TS. Vũ Văn Ninh và PGS.TS. Đoàn Minh Phụng  – Trường Học viện Tài chính.

Các nghiên cứu về phân tích hiệu quả kinh doanh của các nước trên thế giới hết sức đa dạng và có rất nhiều bài học mà chúng ta có thể vận dụng khi phân tích hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệu quả kinh doanh là mục tiêu quan trọng mà các Doanh nghiệp cần phải đạt được, nó là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý, nhà đầu tư và các đối tượng khác có lợi ích gắn với Doanh nghiệp. Không chỉ trong nền kinh tế thị trường vấn đề hiệu quả kinh doanh mới được coi trọng mà ngay trong thời kỳ bao cấp, kế hoạch hoá các Doanh nghiệp chủ yếu thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà nước nhưng hiệu quả kinh doanh cũng hết sức được chú trọng.

Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu, đặt ra những vấn đề rất cơ bản cả về lý luận lẫn thực tiễn, đề ra những phương hướng và giải pháp để phát triển hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong các ngành khác nhau. Tuy nhiên, có thể nói rằng, cho tới nay chưa có công trình nghiên cứu một cách chi tiết, đầy đủ, có hệ thống và chuyên sâu về thực trạng cũng như nêu ra những chủ trương, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Xăng dầu B12. Vì vậy, kế thừa có chọn lọc những thành tựu của các tác giả đi trước, luận văn tập trung phân tích luận giải những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn đang đặt ra trong quá trình phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Xăng dầu B12.

Luận Văn Thạc Sĩ Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh
Luận Văn Thạc Sĩ Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh

XEM THÊM : Cơ Sở Lý Luận Về Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp

3. Mục tiêu nghiên cứu Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh

Nghiên cứu cơ sở lý luận, hệ thống hóa một số vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xăng dầu.

– Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty Xăng dầu B12 giai đoạn 2017-2021.

– Đề xuất một số nhiệm vụ và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Xăng dầu B12.

4. Câu hỏi nghiên cứu Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh

            – Cơ sở lý luận và hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu như thế nào?

            – Thực trạng kinh doanh tại Công ty Xăng dầu B12 giai đoạn 2017-2021 như thế nào?

            – Làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Xăng dầu B12?

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1. Đối tượng nghiên cứu

– Hiệu quả kinh doanh tại Công ty Xăng dầu.

5.2. Phạm vi nghiên cứu

– Về không gian: Nghiên cứu Hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương và Hưng Yên.

– Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng kinh doanh tại Công ty Xăng dầu B12 giai đoạn 2017-2021. Từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Xăng dầu B12 đến năm 2025.

– Về nội dung: Nghiên cứu hiệu quả kinh doanh tại Công ty Xăng dầu B12

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Luận văn tiến hành khảo sát thực trạng của hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Xăng dầu B12 tính đến thời điểm kết thúc năm tài chính 2017-2021.

6.2. Nguồn dữ liệu

Dữ liệu sử dụng trong Luận văn chủ yếu là dữ liệu thứ cấp, bao gồm:

– Các Nghị định, Quyết định, Thông tư của Chính phủ, các Bộ, ban, ngành có liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung các doanh nghiệp trong lĩnh vực xăng dầu;

– Các công trình khoa học và các tác phẩm nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

– Các tài liệu khác có liên quan đến điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý, phân bố dân cư, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh doanh… tại địa bàn nghiên cứu;

– Các số liệu có liên quan đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức. Thông tin số liệu bao gồm: Các kết quả nghiên cứu có liên quan đã được tiến hành trước đó, số liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh của các công ty trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu;

– Các báo cáo tài chính và báo cáo phương hướng, nhiệm vụ kinh doanh, đề án phát triển của Công ty Xăng dầu B12 trong các năm giai đoạn 2017-2021.

6.3. Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp thu thập các dữ liệu thứ cấp được thực hiện qua các phương pháp sau:

– Tìm kiếm, tra cứu theo từ khóa, kế thừa bộ số liệu của các công trình nghiên cứu trước từ các nguồn Niên giám thống kê, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội, Các loại sách báo, tạp chí; Các trang web như Google, Bing…; bộ số liệu của các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài; các văn bản pháp luật có liên quan đến hiệu quả kinh doanh như Nghị định, Thông tư, Quyết định… của Chính Phủ và các cơ quan có liên quan.

– Phương pháp quan sát trực tiếp: thông qua quan sát quá trình kinh doanh tại Công ty Xăng dầu B12.

6.4. Phương pháp phân tích dữ liệu

Luận văn đã sử dụng một số phương pháp phân tích thông tin nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty Xăng dầu B12 thời gian từ năm 2017 đến 2021 như sau:

 Phương pháp phân tích thống kê

Phân tích thống kê là nêu ra một cách tổng hợp bản chất cụ thể của các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện lịch sử nhất định qua biểu hiện bằng số lượng. Nói cụ thể phân tích thống kê là xác định mức độ nêu lên sự biến động biểu hiện tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ hiện tượng. Phân tích thống kê phải lấy con số thống kê làm tư liệu, lấy các phương pháp thống kê làm công cụ nghiên cứu.

Phân tích thống kê có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý kinh tế. Nhờ có lý luận và phương pháp phong phú mà thống kê có thể vạch ra nguyên nhân của việc hoàn thành kế hoạch và các quyết định quản lý; phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến việc sử dụng nguồn lực, xác định các mối liên hệ, các tính quy luật chung của hệ thống.

            Trong quá trình phân tích thống kê phương pháp tiếp cận hệ thống đòi hỏi phải tiếp cận theo cả 2 hướng: phân tích và tổng hợp.

 Phương pháp so sánh:

Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế – xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Phương pháp so sánh (so sánh theo thời gian, theo từng loại mặt hàng kinh doanh, từng đối tượng khách hàng tiêu thụ) để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn, cũng như giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung cần nghiên cứu.

Sau khi tổng hợp các số liệu, ta tiến hành so sánh số liệu giữa các năm. Từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá thông qua kết quả tổng hợp và tính toán số liệu về hiệu quả kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ tại Công ty Xăng dầu B12 từ năm 2017 – 2021. Phương pháp so sánh thường phục vụ nghiên cứu các nội dung sau:

+ Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh.

+ Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua.

+ Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành.

+ Chỉ tiêu bình quân của nội ngành.

+ Các thông số thị trường.

+ Các chỉ tiêu có thể so sánh khác.

Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian; cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán; quy mô và điều kiện kinh doanh.

Luận văn sử dụng phương pháp so sánh cụ thể là:

– Phương pháp số tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu (chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở) Ví dụ: so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước.

– Phương pháp số tương đối: Là tỉ lệ phần trăm % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để biết tốc độ tăng trưởng.

Việc sử dụng phương pháp so sánh cho phép đánh giá đúng đắn sự tăng trưởng hay suy giảm của các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả kinh doanh của Công ty. Từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá mặt được, mặt chưa được của công tác kinh doanh tại Công ty Xăng dầu B12.

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn như sau:

– Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói chung và hiệu quả kinh doanh của Công ty Xăng dầu B12 nói riêng.

– Chỉ ra các ưu, nhược điểm, những mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chế đồng thời đưa ra nguyên nhân của những hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Xăng dầu B12.

– Đề xuất những kiến nghị, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Xăng dầu B12 trong thời gian tới.

8. Kết cấu của luận văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh

Ngoài phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục bảng biểu, Danh mục các chữ viết tắt và các Phụ lục, luận văn được chia làm 4 chương:

Chương 1 :  Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp xăng dầu

1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp xăng dầu

  •  Công ty xăng dầu
  •  Kinh doanh
  •  Hiệu quả kinh doanh

1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh xăng dầu

  • Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
  • Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
  • Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí
  • Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
  • Các chỉ tiêu khái quát về tình hình tài chính

1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh

  • Nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài
  • Các nhân tố thuộc môi trường bên trong

1.4. Cơ sở thực tiễn về nâng cao hiệu quả kinh doanh của một số doanh nghiệp xăng dầu

  • Kinh nghiệm của Công ty xăng dầu Khu vực I
  • Kinh nghiệm của Công ty xăng dầu khu vực III
  • Bài học kinh nghiệm cho Công ty xăng dầu B12

Chương 2 :Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại công ty xăng xầu B12

2.1. Tổng quan về Công ty xăng dầu B12

  • Giới thiệu chung về Công ty Xăng dầu B12
  • Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh
  • Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Xăng dầu B12
  • Cơ sở vật chất để phát triển bộ máy và sản xuất kinh doanh

2.2 Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu B12 giai đoạn 2017-2021

  • Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
  • Thực trạng hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu tư cơ bản
  • Các chỉ số đánh giá hiệu quả vòng vốn
  • Tình hình khả năng thanh toán
  • Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản

2.3. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh tại Công ty Xăng dầu B12

  • Kết quả đạt được
  • Hạn chế

Chương 3:  Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xăng dầu B12

3.1. Định hướng, mục tiêu của Công ty trong giai đoạn tới năm 2025

3.2. Một số giải  pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Xăng dầu B12

  • Nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào
  • Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
  • Tăng cường vốn tài trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh
  • Tăng cường công tác Marketing sản phẩm xăng dầu và dịch vụ
  • Nhiệm vụ giải pháp tổ chức bộ máy và con người

3.3. Một số kiến nghị

Trên đây là Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh. Bài viết được chúng tôi soạn thảo từ các nguồn tư liệu uy tín và những bài luận văn thạc sĩ đạt điểm rất cao của các bạn học viên khóa trước, sẽ giúp được các bạn rất nhiều trong quá trình làm bài luận văn của mình. Nếu các bạn vẫn còn băn khoăn hay các bạn không có thời gian làm bài thì hãy liên hệ với luanvantot.com để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ viết luận văn thạc sĩ bạn nha.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Liên hệ