Mục lục
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo là nội dung mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn sinh viên, học viên đang làm khóa luận tốt nghiệp chuyên đề về quản lý công, tài liệu này được chúng tôi soạn thảo từ những nguồn tư liệu uy tín và từ những bài luận văn thạc sĩ của các bạn học viên ưu tú các khóa trước hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm kiếm đề tài và nội dung cho bài luận văn tốt ngiệp của mình. Bên cạnh đó chúng tôi còn cung cấp cho các bạn dịch vụ viết luận văn tốt nghiệp hãy gọi ngay Zalo : 0934573149 để được tư vấn và hỗ trợ bạn nha.
1. Tính cấp thiết của đề tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo
Việt Nam là một nước đa dân tộc, đa tôn giáo, với đời sống tôn giáo đa dạng và khá phức tạp. Hiện nay, theo xu hướng chung của các tôn giáo trên thế giới (thế tục hóa, đa dạng hóa và dân tộc hóa), tình hình đời sống tôn giáoở
Việt Nam cũng có sự biến đổi. Các tôn giáo có sự phục hồi, phát triển nhanh chóng và phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội. Trong khi đó, các thế lực xấu lợi dụng tôn giáo, nhân quyền nhằm chống phá nước ta. Vì vậy, đòi hỏi nhà nước phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tôn giáo, nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Hưng Nguyên là một huyện thuộc tỉnh Nghệ an và có vị trí vô cùng quan trọng. Nhận thức được tôn giáo là vấn đề “nhạy cảm”, dễ xảy ra “điểm nóng chính trị” và là lĩnh vực mà các thế lực thù địch trong và ngoài nước thường lợi dụng để chống phá nhà nước ta, chính quyền địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp trong huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An xác định công tác quản lý nhà nước về tôn giáo có tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn. Thực hiện tốt quản lý nhà nước về tôn giáo đã góp phần đảm bảo quản lý tôn giáo của một bộ phận nhân dân có đạo, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội và giải quyết tốt mối quan hệ giữa chính trị và tôn giáo; đại đa số chức sắc, tín đồ tôn giáo chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện, góp phần vào sự nghiệp chung của tỉnh theo phương châm “Sống tốt đời đẹp đạo”.
Tôn giáo có ảnh hưởng khá sâu sắc đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, tôn giáo tham gia thực hiện nhiều chức năng đối với xã hội vừa mang những ưu điểm và hạn chế; để đảm bảo quản lý tôn giáo, phát huy những mặt tích cực, hạn chế những tiêu cực, nhà nước cần phải quản lý hoạt động tôn giáo, đảm bảo cho những hoạt động tôn giáo diễn ra phù hợp sự phát triển chung của xã hội.
Cần tiếp tục nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý tôn giáo, góp phần cung cấp những luận cứ khoa học cho Đảng, Nhà nước tiếp tục hoạch định và hoàn thiện chủ trương, chính sách, pháp luật trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu về quản lý tôn giáo trên các lĩnh vực khác nhau; đồng thời tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đấu tranh chống lại các thế lực lợi dụng tôn giáo, góp phần giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế, xã hội. Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong những năm qua, tại huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An chưa để xảy ra “điểm nóng” hay những bất ổn về tình hình tôn giáo. Tuy nhiên, trong hoạt động QLNN về tôn giáo đôi khi còn lúng túng và để xảy ra một số hạn chế, bất cập nhất định đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu lực và hiệu quả của QLNN về tôn giáo như: việc triển khai Luật tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản quy phạm pháp luật ở một số địa phương vẫn còn lúng túng; công tác giám sát, theo dõi, nắm tình hình chưa thường xuyên; một số cán bộ, công chức còn chưa thực sự am hiểu lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo và chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động tôn giáo.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ n với mục đích nghiên cứu những giải pháp hữu hiệu để tăng cường quản lý nhà nước cả về phương diện pháp lý lẫn thực tiễn ở lĩnh vực tôn giáo của huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu QLNN về tôn giáo đã thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả, các nhà hoạch định chính sách trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau. Một số công trình đã công bố như:
Hiện nay, việc nghiên cứu về quyền tự do tôn giáo được đề cập trong các công trình nghiên cứu sau:
Cuốn Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị [ICCPR, 1966] (tài liệu tham khảo) của Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người và Quyền công dân (2012) thuộc Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội;
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Ngọc Huấn (2016) với đề tài Quyền tự do tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay phân tích thực trạng bảo đảm quyền tự do tôn giáo trên cơ sở luật pháp Việt Nam cũng như đưa ra những biện pháp đảm bảo thực hiện quyền tự do, tôn giáo tại Việt Nam;
Luận văn thạc sĩ của Đào Thị Ngân (2014) với đề tài Quyền tự do tôn giáo trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam đưa ra những khái niệm về tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự tôn giáo cũng như đưa ra nhưng đánh giá về tính tương tích của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế;
Ngoài ra, một số tác phẩm, nghiên cứu cụ thể như sau:
– Phạm Khiêm Ích (chủ biên), Quyền con người, các văn kiện quan trọng, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội 1998, 595 trang; cuốn sách bao gồm 15 văn kiện quan trọng, nội dung tác phẩm đã nêu bật được các văn kiện, đồng thời khẳng định mạnh mẽ rằng không có sự vi cá nhân quyền nào có thể biện minh được.
– PGS.TS. Thái Vĩnh Thắng, Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại, lý luận và thực tiễn (sách chuyên khảo), Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2008, 418 trang; cuốn sách là sự kết hợp các kiến thức trên các lĩnh vực lý luận nhà nước và pháp luật, Luật hiến pháp nước ngoài và Luật so sánh, từ đó đưa ra một cách nhìn toàn diện về nhà nước và pháp luật tư sản.
Ngoài ra, còn có một số công trình khác như: Tôn giáo ở Mỹ, Nghiêm Văn Thái, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 3/2011; Dấu mốc và kết quả hội nhập quốc tế về tôn giáo ở Việt Nam; Bùi Quang Nhượng, Tạp chí Công tác Tôn giáo, số 9/2015; Một số vấn đề đặt ra trong việc vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác vận động tín đồ tôn giáo, Đoàn Thị Thu Hà, Tạp chí Công tác Tôn giáo, số 7/2016; Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, Tạ Văn Sang và Nguyễn Thị Hằng, Tạp chí Công tác Tôn giáo, số 8/2016;…
– Bùi Đức Luận (chủ biên), Quản lý hoạt động tôn giáo, cơ sở lý luận và thực tiễn, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2005, 111 trang; sách đã đưa ra một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, thực tiễn quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở nước ta hiện nay, nhân tố mới để thực hiện cải cách hành chính trong quản lý hoạt động tôn giáo.
– Đỗ Quang Hưng, Chính sách tôn giáo và Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014, 567 trang; sách là một công trình khoa học có giá trị, chứa đựng những kiến giải sâu sắc, có tính mới về lý luận; giúp tác giả thấy được tính mới về lý luận, tổng kết sâu sắc về thực tiễn đời sống tôn giáo và thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
– Ngô Hữu Thảo, Công tác tôn giáo – Từ quan điểm Mác – Lênin đến thực tiễn Việt Nam, Nxb Chính trị Hành chính, Hà Nội 2012, đây là bài viết đã trình bày một cách có hệ thống quan điểm của các nhà kinh điển Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo cũng như công tác tôn giáo của hệ thống chính trị và một số vấn đề đặt ra hiện nay.
– Ban Tôn giáo Chính phủ, Tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2008, 332 trang. Sách đã làm rõ lý luận chung của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, chủ trương, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta
– Ban Tôn giáo Chính phủ, Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam (sách trắng), Hà Nội, 2009, 85 trang. Cuốn sách này đã giúp tác giả thấy rõ, đầy đủ và toàn diện hơn về tình hình tôn giáo và chính sách của Nhà nước đối với tôn giáo.
– Ban Tôn giáo Chính phủ, Tài liệu Hỏi – Đáp pháp luật liên quan đến tôn giáo, Hà Nội, 2008, 142 trang. Cuốn sách gồm phần chuyên Hỏi – Đáp pháp luật về tôn giáo, phần chuyên Hỏi – Đáp về đất sử dụng cho mục đích tôn giáo, phần chuyên Hỏi – Đáp pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
– Luận án Tiến sĩ, Tôn giáo và luật pháp về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, của Nguyễn Thị Vân Hà, Học viện Khoa học Xã hội, năm 2014. Luận án đã nghiên cứu tiến trình xây dựng, hoàn thiện luật pháp về tôn giáo ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận chung về tôn giáo và luật pháp, những yếu tố tác động đến luật pháp tôn giáo ở Việt Nam và hướng tới việc đưa ra một khung lý thuyết về luật pháp về tôn giáo xung quanh yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, nêu được những thành tựu và hạn chế, chỉ ra được nguyên nhân trong công tác xây dựng và hoàn thiện luật pháp về tôn giáo ở nước ta hiện nay.
– Văn phòng Quốc hội, Thực tiễn và thách thức trong chuyển hóa pháp luật tại Việt Nam: chia sẻ kinh nghiệm của Liên minh Châu Âu, Nxb Hồng Đức, Hà Nội 2016, 268 trang
Với sự tìm tòi nghiên cứu những đề tài của một số tác giả có liên quan đến vấn đề của luận văn, nhưng không có đối tượng nghiên cứu giống như đề tài này, vì vậy đề tài nghiên cứu của tác giả không bị trung lặp với những công trình nghiên cứu được công bố trước đó.

XEM THÊM : Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Tuyển Dụng Công Chức Cấp Huyện
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng QLNN về tôn giáo trên địa bàn huyện Hưng Nguyên, luận văn đã đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường QLNN về tôn giáo trên địa bàn huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến QLNN về tôn giáo;
Hai là, Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về tôn giáo trên địa bàn huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An;
Ba là, Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường QLNN về tôn giáo trên địa bàn huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
QLNN về tôn giáo trên địa bàn huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian trên địa bàn huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
- Phạm vi về thời gian giai đoạn từ năm 2016 – 2020 và phương hướng, giải pháp đến năm 2025
- Phạm vi về nội dung pháp luật về tôn giáo có thể được nghiên cứu từ nhiều góc độ với những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi một luận văn không thể nghiên cứu được hết các vấn đề đó. Luận văn nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay” . Cụ thể: Phạm vi nội dung: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động QLNN về tôn giáo ở nước ta hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam và những quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước để hoạch định cơ chế chính sách, pháp luật và phương thức quản lý nhà nước trong tôn giáo; thực tiễn tình hình quản lý nhà nước về tôn giáo của huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An hiện nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp đánh giá, phương pháp thống kê, mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp quan sát trực tiếp…
Chương 1: Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để phân tích các dữ liệu, các thông tin đã thu thập có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Từ đó, tổng hợp để nghiên cứu về những vấn đề lý luận của QLNN về tôn giáo.
Chương 2: Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá, thống kê, mô tả, so sánh, quan sát trực tiếp, đối chiếu, diễn dịch, quy nạp để từ đó thấy được quá trình vận động và phát triển của các tôn giáo trên địa bàn tỉnh; nguồn gốc sâu xa của hiện trạng này cũng như nguyên nhân của những tồn tại đó, nhận xét và đánh giá thực trạng để tìm ra những giải pháp phù hợp ở chương 3.
Chương 3: Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, để đưa ra những giải pháp phù hợp với yêu cầu lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước trong tôn giáo trên địa bàn huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo
6.1. Ý nghĩa lý luận
Làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về tôn giáo nói chung và quản lý nhà nước về tôn giáo tại huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài có giá trị tham khảo, giúp cho các cơ quan, ban ngành của tỉnh trong hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo được thực hiện một cách hiệu lực và hiệu quả trong công cuộc phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh và trật tự ở địa phương. Đồng thời, luận văn cũng là một tài liệu tham khảo có giá trị cho những ai quan tâm nghiên cứu đến vấn đề này.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn được chia làm 3 chương, không kể phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, cụ thể:
– Chương 1: Những vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về tôn giáo
– Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về tôn giáo từ thực tiễn huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
– Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tôn giáo ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
Chương 1: Những vấn đề lý luận của quản lý nhà nước trong tôn giáo
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước về tôn giáo
- Khái niệm về tôn giáo, quản lý nhà nước về tôn giáo
- Khái niệm về tôn giáo
- Khái niệm quản lý nhà nước về tôn giáo
- Đặc điểm của quản lý nhà nước về tôn giáo
- Vai trò của quản lý nhà nước về tôn giáo
1.2. Nội dung quản lý nhà nước về tôn giáo
- Xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tôn giáo
- Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo
- Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tôn giáo
- Phổ biến, giáo dục pháp luật về tôn giáo
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tôn giáo
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tôn giáo
- Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tôn giáo
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về tôn giáo
- Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công tác tôn giáo
- Vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật về tôn giáo
- Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trong tôn giáo và chất lượng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tôn giáo
- Nhận thức của các ngành, các cấp về vai trò của công tác quản lý nhà nước về tôn giáo
- Tình hình phát triển kinh tế – xã hội, vấn đề hội nhập và xu thế vận động của tôn giáo
- Tiểu kết Chương 1
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về tôn giáo từ thực tiễn huyện hưng nguyên, tỉnh Nghệ An
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về tôn giáo tại huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
- Khái quát về huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
- Đặc điểm về tự nhiên
- Đặc điểm về kinh tế, xã hội
- Khái quát về tình hình tôn giáo và công tác quản lý nhà nước trong tôn giáo ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về tôn giáo tại huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
- Xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tôn giáo
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trong tôn giáo
- Thực hiện chính sách, pháp luật về tôn giáo
- Phổ biến, giáo dục pháp luật về tôn giáo
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tôn giáo
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tôn giáo
- Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tôn giáo
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về tôn giáo từ thực tiễn huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
- Những kết quả đạt được :
- Những hạn chế và nguyên nhân
Tiểu kết Chương 2
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong tôn giáo tỉnh Bình Dương
3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tôn giáo
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong tôn giáo ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
- Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về tôn giáo
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực quản lý của cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý nhà nước trong tôn giáo
- Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tôn giáo
- Các giải pháp khác
Bài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo trên đây hy vọng sẽ mang đến cho các bạn một phần nội dung có ý nghĩa cho bài tốt nghiệp của mình. Nếu như các bạn còn đang băn khoăn trong việc tìm đề tài hay tìm nội dung cho bài làm của mình thì hãy liên hệ ngay luanvantot.com với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho các bạn dịch vụ viết luận văn tốt nghiệp chất lượng nhất, hiệu quả nhất.
Mình cần hỗ trợ