Luận Văn Thạc Sĩ Về Chất Lượng Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân

5/5 - (1 bình chọn)

Bài mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Về Chất Lượng Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân chắc hẳn được nhiều bạn học viên tìm kiếm trên mạng internet, nhưng thực tế để tìm tài liệu tham khảo hay và đúng với đề tài thì tìm rất khó và phải mất nhiều thời gian. Hiểu được khó khăn, vất vả của các bạn nên hôm nay Luận Văn Tốt sẽ gửi đến bạn bài mẫu luận văn về chất lượng tín dung khách hàng cá nhân được soạn thảo từ các nguồn tư liệu uy tín và những bài luận văn thạc sĩ xuất sắc của các bạn học viên các khóa trước, mong rằng tài liệu tham khảo dưới đây sẽ giúp được bạn trong quá trình làm bài luận văn của chính các bạn.

Để cùng chia sẻ những khó khăn và hỗ trợ các bạn trong thời gian làm bài thì Luận Văn Tốt còn mang đến cho các bạn dịch vụ viết luận văn thạc sĩ trọn gói. Nếu các bạn có nhu cầu về một bài luận văn hoàn chỉnh và được đánh giá cao thì hãy gọi cho Luận Văn Tốt qua Zalo : 0934573149 để được tư vấn miễn phí.

1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân

Tín dụng cho khách hàng cá nhân là loại hình dịch vụ đã phát triển từ lâu trên thế giới, cho đến nay vẫn được các ngân hàng thiên về dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại nhiều nước rất quan tâm phát triển. Đây là phân khúc thị trường tín dụng đem lại nguồn thu nhập quan trọng và tạo điều kiện cho các ngân hàng bán trọn gói sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, nên được các ngân hàng có truyền thống về lĩnh vực này đẩy mạnh cạnh tranh, mở rộng.

Theo Đoàn Ngọc Xuân (2022), ở Việt Nam hiện nay, tham gia vào thị trường tín dụng khách hàng cá nhân gồm có hầu hết các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài, các công ty tài chính tiêu dùng và một số định chế tài chính khác như ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng hợp tác xã….(tham gia thông qua các chương trình, kế hoạch an sinh xã hội theo ủy thác của Chính phủ và chính quyền địa phương). Các thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong 7 năm qua, tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân ở Việt Nam đã tăng trưởng trung bình lên tới xấp xỉ 20%/năm. Ước tính, tỷ lệ cho vay khách hàng cá nhân /GDP hiện đạt 6,4%, tỷ lệ cho vay khách hàng cá nhân /tổng tín dụng là 5,6%, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân bình quân đầu người đạt xấp xỉ 1,5 triệu đồng/người. Ước tính, hiện có khoảng 15,8 triệu người là khách hàng tiềm năng của loại hình dịch vụ này.

Việt Nam với dân số khoảng 97 triệu người và mức thu nhập ngày càng tăng là thị trường đầy tiềm năng của các Ngân hàng thương mại trong việc khai thác các dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung và tín dụng dành cho khách hàng cá nhân nói riêng. Khi chuyển sang bán lẻ, các ngân hàng sẽ có thị trường lớn hơn, tiềm năng phát triển tăng lên và có khả năng phân tán rủi ro trong kinh doanh. Thực tế cho thấy, trong bối cảnh hiện nay, ngân hàng nào nắm bắt được cơ hội trong việc mở rộng và phát triển dịch vụ bán lẻ đến đông đảo đối tượng khách hàng là các cá nhân, các hộ gia đình đang rất thiếu các dịch vụ tài chính sẽ dễ dàng chiếm lĩnh thị trường. Do vậy, trong vòng 5 năm qua, phần lớn các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã có định hướng rõ ràng trong việc tập trung đẩy mạnh mảng bán lẻ, đặc biệt là tập trung thị phần trong cho vay khách hàng cá nhân.

Phát triển quy mô tín dụng cá nhân là quan trọng tuy nhiên yêu cầu đặt ra là phải phát triển như thế nào để chất lượng tín dụng và an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn được đảm bảo. Vẫn còn đó bài học từ giai đoạn 2011-2012, cả ngành ngân hàng lao đao vì hậu quả của tình trạng tăng trưởng tín dụng quá nóng với các điều kiện tín dụng được nới lỏng quá mức. Ở giai đoạn đó, dù hàng loạt các giải pháp đã được đưa ra để hạ nhiệt tín dụng nhưng tổng thể lợi nhuận của ngành ngân hàng vẫn bị sụt giảm mạnh do việc trích lập dự phòng và xử lý các rủi ro tín dụng xảy ra. Kể từ đó trở đi, việc mở rộng tín dụng luôn được yêu cầu đi đôi với an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ. Nâng cao chất lượng tín dụng cũng theo đó trở thành một trong những yếu tố then chốt đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi ngân hàng trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh hiện nay.

Là một chi nhánh nằm trong top đầu toàn hệ thống của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB), chi nhánh Vạn Phúc định hướng phát triển theo đúng Tầm nhìn của SHB là “trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam”. Trong những năm gần đây, hoạt động tín dụng bán lẻ luôn được ban lãnh đạo chi nhánh quan tâm và tập trung nhiều nguồn lực để phát triển. Là một phần quan trọng trong tín dụng bán lẻ, tín dụng khách hàng cá nhân – cùng với những đặc điểm riêng có của mình – góp phần tạo lập nguồn vốn và thu nhập cho ngân hàng, phân tán rủi ro, mở rộng thị trường, thúc đẩy đổi mới từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, ổn định hoạt động cho ngân hàng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển tín dụng khách hàng cá nhân, hai mặt của vấn đề là mở rộng quy mô tín dụng và quản lý chất lượng tín dụng luôn luôn song hành và kiềm chế lẫn nhau. Phát triển như thế nào để quy mô tín dụng được mở rộng những vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng ở trong phạm vi an toàn cho phép vẫn luôn là một bài toán khó đối với ban lãnh đạo chi nhánh.

Trong giai đoạn 2020 – 2022 vừa qua, việc phát triển tín dụng cho phân khúc khách hàng cá nhân của chi nhánh Vạn Phúc đã để lại một vài dấu ấn. Quy mô tín dụng đối với khách hàng cá nhân về cơ bản là liên tục tăng trưởng qua từng năm.

Tuy nhiên, trái ngược với quy mô, chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại chi nhánh chưa thực sự tốt.

Trong giai đoạn 2020-2022, số dư nợ xấu và nợ quá hạn tại SHB Vạn Phúc liên tục tăng cao. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2020 lần lượt là 4.69% và 3.13% – đều vượt mức 3% theo tiêu chuẩn chung hướng tới của Ngân hàng Nhà nước. Năm 2018, do dư nợ tăng trưởng mạnh ở mức 135.64% nên số liệu tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu có sự sụt giảm thời điểm lần lượt là 2.52% và 1.67%. Đến cuối năm 2022, dư nợ tại thời điểm cuối năm giảm 33.09% so với năm cùng kỳ năm trước khiến tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu đồng loạt tăng cao trở lại, lần lượt là 4.56% và 3.59%. Điều này được cho là hệ quả từ việc tăng trưởng tín dụng nóng các năm liền trước, đặc biệt là năm 2018. Mặc dù chi nhánh đã có nhiều động thái nỗ lực làm tăng chất lượng tín dụng nhưng kết thúc năm 2022 kết quả thu được vẫn chưa có biến động khả quan. Tỷ lệ nợ xấu ở mức cao gây ảnh hưởng tương đối lớn đến thu nhập thuần từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Tốc độ tăng trưởng thu nhập thuần từ hoạt động cho vay KHCN chỉ đạt 9.09% và tỷ suất sinh lời còn giảm so với năm 2020 và 2018. Chi phí trích lập dự phòng lớn đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh chung của toàn chi nhánh. Số liệu thực tế cho thấy, năm 2022, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh Vạn Phúc đạt ~656.8 tỷ đồng, chỉ đạt 85% chỉ liêu lợi nhuận được giao. Mặt khác, mặc dù là mảng được ban lãnh đạo chi nhánh quan tâm và tập trung nhiều nguồn lực để phát triển nhưng mức độ đóng góp của tín dụng khách hàng cá nhân vẫn chưa tương xứng. Điều này đặt ra yêu cầu chi nhánh phải có thay đổi, đưa ra những phương thức hiệu quả hơn để nâng cao chất lượng tín dụng song song với quá trình mở rộng quy mô tín dụng đối với khách hàng cá nhân. Trong bối cảnh đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) – Chi nhánh Vạn Phúc” với hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ là một nguồn tham khảo hữu ích đối với ban lãnh đạo chi nhánh trong việc xử lý vấn đề nêu trên, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, củng cố vị thế của chi nhánh trên toàn hệ thống.

Luận Văn Thạc Sĩ Về Chất Lượng Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Về Chất Lượng Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân

XEM THÊM : Luận Văn Chất Lượng Tín Dụng Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng

2.Mục tiêu nghiên cứu

  • Tổng hợp lý thuyết về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại. Chỉ ra các tiêu chí/ chỉ tiêu đang được sử dụng để đánh giá chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại SHB – Chi nhánh Vạn Phúc
  • Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại SHB chi nhánh Vạn Phúc. Chỉ ra được những điểm đã đạt được, những điểm còn hạn chế và tìm ra nguyên nhân
  • Đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm giúp chi nhánh Vạn Phúc nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân

3.Câu hỏi nghiên cứu  

  • Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân? SHB chi nhánh Vạn Phúc đang sử dụng bộ tiêu chí/tiêu chuẩn nào để đánh giá chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân?
  • Thực trạng chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại SHB Vạn Phúc giai đoạn 2020-2022 như thế nào?
  • Những hạn chế trong quản lý chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại SHB Vạn Phúc hiện nay là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến những hạn chế đó?
  • Định hướng của SHB chi nhánh Vạn Phúc về chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân trong thời gian tới như thế nào?
  • SHB chi nhánh Vạn Phúc nên làm gì để nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh

4.Phương pháp nghiên cứu lv chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân

  1. Quy trình nghiên cứu

hinh

2.Thu thập dữ liệu

  • Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu và thông tin thứ cấp được sử dụng để nghiên cứu đề tài được thu thập tập trung vào giai đoạn 2020 – 2022 tại chi nhánh Vạn Phúc cũng như các nguồn báo cáo có thể tiếp cận qua các phương tiện thông tin đại chúng. Các dữ liệu thứ cấp mà đề tài sử dụng bao gồm:

  • Thông tin tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) nói chung và SHB chi nhánh Vạn Phúc bao gồm: lịch sử hình thành và phát triển, tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược; cơ cấu tổ chức; tình hình nhân sự; tình hình hoạt đông kinh doanh… giai đoạn 2020 – 2022
  • Các quy trình và sản phẩm tín dụng hiện hành đối với khách hàng cá nhân
  • Báo cáo tài chính, báo cáo số liệu về giải ngân, dư nợ, nợ xấu, lợi nhuận … của SHB chi nhánh Vạn Phúc giai đoạn 2020 – 2022
  • Các báo cáo, đánh giá về tình hình các yếu tố vi mô, vĩ mô có tác động đến hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân của các ngân hàng thương mại được thu thập qua các kênh báo chí, truyền hình, website…
  • Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp là kết quả phỏng vấn sâu các thành viên chủ chốt trong ban lãnh đạo chi nhánh Vạn Phúc có liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân bao gồm: Phó giám đốc chi nhánh phụ trách Khách hàng cá nhân, Trưởng phòng Khách hàng cá nhân, Trưởng phòng Thẩm định

Nội dung phỏng vấn:

Tìm hiểu về chủ trương phát triển của chi nhánh; quan điểm về quản lý chất lượng tín dụng; đánh giá của người được phỏng vấn về thực trạng phát triển khách hàng cá nhân và chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại đơn vị, những điểm đã đạt được/chưa đạt được, nguyên nhân. Định hướng của chi nhánh trong thời gian tới, đặc biệt là trong vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng với khách hàng cá nhân

  1. Phương pháp phân tích dữ liệu

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phương pháp phân tích và phương pháp so sánh đối với các dữ liệu thu thập được bao gồm: báo cáo thường niên, báo cáo tài chính, các báo cáo nội bộ của ngân hàng và dữ liệu sơ cấp thu được từ phỏng vấn sâu.

5.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) – chi nhánh Vạn Phúc.

   2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu vấn đề trong phạm vi hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) – chi nhánh Vạn Phúc trong khoảng thời gian 2020-2022

6.Kết cấu luận văn chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận Văn Thạc Sĩ Về Chất Lượng Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân được thiết kế gồm 3 phần chính:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) – chi nhánh Vạn Phúc

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) – chi nhánh Vạn Phúc

Sau khi đã xem qua xong bài mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Về Chất Lượng Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân và cùng những kiến thức mà các bạn có được, Luận Văn Tốt tin rằng bạn sẽ hoàn thành cho mình bài luận văn thạc sĩ về đề tài chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân hiệu quả nhất. Nếu gặp khó khăn về bài làm từ việc chọn đề tài, triển khai nội dung hay tài liệu tham khảo thì hãy liên hệ ngay với dịch vụ viết luận văn thạc sĩ của Luận Văn Tốt bạn nhé.

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Liên hệ