Mục lục
Có phải bạn đang tìm bài mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Về Tình Hình Xử Lý Nợ Xấu Tại Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay tình hình nợ xấu đang có chiều hướng gia tăng nhưng để phát triển an toàn, hiệu quả hoạt động các Ngân hàng cần chú trọng: thứ nhất, là chất lượng cấp tín dụng, dịch vụ; thứ hai, là quản lý nợ xấu. Trong đó quản lý nợ xấu là vấn đề rất quan trọng, vì đây là nguyên nhân có mức độ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đồng thời làm ngưng trệ lưu thông nguồn vốn trong nền kinh tế Việt Nam. Chính vì thế, đề tài này được nhiều bạn học viên ngành tài chính ngân hàng chọn làm luận văn tốt nghiệp.
Chưa dừng lại ở việc luôn cập nhật và chia sẻ đến các bạn những tài liệu tham khảo hữu ích thì chúng tôi còn mang đến cho các bạn dịch vụ viết luận văn thạc sĩ. Nếu các bạn có khó khăn hay cần hỗ trợ thêm về bài làm của mình thì hãy liên hệ ngay với Luận Văn Tốt qua zalo/tele : 0934573149 để được tư vấn miễn phí.
1. Bối cảnh nghiên cứu
Trải qua gần 05 năm đi vào thực tiễn, các quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Nghị quyết 42) đã tạo ra hành lang pháp lý cần thiết cho công tác xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Công ty TNHH MTV quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), mang lại những chuyển biến tích cực trong công tác xử lý nợ xấu và góp phần không nhỏ vào kết quả công tác cơ cấu lại hệ thống các Tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020, thể hiện định hướng, chính sách đúng đắn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, tạo niềm tin đối với hệ thống các tổ chức tín dụng nói riêng và toàn bộ xã hội nói chung đối với công tác xử lý nợ xấu trong nền kinh tế. Xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 đã đạt kết quả tích cực. Trong đó, xử lý nợ xấu bằng hình thức khách hàng tự nguyện trả nợ tăng mạnh, phản ánh ý thức trả nợ của khách hàng đã cải thiện. Khách hàng chủ động và hợp tác hơn trong việc trả nợ tổ chức tín dụng, hạn chế tình trạng chủ tài sản cố ý chây ỳ, chống đối nhằm kéo dài thời gian xử lý Các biện pháp, chính sách tại Nghị quyết số 42 đã góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sự phối hợp giữa các cá nhân, tổ chức, các cơ quan hữu quan với tổ chức tín dụng trong công tác xử lý nợ xấu, góp phần thúc đẩy việc xử lý nợ xấu được thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đến 31/12/2020 là 440,4 nghìn tỷ đồng, giảm 4,29% so với cuối năm 2019. Lũy kế từ 15/08/2017 đến 31/12/2020, đã xử lý được 331,87 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42. Tổng số nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 được xử lý từ 15/8/2017 đến 31/12/2020 đạt trung bình khoảng 8,09 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn 4,57 nghìn tỷ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu nội bảng trung bình tháng từ năm 2012 – 2017 của hệ thống các tổ chức tín dụng trước khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực (khoảng 3,52 nghìn tỷ đồng/tháng).
Trước khi có Nghị quyết số 42, nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng chủ yếu được xử lý bằng dự phòng rủi ro cũng như thông qua các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, kể từ khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực từ 15/8/2017 đến 31/12/2020, xử lý nợ xấu nội bảng xác định theo Nghị quyết số 42 thông qua hình thức khách hàng trả nợ là 129,82 nghìn tỷ đồng (chiếm 39,11% tổng nợ xấu theo Nghị quyết số 42 đã xử lý), cao hơn nhiều tỷ trọng nợ xấu được xử lý do khách hàng tự trả nợ/tổng nợ xấu đã xử lý trung bình năm từ 2012-2017 là khoảng 22,8%. Trên cơ sở những kết quả quan trọng đó, tại Phiên họp thứ 47, Uỷ ban thường vụ Quốc hội (Khóa XIV) đã tiến hành thảo luận, cho ý kiến đối với Báo cáo số 358/BC-CP ngày 5/8/2020 về kết quả 03 năm thực hiện Nghị quyết số 42 và đã kết luận tại Thông báo số 3844/TB-TTKQH ngày 17/8/2020: “Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoan nghênh sự chủ động của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc đánh giá 03 năm thực hiện Nghị quyết số 42 bên cạnh việc đánh giá hằng năm theo quy định tại Khoản 3 Điều 19 của Nghị quyết này… Uỷ ban thường vụ Quốc hội đánh giá cao những cố gắng của Chính phủ, NHNN, các Bộ, ngành trung ương và địa phương, đặc biệt là các TCTD trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 42 trong thời gian qua đã đạt những kết quả rất tích cực. Tỷ lệ nợ xấu giảm, chất lượng tín dụng được cải thiện chứng tỏ sự đúng đắn, hiệu quả của việc thực hiện Nghị quyết….”.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu, tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế – xã hội của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam, gây tác động tiêu cực đến thu nhập của các cá nhân, hộ gia đình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều này dẫn đến khả năng trả nợ của khách hàng vay suy giảm, nợ xấu của các tổ chức tín dụn có khả năng tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới, việc kiểm soát tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng ở mức dưới 2% trong thời gian tới được coi là thách thức không nhỏ đối với ngành ngân hàng. Bên cạnh đó, mô hình tăng trưởng của Việt Nam là mô hình phụ thuộc vào quy mô vốn đầu tư; trong đó chủ yếu dựa vào tín dụng từ khu vực ngân hàng. Nếu các khó khăn, vướng mắc trong khuôn khổ pháp lý liên quan đến xử lý nợ xấu (đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp) chưa được tháo gỡ thì sẽ không thể khơi thông được nguồn vốn của hệ thống ngân hàng, qua đó ảnh hưởng đến mức độ an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng và tăng trưởng GDP của nền kinh tế. Điều này cho thấy sự cần thiết thực hiện các nghiên cứu khoa học nhằm đánh giá thực trạng tình hình xử lý nợ xấu tại Việt Nam. Trên cơ sở đó chỉ ra những thành tựu, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân gây ra những hạn chế và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại Việt Nam.
XEM THÊM : Luận Văn Thạc Sĩ Kiểm Soát Nội Bộ
2. Lý do chọn đề tài
Huyết mạch của nền kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đó là hệ thống ngân hàng. Trong bối cảnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước thì trong những năm vừa qua hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong quá trình thực thi có hiệu quả các chính sách tiền tệ quốc gia góp phần ổn định nền kinh tế quốc gia và kiềm chế lạm phát, đồng thời phát huy triệt để vai trò làm kênh dẫn vốn lưu thông trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, bối cảnh nền kinh tế thị trường cùng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là các rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng vì khi ngân hàng gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh thì có thể gây ra những biểu hiện phức tạp và các phản ứng dây truyền, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế vĩ mô của quốc gia. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng có ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống kinh tế – chính trị – xã hội của quốc gia. Do vậy, sự sụp đổ của ngân hàng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của cuộc sống và có thể lan rộng ra ngoài phạm vi quốc gia thậm chí cả khu vực và trên thế giới. Trong các rủi ro kinh doanh của hoạt động ngân hàng thì ngoài các rủi ro về lãi suất, rủi ro hối đoái….thì rủi ro về nợ xấu được coi là loại rủi ro có tính nghiêm trọng nhất và đòi hỏi được xử lý hiệu quả trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Trong hoạt động của các tổ chức tín dụng thì nợ xấu luôn tồn tại. Khi nợ xấu của một quốc gia có quy mô lớn cũng đồng nghĩa với việc tại quốc gia đó một lượng vốn tương ứng không được quay vòng, dòng tiền trong nền kinh tế vĩ mô không lưu thông được và hệ thống ngân hàng sẽ gặp khó khăn về thanh khoản. Ngoài ra, nợ xấu lớn cũng tác động tiêu cực đến tính hiệu quả của hoạt động điều hành các chính sách tiền tệ, lãi suất và quản lý thị trường tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Do vậy, trong trường hợp nợ xấu gia tăng nếu chính phủ vẫn phó mặc để các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp có nợ xấu tự xử lý thì thời gian xử lý sẽ bị kéo dài, sự gián đoạn lưu thông nguồn vốn sẽ gia tăng dẫn đến một bộ phận doanh nghiệp sẽ không tiếp cận được nguồn vốn sản xuất kinh doanh phải dừng hoạt động. Kéo theo đó tình trạng phá sản của các doanh nghiệp gia tăng. Những vấn đề trên sẽ đe dọa đến sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính quốc gia nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Chính vì vậy, ở bất kỳ quốc gia và vùng lãnh thổ nào trên thế giới, khi nợ xấu đủ lớn đe dọa sự an toàn hệ thống ngân hàng và ổn định kinh tế vĩ mô thì khi nợ xấu có dấu hiệu gia tăng và có nguy cơ đe dọa đến tình hình kinh tế vĩ mô thì đòi hỏi Chính phủ cũng như các tổ chức tín dụng lập tức phải can thiệp xử lý nợ xấu, kể cả sử dụng nguồn ngân sách hoặc vốn vay từ nội lực hay bên ngoài.
Trong thời gian vừa qua, các tổ chức tín dụng dưới sự chỉ đạo sát sao và quyết liệt của ngân hàng nhà nước đã không ngừng nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng, nỗ lực xử lý nợ xấu bằng các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, phát mại tài sản, thu hồi nợ từ thi hành án, sử dụng dự phòng rủi ro. Mặc dù đã thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ trong công tác hạn chế nợ xấu nhưng song hành với hoạt động của các tổ chức tín dụng thì nợ xấu vẫn phát sinh hàng ngày.
Theo ibáo icáo icủa icác iTCTD, itổng inợ ixấu ixác iđịnh itheo iNghị iquyết i42 icủa itoàn ihệ ithống icác iTCTD iđến i31/12/2020 ilà i440,4 inghìn itỷ iđồng, igiảm i4,29% iso ivới icuối inăm i2019. iLũy ikế itừ i15/08/2017 iđến i31/12/2020, iđã ixử ilý iđược i331,87 inghìn itỷ iđồng inợ ixấu ixác iđịnh itheo iNghị iquyết isố i42.
Tổng isố inợ ixấu ixác iđịnh itheo iNghị iquyết isố i42 iđược ixử ilý itừ i15/8/2017 iđến i31/12/2020 iđạt itrung ibình ikhoảng i8,09 inghìn itỷ iđồng/tháng, icao ihơn i4,57 inghìn itỷ iđồng/tháng iso ivới ikết iquả ixử ilý inợ ixấu inội ibảng itrung ibình itháng itừ inăm i2012 i– i2017 icủa ihệ ithống icác iTCTD itrước ikhi iNghị iquyết isố i42 icó ihiệu ilực i(khoảng i3,52 inghìn itỷ iđồng/tháng).
Kết iquả ibáo icáo itrên icho ithấy imặc idù itrong inhững inăm igần iđây itình ihình ixử ilý inợ ixấu iđã iđược icải ithiện ituy inhiên ivẫn icòn iở imức ithấp, itỷ ilệ inợ ixấu iđược ixử ilý imới ichỉ iđạt ikhoảng i75.4%. Điều đó đồng nghĩa với việc vẫn còn một lượng vốn lớn bị ách tắc, chưa được lưu thông, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế. Xuất phát từ lý đo, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “TÌNH HÌNH XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA VAMC” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu phân tích thực trạng tình hình xử lý nợ xấu tại Việt Nam và sự ra đời của Công ty TNHH MTV quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ta, đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xử lý nợ xấu
- Phân tích và đánh giá thực trạng tình hình xử lý nợ xấu tại Việt Nam và bối cảnh ra đời của Công ty TNHH MTV quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại xấu của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD), Công ty TNHH MTV quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC)
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu này là tình hình xử lý nợ xấu tại Việt Nam và sự ra đời của VAMC
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi xử lý nợ xấu tại Việt Nam
Phạm vi thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập trong phạm vi từ năm 2018 đến năm 2020
XEM THÊM : Chất Lượng Tín Dụng Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng
6. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương pháp hệ thống: Việc nghiên cứu tình hình xử lý nợ xấu tại Việt Nam được thực hiện một cách đồng bộ gắn với hoàn cảnh, điều kiện và các giai đoạn cụ thể. Các nội dung của xử lý nợ xấu tại Việt Nam được xem xét trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau cả về không gian và thời gian.
Phương pháp thống kê: Tác giả sử dụng số liệu thống kê thích hợp để phục vụ cho việc phân tích thực trạng công tác xử lý nợ xấu tại Việt Nam
Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở phân tích từng nội dung cụ thể, tác giả đưa ra những đánh giá chung về thực trạng tình hình xử lý nợ xấu tại Việt Nam.
Phương pháp so sánh, đối chiếu: Tình hình xử lý nợ xấu tại Việt Nam được xem xét trên cơ sở có sự so sánh đối chiếu giữa các giai đoạn, cũng như so sánh với thực trạng xử lý nợ xấu của các quốc gia trên thế giới.
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu
7.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Công itrình inghiên icứu icủa iBorish, iMichael iS., iMillard iF. iLong, iand iMichel iNoel i(2012) ivề imối iquan ihệ igiữa idoanh inghiệp ivà ivấn iđề itái icơ icấu ingân ihàng itrong itrường ihợp icủa icác inền ikinh itế ichuyển iđổi, iđã icho ithấy, isự isụp iđổ icủa imô ihình iquản ilý itheo iphương ithức ikế ihoạch ihóa itập itrung ivà iviệc imở icửa icủa icác inền ikinh itế iXHCN itrước iđây iở iTrung ivà iĐông iÂu ivà iLiên iXô icũ icó ihai iảnh ihưởng ichính iđối ivới iviệc itái icấu itrúc ingân ihàng ivà idoanh inghiệp. iTrước itiên, icác idoanh inghiệp inhà inước i(DNNN) ivà icác idoanh inghiệp ixã ihội iphải iđối imặt ivới irất inhiều ithử ithách: iMất isự ibảo ihộ, icác iDNNN iđã ibị icắt igiảm iđáng ikể isản ilượng isau ikhi itự ido ihóa ikinh itế. iThứ ihai, inhiều ingười iquay isang icác ingân ihàng iđể icó iđược icác ikhoản itín idụng icho iphép ihọ itạm ithời ithoát ikhỏi inhững ikhó ikhăn ivề ingân isách ivà itrì ihoãn icơ icấu ilại ihoặc ithanh ilý. iĐiều inày idẫn iđến itình itrạng ixấu iđi inhanh ichóng icủa idanh imục icho ivay icủa icác iNHTM iquốc idoanh ivốn iđã ibị igánh inặng ibởi idanh imục iđầu itư irủi iro ithừa ikế itừ icác iđơn ivị itiền itệ icũ. iVà ichính iphủ icác inước inày iđang iphải iáp i idụng inhiều ibiện ipháp iđể iđối iphó, inhằm iđạt imục itiêu ivừa itái icơ icấu ilại iHTNH, igiải iquyết inhững ikhoản inợ ixấu ikhổng ilồ, ivừa ibảo ivệ icác idoanh inghiệp.
Nghiên icứu icủa iDaniela iKlingebiel i(2000)về iviệc isử idụng icác icông iti iquản ilý itài isản itrong igiải iquyết icác icuộc ikhủng ihoảng inợ ixấu ingân ihàng i– iKinh inghiệm ixuyên iquốc igia. iNghiên icứu iđã iphân itích inhững ilợi ithế ivà ibất ilợi icủa icác iAMC itrong iviệc iquản ilý ivà ixử ilý itài isản inợ ixấu ingân ihàng; iđồng ithời iđánh igiá ihiệu iquả icủa icác itổ ichức inày, ithông iqua iviệc iphân itích ikinh inghiệm isử idụng icác icông ity iquản ilý itài isản iđể ixử ilý inợ ixấu ingân ihàng icủa inhiều iquốc igia itrên ithế igiới. iNghiên icứu itập itrung ivào i7 itrường ihợp: iPhần iLan, iGhana, iThụy iĐiển, iMexico, iPhilippines, iTây iBan iNha ivà iMỹ. iNghiên icứu icũng iphân ibiệt i2 iloại iAMC ichính: iCác iAMC iđược ithành ilập iđể igiúp iđỡ ivà ixúc itiến itái icấu itrúc idoanh inghiệp ivà icác iAMC iđược ithành ilập iđể ixử ilý itài isản iđược imua/được ichuyển igiao icho ichính iphủ itrong icuộc ikhủng ihoảng. iNghiên icứu iđã ichỉ ira, icác iAMC icó ithể iđược isử idụng ihiệu iquả, inhưng ichỉ ivới imục iđích igiải iquyết icác ithể ichế itài ichính ivỡ inợ ikhông ithể ikiểm isoát iđược. iCòn iđối ivới icác ikhoản icho ivay icó iđộng icơ ichính itrị ihoặc itài isản igian ilận ithì icác iAMC ikhó icó ithể igiải iquyết iđược. iTrong iphần iII icủa inghiên icứu iđã ixem ixét iviệc ixử ilý itài isản icó ivấn iđề itrong icác icuộc ikhủng ihoảng ingân ihàng ibằng icác igiải ipháp ichứng ikhoán ihóa ivà iso isánh ihiệu iquả icủa iviệc isử ilý inợ ixấu ingân ihàng ibằng icác iAMC ivà ibằng ibiện ipháp ichứng ikhoán ihóa inợ ixấu.
7.2 Các nghiên cứu trong nước
* Nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành (2014), “Giải pháp xử lý nợ xấu từ góc nhìn chuyên gia” bài viết được đăng trên tạp chí tài chính – Cơ quan thông tin của Bộ tài chính vào ngày 31/10/2014.
Tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu hiện nay và dùng nguồn lực nào để xử lý nợ xấu. Công ty Quản lý tài sản (VAMC) cũng chỉ là một giải pháp tình huống cấp bách khi thiếu nguồn lực để giải quyết nợ xấu. Đến thời điểm này, theo Nguyễn Đức Thành thì Việt Nam có 4 lựa chọn, có thể dùng riêng hoặc dùng lẫn nhau.
+ Thứ nhất là bơm tiền vào hệ thống từ ngân sách công, tuy nhiên Chính phủ hiện không còn ngân sách nữa bởi hiện thâm hụt ngân sách đã tới 5%/năm và nợ công tới 65% GDP đến 2020.
+ Thứ hai là giải pháp NHNN tự xoay sở để có nguồn tiền bơm vào hệ thống.
+ Giải pháp thứ 3 được Nguyễn Đức Thành nhắc tới là thay đổi mạnh mẽ các quy định pháp luật liên quan đến phát mãi, mua bán tài sản thế chấp hoặc công trình, dự án liên quan đến các khoản nợ xấu. Trao thêm những đặc quyền đặc biệt cho VAMC để công ty này có thể thực hiện việc xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại.
+ Giải pháp cuối cùng là cả Chính phủ và người dân đều không muốn lựa chọn vay một khoản tiền thích hợp từ các tổ chức tài chính quốc tế và phối hợp với họ trong việc giám sát quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và các khía cạnh có liên quan của nền kinh tế.
* Võ Trí Thành (2012) “Cơ chế xử lý nợ: Xu hướng thế giới và thực tiễn ở Việt Nam” Bài viết được đăng trên Cổng thông tin điện tử tài chính vào ngày 19/09/2012.
Theo Võ Trí Thành để xử lý cần phải thấy:
+ Thứ nhất là bản thân phần dự phòng ấy không thể đủ xử lý tất cả vấn đề liên quan nợ xấu hiện nay, và vì vậy cần cả các nguồn lực khác, kể cả việc gánh chịu của các chủ đầu tư.
+ Thứ hai, hình thành một thị trường mua bán nợ trong bất kỳ trường hợp nào đều là cần thiết. Cho nên, cần thiết phải có thị trường mua bán nợ xấu thì mới có thể căn bản giải quyết được vấn đề; ngân hàng cùng với cải cách khác mới thực sự sạch sẽ, lành mạnh hơn.
Bài viết cho rằng, thành lập một định chế xử lý nợ, cần đảm bảo ba nguyên tắc: Một là định chế đó có đủ quyền hành; hai là có cơ chế giám sát đặc biệt; và ba là tạo được thị trường mua bán nợ có tính thanh khoản cao.
- Lê Vũ Nam (2014) “Hạn chế và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đắk Lắk”, luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế Quốc Dân: Nghiên cứu đi sâu phân tích nợ xấu và hướng xử lý ngăn ngừa nợ xấu xảy ra tại Agribank chi nhánh Đắk Lắk. Tác giả nêu lên định nghĩa nợ xấu dựa trên các cơ sở tiếp cận mới và cách phân loại nợ, những ảnh hưởng của nợ xấu đến ngân hàng, các nhân tố ảnh hưởng. Ngoài ra, tác giả còn phân tích cụ thể vai trò của việc xử lý nợ xấu. Các kinh nghiệm thực tiễn cũng được đưa ra trong bài viết này.
Nhìn chung, các bài nghiên cứu trước đã chỉ ra được các nguyên nhân chủ quan từ ngân hàng và khách hàng, các nguyên nhân khách như quan môi trường pháp lý, yếu tố vĩ mô, gây ra nợ xấu. Nghiên cứu được các yếu tố tác động đến nợ xấu và những hậu quả của nợ xấu gây ra đối với ngân hàng và nền kinh tế. Các biện pháp hạn chế nợ xấu cũng đã được đề cập. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện nhằm đánh ía tình hình xử lý nợ xấu tại Việt Nam với phạm vi nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 liên hệ với sự ra đời của VAMC
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Bối cảnh nghiên cứu
1.2 Lý do chọn đề tài
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu
1.6 Phương pháp nghiên cứu
1.7 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.7.1 Các nghiên cứu nước ngoài
1.7.2 Các nghiên cứu trong nước
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU
2.1 Khái quát chung về nợ xấu
2.1.1. Khái niệm nợ xấu
2.1.2 Nguyên nhân gây nợ xấu
2.1.3 Ảnh hưởng của nợ xấu
2.2 Hạn chế nợ xấu
2.2.1 Khái niệm hạn chế nợ xấu
2.2.2 Sự cần thiết phải hạn chế nợ xấu
2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hạn chế nợ xấu
2.3 Nguyên tắc và biện pháp xử lý nợ xấu
2.3.1 Nguyên tắc về quản lý và xử lý nợ xấu
2.3.2 Biện pháp xử lý nợ xấu
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA VAMC
3.1 Phân tích thực trạng xử lý nợ xấu tại Việt Nam
3.1.1 Quy mô nợ xấu tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020
3.1.2 Cơ cấu nợ xấu tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020.
3.1.3 Thực trạng xử lý nợ xấu tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020.
3.2 Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH MTV quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC)
3.2.1 Bối cảnh ra đời của VAMC
3.2.2 Cơ cấu tổ chức của VAMC
3.2.3 Vai trò của VAMC trong xử lý nợ xấu tại Việt Nam.
3.2.3.1 Giai đoan thu gom, phân loại và xử lý nợ xấu 2013 – 2016
3.2.3.2. Giai đoạn từ 2017 cho đến trước năm 2018
3.2.4 Kết quả xử lý nợ xấu của VAMC trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI VAMC
4.1 Đánh giá tình hình xử lý nợ xấu của VAMC
4.1.1 Kết quả đạt được
4.1.2 Hạn chế và nguyên nhân
4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại VAMC
4.2.1 Quan điểm định hướng trong việc giải quyết nợ xấu của Việt Nam trong thời gian sắp tới
4.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu VAMC
4.2.2.1 Hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao quyền lực và nguồn lực cho công ty mua, bán nợ quốc gia (VAMC)
4.2.2.2 Xây dựng cơ chế xử lý nợ phù hợp với tình hình thực tế
4.2.2.3 Hạn chế sở hữu chéo góp phần giảm thiểu nợ xấu của NHTM
4.2.2.4 Phát triển thị trường mua, bán nợ
4.2.2.5 Tăng trưởng tín dụng an toàn
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
5.2. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước
5.2.1 Về hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm
5.2.2 Về hỗ trợ công tác xử lý nợ xấu
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trên đây là bài mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Về Tình Hình Xử Lý Nợ Xấu Tại Việt Nam hy vọng sau khi đã xem qua bài viết này các bạn đã tìm ra được phương hướng làm bài cho mình. Nếu còn thắc mắc về bài làm thì đừng ngần ngại hãy gọi ngay zalo/tele : 0934573149 để Luận Văn Tốt giải đáp thắc mắc cho bạn nhé. Chúc các bạn có một bài luận văn thạc sĩ thành công.