Mẫu Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cho Sinh Viên Luật Hay Nhất

Đánh giá post

Có phải bạn đang tìm Mẫu Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cho Sinh Viên Luật để làm tài liệu tham khảo trước khi tiến hành làm bài báo cáo thực tập cho mình, việc hoàn thành bài báo cáo sau thời gian thực tập tại công ty của các bạn sinh viên ngành luật thật không dễ. Hiểu được khó khăn mà bạn đang gặp phải nên ngay bây giờ Luận Văn Tốt chia sẻ đến bạn Mẫu Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cho Sinh Viên Luật Hay Nhất hiện nay. Hy vọng đây sẽ làm tài liệu tham khảo hữu ích giúp các bạn hoàn thiện bài báo cáo thực tập đạt điểm cao.

Nhưng nếu các bạn đang khó khăn để tìm công ty thực tập, bế tắc về bài làm, tìm sồ liệu, tài liệu cho bài báo cáo, xin mộc dấu xác nhận của công ty…thì hãy liên hệ ngay với dịch vụ viết báo cáo thực tập của Luận Văn Tốt Zalo/tele : 0934573149 để được hỗ trợ bạn nhé.

1. Mô tả các công việc Thực Tập Tại Công Ty Cho Sinh Viên Luật

Trong thời gian thực tập tại công ty, ngoài việc quan sát, tìm hiểu công việc của các bộ phận khác trong cơ quan, em cũng được giao thực hiện một số công việc cụ thể . Tóm tắt lại các công việc như sau:

–   Đọc tài liệu nội bộ của công ty: bộ tài liệu bao gồm thỏa ước lao động tập thể, nội quy làm việc, quy chế lương thưởng, bộ nhận diện thương hiệu (logo, slogan, profile…). Những tài liệu này nhằm cung cấp cho nhân viên mới cái nhìn tổng quan về công ty như: ngành nghề chủ đạo, sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng, nội quy, quy định khi đi làm, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, sơ đồ tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quy trình làm việc từng vị trí công việc của công ty.

–   Đi các phòng trực tiếp quan sát, giao lưu học hỏi các phòng ban trong công ty. Đây là dịp để em có cơ hội so sánh giữa kiến thức thu thập được trong tài liệu nội bộ đã nghiên cứu và hoạt động thực tế tại các phòng ban chức năng của công ty. Cũng là dịp để một nhân viên làm công tác pháp chế doanh nghiệp có cái nhìn khách quan về các loại hình công việc khác nhau ở công ty mình, khi tham mưu các chính sách cho lãnh đạo công ty sẽ tổng quát và phù hợp hơn với từng đặc thù từng nghề nghiệp.

–   Nghiên cứu tài liệu và cùng cán bộ chuyên viên Pháp chế công ty giải quyết một tình huống công việc cụ thể: Trong thời gian thực tập, e may mắn được cùng nghiên cứu với chuyên viên pháp chế về yêu cầu thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh bất động sản của lãnh đạo công ty. Các công việc được tham gia trực tiếp như sau:

Trình tự các bước thực hiện của chuyên viên pháp chế diễn ra như sau:

+ Nhận yêu cầu từ PTGĐ Tài chính – Pháp chế về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh bất động sản.

+ Chuyên viên tra cứu Luật đầu tư 2020 (Luật 61/2020/QH14) tại Phụ lục IV quy định về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì xác định được ngành kinh doanh bất động sản là ngành nghề có điều kiện (mã số 6810), yêu cầu công ty phải có vốn điều lệ từ 20 tỷ trở lên. Hiện tại theo đăng ký kinh doanh thì vốn điều lệ của công ty là 30 tỷ, đáp ứng điều kiện thực hiện ngành nghề này,  do vậy Doanh nghiệp thực hiện việc bổ sung ngành nghề theo các văn bản, quy định sau:

* Luật doanh nghiệp số: 59/2020/QH14, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2020

            * Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 03 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

            * Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 06 tháng 7 năm 2018 về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Ngành kinh doanh bất động sản là 6810.

* Nghiên cứu Điều lệ công ty.

* Liên hệ bộ phận hướng dẫn tại trung tâm hành chính công tỉnh, bộ phận đăng ký kinh doanh sở kế hoạch đầu tư để kiểm tra chắc chắn các tài liệu cần thiết và quy trình thực hiện để bổ sung nghành nghề theo yêu cầu.

Bộ hồ sơ nộp lên hành chính công Tỉnh gồm: Thông báo nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh; Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông; Quyết định của HĐQT về nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh.  

+ Tổng hợp báo cáo lại quy trình cho PTGĐ Pháp chế để xin triển khai theo quy trình (thực hiện trong ½ ngày). Trình tự các bước cần thực hiện như sau:

Bước 1 (2 ngày):

*Các cổ đông sáng lập họp và quyết định về ngành nghề bổ sung (ngành nghề kinh doanh bất động sản – 6810) và được thể hiện bằng Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông. Trong biên bản Họp Đại hội đồng cổ đông phải thể hiện được những nội dung thay đổi trong Điều lệ công ty.

*Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải làm xong và thông qua trước khi kết thúc cuộc họp.

*Chủ tọa và thư ký cuộc họp hoặc người khác ký tên trong biên bản họp phải liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung biên bản.

(Quy định tại Điều 150 Luật Doanh nghiệp)

Bước 2 (1 ngày):

*Căn cứ vào biên bản Họp Đại hội đồng cổ đông, Chủ tịch Hội đồng Quản trị ra Quyết định về việc bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh (ngành nghề kinh doanh bất động sản).

*Quyết định phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.

*Quyết định sẽ giao cho Giám đốc hoặc người đại diện theo pháp luật thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Bước 3 (1 ngày):

*Bộ phận chuyên môn thực hiện việc lập Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-1, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT).

*Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đã đăng ký trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi.

*Kèm theo Thông báo phải có Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông; Quyết định của Chủ tịch HĐQT về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh.

*Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo: Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế; Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp quy định tại Phụ lục II-18 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.

Bước 4 ( 4 ngày):

*Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, bổ sung, thay đổi thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

*Trường hợp hồ sơ thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc.

*Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi. Trường hợp có thay đổi mà doanh nghiệp không thông báo thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

(Quy định tại Điều 32 Luật Doanh nghiệp và Điều 49 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP)

Thời hạn giải quyết của cơ quan chức năng:  

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Như vậy, tổng thời gian triển khai viêc thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh từ khi tiếp nhận chỉ thị của lãnh đạo công ty đến khi nhận kết quả hoàn thành mất tổng cộng 8-10 ngày làm việc.

+ Đi cùng chuyên viên pháp chế công ty lên hành chính công nộp hồ sơ, nhận giấy hẹn và trả kết quả để nắm được cách thức, quy trình thực hiện các thủ tục hành chính của cơ quan công quyền. 

2. Đánh giá sự phù hợp của công việc Thực Tập Tại Công Ty Cho Sinh Viên Luật

Trong quá trình thực tập tại công ty, qua thực hiện một số việc cụ thể được giao, em có thể đánh giá được sơ bộ sự phù hợp giữa khả năng của bản thân với các yêu cầu của công việc pháp chế doanh nghiệp.

– Về chuyên môn nghiệp vụ:

+ Em đang học đại học ngành Luật kinh doanh, đây là một trong những điều kiện cần để đáp ứng đòi hỏi về chuyên môn luật của doanh nghiệp. Với các môn học đã hoàn thành và nhiều môn còn chưa được học, em tự thấy khối lượng kiến thức mình đã chiếm lĩnh chưa đủ để thực hiện tốt các công việc thực tế. Mặc dù có sự hỗ trợ của các công cụ tra cứu hiện đại nhưng nếu không có sự hỗ trợ của cán bộ pháp chế công ty thì em sẽ mất nhiều thời gian hơn với các mẫu biểu, hồ sơ giấy tờ sẽ thiếu và thực hiện nhiều lần mới hoàn thành.

Mẫu Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cho Sinh Viên Luật Hay Nhất
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cho Sinh Viên Luật Hay Nhất

XEM THÊM : Công Việc Thực Tập Pháp Lý Trong Công Ty Của Sinh Viên Luật

+ Đã tốt nghiệp trình độ thạc sỹ chuyên ngành quản trị kinh doanh , đây là một thế mạnh về nghiệp vụ rất lớn nếu em lựa chọn làm công tác pháp chế doanh nghiệp sau này.

+ Đã trang bị các kiến thức chuyên môn khác như : chứng khoán, tài chính, đầu tư, bất động sản…là các kiến thức rất cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các công ty trên thị trường Việt Nam.có thể nói kiến thức nền của em rất phù hợp cho việc làm pháp chế doanh nghiệp.

– Về kỹ năng công việc:

+ Có tư duy logic tốt, khả năng tóm tắt, phân tích bản chất vấn đề nhanh nhạy, phù hợp với tính chất công việc pháp chế doanh nghiệp.

+ Đã trang bị những kỹ năng mềm cần thiết khác như tin học, ngoại ngữ…

+ Kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng sắp xếp, quản lý công việc chưa được kiểm chứng.

+ Mức độ cẩn thận, tỷ mỉ khi thực hiện công việc chưa cao.

3. Thuận lợi, khó khăn khi Thực Tập Tại Công Ty Cho Sinh Viên Luật

  • Thuận lợi:

+ Các kiến thức chuyên môn và kỹ năng phụ trợ cơ bản đã được bản thân trang bị tương đối tốt.đây là một thuận lợi lớn khi ứng tuyển vào các vị trí công việc pháp chế doanh nghiệp sau này.

+ Việc tra cứu tài liệu luật qua mạng internet giúp tiếp cận thông tin nhanh hơn nhiều.

+ Cổng thông tin các chính sách, quy định riêng của địa phương đã được minh bạch và thuận tiện tra cứu hơn rất nhiều cũng giúp ích cho việc bảo đảm các vấn đề pháp lý theo yêu cầu của công ty.

+ Việc có các nguồn thông tin mẫu tham khảo của các đơn vị khác có cùng mô hình hoạt động, các tổ chức tư vấn khác cũng là nguồn tham khảo quý giá cho người thực thi công việc.

+ Em đã thực hiện học phần thực tập hướng nghiệp tại công ty trước đây nên việc bắt nhịp, làm quen với hệ thống phòng ban, văn hóa công ty rất nhanh, dành thời gian cho công việc chuyên môn nhiều hơn. Được sự hỗ trợ, hướng dẫn nhiệt tình của cán bộ hướng dẫn và chuyên viên phụ trách công việc pháp chế của công ty kèm cặp thường xuyên nên công việc triển khai khá thuận lợi.     

  • Khó khăn khi thực hiện công việc:

+ Mặc dù những yêu cầu khi thực hiện công việc không phải lúc nào cũng được nêu ra một cách rõ ràng bằng văn bản do tính chất nhạy cảm của nó nhưng người thực hiện nhiệm vụ pháp chế trong doanh nghiệp phải hiểu được những yêu cầu bất thành văn khi thực thi công việc của mình.

+ Cân đối giữa lợi ích của việc sản xuất kinh doanh linh hoạt với việc đảm bảo theo luật pháp, hài hòa với lợi ích các phòng ban khác, các đối tác là một thách thức không đơn giản đối với người làm pháp chế doanh nghiệp. Nhất là đối với người chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế tại các doanh nghiệp.

+ Vì phạm vi công việc của pháp chế doanh nghiệp rất rộng, từ đối nội cho đến đối ngoại nên để thực hiện tốt được nhiệm vụ này, ngoài hiểu biết về pháp luật thông thường , người thực hiện còn phải có kinh nghiệm rất sâu về quy trình thực hiện các công việc chuyên môn mà doanh nghiệp của mình đang tham gia để có thể lường trước những tình huống rủi ro. Từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa có đủ độ bao phủ, hạn chế rủi ro thấp nhất cho công ty, bảo toàn được vốn đầu tư ngay cả khi xảy ra rủi ro bất khả kháng đối với đối tác.

+ Mặc dù hướng bảo vệ lợi ích cho công ty rất cao như vậy nhưng cách thức thể hiện trong hợp đồng,giao kết…vẫn phải đảm bảo sự hài hòa, không được thiên về lợi ích chủ quan của công ty. Nếu không đàm phán hợp tác sẽ khó thành công.

+ Do chưa hoàn thành hết các học phần kiến thức chuyên ngành luật nên em gặp khó khăn trong một số dạng công việc có tính chuyên môn cao hơn như hợp đồng, quy trình chi tiết khi thực hiện là chủ đầu tư của dự án bất động sản…

–   Hướng khắc phục những khó khăn nêu trên:

+ Rèn luyện khả năng nhận diện , cân đối những lợi ích của doanh nghiệp với những rủi ro pháp lý công ty phải giải quyết. Từ đó có phương án tư vấn thuyết phục cho ban giám đốc dựa trên lợi ích chung cao nhất của công ty.

+ Liên tục trau rồi kiến thức luật pháp liên quan đến ngành nghề hoạt động chính của công ty.

+ Học tập, giao lưu kiến thức chuyên ngành từ các phòng ban khác để làm phong phú thêm hiểu biết của mình. Từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về lợi ích và rủi ro của ngành.

+ Tham gia quan sát trực tiếp các cuộc thương lượng để rút ra kinh nghiệm xử lý tốt hơn những giới hạn chấp nhận được khi thương thảo, thực hiện hợp đồng với các đối tác, đảm bảo thể hiện hài hòa lợi ích các bên khi thương thảo hợp đồng.

+ Xây dựng mối quan hệ thân thiện với nội bộ các phòng ban công ty và với khách hàng, đối tác. Tránh thể hiện cảm giác đối đầu pháp lý ngay từ khi mới tiếp xúc.

+ Rèn luyện tính cẩn thận, ngăn nắp, tỉ mỉ khi thực hiện công việc.

4. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho sinh viên ngành Luật

Thông qua nghiên cứu thực tế, em nhận thấy công tác tư vấn pháp luật trong doanh nghiệp ngày càng quan trọng và được đầu tư xứng đáng hơn trong các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh.

Đối với các công ty sản xuất và xuất nhập khẩu thì công việc này còn cần thiết hơn nữa. Công tác tư vấn, áp dụng luật pháp xuất hiện ở hầu hết các khâu từ nội bộ (nội quy, quy chế, hợp đồng lao động…) cho đến các hoạt động tương tác, giao dịch với các đơn vị khác (hợp đồng, thỏa thuận, đăng ký kinh doanh, bổ sung ngành nghề…). Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng hội nhập của đất nước vào nền kinh tế chính trị toàn cầu. Nhìn vào các nước có trình độ phát triển cao trên thế giới cho thấy nghề nghiệp liên quan đến pháp luật có vị trí rất cao trong xã hội. Với những nhận định đó, em rất mong muốn học được nhiều kiến thức pháp lý hơn nữa để sau khi kế thúc khóa học có thể áp dụng vào thực tế công việc.

Nhận thức được đặc điểm kinh tế – xã hội của Việt Nam hiện tại cũng giúp cho cá nhân người thực tập hiểu được vẫn còn một khoảng cách giữa quy định của luật pháp và áp dụng luật trong thực tiễn cuộc sống , kinh doanh. Để hoàn thành Mẫu Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cho Sinh Viên Luật , ngoài học ở trường còn phải đầu tư nhiều cho các kỹ năng mềm khác, các mối quan hệ trong ngành để sớm có được kinh nghiệm của những người đi trước, tránh những va vấp trong tương lai.

Ngoài ra, một bài học kinh nghiệp em rút ra được trong quá trình thực hành nghề nghiệp tại công ty là phải biết quản lý, phân bổ thời gian của mình khớp với yêu cầu của công việc và phối hợp với lịch làm việc của lãnh đạo và các cá nhân , phòng ban có liên quan sao cho mọi việc được giải quyết hiệu quả và nhanh gọn nhất.

Trên đây là Mẫu Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cho Sinh Viên Luật Hay Nhất hiện nay, mong rằng sẽ giúp cho các bạn tìm được phương hướng cho bài báo cáo thực tập của mình. Nếu như tất cả đối với bạn cũng còn rất khó khăn thì hãy gọi ngay cho chúng tôi hotline Zalo/tele : 0934573149 để được tư vấn miễn phí bạn nhé!!

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Liên hệ