Mẫu Báo cáo thực tập tại Nhà Thuốc đạt chuẩn GPP

4.9/5 - (10 bình chọn)
Dưới đây là bài Mẫu Báo cáo thực tập Nhà Thuốc đạt chuẩn GPP  được Luận Văn Tốt tìm kiếm, thu thập để đăng tải lên cho các bạn sinh viên có nhu cầu, nếu các bạn đang tìm một bài Báo cáo thực tập nhà Thuốc thì đây là một bài mẫu hay cho các bạn tham khảo.
Ngoài ra, nếu các bạn có nhu cầu cần tìm dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập thì hãy liên hệ với dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập của Luận Văn Tốt nhé, bên mình hỗ trợ tư vấn đề tài miễn phí, lập dàn bài chi tiết, hỗ trợ trọn gói bài làm bao mộc, dấu,…. Hãy liên hệ zalo để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời các bạn nhé.

……………………………………………………………………………………………………..

Đề cương Mẫu Báo cáo tốt nghiệp Nhà Thuốc đạt chuẩn GPP 

MỤC LỤC 
LỜI MỞ ĐẦU
LỜI CẢM ƠN
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1. Tên và địa chỉ đơn vị thực tập
2. Nhiệm vụ và quy mô của tổ chức:
2.1. Nhiệm vụ
2.2. Quy mô tổ chức
2.2.1. Cở sở vật chất
2.2.2. Chế độ sổ sách, báo cáo, kiểm tra:
2.2.3. Cách trưng bày và phân loại thuốc trong đại lý thuốc:
2.2.4. Bảo quản thuốc:
2.3. Chức năng và nhiệm vụ của dược sĩ trung cấp tại cơ sở:
PHẦN II: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TÂP – THỰC TẾ
1. Các hình thức bản lẻ thuốc, địa bàn để mở cơ sở bán lẻ thuốc, phạm vi hoạt động:
1.1. Nhà thuốc:
1.2. Quầy thuốc:
1.3. Đại lý thuốc của doanh nghiệp:
1.4. Tủ thuốc của trạm y tế:
2. Điều kiện kinh doanh nhà thuốc:
2.1. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc:
2.2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghệ Dược:
2.3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc:
2.4. Giấy chứng nhận hành nghề:
3. Các tiêu chuẩn của nhà thuốc chưa đạt chuẩn GPP và đạt chuẩn GPP:
3.1. Tiêu chuẩn nhà thuốc đạt chuẩn GPP:
3.2. Nhà thuốc chưa đạt GPP:
4. Hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc:
4.1. Mua thuốc:
4.2. Bán thuốc:
4.3. Các bước cơ bản của bán thuốc:
4.4. Các quy định về tư vấn cho người mua thuốc:
4.5. Bán thuốc theo đơn:
4.6. Bảo quản thuốc:
5. Yêu cầu đối với người bán lẻ trong ngành Dược:
5.1. Đối với người làm việc trong cơ sở bán lẻ thuốc:
5.2. Đối với người quản lý chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán lẻ:
5.3. Các hoạt động đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi:
6. Hoạt động hướng dẫn sử dụng thuốc:
7. Một số nhãn thuốc của đại lý thuốc
ALAXAN
IBUPARAVIC
PANADOL
DECOLGENÒ Ace
IPALZAC
LINCOMYCIN
DOVOCIN 500mg
AMOXICILIN 500 mg
CHLORPHENIRAMINE 4 mg
THERALENEÒ 5mg
FANOZO
FEXO 60
TOPRALSIN
MUXYSTINE
EUCAPHOR
METHORFAR 15
MITUX
NifehexalÒ retard
VASTARELÒMR
AMLODIPIN STADAÒ 5 mg
SAGOFENE
PEPSANE
STOMAFAR
DIAMICRONÒMR
MIFESTAD 10
POSTOP
FATIGÒ
VITAMIN E 400
ADOFEX
ACID FOLIC

Dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập lâu đời
Dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập lâu đời

Nội dung Mẫu Báo cáo thực tập Nhà Thuốc đạt chuẩn GPP 

1. Các hình thức bản lẻ thuốc, địa bàn để mở cơ sở bán lẻ thuốc, phạm vi hoạt động:
1.1. Nhà thuốc:
• Do dược sĩ Đại học đứng tên phụ trách.
• Được mở tại địa bàn tất cả các địa phương trên cả nước.
• Phạm vi hoạt động: bán lẻ thuốc thành phẩm và pha chế thuốc theo đơn.
1.2. Quầy thuốc:
• Do Dược sĩ Đại học hoặc Dược sĩ Trung học đứng tên phụ trách.
• Được mở tại địa bàn huyện, xã của các huyện ngoại thành, ngoại thị đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
• Phạm vi hoạt động: Quầy thuốc là được bán lẻ thuốc thành phẩm.
1.3. Đại lý thuốc của doanh nghiệp:
• Do người có trình độ chuyên môn từ Dược tá trở lên đứng tên phụ trách.
• Được mở tại địa bàn các huyện, xã của các huyện ngoại thành, ngoại thị vủa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
• Phạm vi hoạt động: Đại lý thuốc của doanh nghiệp được bán lẻ thuốc thành phẩm theo doanh mục thuốc thiết yếu.
1.4. Tủ thuốc của trạm y tế:
• Do người có trình độ chuyên môn từ Dược tá trở lên đứng tên phụ trách
• Được mở địa bàn các xã của các huyện ngoại thành phố, ngoại thị xã đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
• Phạm vi hoạt động: Tủ thuốc được bán lẻ thuốc thành phẩm theo danh mục thuốc thiết yếu sử dụng cho tuyến y tế cấp xã.

– Lưu ý: Các cơ sở bán lẻ thuốc không được bán nguyên liệu hóa dược làm thuốc
2. Điều kiện kinh doanh nhà thuốc:
2.1. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc:
– Cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân sự phải có trình độ chuyên môn cần thiết cho hình thức hiệu thuốc – nhà thuốc. Người quản lý chuyên môn về dược phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề phù hợp với hình thức kinh doanh nhà thuốc.
2.2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghệ Dược:
– Có văn bằng chứng chỉ chuyên môn phù hợp với hình thức tổ chức và phạm vi hành nghề.
– Đã qua thực hành ít nhất 2 năm đến 5 năm tại cơ sở dược hợp pháp.
– Có đạo đức nghề nghiệp và đủ sức khỏe hành nghề dược.
2.3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc:
– Được cấp cho cơ sở kinh doanh thuốc, do Giám đốc Sở Y tế và có hiệu lực 5 năm kể từ ngày ký.
2.4. Giấy chứng nhận hành nghề:
– Có thời hạn hiệu lực 5 năm kể từ ngày cấp, thời gian gia hạn của giấy phép tối đa 5 năm, không hạn chế số lần gia hạn.
3. Các tiêu chuẩn của nhà thuốc chưa đạt chuẩn GPP và đạt chuẩn GPP:
3.1. Tiêu chuẩn nhà thuốc đạt chuẩn GPP:
– Nhân sự :
• Người phụ trách hoặc chủ đại lý thuốc phải có chứng chỉ hành nghề dược (Dược sĩ Đại học).
• Nhân lực thích hợp và đáp ứng quy mô hoạt động.
• Nhân viên có văn bằng chuyên môn về dược và thời gian thực hành nghề nghiệp phù hợp, đủ sức khỏe, không bị bệnh truyền nhiễm, không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn y dược.
– Về diện tích:
• Diện tích tối thiểu 10 m2 (Diện tích cơ sở thực tập – đại lý thuốc công đức là 12m2, phù hợp với quy mô kinh doanh), có khu vực trưng bày bảo quản, giao tiếp khách hàng, có nơi rửa tay dành cho người bán thuốc, khu vực dành riêng cho tư vấn khách hàng và ghế ngồi chờ, có khu vực dành riêng cho những sản phẩm không phải là thuốc.
• Địa điểm cố định riêng biệt, cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm, xây dựng chắc chắn có trần ngăn bụi, nền dễ làm vệ sinh và đủ ánh sáng.
– Thiết bị bảo quản :
• Tủ, kệ, trưng bày thuốc, có máy lạnh, nhiệt độ trong nhà thuốc luôn ổn định.
– Hồ sơ, sổ sách, tài liệu chuyên môn:
• Có hồ sơ, sổ sách liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc, gồm sổ sách và máy tính, có phần mềm quản lý thuốc tồn trữ, hồ sơ, sổ sách lưu dữ liệu về bệnh nhân, về hoạt động mua bán thuốc, pha chế thuốc.
• Các hồ sơ sổ sách phải lưu trữ ít nhất là 1 năm kể từ khi thuốc hết hạn dùng.
• Xây dựng và thực hiện các quy trình thao tác chuẩn cho tất cả quy trình chuyên môn.
3.2. Nhà thuốc chưa đạt GPP:
– Nhân sự:
• Thiếu nhân viên trong quá trình hoạt động nhà thuốc.
– Diện tích:
• Diện tích nhà thuốc nhỏ hơn 10m2 không có ghế chờ, không có đủ diện tích để kệ, tủ đựng thuốc ,mỹ phẩm , thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế, thuốc sắp xếp không theo nhóm.
– Bảo quản :
• Không máy lạnh giữ to ổn định, tủ kệ không đủ trưng bày.
4. Hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc:
4.1. Mua thuốc:
– Nguồn mua phải là cơ sở kinh doanh hợp pháp.
– Thuốc phải được phép lưu hành, bao bì còn nguyên vẹn và có đủ hóa đơn chứng từ hợp lệ để chứng minh nguồn gốc thuốc.
– Khi nhập thuốc phải kiểm tra hạn dùng, thông tin trên nhãn, chất lượng thuốc và kiểm soát thường xuyên trong quá trình bảo quản.
– Nhà thuốc phải có đủ danh mục thuốc thiết yếu dùng cho tuyến C do sở y tế địa phương quy định.

Báo cáo thực tập tại nhà thuốc
Báo cáo thực tập tại nhà thuốc

4.2. Bán thuốc:
– Bán đúng thuốc, đúng giá.
– Bán đúng toa, đúng số lượng mà người mua cần.
– Tư vấn về cách sử dụng thuốc, các loại thuốc cho người mua thuốc.
4.3. Các bước cơ bản của bán thuốc:
– Hỏi người mua về bệnh và thuốc mà người mua yêu cầu.
– Tư vấn về lựa chọn thuốc, cách dùng thuốc, hướng dẫn cách sử dụng thuốc bằng lời nói trong trường hợp không có đơn người bán lẻ phải hướng dẫn sử dụng thuốc bằng cách viết lên bao bì đóng gói.
– Cung cấp thuốc phù hợp. Kiểm tra đối chiếu thuốc bán ra với toa thuốc khi giao thuốc cho bệnh nhân về tên thuốc, hàm lượng, số lượng, cảm quan về chất lượng thuốc.
4.4. Các quy định về tư vấn cho người mua thuốc:
– Người mua thuốc cần nhận được sự tư vấn đúng đắn, đảm bảo hiệu quả điều trị và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng.
– Người bán lẻ phải xác định rõ trường hợp nào cần có tư vấn của người có chuyên môn phù hợp với loại thuốc cung cấp để tư vấn cho người mua thông tin về thuốc, giá cả và lựa chọn các thuốc không cần kê đơn.
– Đối với người bệnh cần phải có chẩn đoán của thầy thuốc mới có thể dùng thuốc, người bán lẻ cần phải tư vấn để bệnh nhân tới khám thầy thuốc chuyên môn thích hợp hoặc bác sĩ điều trị.
– Đối với bệnh nhân nghèo, không đủ khả năng chi trả thì người bán lẻ cần tư vấn lựa chọn loại thuốc có giá cả hợp lý, đảm bảo điều trị bệnh và giảm tới mức thấp nhất khả năng chi phí.
– Không được tiến hành các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc tại nơi bán thuốc trái với quy định về thông tin quảng cáo thuốc, không khuyến khích người mua coi thuốc là hàng hóa thông thường và không khuyến khích người mua mua thuốc nhiều hơn cần thiết.
4.5. Bán thuốc theo đơn:
– Người bán thuốc theo đơn phải có trình độ chuyên môn phù hợp với quy định của Bộ Y Tế.
– Người bán lẻ thuốc phải bán đúng thuốc ghi trong đơn. Khi phát hiện có sai phạm hoặc ảnh hường đến sức khỏe người bệnh, người bán phải thông báo lại cho người kê đơn biết.
– Người bán lẻ phải giải thích rõ cho người mua và có quyền từ chối bán thuốc theo đơn trong trường hợp đơn thuốc không hợp lệ, đơn thuốc có sai sót hoặc nghi vấn, đơn thuốc kê không nhằm mục đích chữa bệnh
– Dược sĩ đại học có quyền thay thế thuốc hoặc bằng một thuốc khác có cùng hoạt chất, dạng bào chế, cùng liều lượng khi có sự đồng ý của người mua.
– Hướng dẫn người mua về cách sử dụng thuốc và nhắc nhở thực hiện đúng đơn thuốc. (Báo cáo thực tập tại Nhà Thuốc)
– Bán thuốc gây nghiện, phải vào sổ, lưu đơn thuốc bản chính.
4.6. Bảo quản thuốc:
– Thuốc phải được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý.
– Bảo quản thuốc theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc.
– Thuốc kê đơn được bày bán và bản quản tại khu vực riêng có ghi rõ “ Thuốc kê đơn” hoặc trong cùng một khu vực phải sắp xếp riêng các thuốc bán theo đơn, tránh gây nhầm lẫn.
5. Yêu cầu đối với người bán lẻ trong ngành Dược:
5.1. Đối với người làm việc trong cơ sở bán lẻ thuốc:
– Đối với người làm việc trong cơ sở bán lẻ thuốc
– Có thái độ hòa nhã, lịch sự khi tiếp xúc với người mua thuốc.
– Hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin và lời khuyên đúng đắn về cách dùng thuốc cho người mua hoặc bệnh nhân và có các tư vấn cần thiết nhằm đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.
– Giữ bí mật các thông tin về người bệnh trong quá trình hành nghề như bệnh tật, các thông tin người bệnh yêu cầu.
– Trang phục áo Blouse trắng, sạch sẽ, gọn gàng và phải đeo bản tên.
– Thực hiện đúng các quy chế dược, tự nguyện tuân thủ đạo đức hành nghề dược.
– Thường xuyên tham gia các lớp đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn và pháp luật Y tế.
5.2. Đối với người quản lý chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán lẻ:
– Phải thường xuyên có mặt trong thời gian hoạt động và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của cơ sở, khi vắng mặt phải ủy quyền cho nhân viên có trình độ chuyên môn tương đương.
– Trực tiếp tham gia việc bán các thuốc kê đơn, tư vấn cho người mua.
– Liên hệ với bác sĩ kê đơn trong các trường hợp cần thiết.
– Thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn, văn bản quy phạm pháp luật về hành nghề dược và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng thuốc.
– Đào tạo hướng dẫn các nhân viên về chuyên môn cũng như đạo đức hành nghề dược.
– Cộng tác với y tế cơ sở, cung cấp thuốc thiết yếu, tham gia truyền thông giáo dục về thuốc cho cộng đồng và các hoạt động khác.
– Theo dõi và thông báo cho cơ quan y tế về các tác dụng không mong muốn của thuốc.
5.3. Các hoạt động đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi:
– Phải có hệ thống lưu trữ thông tin, thông báo về thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi.
– Có thông báo thu hồi cho khách hàng, kiểm tra và trực tiếp thu hồi và biệt trữ thuốc thu hồi chờ xử lý.
– Có hồ sơ ghi rõ về việc khiếu nại và biện pháp giải quyết.
– Nếu hủy thuốc phải có biên bản theo quy chế quản lý chất lượng thuốc.
– Có báo cáo các cấp theo quy định

Kết luận – Kiến nghị Mẫu Báo cáo thực tập Nhà Thuốc đạt chuẩn GPP 

Trong quá trình thực tập tại nhà thuốc vừa qua, em đã học được rất nhiều loại thuốc, được hiểu sâu rộng hơn về những kiến thức đã học trên ghế nhà trường. Nhờ những kiến thức đã học và kiến thức thu được trong quá trình thực tập, em đã có thể: Tự kiểm tra sổ sách và hạn dùng của thuốc, biết được cách sắp xếp thuốc hợp lý, hiểu rõ hơn về tác dụng dược lý của thuốc, có thể đọc được toa kê đơn thuốc của bác sỹ ( loại thuốc, số lượng, hàm lượng thuốc).
Vì thời gian thực tập có phần hạn hẹp, kiến thức về dược lại vô cùng rộng lớn, nhiều câu hỏi của người bệnh em chưa giải đáp được. Mong các chị (anh) nhân viên trong nhà thuốc bỏ qua những thiếu xót của em trong thời gian thực tập. Em cũng xin chân thành cảm ơn BGH nhà trường và các thầy cô của trường Cao đẳng Kinh Tế- Kỹ Thuật Miền Nam đã tạo điều kiện cũng như hướng dẫn em trong quá trình thực tập và làm báo cáo. Trong quá trình làm bài không thể không tránh khỏi những sai xót, mong thầy cô xem xét và giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!

…………………………………………………………………………………

Trên đây là mẫu Báo cáo thực tập Nhà Thuốc đạt chuẩn GPP, của Luận Văn Tốt với mục tiêu muốn gửi đến các bạn các bài hay và chỉnh chu nhất, nếu bạn nào đang có nhu cầu tìm bài liên quan thì đây là một bài mẫu bổ ích, phù hợp nhất dành cho các bạn. Nếu các bạn có khó khăn, chưa thể hoàn thành bài báo cáo thực tập của mình, thì hãy liên hệ với Dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập của Luận Văn Tốt để chúng tôi được hỗ trợ tận tình và làm bài trọn gói bao mộc, dấu cho các bạn nhé.

( Lưu ý: vui lòng liên hệ zalo: 0934.573.149 để được gửi full bài này nhé )

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Liên hệ