Mẫu Báo Cáo Thực Tập Về Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Hay Nhất

5/5 - (3 bình chọn)

Dưới đây là Mẫu Báo Cáo Thực Tập Về Công Ty Cổ Phần Cơ Khí và sơ đồ tổ chức quản lý cũng như chức năng, nhiệm vụ các phòng ban trong Công Ty Cổ Phần Cơ Khí cũng là nội dung mà hôm nay Luận Văn Tốt sẽ giới thiệu đến cho các bạn sinh viên trước khi các bạn tiến hành làm bài Báo Cáo Thực Tập Về Công Ty Cổ Phần Cơ Khí. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích cho các bạn tham khảo và tìm được phương hướng để hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập.

Ngoài ra nếu các bạn có khó khăn trong quá trình làm bài hay khó tìm được công ty thực tập, xin mộc dấu xác nhận của công ty… thì hãy liên hệ ngay Zalo/tele : 0934573149 để được hỗ trợ kịp thời. Hoặc các bạn cần một bài báo cáo thực tập hoàn chỉnh (với mọi đề tài) đạt được điểm cao thì các bạn tham khảo dịch vụ viết báo cáo thực tập của luanvantoot.com bạn nhé.

1.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Công Ty Cổ Phần Cơ Khí

Mới đầu khi thành lập (tháng 6/1976) Công ty có tên là Nhà máy Cơ khí An Ngãi nằm trên đường Nguyễn Thuỵ, Cách ga Quảng Ngãi khoảng chừng 500m rất thuận lợi cho giao thông cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm. Với số vốn ban đầu là 100.000.000 đồng ( trong đó có vốn cố định chiếm 80%) và số lượng cán bộ công nhân viên 50 người, Công ty đi vào sản xuất với những mặt hàng chính là công cụ, máy móc phục vụ cho nghành nông nghiệp ở địa phương như: Máy tuốt lúa đạp chân, xe cải tiến, máy bơm nước các loại,…

Năm 1992 Công ty đã mạnh dạng xin nghành chủ quản cho hoạt động thêm nghành xây lắp điện hạ thế 35KV và đóng mới sửa chữa tàu thuyền tạo thêm việc làm cho người lao động góp phần ổn định trong SXKD. Từ năm 1993 Công ty được giao thêm nhiệm vụ xây lắp đường dây tải điện và trạm biến áp 15-22KV/0,4KV và đổi tên thành: “Nhà máy Cơ khí và Xây lắp An Ngãi”.

Từ ngày 26/01/2005 Nhà máy nhận thêm nhiệm vụ xây lắp cơ khí và xây lắp điện các công trình nên đổi tên thành: “Công ty Cơ khí và Xây lắp An Ngãi”.

Căn cứ quyết định số 1562/QĐ-CT ngày 13/07/2004 của Chủ tịch UBND Tỉnh Quảng Ngãi về việc cổ phần hóa công ty đã phê duyệt Công ty Cơ khí và Xây lắp An Ngãi là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, thực hiện hạch toán độc lập, hoạt động theo điều lệ của công ty và luật doanh nghiệp với tên “Công ty Cổ Phần Cơ khí và Xây lắp An Ngãi”. Có vốn điều lệ là: 3.500.000.000 đồng, với cơ cấu: vốn thuộc sở hữu Nhà Nước 40%, vốn CBCNV trong công ty 60%.

Với tinh thần vừa sản xuất vừa xây dựng đến nay công ty đã có 370 CBCNV, trong đó có 47 CBCNV trình độ đại học, 7 CBCNV có trình độ cao đẳng, 9 trung cấp, còn lại là sơ cấp và công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề bậc 3 đến bậc 7.

Hiện nay công ty mở thêm trung tâm mới lấy tên là: “Trung Tâm Tư Vấn Đầu Tư và Phát Triển Công Nghiệp” và mới đây là lễ khánh thành nhà máy gạch Tuynel Bình Nguyên để đáp ứng tình hình mới hiện nay, vững bước trong sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường.

Chức năng hoạt động và nhiệm vụ của công ty

Chức năng hoạt động

Công ty Cổ Phần Cơ khí và Xây lắp An Ngãi hoạt động SXKD trong lĩnh vực sau:

+ Thiết kế và sản xuất các sản phẩm cơ khí, các cấu kiện phi tiêu chuẩn ( gia công mạ kẽm nhúng nóng, mạ kẽm điện phân)

+ Sản xuất lắp ráp lắp đặt các thiết bị cơ điện.

+ Xây lắp đường dây tải điện 15-22/(0,4)KV và các trạm biến áp đến 35KV.

+ Đóng mới và sửa chữa tàu thuyền.

+ Tư vấn thiết kế tàu cá.

+ Khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng

+ Thi công và xây lắp các công trình thủy lợi, thủy điện.

+ Thi công và xây lắp các công trình giao thông đường bộ.

+ Kinh doanh máy móc, thiết bị, phụ tùng cơ điện.

+ Xây dựng dân dụng và công nghiệp.

+ Xây dựng các công trình đường ống cấp thoát nước.

+ San lấp và cải tạo mặt bằng.

+ Tư vấn đầu tư thiết kế, giám sát công trình điện đến 35 KW và các công trình công nghiệp.

Nhiệm vụ của công ty

  • Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký.
  • Bảo toàn và phát triển nguồn vốn kinh doanh, đảm bảo kinh doanh hiệu quả.
  • Đảm bảo cho người lao động được hưởng mọi chế độ theo Bộ luật lao động về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, an toàn lao động…
  • Đối với Nhà nước, Công ty tuân thủ theo pháp luật Việt Nam, chấp hành các chính sách, các quy định, các chuẩn mực kế toán do Nhà nước ban hành và thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ về thuế.
  • Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty đúng Luật Pháp hiện hành để thực hiện mục đích và mọi hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất nhập khẩu và quản lý ngoại hối.
  • Mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, luôn tìm kiếm và tiếp cận với khách hàng, để đạt hiệu quả cao nhất.

Quy trình công nghệ sản xuất

Đặc điểm công nghệ sản xuất của công ty là theo các đơn đặt hàng do khách hàng đặt theo yêu cầu được thiết kế sẵn, hoặc yêu cầu công ty thiết kế, mỗi đơn đặt hàng có thể là một sản phẩm, một loại sản phẩm. Quy trình sản xuất diễn ra liên tục, hoạt động sản xuất chế tạo diễn ra ở các phân xưởng kế tiếp nhau cho đến khi hoàn toàn trở thành thành phẩm.

Sơ đồ 1.1 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty.
Sơ đồ 1.1 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty.

XEM THÊM : Mẫu Giới Thiệu Công Ty Sắt Thép

2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công Ty Cổ Phần Cơ Khí

2.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Sơ đồ 1.2 –Cơ cấu toàn công ty
Sơ đồ 1.2 –Cơ cấu toàn công ty

2.2.Chức năng và quyền hạn của từng phòng ban

– Chức năng của Hội đồng quản trị : Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông.

– Ban kiểm soát : Được thay mặt các cổ đông kiểm soát tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ban kiểm soát có quyền hạn và trách nhiệm :

Kiểm soát các hoạt động kinh doanh, kiểm tra sổ sách kế toán, các báo cáo quyết toán tài chính hàng năm.           

Được quyền yêu cầu các phòng nghiệp vụ của Công ty cung cấp tình hình, số liệu, tài liệu và thuyết minh các hoạt động của công ty. Tham dự các cuộc họp Hội đồng quản trị, được quyền phát biểu ý kiến để đạt được những kiến nghị của mình.

Giám đốc công ty: Điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời ủy quyền cho 2 phó Giám Đốc hàng ngày giải quyết rõ sự vụ phát sinh trong quá trình chế tạo sản phẩm.

Phó Giám đốc dự án đầu tư: Có trách nhiệm tham mưu trực tiếp với giám đốc trong các phương thức quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, xây dựng các dự án đầu tư đồng thời là người được giám đốc ủy nhiệm quyền thay thế khi giám  đốc đi vắng.

Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về các định mức kinh tế, kỹ thuật, xây dựng quy trình chế tạo sản phẩm, nghiên cứu, đề xuất cải tiến mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu thị trường.

Phòng kỹ thuật công nghiệp: Là phòng có chức năng nhiệm vụ cải tạo thiết kế các sản phẩm phù hợp với thị trường, lắp các công nghệ sản xuất mới, xây dựng các định mức vật tư cho sản phẩm, tham gia lập dự án đầu tư mở rộng sản xuất, đề đạt các vấn đề kỹ thuật, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật. Chịu trách nhiệm về hoạt động của máy móc thiết bị, kiểm tra các thông số kỹ thuật của các thiết bị, xác định các định mức tiêu hao vật liệu, định mức sản xuất của từng ca.

Ngoài ra, phòng kỹ thuật còn đảm nhận công việc kiểm tra chất lượng của sản phẩm(KCS). Kiểm tra các thông số kỹ thuật của nguyện vật liệu sản  xuất, theo dõi các thông số kỹ thuật của từng công đoạn sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm làm ra. Tham mưu cho giám đốc về xây dựng các định mức về chất lượng, mẫu mã bao bì sản phẩm.

Phòng kinh doanh: Được hình thành từ phòng kinh doanh + tiếp thị có nhiệm vụ hoạch định các kế hoạch sản xuất hàng tháng, quí, năm và chiến lược sản xuất lâu dài, tìm nguồn và tham mưu cho giám đốc kí hợp đồng và mua sắm vật tư, Phụ tùng xe máy, nguyện liệu….phục vụ đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh.

Chịu trách nhiệm về chất lượng vật tư do bộ phận cung ứng mua về. Theo dõi, kiểm tra phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những cơ sở sai sót trong khâu sử dụng, bảo quản các loại vật tư, hàng hố, sản phẩm, nhiện liệu.

Thực hiện nghiêm túc chế độ ghi chép, theo  dõi kiểm kê, báo cáo định kỳ theo yêu cầu của giám đốc công ty.

Lập kế hoạch mua sắm các loại vật tư, phụ tùng, xe máy bảm bảo đáp ứng kịp thời cho sản xuất kinh doanh.

Tham gia cùng các phòng xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và dự án đầu tư chiều sâu.

Cung cấp đầy đủ, kịp thời các số liệu của phòng khi có yêu cầu chính đáng của các phòng.

Phòng kế toán tài vụ: Tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty về công tác thống kê tài chính kế toán.

Quản lý và kiểm tra việc thực hiện, sử dụng hợp lý, đúng chế độ chính sách các nguồn vốn của công ty.

Lập kế hoạch sử dụng và đôn đốc các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng kế hoạch tài chính hàng tháng, quí, năm.

Thực hiện chế độ thanh quyết toán và thu hồi vốn kịp thời.

Thực hiện nghiêm chế độ kế toán thống kê của nhà nước chấp hành đầy đủ chế độ kiểm kê, báo cáo định kỳ với cơ quan tài chính cấp trên theo yêu cầu của Giám đốc Công ty.

Ghi chép hạch toán đầy đủ, chi tiết các nguồn vốn, tài sản trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và các đơn vị trực thuộc.

Hạch toán kịp thời, chính xác hiệu quả kinh tế và xác định mức lãi lỗ của từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành và xác định hiệu quả kinh doanh của từng đơn vị cơ sở qua một chu trình kinh doanh.

Phòng tổ chức hành chính:Tham mưu giúp việc cho giám đốc về công tác tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương, khen thưởng, kỹ luật, đào tạo nhân lực và công tác quản trị hành chính, thực hiện các chính sách đối với người lao động trong công ty.

Phối hợp với các phòng để xây dựng các văn bản pháp quy của công ty.

Cung cấp kịp thời, đầy đủ các số liệu, các văn bản thuộc về nghiệp vụ công tác tổ chức cho các phòng.

Cung cấp văn phòng phẩm khi có đề nghị của các phòng.

Phụ trách các vấn đề về xây dựng cơ bản, địa chính, dân quân tự vệ, lũ lụt, cháy nổ….

Ban quản lý công trình điện: Phát hành các định mức về xây lắp điện, theo dõi tham mưu cho Giám Đốc những điều kiện thi công các công trình.

Ban KCS: Phụ trách việc kiểm tra chất lượng, mẫu mã sản phẩm phù hợp với quy trình sản xuất kinh doanh hay không.

Trung tâm kinh doanh dịch vụ: Quản lý toàn bộ hệ thống của hàng của công ty và là nơi giao dịch khách hàng cũng như trưng bày sản phẩm của Công ty .

Trung tâm tư vấn ĐT và PTCN: Phụ trách việc tư vấn đầu tư về công nghệ cho khách hàng, cho Công ty .

Giám đốc nhà máy gạch: Là người quản lý, chỉ đạo điều hành tất cả mọi hoạt động của nhà máy và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty.

Phó Giám đốc nhà máy gạch: Là người trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc nhà máy.

Mối quan hệ giữa các phòng ban

  • Nhìn chung, bộ máy tổ chức của Công ty khá chặt chẽ, giúp cho việc quản lý các phòng ban một cách có hiệu quả và thống nhất với nhau.
  • Căn cứ vào nhiệm vụ và quyền hạn của mình, các đơn vị thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của Tổng Giám Đốc hoặc Phó Giám Đốc phụ trách theo các quy chế, quy trình và thủ tục của Công ty.
  • Trong công việc cần có sự phối hợp giữa các phòng ban, các xưởng hoặc người được phân công phải chủ động bàn bạc công việc với người có trách nhiệm liên quan để cùng hợp tác giải quyết. Nếu giữa các phòng ban không thống nhất ý kiến thì cần phải xin ý kiến chỉ đạo của Tổng Giám Đốc hoặc Phó Giám Đốc phụ trách lĩnh vực liên quan.
  • Trong tương lai, công ty mong muốn nổ lực thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước và tổng công ty để nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy tổ chức.

Trên đây là Mẫu Báo Cáo Thực Tập Về Công Ty Cổ Phần Cơ Khí mong rằng sẽ giúp các bạn giải quyết khó khăn khi làm bài báo cáo về Công Ty Cổ Phần Cơ Khí. Nếu cần tư vấn hoặc hỗ trợ thêm về bài làm thì các bạn đừng ngần ngại hãy gọi ngay cho Luận Văn Tốt sđt/zalo : 0934573149 để được tư vấn miễn phí.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Liên hệ