Kỹ Thuật Chọn Mẫu Xác Suất Và Phi Xác Suất Trong Thống Kê

5/5 - (3 bình chọn)

 Trong thống kê mô tả thường sẽ xuất hiện nhiều Mẫu Xác Suất Và Phi Xác Suất. Việc chọn và phân biệt mẫu xác suất và phi xác suất khiến cho các bạn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, ngày hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn những kỹ thuật để chọn lựa các mẫu xác suất và mẫu phi xác suất trong thống kê hiệu quả. Việc lựa chọn các mẫu xác suất, phi xác suất hợp lý sẽ cần phải phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm môi trường nghiên cứu; đối tượng khảo sát. Kỹ thuật chọn mẫu xác suất và phi xác suất là gì? Cách thức lựa chọn như thế nào? Chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn trong bài viết ngày hôm nay.

Ngoài ra nếu trong quá trình xử lý số liệu trên phần mền SPSS cho các bài nghiên cứu, bài luận văn còn quá khó khăn với các bạn thì các bạn cũng đừng lo lắng vì hiện tại Luận Văn Tốt đang cung cấp dịch vụ xử lý định lượng SPSS trọn gói, với đội ngũ chuyên nghiệp và hơn 15 năm kinh nghiệm trong nghề, chúng tôi cam đoan sẽ mang đến cho các bạn kết quả hơn cả mong đợi, nhắn tin hoặn gọi Zalo/tele : 0934573149 để được tư vấn và hỗ trợ.

Kỹ thuật chọn mẫu phi xác suất trong thống kê

Kỹ thuật chọn mẫu phi xác suất trong thống kê
Kỹ thuật chọn mẫu phi xác suất trong thống kê

          Để đi sâu tìm hiểu về các quy tắc chọn lựa một mẫu phi xác suất trong thống kê phù hợp. Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu rõ được khái niệm của mẫu phi xác suất trong thống kê là gì? Mẫu phi xác suất được hiểu là một phương pháp chọn mẫu, chọn đối tượng nghiên cứu một cách ngẫu nhiên, không theo một quy tắc riêng biệt nào cả. Người nghiên cứu có thể lựa chọn theo cảm tính, theo ý muốn chủ quan, theo mong muốn của bản thân, … Do đó, các tham số, dữ liệu thu về không mang tính ứng dụng cao. Không thể dùng để ước lượng, kiểm định, đánh giá tính chất của tham số, dữ liệu. Ưu điểm của mẫu phi xác suất trong thống kê là thuận tiện, ít tốn chi phí, thời gian hơn cho bài nghiên cứu. Nhược điểm của mẫu phi xác suất thống kê là ít thể hiện được tính chất của toàn bộ bài nghiên cứu.

Bài viết tham khảo : Xử Lý Biến Trung Gian Medistor Bằng Sobel Test Hiệu Quả

 Một số phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong thống kê hiệu quả 

 Một số phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong thống kê hiệu quả 
Một số phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong thống kê hiệu quả

          1.Thuận tiện: phương pháp chọn mẫu phi xác suất đầu tiên chúng tôi chia sẻ tới các bạn là phương pháp thuận tiện. Đối với phương pháp này, người nghiên cứu có thể tiếp cận với đối tượng khảo sát dựa trên những yếu tố, đặc điểm thuận lợi khác nhau. Những đặc điểm này có thể là đến từ môi trường nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, tính chất của lĩnh vực nghiên cứu, … Chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể như sau: Để nghiên cứu, đánh giá về sự hài lòng đối với sản phẩm của công ty A. Người nghiên cứu có thể lựa chọn ngẫu nhiên một khách hàng nào đó và tiến hành khảo sát. Nếu khách hàng đó không mong muốn, không thích thì người nghiên cứu có thể chuyển sang khảo sát một khách hàng khác. Đây chính là phương pháp chọn mẫu phi xác suất – thuận tiện. Người nghiên cứu có thể lựa chọn theo ý chí cá nhân của mình và dễ dàng thay đổi đối tượng trong các môi trường khác nhau.

  1. Phán đoán: phương pháp phán đoán là một trong những phương pháp chọn mẫu phi xác suất được sử dụng nhiều nhất trong thống kê. Các nhà nghiên cứu có thể tiếp cận với đối tượng khảo sát dựa trên cơ sở phán đoán cá nhân của mình, không phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài; để lựa chọn ra một đối tượng khảo sát phù hợp. Chình vì thế, tính đại diện của các mẫu sẽ phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức chuyên môn, khả năng phán đoán, sự hiểu biết của người xây dựng bảng khảo sát và người trực tiếp thực hiện khảo sát, phỏng vấn trên thực tiễn. Đơn giản mà nói, để nghiên cứu đánh giá về hành vi tiêu dùng qua không gian mạng xã hội của sinh viên, các nhà nghiên cứu sẽ lựa chọn một đối tượng nghiên cứu A. Vì nhà nghiên cứu cảm thấy A có những yếu tố, đặc điểm thích hợp với bài khảo sát của mình. Đồng nghĩa với việc nhà nghiên cứu không lựa chọn sinh viên B vì cảm thấy không thích hợp. Đấy chỉnh là bản chất của phương pháp chọn mẫu phi xác suất thống kê qua phán đoán.
  2. Định mức: Đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất tiếp theo chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn trong thống kê. Bằng phương pháp này, nhà nghiên cứu sẽ tiến hành phân chia tổng thể vấn đề thành nhiều tiêu chí khác nhau như: địa lý, độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính, … Và dùng phương pháp thuận tiện hoặc phương pháp phán đoán ở trên để lựa chọn ra một mẫu nghiên cứu phù hợp. Đối với phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong thống kê bằng định mức, các bạn sẽ cần phải chú trọng tới việc phân chia thành các nhóm với các đặc điểm nổi trội. Ví dụ, nhà nghiên cứu cần tiến hành khảo sát 350 mẫu sinh viên trong tổng thể 500 sinh viên của trường đại học M. Nhà nghiên cứu sẽ tiến hành phân chia các mẫu nghiên cứu này thành nhiều nhóm khác nhau dựa trên tiêu chí ngành học. Từ đó các nhà nghiên cứu sẽ phán đoán để chọn ra ngẫu nhiên 80 sinh viên ngành A; 90 sinh viên ngành B; 70 sinh viên ngành C; 60 sinh biên ngành D; 50 sinh viên ngành F.

Kỹ thuật chọn mẫu theo xác suất trong thống kê

Kỹ thuật chọn mẫu theo xác suất trong thống kê
Kỹ thuật chọn mẫu theo xác suất trong thống kê

          Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu, chọn mẫu theo xác suất trong thống kê là một phương pháp mà các nhà nghiên cứu có thể đã biết trước được phần trăm số lượng đối tượng tham gia khảo sát. Tức là bằng một phương pháp cụ thể nào đó, các nhà nghiên cứu có thể dự đoán được xác suất lượng người tham gia khảo sát là bao nhiêu. Như vậy, đối với cách thức lựa chọn mẫu nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu có thể dự đoán tham số, dữ liệu thu về bằng cách ước lượng. Từ đó suy ra được tính chất của tham số tổng thể của toàn bài nghiên cứu. Phương pháp chọn mẫu theo xác suất trong thống kê có ưu điểm là thể hiện được tính chất tổng quan của vấn đề nghiên cứu. Và nhược điểm của phương pháp này đó là tốn nhiều thời gian, chi phí hơn trong công tác dự đoán xác suất, ước lượng tham số.

Một số phương pháp chọn mẫu theo xác suất trong thống kê hiệu quả

Để các bạn có thêm nhiều kiến thức hay và áp dụng bài làm của các bạn khi chạy SPSS, trong SPSS có rất nhiều phương pháp để phân tích số liệu và Phương Pháp Phân Tích Hồi Quy Nhị Phân Binary Logistic Trong Spss bạn cũng nên tham khảo qua.

Một số phương pháp chọn mẫu theo xác suất trong thống kê hiệu quả
Một số phương pháp chọn mẫu theo xác suất trong thống kê hiệu quả

          1.Ngẫu nhiên đơn giản:

          Đầu tiên, chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản trong thống kê. Để tiến hành thực hiện phương pháp này, các nhà nghiên cứu cần phải lập một danh sách các đối tượng khảo sát của tổng thể bài nghiên cứu. Và sẽ cần phải sắp xếp danh sách đó theo một trật tự nhất định như thứ tự số, bảng chữ cái, địa chỉ, … Việc sắp xếp danh sách theo một trật tự sẽ giúp các bạn thuận tiện hơn trong quá trình triển khai tiếp theo. Các bạn sẽ cần phải tiến hành phương pháp ngẫu nhiên như bốc thăm, dùng bảng số ngẫu nhiên, random của các phân mềm khác, … để chọn ra được một nhóm đối tượng cần phải khảo sát. Chúng tôi sẽ lấy một ví dụ để các bạn có thể hiểu hơn về phương pháp chọn mẫu theo sác xuất ngẫu nhiên cơ bản.

          Ví dụ, các bạn cần nghiên cứu, đánh giá về nhận biết của nhân viên công ty đối với sản phẩm của công ty đó. Bạn mong muốn lựa chọn 100 nhân viên trong 250 nhân viên tổng thể của bài nghiên cứu. Theo đó, bạn sẽ cần phải thành lập một danh sách nhân viên của công ty theo số thứ tự. Sau đó sử dụng random của phần mềm để lựa chọn ra được 100 trong tổng số 250 nhân viên phục vụ quá trình khảo sát của các bạn.

          2.Ngẫu nhiên hệ thống

          Đối với phương pháp này, các nhà nghiên cứu sẽ cần phải thành lập một danh sách đối tượng khảo sát của tổng thể quá trình nghiên cứu theo một trật tự nhất định. Tiếp theo sau đó, các bạn sẽ cần phải đánh số thứ tự các đối tượng trong danh sách để thuận tiện triển khai trong các bước tiếp theo. Trước tiên, các bạn cần phải chọn ngẫu nhiên một đơn vị trong danh sách trên, tiến hành chọn tiếp một đơn vị nữa sao cho đơn vị mới cách đơn vị cụ m đơn vị. Và các bạn cũng sẽ lặp lại như thế cho đến khi nào các bạn đủ số lượng nghiên cứu. Phương pháp chọn mẫu theo xác suất ngẫu nhiên hệ thống này có phần phức tạp, khó hình dùng hơn so với phương pháp ngẫu nhiên đơn giản ở trên.

          Chúng tôi sẽ phân tích một ví dụ cho các bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này. Nhà nghiên cứu cần phải tiến hành nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ dạy tiếng anh của trung tâm ngoại ngữ M. Giả sử nhà nghiên cứu cần tới 70 người trong tổng số 150 người khách hàng. Nhà nghiên cứu sẽ tiến hành lập một danh sách gồm 150 người khách hàng. Chọn một khách hàng ngẫu nhiên trong danh sách đó, tiếp theo cứ cách đều 2 đơn vị lại chọn thêm một khách hàng nữa. Tiếp tục như thế cho tới khi các bạn lựa chọn đủ 70 người khách hàng phụ vụ bài khảo sát.

  1. Phân tầng

          Phương pháp lựa chọn mẫu theo xác suất số 3 mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn đó là phương pháp phân tầng. Phương pháp này, các nhà nghiên cứu cần phải phân chia tổng thể mẫu nghiên cứu thành nhiều tầng khác nhau dựa trên các tiêu chí cụ thể như: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, …. Trong cùng một tầng thì các đối tượng khảo sát sẽ có tính thống nhất, tương tự nhau về một đặc điểm, một tiêu chí phân tầng. Giữa các tầng với nhau sẽ có tính phân việt, khác biệt nhau về mặt đặc điểm, tiêu chí phân tầng. Để sử dụng phương pháp này, trong mỗi tầng các bạn sẽ tiến hành chọn các mẫu ngẫu nhiên đơn giản hay ngẫu nhiên hệ thống để lựa chọn một nhóm đối tượng khảo sát phù hợp. Phương pháp phân tầng này có một đặc điểm, các đối tượng khảo sát được chọn ra ở mỗi tầng sẽ có thể tuận theo quy tắc, tỷ lệ nhất định. Tỷ lệ đó sẽ là tỷ lệ số đối tượng tầng trong mỗi tầng chiếm trong tổng thể. Nhưng cũng có những trường hợp xảy ra là không tuân theo tỷ lệ nhất định.

  1. Theo nhóm

          Cuối cùng chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn một kỹ năng lựa chọn mẫu theo xác suất hiệu quả – phương pháp theo nhóm. Để sử dụng được phương pháp này, các nhà nghiên cứu cần phải lập ra được một danh sách tổng thể các đối tượng, các mẫu nghiên cứu. Và phân chia nó thành nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Sau đó, tiến hành chọn ngẫu nhiên một nhóm đối tượng và phân tích, đánh giá, điều tra tất cả các đặc điểm, đơn vị trong nhóm đó. Phương pháp này được sử dụng nhiều trong các trường hợp người nghiên cứu không có sẵn hoặc không có đủ một danh sách hoàn thiện của các đối tượng khảo sát trong bài nghiên cứu.

          Đó là những thông tin chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn về Kỹ Thuật Chọn Mẫu Xác Suất Và Phi Xác Suất Trong Thống Kê. Chúng tôi mong rằng với những kỹ năng mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ có thể giúp các bạn trong việc chọn mẫu nghiên cứu. Cảm ơn các bạn đã quan tâm tới bài viết của chúng tôi. Nếu cần thêm thông tin hay tư vấn thêm hãy vui lòng liên hệ ngay với dịch vụ chạy số liệu SPSS trọn gói của luanvantot.com. Chúc các bạn thành công.

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ