Mục lục
Dưới đây là Mô hình bảo hiểm y tế chăm lo sức khỏe cho người nghèo, được Luận Văn Tốt dành nhiều thời gian để tìm kiếm thu thập và gửi đến các bạn sinh viên có nhu cầu đang tìm kiếm các bài tương tự để hoàn thành bài báo cáo thực tập, khóa luận ngành bảo hiểm của mình, hy vọng mô hình bảo hiểm dưới đây sẽ mang về cho các bạn một mẫu tài liệu có ích.
Nếu các bạn đang viết bài tiểu luận, báo cáo thực tập, khóa luận,… mà gặp bất cứ khó khăn gì cứ liên hệ qua zalo của Luận Văn Tốt để được hỗ trợ cũng như hoàn thiện bài làm trọn gói cho các bạn nhé.
……………………………………………………………………………….
1.Mô hình nghiên cứu bảo hiểm y tế chăm lo sức khỏe cho người nghèo ở một số quốc gia trên thế giới
BHYT là cơ chế tài chính y tế đáp ứng được mục tiêu công bằng trong CSSK. Trong tổng số 30 nước có nền kinh tế phát triển thuộc tổ chức OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế), có 15 nước lựa chọn cơ chế tài chính y tế dựa trên bảo hiểm y tế xã hội, trong đó có 4 quốc gia đã có bề dày nổi bật về công cuộc triển khai và thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, bao gồm: Nước Đức và Pháp ở Châu Âu; Nước Nhật Bản và Hàn Quốc ở Châu Á.
1.1 Mô hình bảo hiểm y tế tại Đức
Diện bao phủ của bảo hiểm y tế: Trước hết, người lao động có thu nhập dưới một mức nhất định (năm 2006 là 47.250 euro/năm cho khu vực Tây Đức và 42.740 euro/năm cho khu vực Đông Đức) là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc. Nếu người dân có thu nhập cao hơn quy định nói trên, họ có thể tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế nhưng không bắt buộc hoặc lựa chọn tham gia tự nguyện các chương trình bảo hiểm y tế thương mại. Từ ngày 01/01/2009, Luật bảo hiểm y tế tại Đức thực hiện chế độ bao phủ toàn dân.
Nguồn tài chính bảo hiểm y tế: Qũy bảo hiểm y tế tại Đức có hai nguồn thu chính: tiền đóng bảo hiểm y tế của người lao động và chủ sử dụng lao động tính theo thu nhập và tiền hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Từ ngày 01/01/2009, khi Luật bảo hiểm y tế thực hiện chế độ bao phủ toàn dân, chính phủ Đức quy định một mức phí chung cho tất cả các quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu được tập trung vào nguồn quỹ quốc gia và phân bổ về cho các quỹ bảo hiểm y tế tính theo đầu thẻ bằng một công thức (có tính tới tuổi, giới tính và 80 bệnh mãn tính hoặc bệnh chi phí lớn).
Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế: Gói quyền lợi của người có chế độ bảo hiểm y tế bắt buộc theo luật định tại Đức rất toàn diện, bao gồm các quyền lợi về y tế (dịch vụ y tế dự phòng, điều trị nội trú và điều trị ngoại trú), một phần phụ cấp nghỉ ốm, nghỉ sinh và phụ cấp nuôi con.
Mức chi trả: Để đảm bảo số tiền cùng chi trả của người bệnh không tạo ra gánh nặng tài chính cho họ, Luật bảo hiểm y tế tại Đức quy định tổng số tiền cùng chi trả không vượt quá ngưỡng tối đa (theo quy định hiện hành, ngưỡng cùng chi trả chi phí KCB của người có bảo hiểm y tế tối đa bằng 2% thu nhập cá nhân trước thuế), đồng thời miễn cùng chi trả cho một số nhóm đối tượng, cụ thể: Những người cần chăm sóc ở cấp độ II và III; Người mất sức lao động từ 60% trở lên; Người mắc một số bệnh mãn tính cần điều trị lâu dài và thân nhân của người có bệnh mãn tính; Bệnh nhân dưới 18 tuổi được miễn cùng chi trả, trừ trường hợp chi phí chữa răng và chi phí vận chuyển
Phương thức thanh toán: Khu vực ngoại trú, các bác sỹ được chi trả bằng phương pháp kết hợp giữa phí dịch vụ và chu kì thời gian. Còn khối các bệnh viện thanh toán chi phí điều trị với cơ quan bảo hiểm y tế dựa trên nhóm chẩn đoán.
Như vậy, sau lộ trình 126 năm thực hiện luật bảo hiểm y tế, đến ngày 01/01/2009, bảo hiểm y tế ở Đức đã thực hiện chế độ bao phủ toàn dân, theo đó đã đảm bảo quyền lợi về CSSK, KCB cho nhiều nhóm người yếu thế trong xã hội mà trước đó họ đã không thể tham gia bảo hiểm y tế do nhiều rào cản khác nhau. Đây cũng là một trong số những vai trò nổi bật của CTXH trong việc hỗ trợ nhóm yếu thế giải quyết vấn đề khó khăn của mình mà trước hết là khó khăn trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân, đặc biệt là nhóm đối tượng người nghèo khi họ gặp nhiều những cản trở về tài chính y tế.
Mặt khác, với diện bao phủ toàn dân, bảo hiểm y tế ở Đức đã có những chế bộ bao phủ toàn diện và ưu việt bao gồm: trực tiếp hỗ trợ điều trị KCB và cả y tế dự phòng trong CSSK. Qua đây, chúng ta cũng có thể thấy được vai trò của CTXH trong việc hỗ trợ nhóm yếu thế vừa trực tiếp giải quyết khó khăn gặp phải, vừa nghiên cứu, dự báo, phòng ngừa những vấn đề khác có thể nảy sinh mà cụ thể là trong lĩnh vực CSSK.
1.2. Mô hình bảo hiểm y tế tại Cộng hòa Pháp
Diện bao phủ: Đến năm 2000, khi Luật bao phủ toàn dân được ban hành, Pháp mới chính thức đạt được mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế cho toàn dân. Cho tới nay, 100% dân số Pháp có bảo hiểm y tế bắt buộc và 92% dân số tham gia chương trình bảo hiểm y tế tự nguyện bổ sung. Theo Luật bao phủ toàn dân, người dân có quyền lựa chọn bất cứ quỹ bảo hiểm y tế nào phù hợp để tham gia và nguồn thu bảo hiểm y tế không chỉ từ tiền lương, mà còn từ thuế thu nhập cá nhân và các nguồn bổ sung khác, trong đó có thuế rượu bia và thuế thuốc lá.
Nguồn tài chính: Qũy bảo hiểm y tế có những nguồn tài chính sau: Từ quỹ lương; Nguồn từ thuế thu nhập cá nhân; Thuế rượu bia; Tiền hỗ trợ của Chính phủ và nguồn từ các quỹ bảo hiểm xã hội khác.
Riêng nguồn thu cho đối tượng người nghèo được chuyển từ thuế thu nhập doanh nghiệp kinh doanh thuốc lá và từ 2,5% thuế thu nhập doanh nghiệp của các quỹ bảo hiểm y tế thương mại. Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế: Người dân Pháp được đảm bảo quyền lợi trong KCB nội – ngoại trú, một phần chi phí điều trị răng và mắt. Tuy vậy, người bệnh phải cùng chi trả ở với những mức độ khác nhau cho điều trị nội trú, ngoại trú, xét nghiệm, khám răng, khám mắt, sử dụng các vật tư y tế như: máy trợ thính, xe lăn, nạng…Theo quy định của Luật bảo hiểm y tế tại Pháp, những trường hợp sau được miễn cùng chi trả: Điều trị các bệnh mãn tính; Tai nạn lao động; Trẻ em, người già, người tàn tật và người nghèo.
Phương thức thanh toán: Từ năm 2008, tất cả các bệnh viện đều thực hiện phương thức thanh toán theo nhóm chẩn đoán
Có thể thấy, tại Pháp vấn đề CSSK và KCB cho người dân được chính phủ đặc biệt quan tâm. Qua các năm triển khai thực hiện, bảo hiểm y tế ở Pháp đã dần mở rộng các chế độ bao phủ, hướng đến các nhóm đối tượng có nguy cơ rủi ro cao để bảo vệ sức khỏe cho họ, để tạo điều kiện để họ được hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế. Qua đây chúng ta có thể thấy được phần nào sự hiện diện của CTXH trong việc hỗ trợ các nhóm đối tượng yếu thế trong vấn đề CSSK, KCB.
Khi Luật bảo hiểm y tế bao phủ toàn dân có hiệu lực tại Pháp, theo đó đối tượng người nghèo được quỹ bảo hiểm y tế chi trả miễn phí các chế độ KCB. Và để hỗ trợ cho người nghèo, Chính phủ đã huy động từ thuế thu nhập doanh nghiệp kinh doanh thuốc lá và thuế thu nhập doanh nghiệp của các quỹ bảo hiểm y tế thương mại. Điều này đã góp phần quan trọng trong việc giảm gánh nặng tài chính y tế cho người nghèo để họ có thể được tiếp cận các dịch vụ y tế tốt hơn, đầy đủ và công bằng hơn. Mặt khác, với các nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp để bổ sung cho quỹ người nghèo, đây chính là hình thức liên kết, huy động nguồn lực quan trọng trong CTXH để giúp cho đối tượng người nghèo giải quyết vấn đề tài chính của mình.
1.3. Mô hình bảo hiểm y tế tại Nhật Bản
Diện bao phủ: Với mục đích bảo hiểm y tế toàn dân, tất cả công dân Nhật đều là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc. Người lao động hưởng lương tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc tại các quỹ bảo hiểm y tế được tổ chức tại các doanh nghiệp (BHYT doanh nghiệp). Những người không phải là người lao động hưởng lương trong các doanh nghiệp bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế tại các quỹ bảo hiểm y tế trên địa bàn cư trú (BHYT quốc gia). Tới năm 2000, một chương trình bảo hiểm y tế chăm sóc dài hạn được triển khai, nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc điều dưỡng tại nhà cho những người trên 65 tuổi hoặc những người từ 40 đến dưới 65 tuổi nhưng mắc bệnh mãn tính.
Nguồn tài chính của Qũy bảo hiểm y tế: Quỹ bảo hiểm y tế tại Nhật có nguồn thu tài chính chủ yếu từ đóng góp theo tiền lương của người lao động và chủ sử dụng lao động. Ngân sách Nhà nước là nguồn tài chính quan trọng cho các quỹ bảo hiểm y tế bao gồm: quỹ bảo hiểm y tế doanh nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế quốc gia, quỹ bảo hiểm y tế cho người cao tuổi.
Quyền lợi: Quyền lợi giữa các quỹ bảo hiểm y tế có khác nhau ở mức cùng chi trả. Tham gia quỹ bảo hiểm y tế doanh nghiệp, người đóng phí bảo hiểm y tế phải cùng chi trả 10% chi phí. Thân nhân phụ thuộc cùng chi trả mức cao hơn: 20% chi phí điều trị nội trú và 30% chi phí điều trị ngoại trú. Đối với người cao tuổi mức cùng chi trả là 500 yên/ngày, không quá 2.000yên/tháng đối với KCB ngoại trú và 1.100 yên/ngày đối với chi phí điều trị nội trú. Thành viên quỹ bảo hiểm y tế quốc gia cùng chi trả ở mức cao hơn là 30% chi phí KCB. Tuy nhiên đối với mọi đối tượng, quỹ bảo hiểm y tế chi trả 100% chi phí y tế nếu số tiền cùng chi trả vượt ngưỡng 64.000 yên/tháng (năm 2004).
XEM THÊM Quy trình bán Bảo hiểm Nhân thọ tại công ty bảo hiểm Dai-ichi Life
Ngưỡng này có mức thấp hơn đối với người có thu nhập thấp và người đã phải chi trả vượt ngưỡng 3 tháng liên tục.
Phương thức thanh toán: Các quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí KCB cho các cơ sở y tế theo phương pháp trả phí dịch vụ do chính phủ quyết định. Bên cạnh đó, phương thức thanh toán theo nhóm chẩn đoán cũng bắt đầu được áp dụng.
Rõ ràng, bảo hiểm y tế tại Nhật Bản đã thực hiện chế độ bao phủ toàn dân từ rất sớm (năm 1961), qua đó cho thấy sự quan tâm của chính phủ đến mọi tầng lớp dân cư trong việc CSSK, KCB. Bên cạnh nhóm đối tượng người lao động tham gia bảo hiểm y tế doanh nghiệp, các nhóm đối tượng yếu thế khác trong xã hội cũng được bao phủ bởi các chế độ bảo hiểm y tế khác nhau như: người lao động tự do, nông dân, người nghỉ hưu theo chế độ bảo hiểm y tế quốc gia; người cao tuổi…Như vậy, bảo hiểm y tế tại Nhật Bản cũng đã thể hiện khá rõ nét vai trò của CTXH trong việc hỗ trợ các nhóm yếu thế trong xã hội.
Mặt khác, với các chế độ đóng góp và chi trả khác nhau của bảo hiểm y tế tại Nhật Bản cho thấy chính phủ đã có sự cân nhắc hài hòa giữa lợi tích và quyền lợi của các nhóm đối tượng khi tham gia bảo hiểm y tế. Điều này không những tạo ra sự cân đối của quỹ bảo hiểm y tế tại Nhật mà còn tạo ra những điều kiện thuận lợi để quỹ bảo hiểm y tế doanh nghiệp, bảo hiểm y tế quốc gia và bảo hiểm y tế dành cho người cao tuổi có thể bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện các chế độ bao phủ tốt hơn. Đây cũng là vai trò quan trọng của CTXH trong việc liên kết, huy động và điều phối nguồn lực. Và vai trò này đã được Nhật Bản vận dụng thành công khi phát huy tối đa nguồn lực từ ngân sách Nhà nước trong việc hỗ trợ các nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế: quỹ bảo hiểm y tế tại Nhật sẽ thực hiện chi trả 100% chi phí y tế nếu số tiền cùng chi trả vượt ngưỡng 64.000 yên/tháng (năm 2004) đối với mọi đối tượng.
Qua đây, chúng ta có thể thấy được sự phát huy vai trò của CTXH trong mô hình bảo hiểm y tế tại Nhật Bản ở chỗ: bảo hiểm y tế không những hỗ trợ trực tiếp các chế độ để trợ giúp người tham gia mà còn có sự hỗ trợ phòng ngừa 100% chi phí KCB nếu người bệnh phải chi trả vượt ngưỡng. Điều này là rất cần thiết bởi nó sẽ giảm gánh nặng tài chính y tế cho người dân, mặt khác nó còn tạo điều kiện để người dân được tiếp tục tiếp cận các dịch vụ KCB, CSSK một các công bằng, bình đẳng, đặc biệt là với các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội.
1.4.Mô hình bảo hiểm y tế tại Hàn Quốc
Diện bao phủ: Toàn bộ người dân Hàn Quốc là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc. Từ năm 2004, người mắc bệnh mãn tính, bệnh hiểm nghèo, trẻ em và thanh niên dưới 18 tuổi cũng được hưởng chế độ KCB miễn phí theo qui định của Luật hỗ trợ y tế… Mặt khác, để giải quyết khó khăn về tài chính cho CSSK người cao tuổi, từ năm 2008, chính phủ Hàn Quốc cho triển khai chương trình chăm sóc dài hạn .
Nguồn tài chính bảo hiểm y tế: Nguồn tài chính cho quỹ bảo hiểm y tế Hàn Quốc bao gồm tiền đóng phí bảo hiểm y tế, nguồn hỗ trợ của ngân sách nhà nước và thuế thuốc lá. Theo quy định hiện hành, ngân sách nhà nước cấp cho quỹ bảo hiểm y tế hàng năm một khoản tiền bằng 14% kế hoạch thu bảo hiểm y tế. Nguồn từ thuế thuốc lá bổ sung cho quỹ bảo hiểm y tế hàng năm khoảng 6% tổng thu .
Quyền lợi: Người tham gia bảo hiểm y tế tại Hàn Quốc được hưởng quyền lợi khi KCB nội trú, ngoại trú, CSSK định kỳ, được bồi hoàn chi phí khi số tiền cùng trả cho các dịch vụ y tế vượt ngưỡng tối đa, được chi trả cho các dụng cụ hỗ trợ khi bị tàn tật và gia đình được trả tiền mai táng phí. Theo qui định hiện hành, người bệnh bảo hiểm y tế cùng chi trả một tỷ lệ chi phí tùy thuộc vào tuyến kỹ thuật. Nếu số tiền chi trả vượt quá 3 triệu won trong vòng 6 tháng liên tục thì mọi chi phí y tế tiếp theo sẽ do quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% . Sau đó, luật bảo hiểm y tế tại Hàn Quốc đã tiến hành sửa đổi, mở rộng quyền lợi và giảm bớt tỷ lệ cùng chi trả. Qui định mới cũng cho phép quỹ bảo hiểm y tế bồi hoàn cho người bệnh 50% chi phí cùng chi trả, nếu trong thời gian một tháng số tiền cùng chi trả vượt quá 1,2 triệu won.
Phương thức thanh toán: bảo hiểm y tế Hàn Quốc đã thực hiện phương thức chi trả theo phí dịch vụ trong một thời gian dài. Tuy nhiên với hình thức thanh toán này đã đẩy chi phí y tế tăng nhanh, mặt khác làm gia tăng tình trạng lạm dụng y tế. Chính vì vậy, chính phủ Hàn Quốc đang cố gắng triển khai các phương thức thanh toán khác thay thế phương pháp thanh toán theo dịch vụ.
Như vậy, việc mở rộng nhóm đối tượng thuộc diện bao phủ của bảo hiểm y tế từ chỗ chỉ có người lao động trong các doanh nghiệp tham gia, sau đó là lao động tự do ở nông thôn, nông dân và lao động tự do ở thành thị – nhóm đối tượng dễ có nguy cơ lần lượt nằm trong diện bao phủ của bảo hiểm y tế toàn dân tại Hàn Quốc đã cho thấy sự quan tâm của chính phủ trong việc CSSK nhân dân, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.
Mặt khác, ngay từ năm 1977, khi Luật hỗ trợ y tế tại Hàn Quốc ra đời, nhóm đối tượng người nghèo đã được hưởng chế độ KCB miễn phí. Bên cạnh đó, từ năm 2004, người mắc bệnh mãn tính, bệnh hiểm nghèo, trẻ em và thanh niên dưới 18 tuổi cũng được hưởng chế độ KCB miễn phí theo quy định của Luật hỗ trợ y tế. Rõ ràng, mô hình bảo hiểm y tế tại Hàn Quốc đã phát huy tốt vai trò của CTXH trong việc hỗ trọ các nhóm yếu thế trong xã hội trong việc CSSK, KCB.
Theo quy định của Luật bảo hiểm y tế tại Hàn Quốc: Nguồn tài chính cho quỹ bảo hiểm y tế Hàn Quốc bao gồm tiền đóng phí bảo hiểm y tế, hỗ trợ của ngân sách nhà nước và thuế thuốc lá. Như vậy với sự huy động, liên kết và điều phối các nguồn thu nhập, quỹ bảo hiểm y tế tại Hàn Quốc đã được đảm bảo một cách tương đối, từ đó góp phần thực hiện các chế độ bao phủ hiệu quả và bền vững hơn.
Bên cạnh đó, người tham gia bảo hiểm y tế tại Hàn Quốc được hưởng quyền lợi khi KCB nội trú, ngoại trú, CSSK định kỳ, được bồi hoàn chi phí khi số tiền cùng trả cho các dịch vụ y tế vượt ngưỡng tối đa. Rõ ràng, bảo hiểm y tế tại Hàn Quốc không những hỗ trợ trực tiếp các chế độ để trợ giúp người tham gia mà còn có sự hỗ trợ phòng ngừa bồi hoàn chi phí KCB nếu người bệnh phải chi trả vượt ngưỡng. Qua đó, thể hiện vai trò của CTXH trong việc trực tiếp hỗ trợ và dự phòng ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra với các nhóm đối tượng yếu thế.
Mô tả mô hình bảo hiểm y tế tại bốn quốc gia ở Châu Âu là: Đức và Pháp, ở Châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc đã cho thấy những điểm chung cơ bản sau đây:
Về diện bao phủ: Các mô hình bảo hiểm y tế thực hiện bao phủ toàn dân theo nguyên tắc bắt buộc cho tất cả những ai có khả năng đóng góp; người có thu nhập thấp, người nghèo hoặc một số nhóm đối tượng yếu thế khác trong xã hội được hỗ trợ phần lớn hoặc toàn bộ mức phí tham gia bảo hiểm y tế.
Về lộ trình bao phủ: Thực hiện bao phủ nhóm đối tượng là lao động hưởng lương trong các doanh nghiệp cùng thân nhân của họ trong những gia đoạn đầu, sau đó từng bước mở rộng diện bao phủ tới các nhóm dân cư còn lại, trong đó có nhóm đối tượng dễ có nguy cơ.
Về nguồn tài chính quỹ: Các mô hình bảo hiểm y tế tại các quốc gia đều có ba nguồn tài chính cơ bản, bao gồm: đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động và ngân sách nhà nước. Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng như rượu bia, thuốc lá…là nguồn đóng góp quan trọng cho quỹ bảo hiểm y tế (không kể mô hình bảo hiểm y tế tại Nhật Bản). Rõ ràng, các mô hình bảo hiểm y tế này có sự huy động tài chính lớn từ các nguồn thu khác để có thể đảm bảo tính bền vững của quỹ bảo hiểm y tế toàn dân.
Về chính sách cùng chi trả: Cả bốn quốc gia đều thực hiện chính sách người bệnh bảo hiểm y tế đóng góp một phần chi phí có giới hạn và miễn trừ cùng chi trả một số nhóm đối tượng (người nghèo, trẻ em, ngời mắc bệnh mãn tính…). Bên cạnh đó, số tiền cùng chi trả không vượt quá một ngưỡng nhất định nhằm giúp đỡ những người bệnh giảm gánh nặng về tài chính y tế, ngoài ra còn giúp họ được tiếp cận các dịch vụ y tế khi việc KCB đòi hỏi chi phí cao. Điều này cho thấy các mô hình bảo hiểm y tế không chỉ dừng lại hỗ trợ trực tiếp các chế độ bao phủ khi người dân thực hiện KCB, CSSK mà còn hỗ trợ phòng ngừa để người bệnh được tiếp tục khám bảo hiểm y tế trong trường hợp chi phí điều trị cao hoặc đã phía chi trả tài chính y tế liên tiếp và vượt ngưỡng.
Về phương thức chi trả: Phương thức chi trả theo phí dịch vụ dần được thay thế bằng các phương thức thanh toán khác, trong đó có phương thức thanh toán theo nhóm chẩn đoán.
……………………………………………………………………………………………..
Trên đây là Mô hình bảo hiểm y tế chăm lo sức khỏe cho người nghèo được Luận Văn Tốt thu thập để hỗ trợ các bạn, có thể dùng tham khảo khi viết bài báo cáo, tiểu luận, khóa luận của mình, nếu gặp bất kỳ khó khăn gì trong làm bài, các bạn có thể liên hệ với mình để được hỗ trợ viết bài điểm cao trọn gói của Luận Văn Tốt.
Mình tên là Nguyễn Thị Hiền, năm nay 32 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học Tài Chính, mình hiện nay Chuyên phụ trách nội dung trên website: luanvantot.com. Luận Văn Tốt được thành lập từ năm 2010, nhóm gồm các thành viên tốt nghiệp đại học và thạc sĩ loại khá giỏi từ các trường Đại học trên cả nước, với niềm đam mê viết lách, soạn thảo văn bản, phân tích kinh tế, chúng mình nhận hỗ trợ sinh viên, học viên cao học hoàn thành tốt bài luận văn, khóa luận https://luanvantot.com/ – Hoặc ZALO: 09345.73149
[…] XEM THÊM Mô hình bảo hiểm y tế chăm lo sức khỏe cho người nghèo […]