Mục lục
Có phải bạn đang tìm tài liệu báo cáo thực tập về Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Của Hành Khách Tại Cảng Hàng Không?. Hiện tại tài liệu tham khảo này rất ít trên internet, vậy nội dung bài viết dưới đây sẽ rất hữu ít cho các bạn, trong quá trình làm báo cáo thực tập về đề tài đánh giá mức độ hài lòng của khách tại cảng hàng không. Bìa viết là kết quả mà Luận Văn Tốt thu thập từ những bạn sinh viên ưu tú khóa trước, hy vọng sẽ giúp bạn bổ xung kiến thức cho bài báo cáo thực tập cua mình.
Nếu trong quá trình làm bài các bạn gặp khó khăn hay vấn đề gì thì hãy liên hệ với luanvantot.com để nhận dịch vụ hỗ trợ viết báo cáo thực tập cho các bạn sinh viên, tìm kiếm công ty thực tập, xin công ty đóng dấu xác nhận thực tập, xin số liệu công ty làm bài và hoàn thiện nội dung bài làm, nếu cần sự hỗ trợ các bạn nhắn tin với Luận Văn Tốt qua zalo : 0934573149.
1. Tính cấp thiết về vấn đề nghiên cứu
Ngày nay, trong một xã hội ngày càng phát triển hiện đại, nhu cầu đi lại của con người có tần suất ngày càng lớn, các dịch vụ vận chuyển hành khách từ đó cũng phát triển một cách nhanh chóng từ đường bộ, đường sắt, đường thủy tới đường hàng không. Chính nhu cầu này đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngành dịch vụ nói chung và ngành hàng không nói riêng. Lúc này, vai trò và sức mạnh của hành khách ngày càng lớn hơn, sự hài lòng của hành khách là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng, quyết định sự thành bại của cảng hàng không trên thị trường. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ hàng không, đánh giá sự hài lòng của hành khách giúp các cảng hàng không duy trì hành khách hiện tại, thu hút hành khách mới, nâng cao lòng trung thành của hành khách. Vì vậy trong hoạt động kinh doanh hàng không việc thỏa mãn hành khách trở thành trung tâm trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh hàng không. Nghiên cứu, đánh giá sự hài lòng của hành khách giúp các cảng hàng không hiểu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và mức độ hài lòng của hành khách, từ đó có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh đồng thời thực hiện các chính sách nhằm khắc phục và nâng cao sự hài lòng của
Trong thị trường hàng không hiện nay, mức độ cạnh tranh giữa các sân bay quốc tế trong khu vực ngày càng diễn ra gay gắt. Theo thống kê của cục hàng không Việt Nam. Thị trường hàng không Việt Nam những năm qua luôn có sự tăng trưởng ổn định, chỉ tính trong năm 2018 sản lượng hành khách thông qua ước đạt 106 triệu lượt hành khách tăng 12,9% và sản lượng hàng hóa ước đạt gần 1,5 triệu tấn hàng hóa tăng 7,7% so với năm 2017. Vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam đạt trên 50 triệu hành khách tăng 14% và gần 400 nghìn tấn hàng hóa tăng 26% so với năm 2017. Hiện thị trường hàng không Việt Nam có sự tham gia khai thác của 68 hãng hàng không nước ngoài từ 25 quốc gia/vùng lãnh thổ và 4 hãng hàng không Việt Nam là Vietnam Airlines, VietJet Air, Jetstar Pacific Airlines và VASCO.
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (trước đây được gọi là Phi trường Tân Sơn Nhứt) là cảng hàng không quốc tế lớn nhất ở miền Nam Việt Nam. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với diện tích 850ha đứng thứ hai về mặt diện tích và đứng thứ nhất về mặt công suất nhà và cũng là sân bay có lượng khách lớn nhất Việt Nam, được xem là cửa ngõ quốc tế không chỉ của miền Nam Việt Nam mà còn là đầu mối giao lưu của cả nước.
Nhu cầu giao thông hàng không quốc tế cũng tăng cao, vấn đề chất lượng và việc làm hài lòng hành khách cần được cải tiến để xứng tầm với mức độ hiện đại của thiết bị và sự tiện nghi của cảng hàng không. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự thành công của cảng hàng không Tân Sơn Nhất trong việc thu hút hành kháchnhằm đạt mục tiêu doanh thu và hiệu quả kinh doanh, nếu hành khách không được cung cấp dịch vụ như họ mong đợi, họ sẽ dễ dàng chuyển đổi sang cảng hàng không khác, làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh. Việc đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng hành khách ngày trở nên cấp thiết đối với các cảng hàng không quốc tế ở Việt Nam nói chung và cảng hàng không Tân Sơn Nhất nói riêng.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi quyết định chọn nội dung “Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất” làm đề tài nghiên cứu
2. Mục tiêu nghiên cứu Mức Độ Hài Lòng Của Hành Khách Tại Cảng Hàng Không
– Đánh giá các nhân tố tác động đến sự hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất
– Đánh mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất
– Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao sự hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất
Phạm vi nghiên cứu: Các hành khách sử dụng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất
XEM THÊM : Hoạt Động Chăm Sóc Khách Hàng Các Công Ty Trên Thế Giới Và Trong Nước
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước chính:
Nghiên cứu định tính: Phương pháp được sử dụng là phương pháp thảo luận nhóm. Theo đó, nghiên cứu tiến hành thảo luận một nhóm 10 hành khách đã từng sử dụng dịch hàng không tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Kết quả của nghiên cứu định tính sẽ giúp nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung thang đo ban đầu của mô hình cho phù hợp với thực tiễn tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và xây dựng thang đo chính thức cho mô hình.
Nghiên cứu định lượng: với kỹ thuật thu thập dữ liệu là sử dụng bảng câu hỏi để điều tra mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS. Nghiên cứu này được dùng để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu đề ra. Các thang đo được đánh giá sự tin cậy qua hệ số tin cậy Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, hồi quy bội.
Nguồn số liệu
Số liệu sơ cấp: được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn sâu và khảo sát qua bảng câu hỏi
Số liệu thứ cấp: Tổng cục hàng không Việt Nam, trang thông tin chính thức của tổng cục hàng không, số liệu nội bộ, các bài nghiên cứu uy tín.
*Tổng quan vấn đề nghiên cứu về đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế:
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế là vấn đề được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Trên thực tế đã có những công trình, nội dung nghiên cứu liên quan đến đề tài.Tiêu biểu như:
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách về chất lượng dịch vụ vận tải hàng không tại sân bay Cam Ranh, Khánh Hòa (2013) của Phạm Thị Thái. Ở công trình nghiên cứu này, tác giả đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của hành khách về chất lượng dịch vụ vận tải hàng không tại sân bay Cam Ranh và đề xuất những biện pháp nâng cao mức độ hài lòng của hành khách về chất lượng dịch vụ vận tải vận tải hàng không. Tác giả đã đề xuất ba chỉ tiêu đánh giá định lượng về an toàn, nhanh chóng kịp thời, tính kinh tế và các chỉ tiêu không lượng hóa được. Trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi trường vĩ mô, vi mô, tác giả đề xuất các giải pháp mang tính định hướng để cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải hàng không tại sân bay Cam Ranh phù hợp với bối cảnh KT-XH Việt Nam hiện nay.
Đanh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hành khách của các công ty dịch vụ mặt đất tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (2015) của Trương Quang Dũng. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích xác định các yếu tố ảnh hưởng cũng như đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng dịch vụ hành khách của các công ty dịch vụ mặt đất tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Dựa trên mô hình chất lượng dịch vụ SERVPERF, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu có hiệu chỉnh phù hợp với thực tế với môi trường hoạt động tại Việt Nam. Nghiên cứu chỉ ra 3 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hành khách của các công ty dịch vụ mặt đất là: i) Phương tiện hữu hình; ii) Thái độ phục vụ của nhân viên; iii)Thao tác nghiệp vụ của nhân viên, trong đó “thao tác nghiệp vụ của nhân viên” có ảnh hưởng mạnh nhất. Từ kết quả đạt được, tác giả đã đề xuất một số hàm ý chính sách, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu hành khách. c giả Nguyễn Hồng Thái (1999) với đề tài luận án
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại sân bay Cát Bi, Hải Phòng (2014) của Lê Thị Mai. Theo hướng nghiên cứu này tác giả đề cập đến một số khía cạnh về chất lượng như tính nhanh chóng kịp thời, đảm bảo an toàn và tin cậy, thuận tiện và tiện nghi của dịch vụ tại sân bay Cát Bi, Hải Phòng. Nghiên cứu sử dụng công cụ điều tra xã hội học để xây dựng mô hình toán học đánh giá chất lượng dịch vụ theo hàng không theo 6 tiêu chí (chi phí, tiếp cận, an toàn, tin cậy, phương tiện và nhân viên). Kết quả đánh giá chất lượng được sử dụng là một trong các nhân tố để phân tích đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và sự hài lòng của hành khách tại sân bay Cát Bi, Hải Phòng
Sự hài lòng của hành khách và chất lượng dịch vụ tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài (2012) Nguyễn Thị Lan. Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, hỏi ý kiến của hành khách sử dụng dịch vụ tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài theo các tiêu chí: mức độ tiện nghi của phương tiện, thái độ phục vụ của đội ngũ tiếp viên; chất lượng phòng chờ. Kết quả đánh được sử dụng là một trong các nhân tố để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và sự hài lòng của hành khách. Từ những đánh giá về tổng quan tình hình nghiên cứu ở trên, có thể khẳng định rằng cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách có hệ thống về “Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất”. Xuất phát từ tình hình trên, người viết sẽ tìm hiểu một cách tổng thể các khía cạnh về mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất trong giai đoạn hiện nay. Đây là khoảng trống nghiên cứu rất lớn mà người viết qua nghiên cứu của mình mong muốn sẽ đưa ra được những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng, hiểu quả và mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
5. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Ý nghĩa về mặt lý thuyết
– Góp phần hoàn thiện khung lý thuyết về những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không Quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh văn hóa, môi trường kinh doanh ở Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và phát triển.
– Nghiên cứu đã điều chỉnh thang đo cho các thành phần của mô hình lý thuyết và kiểm định mô hình đo lường dựa trên dữ liệu thị trường hàng không ở Việt Nam. Từ đó, góp phần bổ sung và hoàn thiện thang đo cho các khái niệm khi nghiên cứu trong lĩnh vực cảng hàng không
Ý nghĩa về mặt thực tiễn
– Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp thông tin cho lãnh đạo của các cảng hãng hàng không về mức độ hài lòng cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của hành khách. Từ đó, cải tiến chất lượng dịch vụ nhằm đem lại doanh thu, lợi nhuận cho cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất.
– Thực hiện tốt hơn các dịch vụ chăm sóc hành khách nhằm giữ chân hành khách hiện tại và có thể tìm kiếm hành khách tiềm năng.
– Hoạch định chiến lược nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ lên một mức cao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của hành khách tốt hơn.
Cuối cùng, nghiên cứu này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh về lý thuyết cơ bản của chất lượng dịch vụ và nghiên cứu sự hài lòng của hành khách.
6. Cấu trúc luận văn Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Của Hành Khách Tại Cảng Hàng Không
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và phụ lục, luận văn dự kiến sẽ xây dựng thành 5 chương cơ bản:
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu, trình bày lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, tổng quan lý thuyết nghiên cứu, điểm đóng góp mới của nghiên cứu cũng như cấu trúc của luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu, trình bày các lý thuyết nền để làm căn cứ xây dựng mô hình đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu, trình bày về phương pháp luận nghiên cứu, từ đó hình thành các bước để thực hiện nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu, trình bày về cách thu thập, xử lý dữ liệu đồng thời phân tích kết quả nghiên cứu định tính và định lượng.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị, tổng kết những khám phá có ý nghĩa từ đó đưa ra những kiến nghị đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, cũng như một số hàm ý với Nhà nước.
Trên đây là nội dung về Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Của Hành Khách Tại Cảng Hàng Không. Bên cạnh đó còn rất nhiều tài liệu khác rất bổ ích cho các bạn về việc hoàn thiện bài báo cáo thực tập cũng như khóa luận tốt nghiệp, nhưng các tài liệu đôi khi chưa đủ đáp ứng các nhu cầu học tập của các bạn, nên nếu cần sự hỗ trợ thêm các bạn có thể nhắn tin với luanvantot.com sẽ được cung cấp dịch vụ viết báo cáo thực tập tốt nghiệp.