Mục lục
Sau đây là bài mẫu về Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Xuất Khẩu, tài liệu này rất thích hợp cho các bạn sinh viên khi làm bài khóa luận tốt nghiệp về đề tài liên quan. Như các bạn đã biết các nhân tố phản ảnh hưởng đến xuất khẩu sẽ ánh sự phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu của một đất nước và nó còn biểu hiện ở xu thế hợp tác giữa các quốc gia. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích và giúp các bạn định hướng được bài khóa luận của bản thân các bạn.
Ngoài ra hiện tại Luận Văn Tốt còn cung cấp rất nhiều tài liệu tham khảo miễn phí có ích cho các bạn, nếu các bạn có nhu cầu thì liên hệ với dịch vụ viết khóa luận tốt nghiệp của Luận Văn Tốt qua hotline Zalo/tele : 0934573149 để được tư vấn miễn phí nhé.
1. Đặc điểm thị trường
Khi một hàng muốn thâm nhập vào thị trường thế giới thì doanh nghiệp cần lưu ý và quan tâm đến các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và môi trường cạnh tranh ở thị trường mục tiêu của sản phẩm.. Đây đều là những yếu tố có vai trò quan trọng, tác động đến hoạt động xuất khẩu và là các yếu tố quyết định sản phẩm thành công hay thất bại trên thị trường.
2. Đặc điểm sản phẩm
Để tạo nên ưu thế cạnh tranh thì chất lượng sản phẩm phải luôn được đảm bảo và dẫn đầu. Chất lượng sản phẩm cao sẽ đi đôi với giá cả, mẫu mã và các các dịch vụ của doanh nghiệp khi kinh doanh trên thị trường.
Một sản phẩm có ưu thế, tạo ra uy tín riêng của doanh nghiệp là một sản phẩm có chất lượng cao, giá cả, mẫu mã phù hợp với thị trường mục tiêu.
Muốn thúc đẩy xuất khẩu và để sản phẩm có thể cạnh tranh với các sản phẩm trên thế giới thì doanh nghiệp phải tập trung vào chất lượng sản phẩm. Nâng cao chất lượng sản phẩm gắn liền với sự phát triển công nghệ của công ty, và đặc biệt là với yếu tố chi phí. Nhưng để nâng cao chất lượng sản phẩm với chi phí phù hợp với doanh nghiệp và tối thiểu nhất là một vấn đề nan giải mà các doanh nghiệp cần giải quyết.
3. Đặc điểm khách hàng
Khách hàng và nhu cầu của khách hàng quyết định quy mô và cơ cấu nhu cầu trên thị trường của doanh nghiệp. Khách hàng mua thứ họ cần chứ không mua thứ mà doanh nghiệp cung ứng. Nghiên cứu và tìm hiểu về khách hàng giúp cho doanh nghiệp xác định nhu cầu chưa được thỏa mãn, lượng khách hàng, sản phẩm khách hàng cần tìm kiếm và họ sẵn sàng mua với giá nào, cách thức phục vụ khách hàng như thế nào là tốt nhất. Đồng thời,việc tìm hiểu và nghiên cứu khách hàng cũng giúp doanh nghiệp đưa ra những biện pháp và chiến lược kinh doanh để giữ chân khách hàng cũ và lôi kéo khách hàng mới.
Đây cũng là một trong Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Xuất Khẩu là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Các giai đoạn từ sản xuất đến phát triển đều nhằm mục đích phục vụ cho khách hàng của mình, là làm sao cho họ luôn hài lòng các sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra.
Doanh nghiệp cần tìm hiểu và nghiên cứu kỹ càng đặc điểm của khách hàng dựa trên yếu tố: số lượng dân cư, sự phân bố dân cư, thu nhập bình quân, khả năng thanh toán, sở thích và thị hiếu khách hàng. Từ đó, có những chiến lược phù hợp đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Trình độ học vấn, xu hướng người tiêu dùng, hành vi, thị hiếu cũng như khả năng chi trả của khách hàng sẽ quyết định sản phẩm và thương hiệu mà khách hàng lựa chọn. Từ đó doanh nghiệp sẽ đưa ra những sản phẩm phù hợp với từng khu vực, đồng điệu về các nét văn hóa, phong tục tập quán của người tiêu dùng. Nếu không quan tâm và tìm hiểu kỹ càng các yếu tố này, khách hàng sẽ quay lưng với sản phẩm, doanh nghiệp có thể mất uy tín và để lại ấn tượng không tốt với khách hàng, thậm chí có thể lỗ một nguồn vốn lớn dẫn đến phá sản. Sản phẩm và doanh nghiệp sẽ bị đào thải trên thị trường cạnh tranh khốc liệt.
4. Đặc điểm môi giới
Môi giới thương mại là những công ty kinh doanh hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng hoặc giúp doanh nghiệp trực tiếp bán hàng.
Thường thì các nhà trung gian chỉ chọn lựa những sản phẩm có nhãn hiệu bán chạy, hoa hồng cao và đây là một điều trở ngại lớn cho các doanh nghiệp muốn thâm nhập thị trường mới.
Môi giới thương mại có thể giúp cho người mua hàng đặt hàng và làm thủ tục mua với chi phí thấp hơn so với tự làm lấy. [7]
XEM THÊM : Phân Tích Swot Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu
5. Tiềm lực của doanh nghiệp
* Kỹ thuật công nghệ
Máy móc thiết bị là một trong Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Xuất Khẩu tham gia trực tiếp của quá trình sản xuất chính, vì thế việc hiện đại hoá máy móc thiết bị hay đổi mới công nghệ là hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu thì doanh nghiệp cần lên kế hoạch đổi mới công nghệ, phát triển khoa học kỹ thuật.
Yếu tố kỹ thuật công nghệ sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Ngược lại, nếu một doanh nghiệp không chú trọng và nâng cao công nghệ kỹ thuật của công ty mình thì doanh nghiệp đó sẽ bị tụt hậu, lỗi thời, dễ dàng bị đào thải và không thể cạnh tranh với các đối thủ khác. [8]
* Nhân lực
Để thực hiện bất kì chiến lược kinh doanh nào, doanh nghiệp cần phải có một đội ngũ công nhân có chuyên môn và kiến thức cần thiết. Doanh nghiệp có nguồn nhân lực có kỹ năng chuyên môn, am hiểu thị trường thì năng suất lao động sẽ cao, doanh nghiệp sẽ dễ dàng thành công và ngược lại.
Để có thể phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, áp dụng công nghệ kỹ thuật mới trong quá trình sản xuất đòi hỏi công ty phải có đội ngũ lao động có trình độ nghiệp vụ tốt. Chính vì vậy, nhu cầu nhân lực của công ty luôn là một vấn đề được chú trọng đầu tư. Sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào nguồn nhân lực mà công ty đào tạo. Ngược lại, nếu nguồn nhân lực không có kinh nghiệm, không am hiểu thị trường, trình độ thấp sẽ dẫn đến sự thất bại khi tham gia vào thị trường cũng như cạnh tranh với các đối thủ khác. [9]
* Vị trí của doanh nghiệp trên thị trường
Vị trí của doanh nghiệp được thể hiện qua thị phần, thương hiệu và khả năng chi phối của doanh nghiệp trên thị trường.
Điều này góp phần giúp cho doanh nghiệp có nhiều ưu thế để cạnh tranh với các đối thủ khác và có khả năng ảnh hưởng đến người tiêu dùng, kể cả các đối tác. Vị thế của doanh nghiệp càng cao thì khả năng chi phối, chiếm lĩnh thị trường càng lớn, giúp khách hàng có niềm tin vào doanh nghiệp và các sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra.
* Nguồn vốn
Để phát triển sản xuất, doanh nghiệp cần có một lượng vốn nhất định để đầu tư đầu vào, nguyên liệu, vật tư, trang thiết bị. Vốn là điều kiện tiền đề quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nếu không có vốn sẽ không có bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cả, vốn kinh doanh là cơ sở để doanh nghiệp tính toán, hoạch định các chiến lược và kế hoạch kinh doanh.
Điều đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn đảm bảo đầy đủ, kịp thời vốn kinh doanh cho quá trình sản xuất, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. [10]
6 Các tiêu chí đo lường hiệu quả xuất khẩu
Đo lường hiệu quả xuất khẩu là một trong những nội dung quan trọng của việc nghiên cứu hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp. [11] Sau đây là 2 hệ thống tiêu chí đo lường hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp như sau:
6.1. Tiêu chí đo lường hiệu quả xuất khẩu theo chiều rộng
- Sản lượng xuất khẩu:
Đây là tiêu định lượng phản ánh khối lượng hàng hóa được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài của doanh nghiệp. Sản lượng tiêu thụ thể hiện cho năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Sản lượng xuất khẩu hàng hóa lớn chứng tỏ quy mô doanh nghiệp lớn, năng lực sản xuất cao.
Để đánh giá sự thay đổi sản lượng hàng hóa xuất khẩu, ta có thể dựa vào tiêu chí tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng hóa xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng nhanh hay chậm thể hiện hiện trạng xuất khẩu ở từng thời kỳ. Nếu tốc độ tăng trưởng giảm sẽ báo hiệu tốc độ phát triển xuất khẩu hàng hóa đang bị chững lại. Còn tốc độ tăng mạnh thể hiện sự bứt phá trong hiệu quả xuất khẩu hàng hóa.
- Kim ngạch xuất khẩu:
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa là đại lượng đo lường tổng giá trị của mặt hàng tham gia xuất khẩu được thống kê theo từng quý hoặc từng năm. Thông qua chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu có thể đánh giá được doanh số bán hàng xuất khẩu trong một đơn vị thời gian là bao nhiêu, từ đó có thể so sánh được mức độ tăng giảm giá trị xuất khẩu qua các thời kỳ. Đây là tiêu chí quan trọng nhất trong việc đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu của bất kỳ một doanh nghiệp, tổ chức hay quốc gia nào.
6.2. Hệ thống tiêu chí đo lường hiệu quả xuất khẩu hàng hóa theo chiều sâu
- Sự thay đổi về chất lượng hàng hóa xuất khẩu
Phát triển xuất khẩu hàng hóa không thể tách rời việc nâng cao chất lượng sản phẩm, bởi đây là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của sản phẩm trên thị trường. Chất lượng hàng hóa không ngừng được nâng cao sẽ có tác dụng tích cực trong việc nâng cao giá trị và giá trị sử dụng cho sản phẩm, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách tạo ra nhiều yếu tố vô hình như thương hiệu, uy tín. Điều này thực sự rất quan trọng trong việc nâng tầm giá trị doanh nghiệp, tạo lập tên tuổi và thương hiệu thu hút khách hàng.
- Sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu:
Mục đích của sự chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu là điều chỉnh sự phát triển xuất khẩu theo hướng bền vững, hiệu quả hơn. Thực tế hiện nay, xu hướng phổ biến của các doanh nghiệp là thay thế xuất khẩu các mặt hàng gia công, chế biến đơn giản, giá trị gia tăng thấp bằng những sản phẩm cầu kỳ hơn, chất lượng hơn, đòi hỏi nhiều chất xám và sáng tạo với giá trị gia tăng cao.
Sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu được biểu hiện qua sự thay đổi tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng đó trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
- Sự chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu:
Phản ánh tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang một thị trường cụ thể trên tổng kim ngạch xuất khẩu. Mục đích nhằm khai thác hiệu quả hơn các thị trường tiêu thụ, tránh sự phát triển không đồng đều gây ra tình trạng mất cân bằng trong xuất khẩu.
- Sự chuyển dịch phương thức xuất khẩu:
Cơ cấu phương thức xuất khẩu phản ánh tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu bằng phương thức nào đó trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Hiện nay xuất khẩu hàng hóa gồm các phương thức xuất khẩu chủ yếu sau: Chiếm tỷ trọng lớn nhất là gia công chế biến xuất khẩu, tiếp đến xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu gián tiếp, xuất khẩu tại chỗ. Mục đích của sự chuyển dịch phương thức xuất khẩu là nâng cao hiệu quả, tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm lớn hơn. Tuy nhiên thay đổi phương thức xuất khẩu cần phải phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu bên đặt hàng. Không thể nóng vội gây lãng phí trong việc đầu tư công nghệ sản xuất mới.
- Sự chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu:
Đó là việc thay đổi cơ cấu các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu hàng hóa theo hướng hợp lý, hiệu quả hơn. Bằng việc đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu hàng hóa như các tổ chức doanh nghiệp, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh hơn, qua đó thúc đẩy năng lực và hiệu quả sử dụng vốn, tạo ra động lực cho phát triển xuất khẩu hàng hóa.
- Lợi nhuận xuất khẩu: Phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động xuất khẩu.
- Hiệu quả sử dụng nguồn lực thương mại:
Đo lường mức độ sử dụng nguồn lực trong việc đạt tới những mục tiêu xác định trước.
Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Xuất Khẩu là hoạt động xuất khẩu hàng hóa bao gồm rất nhiều loại khác nhau. Trong đó quan trọng nhất là nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, nguồn lực công nghệ,…
Qua bài Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Xuất Khẩu Làm Khóa Luận và kiến thức mà các bạn có thì chúng tôi tin rằng các bạn hoàn toàn có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình một cách hiệu quat nhất. Nếu có thắc mắc hay gặp khó khăn về bài làm thì hãy liên hệ ngay với Luận Văn Tốt qua Zalo/tele : 0934573149 nhé. Chúc các bạn thành công.