Nội dung, phương pháp lập kế hoạch sản xuất

Đánh giá post

Dưới đây là Nội dung, phương pháp lập kế hoạch sản xuất, được Luận Văn Tốt dành nhiều thời gian để tìm kiếm thu thập và gửi đến các bạn sinh viên có nhu cầu đang tìm kiếm các bài tương tự để hoàn thành bài làm của mình, hy vọng nội dung dưới đây sẽ mang về cho các bạn một mẫu tài liệu có ích.

Nếu các bạn đang viết bài tiểu luận, báo cáo thực tập, khóa luận,… mà gặp bất cứ khó khăn gì cứ liên hệ qua zalo của Luận Văn Tốt để được hỗ trợ cũng như hoàn thiện bài làm trọn gói cho các bạn nhé.

……………………………………………………………………………….

1. Nội dung và phương pháp lập kế hoạch sản xuất

1.1 Nội dung lập kế hoạch sản xuất

Theo Trương Đoàn Thể (2007), đã đưa ra một số nội dung trong việc lập kế hoạch sản xuất như sau: Xây dựng lịch trình sản xuất, bao gồm các công việc chủ yếu là xác định số lượng và khối lượng các công việc, tổng thời gian hoàn thành tất cả các công việc, thời gian bắt đầu và kết thúc của từng công việc cũng như thứ tự thực hiện các công việc. Đảm bảo cân đối công suất của máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, hệ thống nhà xưởng và lao động giữa kế hoạch dự kiến và khả năng sản xuất thực có. Dự tính số máy móc, thiết bị, nguyên liệu và lao động cần thiết đề hoàn thành khối lượng sản phẩm hoặc các công việc đưa ra trong lịch trình sản xuất.

Điều phối phân giao công việc và thời gian phải hoàn thành trong những khoảng thời gian nhất định cho từng bộ phận, từng máy, từng người, … Sắp xếp thứ tự các công việc trên máy và nơi làm việc nhằm giảm thiểu thời gian ngừng máy và chờ đợi trong quá trình chế biến sản phẩm. Theo dõi, phát hiện những biến động ngoài dự kiến có nguy cơ dẫn đến không hoàn thành lịch sử sản xuất hoặc những hoạt động lãng phí làm tăng chi phí, đẩy giá thành sản phẩm lên cao, từ đó đề xuất những biện pháp điều chỉnh kịp thời.

1.2 Phương pháp lập kế hoạch sản xuất

Phương pháp bằng trực giác
Phương pháp này được sử dụng nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là phương pháp định tính, dùng trực giác cảm quan để lập kế hoạch; vì hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ được trang bị các kiến thức cần thiết nên thường tiến hành kinh doanh bằng trực quan, kinh nghiệm. Các doanh nghiệp áp dụng phương pháp này, thường có những xung đột giữa các luồng tư tưởng quan điểm khác nhau và thường ngả về ý kiến cá nhân hơn là theo kế hoạch tốt nhất. Chẳng hạn, nhà quản trị tài chính mong muốn thu được càng nhiều tiền bán hàng càng tốt, giảm dần đến mức tối thiểu các chi phí mua sắm thiết bị, máy móc sản xuất, chi phí quản lý hàng dự trữ. Ngược lại, quản trị sản xuất lại muốn sản xuất ít chủng loại mặt hàng, mong muốn có được máy móc, thiết bị hiện đại nhất để chuyên môn hóa vào các lĩnh vực đặc thù, nhằm nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng, tăng năng suất lao động,…

Các doanh nghiệp sử dụng phương pháp này, không thường xuyên thay đổi kế hoạch mà dùng kế hoạch được sử dụng ban đầu để sử dụng lặp đi lặp lại hết năm này qua năm khác, theo một lịch trình cố định, có một vài điều chỉnh nhỏ cho phù hợp với nhu cầu mới của môi trường kinh doanh và thị trường. Do đó, phương pháp này đi theo lối mòn và tốn kém nhiều chi phí do không tiến hành phân tích thường xuyên các điều kiện, các yếu tố để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh tổng hợp cho phù hợp với sự biến động nhanh của thị trường và môi trường kinh doanh.

Phương pháp biểu đồ và phân tích chiến lược
Đây là phương pháp được áp dụng ở nhiều doanh nghiệp vì dễ áp dụng và hiệu quả cao, do việc phân tích khá tỉ mỉ các chi phí, từ đó chọn phương án có chi phí thấp hơn và có nhiều ưu điểm, ít nhược điểm hơn các phương án khác. Nhìn chung, phương án này trải qua các bước sau:
Xác định nhu cầu cho mỗi giai đoạn.
Xác định khả năng các mặt cho từng giai đoạn và khả năng tổng hợp.
Xác định các loại chi phí cho việc tạo khả năng như chi phí tiền lương trả cho lao động chính thức, chi phí tiền công làm thêm giờ, chi phí thuê thêm lao động,…
Xây dựng phương án kế hoạch tổng hợp theo các phương án chiến lược hoạch định.
Xây dựng các loại chi phí sản xuất chủ yếu và chi phí tổng hợp theo từng phương án kế hoạch.
So sánh và lựa chọn phương án kế hoạch có chi phí thấp nhất, có nhiều ưu điểm hơn và có ít nhược điểm hơn.

Phương pháp cân bằng tối ưu
Phương pháp cân bằng tối ưu áp dụng bài toán vận tải, giúp doanh nghiệp thực hiện việc cân bằng giữa cung và cầu trên cơ sở huy động tổng hợp các nguồn, các khả năng khác nhau với mục tiêu là làm thế nào để tổng chi phí nhỏ nhất. Những khó khăn ảnh hưởng đến khi doanh nghiệp áp dụng phương pháp này: Thứ nhất, nếu thời gian hoạch định càng dài thì bảng cân đối càng lớn. Thứ hai, người quản lý rất dễ nhầm lẫn giữa kế hoạch sản xuất tổng hợp và kế hoạch bán hàng. Nguyên tắc chung của phương pháp này là tạo ra sự cân đối giữa cung và cầu trong từng giai đoạn và phải sử dụng các nguồn lực rẻ nhất đến những nguồn đắt hơn nếu không thể.

Nội dung, phương pháp lập kế hoạch sản xuất
Nội dung, phương pháp lập kế hoạch sản xuất

2. Các căn cứ lập kế hoạch sản xuất

2.1 Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh

Nhân viên kế hoạch sẽ đánh giá, phân tích tình hình năm trước đạt bao nhiêu phần trăm, khâu nào đạt được và chưa đạt được. Từ đó, đưa ra những nguyên nhân của hạn chế, để chuẩn bị cho công tác lập kế hoạch sản xuất của năm tiếp theo. Trong bản kế hoạch sản xuất năm tiếp theo, vẫn được xây dựng trên những tiêu chí năm trước. Bên cạnh đó, bản kế hoạch phải được bổ sung và điều chỉnh thêm cho phù hợp với thị trường và tình hình thực tế của công ty.

2.2 Căn cứ vào nhu cầu thị trường

Nhu cầu thị trường được xác định thông qua các đơn đặt hàng của khách hàng. Việc xác định nhu cầu cho thấy công ty có khả năng đáp ứng với đơn đặt hàng đó không. Ngoài ra, còn có một số đơn đặt hàng mới, nhờ vào sự ký kết, hợp tác của phòng dịch vụ khách hàng.

2.3 Căn cứ vào khả năng sản xuất của nhà máy

Bộ phận kế hoạch sẽ cung cấp cho quản đốc về thông tin triển khai sản xuất. Dựa vào triển khai sản xuất giúp quản đốc nắm được về nguyên vật liệu, máy móc, số lượng cần sản xuất,… Bên cạnh đó, phòng Kế hoạch phải liên hệ với bộ phận kỹ thuật để có kế hoạch bảo trì máy móc định kỳ.

2.4 Căn cứ vào dữ liệu sản xuất

Hai dữ liệu cần xác định chính xác đó là số lượng tồn kho và nguyên vật liệu. Tổng số danh mục về số hàng tồn kho, các loại vật tư, nguyên vật liệu và chi tiết linh kiện, doanh nghiệp phải quản lý nhiều và phức tạp, đòi hỏi phải cập nhật thường xuyên. Thứ nhất, xác định lượng hàng tồn kho hiện tại để biết được cần phải sản xuất bao nhiêu so với nhu cầu đề ra. Thứ hai, hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu. Quản lý tốt nguồn vật tư, nguyên liệu góp phần đảm bảo sản xuất diễn ra suôn sẻ thỏa mãn nhu cầu khách hàng trong mọi thời điểm và biện pháp quan trọng giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Đây cũng là cơ sở quan trọng để duy trì lượng dữ trữ nguyên vật liệu ở mức thấp nhất.

………………………………………………………………………….

Trên đây là Nội dung, phương pháp lập kế hoạch sản xuất được Luận Văn Tốt thu thập để hỗ trợ các bạn, có thể dùng tham khảo khi viết bài báo cáo, tiểu luận, khóa luận của mình, nếu gặp bất kỳ khó khăn gì trong  làm bài, các bạn có thể liên hệ với mình để được hỗ trợ viết bài điểm cao trọn gói của Luận Văn Tốt.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Liên hệ