Phân Tích Mô Hình SWOT Công Ty Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu

Đánh giá post

Phân Tích Mô Hình SWOT Công Ty Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu là nội dung tiếp theo mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn sinh viên ngành quản trị kinh doanh, để biêt được mô hình SWOT là gì? thì mời các bạn xem qua bài viết dưới đây, đây là tài liệu rất giá trị cho các bạn tham khảo mà Luận Văn Tốt muốn gửi đến cho các bạn

Bên cạnh việc cung cấp những đề tài và nội dung có giá trị thì chúng tôi còn mang đến cho các bạn dịch vụ viết khóa luận, luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, tiểu luận…hãy gọi ngay sđt/ Zalo : 0934573149 để được cung cấp nhiều tài liệu tham khảo và hỗ trợ viết bài bạn nha 

1. Điểm mạnh- Strengths

Trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh của công ty đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong lĩnh vực kinh doanh cũng như hiệu quả xã hội.

Có thể đánh giá thành tựu về hoạt động xuất nhập khẩu của công ty như sau:

Trong những năm qua công ty luôn bám sát thâm nhập và mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước, mang lại kết quả kinh doanh tốt, hợp tác với nhiều doanh nghiệp trong nước và quốc tế, tạo cơ hội lớn cho xuất nhập khẩu hàng hóa.

Công ty đã chú trọng đến công tác tiếp thị, quảng bá phát triển sản phẩm, đưa những sản phẩm tới gần hơn với người tiêu dùng và mở rộng thị trường xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới.

Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp sản phẩm kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, giao hàng đúng hạn và bảo đảm chất lượng hàng hóa, thanh toán sòng phẳng, và đó thực sự gây được lòng tin đối với khách hàng, thu hút khách hàng đến hợp tác lâu dài. Những điều đó vừa tạo được nguồn hàng ổn định vừa có khách hàng tiêu thụ.

Thị trường của công ty không ngừng được mở rộng, công ty có quan hệ bạn hàng với nhiều nước trên thế giới, không chỉ những nước trong khu vực như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc… Công ty còn mở rộng quan hệ với các nước ở Châu Âu và thị trường Mỹ. Đây là xu hướng phù hợp với tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu hiện nay, đó là đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế.

Nhờ vào các biện pháp tăng cường sản phẩm tích cực mở rộng thị trường mà khối lượng hàng hóa lưu chuyển của công ty ngày càng tăng làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu và doanh thu xuất nhập khẩu không ngừng tăng lên, hiệu quả kinh doanh của công ty cũng không ngừng được tăng lên, và đạt được những con số đáng khích lệ.

Có được kết quả trên là do công ty đã nỗ lực cố gắng trong hoạt động kinh doanh của mình như:

+ Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu nhanh chóng, chính xác, đúng chính sách và pháp luật của nhà nước, nộp thuế xuất nhập khẩu đúng hạn đầy đủ.

+ Thực hành tiết kiệm trong công ty, giảm các loại chi phí trong kinh doanh như chi phí vận tải, bốc xếp giám định, bảo quản hàng hóa… các chi phí về quản lý hành chính đều ở mức cho phép.

+ Tổ chức bộ máy quản lý của công ty gọn nhẹ làm việc có hiệu quả nên năng suất cao.

+ Công ty luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân vừa đi học bổ túc thêm trình độ về nghiệp vụ ngoại thương, về trình độ ngoại ngữ, tin học…

+ Công ty rất coi trọng công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong mọi hoạt động công ty đều lấy chất lượng, hiệu quả làm điều kiện tiên quyết tạo được uy tín đối với bạn hàng trong và ngoài nước.

Phân Tích Mô Hình SWOT Công Ty Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu
Phân Tích Mô Hình SWOT Công Ty Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu

XEM THÊM : Phân Tích Ma Trận SWOT Công Ty Cổ Phần Bibica

2.Điểm yếu- Weaknesses

Bên cạnh những điểm mạnh, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty vẫn còn những điểm yếu:

Hoạt động của công ty đôi khi ở vào thế bị động, do chưa lường trước được sự biến động về hàng hoá của thị trường mà nguyên nhân chủ yếu là do công tác nghiên cứu thị trường chưa tốt, chưa tìm ra nhu cầu hàng hoá trong nước và quốc tế. Công ty chưa thiết lập được kế hoạch kinh doanh dài hạn, chưa có phương hướng cụ thể để đối phó với sự biến động bất thường của thị trường có thể xảy ra.

Hoạt động xuất nhập khẩu của công ty tuy có tăng về kim ngạch nhưng kim ngạch xuất khẩu của công ty vẫn còn ở mức thấp và chưa tăng trưởng đều.

Chi phí cho hoạt động xuất nhập khẩu mặc dù đã được cắt giảm nhưng vẫn còn tồn đọng nhiều loại chi phí gây lãng phí và ảnh hưởng đến ngân sách.

Về cán bộ công nhân viên thì hầu hết là trái ngành nghề kinh doanh. Cán bộ tốt nghiệp đại học được chiếm tỷ lệ thấp, trình độ nghiệp vụ ngoại thương của cán bộ còn thấp nên chưa đáp ứng được sự cạnh tranh sôi nổi của thị trường hiện nay. Qua phân tích và tìm hiểu thực tế tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua, bên cạnh những thành tựu đạt được là những tồn tại cần phải giải quyết. Và có thể rút ra một số nguyên nhân sau đây.

Công ty chưa thực hiện tốt việc nghiên cứu thị trường trong khi thị trường quốc tế có sự khác biệt rất lớn so với thị trường trong nước về cung cầu cũng như phong tục tập quán và văn hoá … thì việc không chú ý đến các thông tin này sẽ dẫn đến rủi ro trong kinh doanh cao hơn. Chính vì vậy công ty chưa mạnh dạn ký kết các hợp đồng có giá trị lớn. Điều này làm ảnh hưởng lớn tới khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của công ty, dẫn đến ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty.

Ngoài ra do không nghiên cứu kỹ thị trường, và các thông số giá cả nên không có biện pháp để điều chỉnh kịp thời hoạt động kinh doanh của mình cho phù hợp do đó chưa tận dụng hết được các cơ hội của thị trường.

Công tác giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng kinh doanh của công ty chưa đạt được hiệu quả cao. Việc lựa chọn các phương án giao nhận hàng còn chưa hợp lý nên nảy sinh nhiều chi phí không cần thiết. Tổ chức thực hiện hợp đồng còn thiếu tính đồng bộ giữa các khâu gây nên sự lãnh phí thời gian và tiền của.

Công ty chưa có một chiến lược kinh doanh hợp lý, chưa thực sự linh hoạt, trong công tác tổ chức hoạt động kinh doanh còn bất cập ở nhiều khâu, hoạt động kém hiệu quả. Cơ chế quản lý công ty còn có sự chồng chéo… những điều này gây nên nhiều cản trở đối với khả năng phát triển mở rộng quy mô kinh doanh của công ty.

Những khiếm khuyết trên công ty cần nhanh chóng rút ra những bài học và có biện pháp kịp thời, thích hợp để giải quyết, hạn chế những khó khăn, tận dụng tốt các cơ hội tăng cường hoạt động kinh doanh theo hướng mở rộng quy mô thị trường để ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của mình.

3. Cơ hội- Opportunities

Việt Nam đang là thị trường được quan tâm bởi nước ngoài, vì thế thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài, đối tác lớn nhập khẩu hàng hóa.

Việt Nam gia nhập vào nhiều hiệp hội và có nhiều hiệp định được ký kết, góp
phần thúc đẩy kinh doanh trên thị trường quốc tế, hàng hóa Việt Nam ngày càng được đánh giá cao cả về số lượng và chất lượng.

Công ty đã hoạt động trên thị trường gần 20 năm, thị trường rộng lớn, có nhiều cơ hội để gia tăng năng suất và kim ngạch, đặc biệt sau đại dịch dự kiến công ty sẽ tiếp tục có cơ hội xâm nhập thị trường nhiều quốc gia khu vực.

4. Thách thức- Threats

Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài gây ảnh hưởng đến tình hình kinh tế cả trong và ngoài nước, việc thông quan khó khăn.

Đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường, đòi hỏi phải có các chiến lược phát triển về sản phẩm, chính sách giá cả để gia tăng năng lực cạnh tranh.

Pháp lý phúc tạp hơn khi xuất nhập khẩu ra một số nước, các rào cản về thuế quan luật pháp cản trở khả năng xuất nhập khẩu của công ty.

Phân Tích Mô Hình SWOT Công Ty Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu cũng là nội dung mà mình muốn chia sẻ cho các bạn tham khảo, nếu vẫn chưa đủ thì các bạn hãy liên hệ ngay với luanvantot.com để được tư vấn và cung cấp dịch vụ viết khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, tiểu luận…. qua Zalo : 0934573149

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Liên hệ