Có phải bạn đang tìm tài liệu cho đề tài luận văn thạc sĩ Các Công Cụ Phân Tích Môi Trường Kinh Doanh Doanh Nghiệp vậy thì các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây. Nội dung của bài viết sẽ phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài trong chiến lược kinh doanh doanh nghiệp từ đó thực thi phương án chiến lược kinh doanh. Bài viết đâ được Luận Văn Tốt tổng hợp và soạn thảo để gửi đến các bạn, giúp các bạn tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình thu thập đề tài cho bài luận văn thạc sĩ của các bạn.
Thông qua bài viết dưới đây Luận Văn Tốt chúc các bạn thành công với bài luận văn thạc sĩ của mình. Nếu các bạn gặp khó khăn hay cần hỗ trợ thêm thì hãy liên hệ với dịch vụ viết luận văn thạc sĩ của Luận Văn Tốt nhé hoặc gọi Zalo : 0934573149 để được tư vấn miễn phí.
1. Công cụ phân tích môi trường bên ngoài của kinh doanh doanh nghiệp
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài – External Factor Evaluation (EFE):
“Cho phép nhà chiến lược tóm tắt và đánh giá các thông tin kinh tế, xã hội, văn hoá, nhân khẩu, địa lý, chính trị, pháp luật, công nghệ và cạnh tranh. Có 5 bước trong việc phát triển một Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE).
(1) Liệt kê các yếu tố bên ngoài chủ yếu ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
(2) Phân loại tầm quan trọng từ 0,0(không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng), tổng số các mức phân loại được ấn định cho các nhân tố này phải bằng 1.
(3) Phân loại các yếu tố cho điểm từ 1 (ảnh hưởng ít nhất) đến 4 (ảnh hưởng nhiều nhất).
(4) Nhân các mức quan trọng của mỗi yếu tố với điểm phân loại tương ứng nhằm xác định tổng số điểm quan trọng cho tổ chức.
(5) Cộng số điểm quan trọng của các yếu tố. Số điểm trung bình thường là 2,5. Tổng số điểm quan trọng < 2,5 cho thấy khả năng phản ứng yếu đối với môi trường và > 2,5 cho thấy khả năng phản ứng tốt với môi trường”[1].
Phân tích PESTLE
“Dùng phân tích PESTLE để nghiên cứu các tác động của các yếu tố trong môi trường vĩ mô. Có sáu yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế, các yếu tố này là các yếu tố bên ngoài của DN và ngành, và ngành phải chịu các tác động của nó đem lại như một yếu tố khách quan là: Chính trị, Luật pháp, Kinh tế, Văn hóa – Xã hội, Công nghệ, Tự nhiên”[2].
Ma trận hình ảnh cạnh tranh – Competitive Profile Matrix (CPM)
“Ma trận hình ảnh cạnh tranh giúp nhận diện các đối thủ cạnh tranh chủ yếu và những ưu, khuyết điểm của họ từ đó giúp doanh nghiệp có chiến lược phù hợp. Ma trận hình ảnh cạnh tranh là sự mở rộng của ma trận các yếu tố bên ngoài trong trường hợp các mức độ quan trọng, phân loại và tổng số điểm quan trọng có cùng ý nghĩa. Tổng số điểm đánh giá so sánh với công ty mẫu. Việc phân tích so sánh này cung cấp thông tin chiến lược quan trọng”[3].
2. Công cụ phân tích môi trường bên trong
Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – Internal Factor Evaluation (IFE)
“Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE cho phép đánh giá các mặt mạnh, yếu quan trọng của các bộ phận của công ty, cách triển khai cũng tương tự như ma trận EFE.
Chuỗi giá trị của M. Porter: Phân tích chuỗi giá trị là nỗ lực phân tích nhằm tìm hiểu cách thức một công ty tạo ra giá trị cho khách hàng thông qua việc đánh giá sự đóng góp của các hoạt động khác nhau bên trong công ty vào quá trình tạo ra giá trị đó”[4].
1.2.5.6. Xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh
Theo Fred R. David (1985) để hình thành và lựa chọn chiến lược khả thi cho công ty có thể tóm tắt quy trình ra quyết định gồm 3 giai đoạn:
“Giai đoạn 1: Giai đoạn nhập vào, vì giai đoạn này tóm tắt các thông tin cơ bản ban đầu và hình thành các chiến lược. Trong giai đoạn này người ta sử dụng 3 công cụ: ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE), ma trận hình ảnh cạnh tranh (CIM) và ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE).
Giai đoạn 2: Giai đoạn kết hợp đưa ra các chiến lược khả thi có thể chọn lựa, bằng cách sắp xếp, kết hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài thông qua ma trận SWOT hay BCG. Các ma trận này sử dụng thông tin nhập vào được rút ra từ giai đoạn 1 để kết hợp các điểm mạnh – điểm yếu bên trong với cơ hội – nguy cơ bên ngoài. Sự kết hợp các yếu tố thành công quan trọng bên trong với các yếu tố thành công quan trọng bên ngoài là chìa khóa để hình thành các chiến lược khả thi.
Giai đoạn 3: Giai đoạn quyết định, có nhiều phương pháp như: mô hình lựa chọn MC. Kinsey, ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM), ma trận GREAT…Trong luận văn này, tác giả sử dụng ma trận GREAT”[5].
(Nguồn: Fred R. David,2006)
Ma trận SWOT: “Ma trận SWOT sẽ giúp cho nhà quản trị lựa chọn chiến lược tốt nhất phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Tuỳ theo lĩnh vực kinh doanh của doanh ngiệp mà nhà quản trị sẽ sử dụng một hoặc nhiều ma trận SWOT để tiến hành phân tích và lựa chọn giải pháp. Theo Fred R. David (1991), mô hình SWOT thường đưa ra 4 nhóm chiến lược cơ bản”:
(1) S_O: Các chiến lược này dựa trên điểm mạnh của doanh nghiệp để khai thác các cơ hội bên ngoài.
(2) S_T: Các chiến lược này dựa trên điểm mạnh của doanh nghiệp để ngăn chặn hoặc hạn chế các nguy cơ từ bên ngoài.
(3) W_O: Các chiến lược này giảm điểm yếu bên trong nội bộ để tận dụng các cơ hội từ bên ngoài.
(4) W_T: Các chiến lược này giảm điểm yếu bên trong nội bộ để ngăn chặn hoặc hạn chế các nguy cơ bên ngoài.
Các chiến lược gia không bao giờ xem xét tất cả các chiến lược khả thi có lợi cho công ty vì có vô số biện pháp khả thi và vô số cách để thực hiện các biện pháp này. Do đó chỉ một nhóm chiến lược hấp dẫn nhất được lựa chọn phát triển.
Để lập được một ma trận SWOT, theo Ferd R David phải trải qua tám bước sau đây:
(1) Liệt kê các cơ hội bên ngoài của công ty.
(2) Liệt kê các mối đe doạ quan trọng bên ngoài công ty.
(3) Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong công ty.
(4) Liệt kê những điểm yếu bên trong công ty.
(5) Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài, ghi kết quả chiến lược S_O vào ô thích hợp.
(6) Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài, ghi kết quả chiến lược W_O vào ô thích hợp.
(7) Kết hợp những điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài, ghi kết quả chiến lược S_T vào ô thích hợp.
(8) Kết hợp những điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài, ghi kết quả chiến lược W_T vào ô thích hợp”[6].
SWOT | CÁC CƠ HỘI (O) | CÁC NGUY CƠ (T) |
Các chiến lược S_O | Các chiến lược S_T | |
NHỮNG ĐIỂM MẠNH (S) | Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội | Vượt qua những bất trắc bằng cách tận dụng những điểm mạnh |
NHỮNG ĐIỂM YẾU (W) | Các chiến lược W_O | Các chiến lược W_T |
Hạn chế các mặt yếu để tận dụng các cơ hội | Tối thiểu hoá những điểm yếu để tránh khỏi các mối đe dọa |
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Hình 1.3. Phân tích SWOT
Ma trận GREAT: “Ma trận GREAT là mô hình lựa chọn chiến lược dựa trên các tiêu chí G (Gain) là Lợi ích thu được; R (Risk) là Rủi ro có thể gặp phải; E (Expense) là Chi phí có liên quan; A (Achievable) là Tính khả thi của chiến lược; T (Time) là Thời gian thực hiện. Phương pháp này thực hiện theo các bước như sau:
(1) Lựa chọn các tiêu chí đánh giá chiến lược.
Là 5 tiêu chí Gain, Risk, Expense, Achievable, Time đã nêu ở trên. Trong bước này chúng ta cũng xác định các chiến lược để đánh giá
(2) Gán trọng số cho các tiêu chí[7].
Dựa trên cơ sở mức độ ảnh hưởng và tầm quan trọng của từng tiêu chí đó tới hoạt động kinh doanh của công ty, chung ta gán trọng số cho các tiêu chí. Tổng cộng các trọng số này bằng 1.
(3) Cho điểm từng tiêu chí với thang điểm từ 1 đến 5.
Mỗi mức điểm thể hiện mức độ đáp ứng tiêu chuẩn đề ra (từ thấp đến cao): 1 = Kém, 2 = Dưới trung bình, 3 = Trung bình, 4 = Khá, 5 = Cao
(4) Xác định tổng điểm các chiến lược theo từng tiêu chí.
Xác định bằng cách lấy trọng số nhân với điểm tương ứng. Chiến lược được chọn là chiến lược có số điểm tích hợp cao nhất.
Cũng như các phương pháp lựa chọn chiến lược khác, ma trận GREAT đòi hỏi sự phán đoán tốt thông qua trực giác trong việc xác định các trọng số và cho điểm”[8].
Bảng 1.1: Lựa chọn chiến lược theo tiêu chí G.R.E.A.T
TIÊU CHÍ | TRỌNG SỐ | CÁC CHIẾN LƯỢC CÓ THỂ CHỌN | ||||||
Chiến lược 1 | Chiến lược 2 | Chiến lược n | ||||||
Điểm | Điểm tích | Điểm | Điểm tích | Điểm | Điểm tích | |||
G | ||||||||
R | ||||||||
E | ||||||||
A | ||||||||
T | ||||||||
TỔNG | ||||||||
(Nguồn: Fred R. David (2006), Khái Luận Về Quản Trị Chiến Lược)
3. Thực thi phương án chiến lược kinh doanh
“Sau quá trình đánh giá các phương án, một phương án sẽ được lựa chọn. Lúc này, cần ra quyết định để phân bổ con người và các nguồn lực của doanh nghiệp cho việc thực hiện kế hoạch. Kế hoạch mà doanh nghiệp triển khai thực hiện cần được xây dựng trong đó mô tả các nhiệm vụ cụ thể và hành động cần thiết để thực hiện chiến lược phát triển, khi nào và ai là người chịu trách nhiệm thực hiện. Kế hoạch cần có tính khả thi trong điều kiện giới hạn về thời gian và nguồn lực”[9].
[1] PGS.TS. Phạm Văn Dược (2018), “Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh”, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Tr.265.
[2] PGS.TS. Phạm Văn Dược (2018), “Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh”, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Tr.266.
[3] PGS.TS. Phạm Văn Dược (2018), “Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh”, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Tr.270.
[4] PGS.TS. Phạm Văn Dược (2018), “Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh”, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Tr.282
[5] Fred R. David (1985), “Giáo trình Quản Trị Chiến lược”, NXB Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
[6] Fred R. David (1985), “Giáo trình Quản Trị Chiến lược”, NXB Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
[7] Fred R. David (1985), “Giáo trình Quản Trị Chiến lược”, NXB Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
[8] Fred R. David (1985), “Giáo trình Quản Trị Chiến lược”, NXB Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
[9] Fred R. David (1985), “Giáo trình Quản Trị Chiến lược”, NXB Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
Hy vọng rằng bài mẫu Các Công Cụ Phân Tích Môi Trường Kinh Doanh Doanh Nghiệp trên đây sẽ là tiền đề cho sự thành công của bài luận văn thạc sĩ của các bạn. Nếu các bạn cần thêm tài liệu tham khảo, hay hỗ trợ các bạn trong quá trình làm bài thì hãy liên hệ với Luận Văn Tốt qua Zalo : 0934573149 hoặc tham khảo dịch vụ viết luận văn thạc sĩ của luanvantot.com bạn nhé!!!