Các Chỉ Số Để Phân Tích Tình Hình Tài Chính Doanh Nghiệp

Đánh giá post

Các Chỉ Số Để Phân Tích Tình Hình Tài Chính Doanh Nghiệp bao gồm chỉ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chỉ số hiệu quả hoạt động kinh doanh và chỉ số khả năng quản lý nợ của doanh nghiệp. Thông qua bài viết này các bạn sẽ có thêm chỉ số cơ bản và nội dung khi tiến hành bài khóa luận tốt nghiệp về chủ đề Phân Tích Tình Hình Tài Chính Doanh Nghiệp. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp cho các bạn dịch vụ viết khóa luận tốt nghiệp hay báo cáo tốt nghiệp hãy nhắn tin hoặc gọi Zalo : 0934573149 để nhận báo giá

1  Phân tích khả năng thanh toán Tài Chính Doanh Nghiệp

1.1 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành(Current Ratio)

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành(Current Ratio): là chỉ tiêu cho thấy khả năng đáp ứng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp.            

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn = K
Tổng Nợ ngắn hạn

K > 1: tức là TSLĐ > Nợ ngắn hạn. Lúc này các tài sản ngắn hạn sẵn có lớn hơn những nhu cầu ngắn hạn; vì thế tình hình tài chính của Công ty là lành mạnh ít nhất trong thời gian ngắn.

K < 1 tức là TSLĐ < Nợ ngắn hạn. Lúc này các tài sản ngắn hạn sẵn có nhỏ hơn nhu cầu ngắn hạn; vì thế Công ty có khả năng không trả hết các khoản nợ ngắn hạn đúng hạn.

Nguồn:“CFA Level 1 Book 3: Financial Reporting and Analysis”, Kaplan, 2009

1.2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh: (Quick Ratio)

Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Quick Ratio): Tỷ số thanh toán nhanh cho biết liệu công ty có đủ các tài sản ngắn hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không. Tỷ số này phản ánh chính xác hơn tỷ số thanh toán hiện hành.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tiền, các khoản tương đương tiền + Khoản phải thu + Khoản đầu tư ngắn hạn = K
Nợ ngắn hạn

K = 1 được coi là hợp lý nhất vì như vậy doanh nghiệp vừa duy trì được khả năng thanh toán nhanh vừa không bị mất cơ hội do khả năng thanh toán nợ mang lại.

K > 1: phản ánh tình hình thanh toán nợ tốt.

K <1 : sẽ khó có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn và phải được xem xét cẩn thận. Ngoài ra, nếu tỷ số này nhỏ hơn hẳn so với tỷ số thanh toán hiện hành thì điều đó có nghĩa là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho.

Nguồn:“CFA Level 1 Book 3: Financial Reporting and Analysis”, Kaplan, 2009

2 Các tỷ số đánh giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh

2.1 Vòng quay tổng tài sản (Asset Turnover Ratio)

Vòng quay tổng tài sản (Asset Turnover Ratio): Hệ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra.

Hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả. Tuy nhiên muốn có   kết luận chính xác về mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của một công ty chúng ta cần so sánh hệ số vòng quay tài sản của công ty đó với hệ số vòng quay tài sản bình quân của ngành.

Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần = K
Tổng TS ngắn hạn

K = 3: với mỗi đô la được đầu tư vào trong tổng tài sản, thì công ty sẽ tạo ra được 3 đô la doanh thu. Các doanh nghiệp trong ngành thâm dụng vốn thường có chỉ số vòng quay tổng tài sản thấp hơn so với các doanh nghiệp khác.

Nguồn: Financial Reporting and Analysis – CFA curriculum Level 1

2.2 Hệ số vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover)

Hệ số vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover): là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ..

Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu = K
Số dư hàng tồn kho cuối kì

Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm

Nguồn: Financial Reporting and Analysis – CFA curriculum Level 1

2.3 Hệ số vòng quay các khoản phải thu (Receivable turnover)

Hệ số vòng quay các khoản phải thu (Receivable turnover): phản ánh khả năng quản lý các khoản công nợ phải thu của công ty và khả năng thu hồi vốn trên các khoản công nợ đó.

Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu = K
Bình quân các khoản phải thu

Chỉ số vòng quay phải thu lớn cho thấy khả năng thu hồi công nợ từ các khách hàng là tốt, và cho thấy công ty có những đối tác làm ăn chất lượng, có khả năng trả nợ nhanh chóng.

Chỉ số vòng quay phải thu thấp cho thấy khả năng thu hồi tiền từ khách hàng khá kém, chính sách bán hàng lỏng lẻo, hoặc đối tác của công ty đang gặp khó khăn về tài chính.

Nguồn: Financial Reporting and Analysis – CFA curriculum Level 1

Phân Tích Tình Hình Tài Chính Doanh Nghiệp
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Doanh Nghiệp

XEM THÊM : Cơ Sở Lý Luận Về Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp

2.4 Hệ số vòng quay các khoản phải trả (Payable turnover)

Hệ số vòng quay các khoản phải trả (Payable turnover): phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.

Vòng quay khoản phải trả = Doanh số mua hàng thường niên = K
Bình quân các khoản phải trả

Chỉ số vòng quay các khoản phải trả năm nay nhỏ hơn năm trước chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán chậm hơn năm trước.

Ngược lại, nếu Chỉ số Vòng quay các khoản phải trả năm nay lớn hơn năm trước chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán nhanh hơn năm trước.

Nếu chỉ số Vòng quay các khoản phải trả quá nhỏ (các khoản phải trả lớn), sẽ tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh khoản.

Nguồn: Financial Reporting and Analysis – CFA curriculum Level 1

3 Tỷ số đánh giá khả năng quản lý nợ

3.1 Hệ số nợ

Hệ số nợ: Tổng số nợ ở đây bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả. Chủ nợ thường thích công ty có tỷ số nợ thấp vì như vậy công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Ngược lại, cổ đông muốn có tỷ số nợ cao vì như vậy làm gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông. Tuy nhiên muốn biết tỷ số này cao hay thấp cần phải so sánh với tỷ số nợ của bình quân ngành.

Hệ số nợ = Tổng Nợ phải trả = K
Tổng Tài sản

 

Hệ số nợ = Tổng Nợ phải trả = K
Vốn chủ sở hữu

– Tỷ số nợ càng thấp thì mức độ bảo vệ dành cho các chủ nợ càng cao trong trường hợp doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản và phải thanh lý tài sản.

– Tỷ số nợ phụ thuộc rất nhiều yếu tố: loại hình doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, mục đích vay. Tuy nhiên thông thường, ở mức 60/40 là chấp nhận được. Có nghĩa Hệ số nợ là 60% (Tổng tài sản có 100 thì vốn vay là 60).

Nguồn: Gibson, C.H. (2013) Financial Reporting & Analysis: Using Financial Accounting Information. 13th ed. South-Western.

4 Các tỷ số đánh giá khả năng sinh lời

4.1 Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA): Chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính. Chỉ số này cho biết công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng tài sản.

ROA = Tổng LN sau thuế x 100%
Tổng tài sản

Ví dụ, ROA = 10% có nghĩa là bình quân một đồng tài sản sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,1 đồng lợi nhuận..

Nguồn: Giáo trình “Tài Chính – Tiền tệ ngân hàng”, PGS.TS Nguyễn Xuân Tiến – NXB Thống Kê

4.2 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): Cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty. Để so sánh chính xác, cần so sánh tỷ số này của một công ty cổ phần với tỷ số bình quân của toàn ngành, hoặc với tỷ số của công ty tương đương trong cùng ngành.

ROE = Tổng LN sau thuế x 100%
Vốn chủ sỡ hữu

Nguồn: Giáo trình “Phân tích tài chính doanh nghiệp” – NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân

4.3 Tỷ suất lợi nhuận thuần (ROS)

Tỷ suất lợi nhuận thuần (ROS): Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu thuần từ bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao.

ROS = Lợi nhuận sau thuế x 100%
Doanh thu thuần

Nếu doanh nghiệp có chỉ số ROS dương (+), tức doanh nghiệp làm ăn có lãi (lợi nhuận sau thuế >0). Đặc biệt nếu ROS càng lớn thì càng thể hiện công ty đang hoạt động tốt.

Nếu doanh nghiệp có chỉ số ROS âm (-), cho thấy doanh nghiệp làm ăn thua lỗ (lợi nhuận sau thuế <0).

Nguồn: Giáo trình “Tài Chính – Tiền tệ ngân hàng”, PGS.TS Nguyễn Xuân Tiến – NXB Thống Kê

Bài viết về Các Chỉ Số Để Phân Tích Tình Hình Tài Chính Doanh Nghiệp sẽ giúp cho các bạn rất nhiều trong quá trình làm bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Nếu tài liệu liệu trên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu làm bài của các bạn thì hãy liên hệ ngay với luanvantot.com để được cung cấp dịch vụ viết khóa luận tốt nhất và chất lượng nhất nhất.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Contact Me on Zalo