Giới Thiệu Phòng Bán Đấu Giá Tại Công Ty Thẩm Định Giá

Đánh giá post

Có phải bạn đang là sinh viên thực tập ngành Luật Kinh tế? Có phải bạn đang thực tập tại công ty thẩm định giá? Có phải bạn đang tìm tài liệu về đề tài giới thiệu phòng bán đấu giá trong công ty thẩm định giá? Hiện nay các liệu này rất ít trên các nguồn internet nên bài viết Giới Thiệu Phòng Bán Đấu Giá Tại Công Ty Thẩm Định Giá của Luận Văn Tốt sẽ là tài liệu có giá trị cho nhu cầu tham khảo và vận dụng vào bài làm của mình.

Nếu các bạn đang khó khăn về việc tìm kiếm công ty thực tập, xin mộc dấu công ty, tài liệu tham khảo để làm bài …thì hãy liên hệ ngay với Luận Văn Tốt qua Zalo : 0934573149 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ dịch vụ viết báo cáo thực tập trọn gói bạn nhé!!!!!

1. Cơ cấu, chức năng chính của Phòng bán đấu giá

Sơ đồ Cơ cấu tổ chức Phòng bán đấu giá
Sơ đồ Cơ cấu tổ chức Phòng bán đấu giá

(Nguồn: Phòng bán đấu giá)

2.Chức năng chính của Phòng Bán Đấu Giá Tại Công Ty Thẩm Định Giá

“Tổ chức bán đấu giá tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án; tài sản bảo đảm trong trường hợp pháp luật về giao dịch bảo đảm quy định phải xử lý bằng bán đấu giá và các tài sản khác phải bán đấu giá theo quy định pháp luật.

Cung cấp dịch vụ đấu giá tài sản, thực hiện việc đấu giá tài sản theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại Luật Đấu giá tài sản và các văn bản liên quan, chịu trách nhiệm về kết quả đấu giá tài sản.

Thực hiện điều hành các cuộc bán đấu giá tài sản của phòng bán đấu giá tai công ty thẩm định giá theo hợp đồng.

Tổ chức dịch vụ bán đấu giá tài sản khi các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

Tổ chức thu phí và tiền dịch vụ trong hoạt động bán đấu giá của Công ty theo quy định của nhà nước và của Công ty.” (Tài liệu công ty cổ phần thẩm định giá và dịch vụ tài chính Hà Nội)

3. Công việc thực tế triển khai và kết quả

Công việc thực tế triển khai:

Thực hành kỹ năng soạn thảo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản; kỹ năng kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của các giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền được bán tài sản đối với các loại tài sản đấu giá.

Tập xây dựng quy chế cuộc đấu giá, niêm yết, thông báo công khai việc đấu giá và các văn bản khác liên quan đến việc tổ chức đấu giá.

Quan sát, học hỏi kỹ năng điều hành cuộc đấu giá theo các hình thức đấu giá, phương thức đấu giá.

Các kỹ năng và công việc khác liên quan đến việc tổ chức đấu giá do đấu giá viên hướng dẫn phân công.

Kết quả thực hiện:

Quá quá trình thực tập em đã được hướng dẫn các kỹ năng hành nghề và thực hiện các công việc liên quan đến đấu giá tài sản do đấu giá viên hướng dẫn phân công và chịu trách nhiệm trước đấu giá viên hướng dẫn về những công việc đó.

Học hỏi được những kỹ năng hành nghề đấu giá, pháp luật về đấu giá tài sản, pháp luật có liên quan, quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên.

Có cơ hội để củng cố và hệ thống lại các kiến thức chuyên ngành được học tại trường và áp dụng vào thực tế. Qua đó, có được thêm những kinh nghiệm thực tế quý báu cho bản thân.

Nâng cao nhận thức vai trò và trách nhiệm đối với ngành nghề mình đang theo đuổi. Biết tổ chức thực hiện công việc cá nhân và theo nhóm. Trang bị cho bản thân những kỹ năng mềm hữu ích.

Đây sẽ là một bước đệm quan trong cho cá nhân em trong tương lai sau khi ra trường xin việc. Khoảng thời gian này đã giúp em có thể tiếp cận công việc thực tế, có được cho mình những kinh nghiệm cần thiết với nghề nghiệp mà mình đã và đang lựa chọn theo đuổi. Học hỏi, rèn luyện phong cách làm việc và cách ứng xử trong các mối quan hệ tại cơ quan.

Qua quá trình thực hiện các công việc được giao bản thân em rút ra được một số yêu cầu đối với vị trí đấu giá viên như sau:

Qua quá trình thực tập cá nhân em nhận thấy được đấu giá viên là người trực tiếp thực hiện, có hoạt động đấu giá viên giữ vai trò chính, hướng dẫn và phối hợp với chuyên viên khác cùng thực hiện. Có thể nói đấu giá viên giữ vai trò vị trí trung tâm, vai trò nòng cốt trong hoạt động bán đấu giá. Mọi cuộc bán đấu giá đều phải do đấu giá viên điều hành và đấu giá viên là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về cuộc bán đấu giá. Vì vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đấu giá viên cần có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và những kỹ năng nghề nghiệp.

Trước hết, để điều hành tốt cuộc bán đấu giá thì đấu giá viên ngoài trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật, phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Bán đấu giá tài sản là một dịch vụ trong nền kinh tế thị trường, có liên quan tới rất nhiều lĩnh vực pháp luật, có tính chất nghề nghiệp chuyên biệt nên đòi hỏi đội ngũ đấu giá viên phải có kiến thức nghiệp vụ vững vàng. Để hỗ trợ đắc lực cho hoạt động nghiệp vụ, ngoài trình độ chuyên môn, đấu giá viên cần có sự hiểu biết rộng rãi về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Ví dụ như am hiểu về thị trường bất động sản; tình hình kinh tế, xã hội của địa phương nơi có bất động sản; thị trường xe ô tô, xe máy; đặc tính của một số loại tài sản cụ thể … Điều này giúp ích cho đấu giá viên khi quy định bước giá và lựa chọn hình thức bán đấu giá sao cho phù hợp với từng loại tài sản.

Bên cạnh đó, để tiến hành hoạt động nghề nghiệp của mình, đấu giá viên cần được trang bị và rèn luyện những kỹ năng cơ bản. Kỹ năng nghề nghiệp của đấu giá viên là khả năng vận dụng thành thạo và khéo léo tất cả những kiến thức và kinh nghiệm mà mình có được vào việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ nhằm đạt được hiệu quả cao nhất với mức chi phí thấp nhất cả về thời gian, công sức và kinh tế.

Kỹ năng chung là những thao tác, hành vi được thực hiện theo từng giai đoạn của một cuộc bán đấu giá: trước, trong và sau cuộc bán đấu giá. Để đảm bảo tính chặt chẽ về nghiệp vụ cũng như tính hợp pháp của hành vi, văn bản được xác lập, đấu giá viên không được phép bỏ qua bất kỳ thao tác nào trong từng giai đoạn.

Thứ nhất, kỹ năng tiến hành các hoạt động trước khi đấu giá gồm: tiếp nhận yêu cầu bán đấu giá, nghiên cứu hồ sơ và tư vấn cho khách hàng; ký kết hợp đồng bán đấu giá tài sản; soạn thảo nội quy, quy chế, lập hồ sơ bán đấu giá; niêm yết, thông báo bán đấu giá tài sản; tổ chức trưng bày, xem tài sản bán đấu giá; tổ chức đăng ký tham gia đấu giá.

Thứ hai, kỹ năng tiến hành cuộc bán đấu giá chính là nghệ thuật điều hành cuộc bán đấu giá của đấu giá viên. Đấu giá viên phải là người giữ vai trò chủ đạo, khéo léo dẫn dắt những người tham gia đấu giá, khuyến khích họ trả giá, tạo không khí sôi nổi cho cuộc bán đấu giá.

Thứ ba, kỹ năng tiến hành các hoạt động sau khi đấu giá gồm: soạn thảo hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá; xử lý khoản tiền đặt trước; tổ chức giao tài sản và thực hiện các dịch vụ liên quan đến tài sản đã đấu giá thành.

Kỹ năng cụ thể là các kỹ năng bán đấu giá một số loại tài sản nhất định. Đây là những thao tác, hành vi mà đấu giá viên sử dụng để thực hiện nhiệm vụ bán đấu giá từng loại tài sản cụ thể như: bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự, tài sản bảo đảm, tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính… Để việc bán đấu giá từng loại tài sản cụ thể đạt hiệu quả, đấu giá viên phải sử dụng tốt các kỹ năng chung kết hợp với sự hiểu biết về tính đặc thù của từng loại tài sản, quy định của pháp luật về tài sản đó, từ đó tạo ra những kỹ năng chuyên biệt phù hợp với từng trường hợp bán đấu giá. Các kỹ năng cụ thể đem lại sự linh hoạt trong hoạt động bán đấu giá tài sản.

Bài viết Giới Thiệu Phòng Bán Đấu Giá Tại Công Ty Thẩm Định Giá sẽ là bài mẫu tham khảo có giá trị giúp các bạn định hướng được bài làm của mình. Tuy nhiên nếu trong quá trình làm bài các bạn có khó khăn hoặc các bạn cần một bài báo cáo thực tập hoàn chỉnh, đạt điểm cao hãy liên hệ với Luận Văn Tốt sđt/zalo : 0934573149 để được hỗ trợ.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Liên hệ