Mục lục
Dưới đây là Phương Pháp Nghiên Cứu Luận Văn Khả Năng Thanh Toán mà Luận Văn Tốt muốn gửi đến các bạn học viên trước đang làm bài luận văn về khả năng thanh toán. Để hoàn thành một bài luận văn thạc sĩ đạt chuẩn thì việc chọn đề tài và nghiên cứu triển khai đề tài đó đóng vai trò quan trọng. chính vì vậy nên hôm nay chúng tôiLuận Văn Tốt chia sẻ bài mẫu về Phương Pháp Nghiên Cứu Luận Văn Khả Năng Thanh Toán. hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn trước khi bắt đầu tiến hành làm bài luận văn thạc sĩ của mình
Luận Văn Tốt sẽ luôn cùng các bạn đồng hành trên con đường tri thức nên ngoài việc luôn cập nhật và chia sẻ đến các bạn những tài liệu tham khảo có giá trị thì luôn luôn hỗ trợ các bạn, khi các bạn gặp bất kỳ khó khăn gì trong quá trình làm bài, hãy gọi ngay hotline Zalo/tele : 0934573149 để được tư vấn viết luận văn thạc sĩ bạn nhé.
1. Tổng quan phương pháp nghiên cứu Luận Văn Khả Năng Thanh Toán
Quy trình thực hiện gồm ba giai đoạn: 1.Dựa trên số liệu từ Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, xây dựng mô hình hồi quy khả năng thanh toán thông qua ba chỉ số CR, QR, MR; 2. Mở rộng các biên độc lập ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của các doanh nghiệp nói trên; 3. Cải tiến mô hình hồi quy khả năng thanh toán của doanh nghiệp Xây dựng niêm yết trên TTCK. Nhằm xây dụng mô hình hồi quy hợp lý, chính xác và phù hợp với ngành.
2. Xây dựng mô hình hồi quy từ số liệu Báo cáo tài chính
Hình 3.2: Quy trình thực hiện hồi quy từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp
Xây dựng:rên các công trình khoa học nghiên cứu trước đây về khả năng thanh toán của các doanh nghiệp thuộc các loại hình và không gian khác nhau. Sau khi tổng hợp và tham khảo, đã đưa ra quy trình thực hiện nghiên cứu như sau:
3. Xác định các chỉ tiêu phân tích
Dựa trên những lý thuyết cơ bản đã được nhắc đến ở Chương 2, thông qua ba chỉ số khả năng thanh toán nhanh (QR), khả năng thanh toán ngắn hạn (CR) và khả năng thanh toán tức thời (MR) sẽ được sử dụng làm thước đo năng lực thanh toán của các doanh nghiệp Xây dựng được thực hiện trong nghiên cứu này.
4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Dựa vào các chỉ số dùng để đo lường và các yếu tố ảnh hưởng đã được chọn, tiến hành thu thập số liệu từ báo cáo tài chính hàng năm được kiểm toán của 30 doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam trên sàn giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE), sàn chứng khoán Hà Nội (HNX) và sàn chứng khoán UpCOM trong khoảng thời gian 5 năm từ 2015 đến năm 2019. Một số website được sử dụng để thu thập số
5. Mã hóa biến
Sau khi thu thập số liệu theo các công thức được tính toán và mã hóa được nêu tại Chương 2. Do số liệu trong khoảng thời gian tương đối dài trong 5 năm nên giá trị của các biến được tính toán theo từng năm một, rồi lấy giá trị trung bình của các năm để tiến hành phân tích số liệu
6. Phân tích thống kê mô tả
Số liệu sau khi thu thập được sẽ tiến hành phân tích thống kê mô tả và mã hóa bằng phần mềm SPSS. Từ thống kê mô tả, sẽ cho ta thấy được các thuộc tính cơ bản của số liệu như giá trị nhỏ nhất (Minimum), giá trị lớn nhất (Maximum), giá trị trung bình (Mean) của các biến.
7. Phân tích hồi quy
Khi phân tích mối quan hệ giữa các biên phụ thuộc Y và một hay nhiều biến độc lập X , phương pháp tối ưu và được sử dụng rộng rãi nhất là phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính. Dựa trên các tham số được xử lý từ dữ liệu và tham khảo các công trình nghiên cứu trước đây, phương pháp hồi quy tuyến tính đa bội sẽ được sử dụng trong nghiên cứu này
Bằng phương pháp này, ta sẽ tìm ra mối liên quan và sự liên hệ giữa các biến yếu tố đề xuất tác động tới khả năng thanh toán của công ty xây dựng được niêm yết trên TTCK Việt Nam dựa trên các giả thuyết nghiên cứu trước đây.
8. Phân tích sự tương quan giữa các biến
Trước khi phân tích hồi quy, ta tiến hành phân tích sự tương quan giữa các biến để phân tích mức độ tương quan mạnh hay yếu giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau. Dựa vào đó, ta có thể tìm ra các biến độc lập có thể áp dụng vào mô hình.
Phân tích mối quan hệ trong tương quan giữa các biến bằng ma trận hệ số tương quan Pearson (hệ số r).
- Nếu 1≤ r <0 có mối quan hệ tuyến tính âm
- Nếu r = 0 thì hau biến độc lập nhau
- Nếu 0< r ≤ 1 thì hai biến có mối quan hệ tuyến tính dương.
Hệ số r có giá trị tuyệt đối càng lớn, chứng tổ mối quan hệ tuyến tính giữa các biến có mối quan hệ tuyến tính càng mạnh.
9. Xây dựng mô hình hồi quy
Sau khi phân tích sự tương quan giữa các biến, tiến hành thực hiện mô hình hồi quy tuyến tính bội và thực hiện các kiểm định, đánh giá sau đây:
a. Kiểm định tính tự tương quan của mô hình
- Khi xây dựng mô hình bằng phương pháp OLS, để đạt được tính chính xác cao, ta phải xét đến tính tự tương quan của các biến với nhau để đảm bảo tính tin cậy của mô hình. Việc kiểm tra tính tương quan của mô hình rất quan trọng, nhằm giảm bớt các sai lệch như phương sai của các hệ số ước lượng sẽ bị lệch, khoảng tin cậy cũng thường sẽ bé hơn khoảng tin cậy đúng, từ đó các phép kiểm định sẽ không còn chính xác nữa.
- Kiểm định Durbin- Watson sẽ được sử dụng để kiểm tra hiện tượng tự tương quan:
- Nếu hệ số Durbin- Watson gần bằng 0 thì mô hình có hiện tượng tự tương quan dương.
- Nếu hệ số Durbin- Watson gần bằng 2 thì mô hình không có hiện tượng tự tương quan.
- Nếu hệ số Durbin- Watson gần bằng 4 thì mô hình có hiện tượng tự tương quan âm.
b. Kiểm định độ phù hợp của mô hình
- Kiểm định này là kiểm định xem biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập hợp các biến độc lập hay không. Giả thuyết H0 là:
H0: β1= β2=….= βp =0
- Nếu giá trị của Sig. (P Value) của mô hình < 0.05 thì giả thuyết H0 bị bác bỏ. Nghĩa là có ít nhất 1 biến độc lập có mối quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc, vì vậy mô hình xây dựng phù hợp với tập dữ liệu.
c. Kiểm định biến độc lập
- Kiểm định này kiểm định xem từng biến độc lập có liên hệ tuyến tính với biến phụ thuộc hay không. Giả thuyết là:
+ H0: βk =0
+ H0: βk≠0 (với k =1,2,….,p) |
- Nếu giá trị Sig. (P. value) của biến độc lập Xk < 0.05 thì giả thuyết H0 bị bác bỏ, già thuyết H1 là đúng. Nghĩa là biến độc lập Xk có liên hệ tuyến tính với biến phụ thuộc vì vậy biến độc lập Xk có ý nghĩa với mô hình tại mức ý nghĩa 5%.
d. Kiểm định đa cộng tuyến
Nếu trong mô hình nghiên cứu xuất hiện, hiện tượng đa công tuyến sẽ làm cho hệ số R2 lớn, dẫn đến khi những kết quả nghiên cứu không chính xác, ít có ý nghĩa, khoảng ước lượng bị sai và dẫn đến những đánh giá sai lệch về mối quan hệ tuyến tính của các biến phụ thuộc với nhau. Do dó, ta cần kiểm định đa cộng tuyến để xác định mức độ tin tưởng, chính xác của mô hình.
Kiểm định Collinearity dialogistic trong SPSS sẽ được sử dụng để xác định hiện tượng đa cộng tuyến, các hệ số Tolerance và VIF sẽ được dùng để xác định mô hình hồi quy phụ R2j, Nếu R2j là quá lớn thì đây là dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến cao. VIF là nghịch đảo của Tolerance, khi Tolerance nhỏ thì VIF lớn. Quy tắc là khi VIF >10 thì chắn chắn xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến và ngược lại.
e. Đánh giá độ phù hợp của mô hình
Để đánh giá sự phù hợp của mô hình, ta sử dụng dụng hệ số xác định R2 (R square) và giá trị P value (Sig.), việc đánh giá sự phù hợp của mô hình, nhằm xác định được mức độ phù hợp của mô hình này với nghiên cứu.
Việc tăng số biến không chắc sẽ giúp giá trị R2 điều chỉnh tăng lên, nó là công cụ để xác định độ phù hợp của mô hình hổi quy tuyến tính đa bội. Giá trị của R2 điều chỉnh nhỏ hơn giá trị R2. Dùng giá trị R2 điểu chỉnh để đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình
Sau khi thực hiện các kiểm định, đánh giá thì nghiên cứu đưa ra mô hình hồi quy tuyến tính đa bội thể hiện mối liên hệ giữa các yếu tố tác động đến khả năng thanh toán của các doanh nghiệp xây dựng được niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Nội dung Phương Pháp Nghiên Cứu Luận Văn Khả Năng Thanh Toán có làm bạn hài lòng! vậy mời các bạn xem hết phần còn lại nhé.
10. Lựa chọn biến và mô hình nghiên cứu
10.1. Biến phụ thuộc
Dựa vào cơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu tương tự trong và ngoài nước, ta có biến phụ thuộc là CR, QR, MR
10.2. Biến độc lập
Quy mô doanh nghiệp (SIZE)
Quy mô của doanh nghiệp được xem là thước đo về mức độ và năng lực của doanh nghiệp đó trong ngành và cả trong việc tạo ra sức hút cho các nhà đầu tư chú ý đến các doanh nghiệp đó. Dĩ nhiên, đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn, mức độ phủ lớn trong ngành luôn có mức độ cạnh tranh rất cao đối với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn trong nghành. Hơn hết, với quy mô càng lớn, nội tại động lực và cơ hội của doanh nghiệp ấy cũng vượt trội về mọi mặt. Quy mô của doanh nghiệp xây dựng thường được đánh giá qua nhiều tiêu chí như số dự án, quy mô của dự án, doanh thu của doanh nghiệp hay tổng tài sản. Đặc biệt, doanh thu của doanh nghiệp thường là yếu tố được xem xét tiên quyết, trong nghiên cứu này, tổng doanh thu của doanh nghiệp sẽ được sử dụng để so sánh về quy mô của các doanh nghiệp (SIZE), thông qua hàm số logarit.
Trong những nghiên cứu trước đây, cũng đã có những nghiên cứu đã có những nghiên cứu về sự khác nhau giữa quy mô doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ (Walker & Petty, 1978). Hay những nghiên cứu về việc sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp như (Stoll & Curley, 1970) tại các doanh nghiệp ở Mỹ cho thấy khả năng thanh toán của các doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng thuận chiều của quy mô tài sản của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ở một số nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng của khả năng thanh toán khi áp dụng với những doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ tại thi trường chứng khoán Mỹ lại có tác động ngược chiều với nhau như nghiên cứu về khả năng thanh toán của (Opler, 1999) đã chứng minh. Các doanh nghiệp vừa (midcap) và nhỏ (penny) thường có vốn hóa nhỏ trên TTCK và xu hướng của nhóm doanh nghiệp này thường là giữ tài sản thanh khoản cao để có thể giải quyết các nhu cầu tài chính, thanh toán của họ, hơn và việc sử dụng đòn bẩy tài chính ở nhóm doanh nghiệp này.
Gỉả thuyết H1: Quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ thuận chiều (+) khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Thời gian hoạt động của doanh nghiệp (AGE)
Theo công trình nghiêp cứu của (Sørensen & Stuart, 2000), đã chứng minh thời gian hoạt động của doanh nghiệp càng lâu, thì năng lực và hiệu quả của doanh nghiệp đó càng cao. Doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu dài thường là những doanh nghiệp có nhiều lợi thế về thị trường, khách hàng, công nghệ và kỹ năng quản trị của doanh nghiệp đó so với các doanh nghiệp mới thành lập. Ngành Xây dựng đòi hỏi một khoảng thời gian lâu dài trong quá trình đầu tư, phát triển nguồn nhân lực và thị trường.
Thời gian hoạt động của doanh nghiệp trong nghiên cứu này sẽ được xác định bằng thời điểm hoạt động của doanh nghiệp đó, từ lúc thành lập đến thời điểm đang xét đến.
Gỉả thuyết H2:Thời gian hoạt động doanh nghiệp có mối quan hệ thuận chiều (+) với khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Cấu trúc tài sản (AS)
Cấu trúc tài sản là cơ sở để đánh giá mức độ phù hợp và ổn định của doanh nghiệp trong việc vận hành và sử dụng vốn của doanh nghiệp đó trong các hoạt động đầu tư và kinh doanh và cấu trúc tài sản có mối quan hệ mật thiết với hiệu quả của doanh nghiệp (Abor, 2005); (Taani, 2013). Bất cứ doanh nghiệp nào khi vận hành cũng đều có một cấu trúc vốn nhất định dù họ có ý thức xây dựng nó hay không. Trên thực tế, tài trợ bằng nợ vay rẻ hơn vốn cổ phần, cho nên một doanh nghiệp có sử dụng nợ, theo lý thuyết đòn bẩy tài chính sẽ có khả năng tạo được kết quả hoạt động tốt hơn doanh nghiệp 100% vốn cổ phần. Đa phần các doanh nghiệp cổ phần và các doanh nghiệp niêm yết TTCK, đa phần là các doanh nghiệp có quy mô và nguồn lực lớn, để duy trì tính cạnh tranh và vị thế trong thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có kế hoạch cho việc sử dụng nguồn vốn, để tối ưu hóa nguồn lực và sản xuất. Đồng thời, phải cân bằng được các phương án tài chính để trang trải trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Gỉả thuyết H3: Cấu trúc tài sản có mối quan hệ thuận chiều (+) với khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Khả năng sinh lời (ROA,ROE,ROS)
- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA hay Return on Asset) là tỷ số để xác định mức độ sinh lợi của mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số ROA được xác định bằng tỷ số giữa lợi nhuân ròng trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Từ số liệu từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp, ta có thể dễ dàng xác định tỷ số này dựa trên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Tỷ số này cho biết doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng tài sản sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuân sau thuế. Ở các nghiên cứu trước đây, cũng đã chứng minh khả năng thanh toán của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của tỷ số ROA.
Gỉả thuyết H4: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA )có mối quan hệ thuận chiều (+) với khả năng thanh toán doanh nghiệp.
- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE hay Return on Equity) là tỷ số tài chính dùng để xác định mức độ sinh lời của doanh nghiệp trên vốn chủ sở hữu doanh nghiệp. Ở các công ty niêm yết trên TTCK, các công ty cổ phần, vốn góp của các cổ đông thông qua cổ phiếu cấu thành nên vốn chủ sở hữu. Từ đây, các nhà đầu tư, cổ đông có thể đánh giá hiệu quả của doanh doanh nghiệp nghiệp dựa trên tỷ số này.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tý số này được xem là một trong những chỉ số đáng lưu ý, ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư cổ đông. Chỉ số này càng dương và càng cao, có nghĩa là doanh nghiệp đang làm ăn có lãi, có sức cạnh tranh và đáng lưu ý để đầu tư. Đồng thời, khi tỷ số ROE càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng có hiệu quả đòn bẩy tài chính, nghĩa là công ty đang huy động có hiệu quả nguồn vốn từ các nhà đầu tư hơn là việc trả phần lãi từ việc sử dụng đòn bẩy tài chính.
Giống như tỷ số ROA, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố của ngành như thời vụ, quy mô, mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Tỷ số ROA được xác định trên tỷ số giữa lợi nhuận và tổng vốn sở hữu của doanh nghiệp.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu doanh nghiệp là chỉ số mục tiêu của các nhà quản lý, cổ động . Chỉ tiêu này cho thấy doanh nghiệp đầu tư 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tương tự với tỷ suất sinh lời ROA, tỷ số ROE cũng ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Gỉả thuyết H5: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE )có mối quan hệ thuận chiều (+) với khả năng thanh toán doanh nghiệp
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS hay Return on Sale) dùng để theo dõi mức độ sinh lời của lợi nhuận trên doanh thu, chỉ số phản ánh tỷ lệ % lợi nhuận trên doanh thu, chỉ số này có thể xác định từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu dương và càng cao chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có lãi, lợi nhuận cao và ngược lại. Tuy nhiên, tùy vào ngành nghề mà tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm riêng.
Khả năng sinh lời của doanh thu ảnh hưởng đến sự phải phát triển của doanh nghiệp. Song việc quan tâm của nhà quản lý là lợi nhuận sau thuế không phải doanh thu. Do vậy để tăng lợi nhuận sau thuế là phải tăng tốc độ vòng quay tài sản. Chỉ tiêu này cho thấy doanh nghiệp đầu tư 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tỷ số ROS cao cũng ảnh hưởng tích cực đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Gỉả thuyết H6: Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS )có mối quan hệ thuận chiều (+) với khả năng thanh toán doanh nghiệp
Tỷ số nợ (DR)
Tỷ số nợ cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp có được từ việc đi vay nợ. Qua đó thấy được năng lực của doanh nghiệp. Trong các nghiên cứu trước đều cho thấy, DR có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thanh toán nhanh, thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán tức thời.
Gỉả thuyết H7: Tỷ số nợ có mối quan hệ nghịch chiều (-) với khả năng thanh toán daonh nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng (GDP)
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP hay Gross Domestic Products) là giá trị được tính bằng tổng tiền từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của nền kinh tế trong phạm vi một năm tài khóa. Đây là thước đo sự phát triển hay mức độ, tốc độ phát triển của nền kinh tế trong một năm. Tốc độ tăng trưởng GDP được xác định bằng hiệu số % giữa tốc độ tăng trướng của thời điểm năm nay và năm trước đó.
Khi nền kinh tế phát triển, tăng trưởng GDP sẽ ổn định và tác động tích cực đối với nền sản xuất, khi đó nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng, sản xuất mở rộng, nhu cầu thị trường cũng tăng lên, tác động thuận chiều với sự phát triển của doanh nghiệp.
Gỉả thuyết H8: Tốc độ tăng trưởng GDP có mối quan hệ thuận chiều (+) với khả năng thanh toán doanh nghiệp.
Lạm phát (I)
Lạm phát là sự mất giá của đồng tiền, nghĩa là mức tăng giá của hàng hóa dịch vụ làm mất đi giá trị của tiền. Lạm phát sẽ mang những tác động khác nhau đến nền kình tế. Khi tỷ lệ lạm phát thấp giúp nền kinh tế sản xuất hàng hóa dịch vụ được phát triển. Tuy nhiên, khi tỷ lệ lạm phát cao, gây những ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế, ngăn cản sự phát triển của doanh nghiệp.
Đối với ngành xây dựng ngành chịu ảnh hưởng lớn bởi giá cả đầu vào của nguyên vật liệu, tỷ lệ lạm phát cao làm cho giá đầu vào và đầu ra biến động không ngừng, gây ra sự mất ổn định của quá trình sản xuất. Vì vậy, lạm phát tác động để sự ổn định, khả năng thanh toán của doanh nghiệp đó.
Gỉả thuyết H9: Lạm phát có mối quan hệ nghịch chiều (-) với khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời .
Tên biến | Ý nghĩa | Đo lương | Quan hệ | Nghiên cứu |
Biến phụ thuộc | ||||
CR | Khả năng thanh toán hiện thời | Tổng tài sản/ Nợ ngắn hạn | ||
QR | Khả năng thanh toán nhanh | (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn | ||
MR | Khả năng thanh toán tức thời | Tiền và các khỏan tương đương tiền / Nợ ngắn hạn | ||
Biến độc lập | ||||
SIZE | Quy mô doanh nghiệp | Log10 (Tổng tài sản) | + | (Opler, 1999) ; (Bruinshoofd & Kool, 2004); (Isshaq, 2009); (Trần Mạnh Dũng, 2018) ; (Nguyễn Thị Tuyết Lan, 2019)
|
AGE | Thời gian hoạt động | Số năm | + | ((Isshaq, 2009);
(Trần Mạnh Dũng, 2018)
|
ROA | Lợi nhuận trên tổng tài sản | Lợi nhuận/Tổng tài sản | + | (Opler,1999); (Bruinshoofd & Kool, 2004); (Isshaq, 2009) |
ROE | Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu | Lợi nhuận/ Vốn chủ sở hữu | + | (Opler,1999); (Bruinshoofd & Kool, 2004); (Isshaq, 2009) |
ROS | Lợi nhuận trên doanh thu | Lợi nhuận/ Doanh thu | + | (Opler,1999); (Bruinshoofd & Kool, 2004); (Isshaq, 2009) |
AS | Cấu trúc tài sản | Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản | + | (Trần Mạnh Dũng, 2018) |
DR | Tỷ lệ nợ | Tổng nợ/ Tổng tài sản | – | (Opler, 1999) ; (Gill & Mathur, 2011
) ; (Nguyễn Đình Thiên, 2014);(Trần Mạnh Dũng, 2018); (Benmelech & Bergman, 2008
|
GDP | Tăng trưởng GDP | Quy mô nền kinh tế/Tốc độ tăng trưởng | + | (Trần Mạnh Dũng, 2018) (Bruinshoofd & Kool, 2004); (Chen & Mahajan, 2010);
(Trần Mạnh Dũng, 2018)
|
I | Lạm phát | – | (Bruinshoofd & Kool, 2004); (Chen & Mahajan, 2010);
(Trần Mạnh Dũng, 2018)
|
Bảng 3.1: Tóm tắt ý nghĩa và đo lường các biến
Mô hình nghiên cứu dự kiến: (Trần Mạnh Dũng, 2018)
Trong đó:
CR: Khả năng thanh toán ngắn hạn QR: Khả năng thanh toán dài hạn MR: Khả năng thanh toán tức thời SIZE: quy mô công ty AGE: thời gian hoạt động AS: cấu trúc tài sản |
ROA, ROE, ROS: tốc độ tăng trưởng của doanh thu
DR: tỷ số nợ GDP: tăng trường GDP I: lạm phát E,U, V: các biến khác. |
Việc coppy tài liệu liên quan để hoàn thành bài luận văn thì không khó, nhưng hiện nay ở hầu hết các trường Đại đã dùng phần mền để kiểm tra đạo văn, nên Luận Văn Tốt muốn chia sẻ đến các bạn DỊCH VỤ KIỂM TRA ĐẠO VĂN, DỊCH VỤ CHỈNH SỬA ĐẠO VĂN
11. Mở rộng các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp Xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam
11.1. Tổng quan
Trước tiên, phải xem xét cẩn thận và tỉ mỉ các nghiên cứu trước đây để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp theo Bảng 2.1:Bảng thống kê các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhằm rút ra và áp dụng cho các doanh nghiệp xây dựng. Trong 22 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp được thu thập từ các nghiên cứu trước đây liên quan đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp được niêm yết trên TTCK. Sau khi đã thực hiện mô hình hồi quy 9 yếu tố từ mô hình nghiên cứu (Trần Mạnh Dũng, 2018) vào nhóm ngành công ty Xây dựng được niêm yết trên TTCK Việt Nam ta được kết quả các phương trình hồi quy của khả năng thanh toán hiện thời (CR), khả năng thanh nhanh (QR) và khả năng thanh toán tức thời (MR). Để mở rộng và cải tiến mô hình hồi quy của khả năng thanh toán của các doanh nghiệp Xây dựng trên TTCK, ta tiếp tục sử dụng 13 yếu tố còn lại từ 22 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nhằm tìm ra các yếu tố mới đặc thù ảnh hưởng đến ngành xây dựng và cải thiện được các phương trình hồi quy.
Sau khi xây dựng bảng câu hỏi Phụ lục 2 từ các yếu tố mở rộng của các nghiên cứu trước về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, tiến hành khảo sát và nhận đóng góp ý kiến từ các chuyên gia là các cá nhân nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và liên quan mật thiết đến quy trình thanh toán của doanh nghiệp. Quá trình xây dựng và hoàn thiện bảng câu hỏi được hoàn thiện sau khi nhận được sự hỗ trợ và thống nhất của các chuyên gia.
Chức danh | Số lượng | Số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn |
Nhiều năm kinh nghiệm | 5 | 10-15 năm |
Chuyên viên | 10 | 5-10 năm |
TỔNG | 15 |
Bảng 3.2: Bảng đối tượng nghiên cứu dự kiến
Các bảng câu hỏi được phân phối bằng cách phỏng vấn trực tiếp và bằng email đến các đối tượng phỏng vấn. Nhưng hình thức phỏng vấn trực tiếp là phương pháp chính và là nguồn lấy mẫu chính hơn việc phát hành bằng email đến các đối tượng phỏng vấn.
Để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng thanh toán của các doanh nghiệp xây dựng được niêm yết trên TTCK Việt Nam, những người tham gia khảo sát được yêu cầu cho biết mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp Xây dựng theo thang đo Linkert năm mức độ 1 = “ Hầu như không ảnh hưởng” đến 5= “Ảnh hưởng rất nhiều”. Những đối tượng tham gia khảo sát cũng được yêu câu thêm vào những yếu tố họ cho là cần thiết, nhưng những yếu tố này là không đáng kế.
11.2. Kích thước mẫu
Theo (Hoàng Trọng & Nguyễn Mộng Ngọc, 2017) , Thống kê ứng dụng trong Kinh tế – Xã hội, NXB Lao động Xã hội, trang 196
Trong đó:
- : giá trị bảng phân phối z căn cứ theo độ tin cậy
- e : độ rộng của ước lượng.
- p : Tỷ lệ thành công và là tham số phải tìm cách ước lượng.
Mặt khác, cũng theo (Hoàng Trọng & Nguyễn Mộng Ngọc, 2017), số lượng mẫu cũng có thể tính toán sơ bộ ít nhất bằng 4-5 lần số lượng biến quan sát.
Trong nghiên cứu này, số mẫu dự kiến thu được khoảng 75 mẫu là phù hợp với điều kiền thực tế và đại diện cho mẫu là khá tốt. Khi lựa chọn và đánh giá các mẫu cần loại bỏ những mẫu có các dấu hiệu như sau:
- Loại bỏ những mẫu trả lời không đầy đủ.
- Những bảng câu hỏi đánh theo một quy luật cố định ( đanh liên tục một đáp án hoặc cùng một lựa chọn)
11.3. Xử lý dữ liệu
- Hệ số tin cây Cronbach Alpha
Để kiểm tra độ tin cậy ta sử dụng hệ số Cronbach’s alpha để kiểm tra độ tin cậy. Cũng theo (Hoàng Trọng & Nguyễn Mộng Ngọc, 2017) , hệ số Cronbach’s alpha là một hệ số chặt chẽ mà các mục hỏi tương quan với nhau.
Công thức của Cronbach’s alpha:
Trong đó :
: Hệ số tương quan của các mục hỏi
N: số mục hỏi, bổ sung trong nghiên cứu
Để đánh giá mức độ thang đo, ta dựa trên sự so sánh :
- 8 ≤≤0.95 : Thang đo lường tốt
- 7 ≤≤0.8 : Thang đo lường sử dụng được
- ≤0.6 : là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đo lường đó mới hoặc mới đối với người được hỏi trong bối cảnh nghiên cứu.
Theo (Hoàng Trong & Nguyễn Mộng Ngọc, 2017), hệ số Cronbach’s alpha cho biết các đo lường có liên quan với nhau hay không và không cho biết mục nào được giữ đi hoặc giữ lại. Để xử lý vấn đề này, ta sử dụng hệ số khác đó là hệ sô tương qua biến tổng, hệ số này thể hiện sự tương quan giữa các biến và tất cả các biến khác trong thang đo.
Thông qua phần nội dung được chia sẻ lên đây thì Luận Văn Tốt muốn gửi thêm cho các bạn Phương Pháp Nghiên Cứu Luận Văn Ý Định Tiêu Dùng Xanh cũng sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình làm bài.
11.4. Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập được số liệu từ các câu hỏi nghiên cứu, ta tiến hành thực hiện xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS. Xử lý số liệu để giúp loại bỏ những biến không rõ ràng không mang ý nghĩa thống kế và tìm ra được những biến có thể giải thích cho nghiên cứu.
12. Cải tiến mô hình hồi quy từ các biến độc lập mới ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp Xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam
- Quy trình thực hiện
Hình 3.3: Quy trình thực hiện mở rộng nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam
Nhằm mở rộng các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam (30 doanh nghiệp nghiên cứu), sau khi tiến hành khảo sát nhằm xác định các yếu tố mở rộng sau khi đã kiểm định thông qua các phép kiểm định từ phiếu khảo sát về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố. Ta được bảng kết quả các yếu tố có mức độ ảnh hưởng khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Dựa trên mô hình hồi quy được xây dựng từ các số liệu tài chính của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết từ năm 2015-2019 , ta tiến hành cải tiến mô hình hồi quy trên bằng việc xây dựng mô hình cải tiên giai đoạn 2. Các yếu tố sau khi thực hiện các bước kiểm tra và đánh giá ở giai đoạn 1 và thỏa các yêu cầu của từng tiêu chí sẽ tiến hành thực hiện khảo sát các yếu tố mở rộng, gồm có 6 yếu tố mới và được thể hiện trong Phụ lục 3. Các chỉ so đo lường cho các biến quan sát của yếu tố mới được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây.
Những người tham gia khảo sát là những người liên quan đến việc quản lý thanh toán tại doanh nghiệp với quy mô 30 doanh nghiệp nghiên cứu. Đối với từng yếu tố sẽ được yêu cầu đánh giá với những thang đó phù hợp với câu hỏi đó.
Sau khi thu thập được các số liệu cần thiết cho từng thang đo, ta thực hiện việc xây dựng mô hình hồi quy cải tiến từ việc thu thập số liệu tài chính của 30 doanh nghiệp nghiên cứu ứng với các yếu tố đã được xác định từ mô hình hồi quy ban đầu vào năm 2020. Kết hợp với việc khảo sát các yếu tố mới tại thời điểm gần nhất năm 2020 vừa sát với thực tế, vừa tăng tính chính xác khi khảo sát các đối tượng nhận được phiếu câu hỏi, góp phần tăng tính chính xác cho bài nghiên cứu về khả năng thanh toán của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam mà bài nghiên cứu đang xét đến.
Sau khi thu thập số liệu đầy đủ, ta thực hiện các bước kiểm định và hồi quy như ban đầu. Phương trình hồi quy cải tiến cũng phải đáp ứng các tiêu chí về tính tương quan của các yếu tố, kiểm định tự tương quan , kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định độ phù hợp của mô hình. Sau đó, ta có thể xem xét việc các biến độc lập mở rộng có góp phần cải thiện mô hình hồi quy cho khả năng thanh toán hiện thời (CR), khả năng thanh toán nhanh (QR) và khả năng thanh toán tức thời (MR) của các doanh nghiệp đang
Qua đây là Phương Pháp Nghiên Cứu Luận Văn Khả Năng Thanh Toán mong rằng qua nội dung trên các bạn sẽ định hướng được bài làm của mình. Nếu trong quá trình làm bài các bạn gặp khó khăn hay cần thêm tài liệu tham khảo thì hãy liên hệ ngay vớidịch vụ viết luận văn thạc sĩ của luanvantot.com. Chúc các bạn nhiều sức khỏe và thành công.