Mục lục
Bài Viết Phương Pháp Nghiên Cứu Luận Văn Ý Định Tiêu Dùng Xanh là nội dung tiếp theo mà Luận Văn Tốt muốn chia sẻ đến các bạn học viên ngành quản trị kinh doanh và các khối ngành kinh tế. Để hoàn thành bài luận văn thạc sĩ về ý định tiêu dùng xanh thì không ít bạn phải khó khăn, vất vả để tìm tài liệu tham khảo cho đề tài luận văn của mình, tuy nhiên hiện tài liệu tham khảo về nội dung này rất ít trên các nguồn internet. Hiểu được khó khăn của các bạn nên không để các bạn phải chờ lâu bây giờ mời các bạn cùng Luận Văn Tốt tham khảo bài viết dưới đây.
Nếu trong quá trình làm bài các bạn cần thêm tài liệu tham khảo thì hãy gọi cho Luận Văn Tốt qua Zalo : 0934573149 để được cung cấp miễn phí hoặc các bạn cần một bài luận văn thạc sĩ hoàn chỉnh, được đánh giá cao (với mọi đề tài) thì hãy tham khảo dịch vụ viết luận văn thạc sĩ của luanvantot.com bạn nhé
1. Phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, tham khảo ý kiến chuyên gia để xây dựng bảng hỏi, thiết kế thang đo đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh và thang đo đo lường ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả tiến hành khảo sát thử với 20 mẫu để kiểm tra mức độ dễ hiểu của câu hỏi và điều chỉnh cho hoàn chỉnh thang đo trước khi thực hiện nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu chính thức: Thang đo hoàn chỉnh được dùng để nghiên cứu định lượng chính thức. Nghiên cứu này dùng để kiểm định thang đo, mô hình và các giả thuyết nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp định lượng, lấy số liệu sơ cấp từ khảo sát trực tiếp bằng bảng câu hỏi khảo sát đối với người tiêu dùng trẻ trong độ tuổi 18-34 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ dữ liệu thu thập được tác giả sẽ tiến hành kiểm định giả thuyết, phân tích nhân tố khám phá, chạy mô hình hồi quy xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh
2.1 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả thực hiện lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu quả cầu tuyết. Phương pháp này phù hợp để lấy mẫu từ các quần thể khó tiếp cận trong bối cảnh Dịch Covid 19, cụ thể như sau:
Phiếu khảo sát được gửi đến một số lượng nhỏ người tiêu dùng trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 34 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh được chọn để thực hiện nghiên cứu thông qua Google Form. Những cá nhân này đáp ứng các tiêu chí cần thiết cho nghiên cứu dự định sẽ được thực hiện.
Sau đó, những cá nhân này được yêu cầu mời những người mới mà theo họ, đáp ứng các tiêu chí bắt buộc của nghiên cứu. Mẫu phát triển đáng kể nhờ hệ thống giới thiệu.
2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nguyễn Đình Thọ (2014) cho rằng để phân tích nhân tố khám phá EFA, cần kích thước mẫu lớn. Kích thước mẫu thường dược xác định dựa vào kích thước tối thiểu và lượng biến đo lường, kích thước mẫu tối thiểu là 50 và theo tỷ lệ 5:1 nghĩa là 1 biến đo lường tối thiểu cần 5 quan sát.
Đề tài “Nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện dựa trên dữ liệu khảo sát đối với đối tượng nghiên cứu là các khách hàng trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 34 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể như sau:
+ Bảng câu hỏi khảo sát đối với các khách hàng trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 34 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh có 20 câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (tương ứng với 20 biến đo lường thuộc yếu tố tác động đến ý định tiêu dùng xanh), 20 câu hỏi này được sử dụng để phân tích trong một lần phân tích nhân tố khám phá EFA. Áp dụng tỷ lệ 5:1, cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 20 × 5 = 100 (mẫu) đối với người tiêu dùng trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Như vậy, để đạt được cỡ mẫu tối thiểu sau khi đã loại trừ các mẫu không hợp lệ, tác giả sẽ tiến hành khảo sát 350 người tiêu dùng trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thang đo Likert 5 mức độ : từ 1- Rất không đồng ý đến 5- Rất đồng ý được dùng để đánh giá mức độ đồng ý của các đối tượng tham gia khảo sát đối với từng câu hỏi trong bảng khảo sát.
3. Công cụ nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh
Trình tự xây dựng bảng câu hỏi khảo sát của tác giả được trình bày ở sơ đồ
Bảng 3.1: Mã hóa thang đo các nhân tố ảnh hưởng và ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh
XEM THÊM : Luận Văn Về Ý Định Tiêu Dùng Xanh Của Người Tiêu Dùng
Mã hóa | Nội dung | |
XH | Ảnh hưởng xã hội | |
XH1 | Bạn bè nghĩ rằng tôi nên tiêu dùng sản phẩm xanh | |
XH2 | Gia đình nghĩ rằng tôi nên tiêu dùng sản phẩm xanh | |
XH3 | Những người quan trọng với tôi khuyến khích tôi nên mua sản phẩm xanh | |
XH4 | Tôi đã từng đọc tin tức nói rằng việc tiêu dùng sản phẩm xanh góp phần tạo nên một môi trường tốt hơn. | |
XH5 | Ảnh hưởng của phương tiện truyền thông đại chúng khiến tôi muốn dùng thử sản phẩm xanh | |
XH6 | Phương tiện truyền thông truyền tải thông tin “việc tiêu dùng sản phẩm xanh góp phần tạo nên một môi trường tốt hơn” | |
HA | Sự quan tâm đến hình ảnh cái tôi | |
HA1 | Tham gia bảo vệ môi trường giúp tôi được xã hội đánh giá cao | |
HA2 | Tham gia bảo vệ môi trường khiến tôi đặc biệt trong mắt người khác | |
HA3 | Tôi sẽ bị cho là lạc hậu nếu không tham gia bảo vệ môi trường | |
HQ | Nhận thức tính hiệu quả của người tiêu dùng | |
HQ1 | Tôi có thể bảo vệ môi trường bằng cách mua các sản phẩm thân thiện với môi trường | |
HQ2 | Tôi nghĩ rằng nếu tôi thực hiện một số hành vi bảo vệ môi trường trong cuộc sống hằng ngày thì tôi sẽ đóng góp rất nhiều vào môi trường | |
HQ3 | Tôi nghĩ rằng nếu tôi tham gia bảo vệ môi trường thì sẽ khuyến khích gia đình và bạn bè cùng tham gia | |
TD | Thái độ đối với hành vi mua xanh | |
TD1 | Tôi nghĩ rằng việc sử dụng các sản phẩm xanh sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi trường | |
TD2 | Tôi tin rằng việc sử dụng các sản phẩm xanh sẽ giúp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên | |
TD3 | Bản thân tôi cảm thấy tốt khi sử dụng sản phẩm xanh | |
TD4 | Tôi tin rằng việc sử dụng các sản phẩm xanh sẽ giúp giảm thiểu việc sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên | |
TT | Tính tập thể | |
TT1 | Tôi làm việc chủ yếu vì điều tốt cho những người khác trong nhóm ngay cả khi lợi ích đem lại cho bản thân ít hơn | |
TT2 | Tôi luôn chia sẻ, quan tâm và giúp đỡ đến người khác | |
TT3 | Tôi là một thành viên có tinh thần hợp tác tốt trong nhóm | |
TT4 | Tôi làm việc chăm chỉ vì mục đích của nhóm ngay cả khi không có được sự công nhận cá nhân | |
YD | Ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng trẻ | |
YD1 | Tôi muốn mua sản phẩm xanh | |
YD2 | Tôi xem xét mua sản phẩm xanh trước tiên khi thực hiện mua sắm | |
YD3 | Tôi muốn thực hiện việc tiêu dùng sản phẩm xanh | |
YD4 | Tôi muốn khuyên mọi người mua sản phẩm xanh |
Kế thừa mô hình nghiên cứu của các tác giả Phạm Bá Phước (2015), Lê Thùy Hương (2014) và Nguyễn Thị Lan Anh (2015), tác giả thiết kế bảng câu hỏi dựa trên mô hình nghiên cứu đề xuất, chia làm năm nhóm nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm: Thái độ đối với hành vi mua xanh, Ảnh hưởng của xã hội, Nhận thức về tính hiệu quả của người tiêu dùng, Sự quan tâm đến hình ảnh cái tôi, Tính tập thể.
Tác giả sử dụng Bảng câu hỏi theo thang đo Likert 5 mức độ. Mức độ đồng ý với từng yếu tố được tác giả quy ước như sau: (1) Rất không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Không có ý kiến; (4) Đồng ý; (5) Rất đồng ý.
Tác giả đặt các câu hỏi tương ứng với từng yếu tố để thu thập ý kiến đánh giá của các đối tượng tham gia khảo sát. Sau đó tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để tiến hành phân tích dữ liệu thu thập và đưa ra kết quả nghiên cứu.
Thang đo trong nghiên cứu này dựa vào các thang đo đã có trong các nghiên cứu trong và ngoài nước. Chúng được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với người tiêu dùng tại thị trường Việt Nam dựa vào kết quả của nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm và nghiên cứu sơ bộ định lượng, bao gồm: Thang đo Ảnh hưởng của xã hội; Thang đo Sự quan tâm đến hình ảnh cái tôi; Thang đo Nhận thức về tính hiệu quả của người tiêu dùng; Thang đo Thái độ đối với hành vi mua xanh; Thang đo Tính tập thể và Thang đo Phương Pháp Nghiên Cứu Luận Văn Ý Định Tiêu Dùng Xanh nói chung và người tiêu dùng trẻ nói riêng
4 Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh
4.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu hội thảo, báo cáo, các số liệu thống kê, tài liệu tham khảo. Nguồn dữ liệu thứ cấp này được sử dụng để xây dựng luận cứ lý thuyết cho nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
4.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh
Dữ liệu thu thập từ điều tra khảo sát người tiêu dùng trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh dựa vào bảng câu hỏi khảo sát thông qua Google Form.
5 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh
Dữ liệu sau khi thu thập về được tác giả tiến hành mã hóa nhập liệu, số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Đây cũng là Phương Pháp Nghiên Cứu Luận Văn Ý Định Tiêu Dùng Xanh tại tp Hồ Chí Minh
- Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Để đánh giá độ tin cậy của thang đo tác giả sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhằm loại bỏ những biến không phù hợp. Một số nhà nghiên cứu cho rằng độ tin cậy của thang đo tốt khi hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên (Bryman và Cramer, 1990). Tuy nhiên, Nunnally (1978) cho rằng đối với trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc là mới với người trả lời phỏng vấn trong bối cảnh nghiên cứu thì hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên vẫn có thể chấp nhận được. Do đó, trong nghiên cứu này các biến có hệ số tương quan biến – tổng (Item-total correlation) lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 sẽ được chấp nhận và đưa vào phân tích các bước tiếp theo.
- Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Loading)
Sau khi kiểm định được độ tin cậy của các biến, những biến phù hợp sẽ đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Loading) để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng xanh. Phương pháp EFA giúp chúng ta kiểm định độ giá trị hội tụ và giá trị phân biệt các nhân tố rút gọn được của các biến quan sát trong các thang đo của các biến độc lập. Phân tích EFA thích hợp khi hệ số KMO (Kaise-Meyer-Olkin) có giá trị từ 0,5 đến 1,0; kiểm định Bartlett xét sự tương quangiữa các biến trong tổng thể, nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể. Ngoài ra, Hair và cộng sự (1998) cho rằng hệ số tải nhân tố (Factor loading) phải lớn hơn 0,5 thì EFA mới được xem là có ý nghĩa thực tiễn.Số lượng nhân tố được xác định dựa trên chỉ số Eigenvalue và giá trị của Eigenvalue phải lớn hơn 1. Một phần quan trọng trong EFA là diễn giải các nhân tố, sử dụng ma trận xoay nhân tố Varimax để tìm ra các nhóm nhân tố. Sau khi xoay ta cũng sẽ loại bỏ các quan sát có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 ra khỏi mô hình. Chỉ những quan sát có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 mới được sử dụng để giải thích một nhân tố nào đó.
- Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính
Sau khi phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA tác giả đề xuất được mô hình nghiên cứu. Phân tích hồi quy bằng phần mềm SPSS 20.0 để đánh giá tác động của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc, cũng như dự đoán sự thay đổi của biến phụ thuộc khi biến độc lập có thay đổi. Nghiên cứu mô hình nhiều hơn một biến độc lập, nên kiểm tra mối tương quan giữa các biến độc lập bằng kiểm định đa cộng tuyến (multi-collinearity). Hệ số phương sai (VIF) được sử dụng để đo lường (multi-collinearity) trong phân tích hồi quy này. Mô hình hồi quy chấp nhận các biến có VIF nhỏ hơn 10.Nếu VIF cho một biến nằm trong khoảng giá trị lớn hơn 10 thì biến này phải được loại bỏ khỏi mô hình hồi quy (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Trên đây là Phương Pháp Nghiên Cứu Luận Văn Ý Định Tiêu Dùng Xanh, sau khi đã xem xong nội dung trên chắc hẳn nhiều bạn đã xác định được phương hướng làm bài cho mình. Nếu các bạn vẫn còn khó khăn thì đừng ngần ngại hãy gọi ngay Zalo 0934573149 cho Luận Văn Tốt để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Chúc các bạn nhiều sức khỏe và thành công!!!