Phương Pháp Nghiên Cứu Phòng Chống Tội Phạm Mua Bán Trẻ Em

5/5 - (1 bình chọn)

Phương Pháp Nghiên Cứu Phòng Chống Tội Phạm Mua Bán Trẻ Em là nội dung mà hiện nay được nhiều bạn sinh viên tìm kiếm cho bài khóa luận về Phòng Chống Tội Phạm Mua Bán Trẻ Em, bởi tình thực tiển của đề tài nên  Luận Văn Tốt danh nhiều thời gian để soạn thảo bài viết này từ các nguồn thông tin uy tín và những bài khóa luận đạt điểm ca của nhiều bạn sinh viên giỏi các khóa trước, hy vọng nó sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị giúp các bạn giảm bớt áp lực và định hướng được cách triển khai cho bài làm của các bạn.

Bên cạnh việc cung cấp cho các bạn những tài liệu tham khảo có giá trị thì Luận Văn Tốt còn mang đến cho các bạn dịch vụ viết khóa luận tốt nghiệp uy tín, đạt hiệu quả cao, giá thành thấp.., hãy liên hệ với chúng tôi zalo/tele : 0934573149 để được tư vấn.

1. Tính cấp thiết của đề tài

Mua bán trẻ em là một vấn nạn có tính toàn cầu và đang có xu hướng gia tăng đáng lo ngại trên phạm vi toàn thế giới. Hành vi mua bán trẻ em xâm hại đến quyền con người, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần, tính mạng của nạn nhân, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự và an toàn xã hội. Hiện nay, hoạt động mua bán trẻ em ngày càng gia tăng và diễn ra ngày càng hết sức phức tạp, nghiêm trọng với các phương thức và thủ đoạn vô cùng tinh vi khiến cho việc đấu tranh, phòng chống tội phạm này vô cùng khó khăn.

Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á – khu vực phát triển mạnh mẽ về du lịch, dịch vụ và lao động, với điều kiện vị trí địa lý thuận lợi và đường biên giới dài tiếp giáp các quốc gia có hệ thống pháp luật khác biệt, có sự chênh lệch giới tính lớn, thiếu hụt lao động, đặc biệt là lao động nặng nhọc, lao động trong các ngành dịch vụ giải trí nên tình hình tội phạm mua bán trẻ em ở Việt Nam rất phức tạp. Theo thống kê, từ năm 2010 đến 2021, cả nước đã “phát hiện gần 3.500 vụ, với 5.000 đối tượng, lừa bán gần 7.500 nạn nhân, hơn 85% trong số này đã bị đưa ra nước ngoài, trong đó dưới 16 tuổi chiếm tới 16%”[1]. Số nạn nhân bị mua bán trong nước ước chiếm 1,13% nhưng chưa được thống kê và đánh giá toàn diện. Chưa kể đến khoảng 30.000 phụ nữ, trẻ em vắng mặt lâu dài nghi bị mua bán và hàng vạn lao động Việt Nam hoạt động thường xuyên cũng như thời vụ ở bên ngoài lãnh thổ dưới nhiều hình thức từ lao động chính thức đến lao động bất hợp pháp tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị bóc lột, bị mua bán chưa được xác minh, thống kê đầy đủ. Tình trạng này đã xâm phạm nghiêm trọng tới quyền con người, trật tự an toàn xã hội và ảnh hưởng tới uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Đứng trước tình hình đó, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã tiến hành nhiều giải pháp nhằm phòng chống tội phạm mua bán trẻ em, trong đó đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ quyền con người nói chung, quyền trẻ em nói riêng như: Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Luật Phòng, chống mua bán người 2011, Chương trình hành động quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 tầm nhìn đến 2030; thành lập ban chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ (Ban chỉ đạo 138); từ năm 2013, ngày 30/7 hàng năm được Việt Nam chọn là ngày “Toàn dân phòng, chống mua bán người”; tăng cường phối hợp với các nước, các tổ chức quốc tế, nhất là hợp tác với các nước láng giềng, các nước trong khu vực để triển khai nhiều hoạt động liên quan đến phòng, chống buôn bán người nói chung, mua bán trẻ em nói riêng, từ đó góp phần quan trọng vào việc phòng ngừa, ngăn chặn, trừng trị tội phạm mua bán trẻ em. Tuy nhiên, trên thực tế, phòng chống tội phạm mua bán trẻ em ở Việt Nam vẫn còn có những hạn chế, bất cấp: quy định pháp luật còn dàn trải, chưa bám sát thực tiễn, một số nội dung còn chưa phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia; nguồn lực đấu tranh chưa được quan tâm tương xứng; công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình chưa thường xuyên, chưa kịp thời, chưa đánh giá đúng thực trạng và làm rõ được nguyên nhân, điều kiện, quy luật, thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm…

Vì vậy, tiếp tục nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về tội mua bán trẻ em và thực tiễn công tác phòng chống tội phạm mua bán trẻ em ở nước ta hiện nay, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm này là vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay để “Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân; kịp thời … và khắc phục những nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh tội phạm, giảm nguy cơ mua bán người; hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người; thực hiện hiệu quả công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán”[2].  Theo đó, đề tài “Phòng chống tội phạm mua bán trẻ em ở nước ta hiện nay” có ý nghĩa lý luận, thực tiễn to lớn.

Phương Pháp Nghiên Cứu Phòng Chống Tội Phạm Mua Bán Trẻ Em
Phương Pháp Nghiên Cứu Phòng Chống Tội Phạm Mua Bán Trẻ Em

XEM THÊM : Đề Tài Luận Văn Luật Tố Tụng Hình Sự

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về phòng chống tội phạm mua bán trẻ em ở nước ta; xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp tiếp tục phòng chống tội phạm mua bán trẻ em ở nước ta hiện nay.

* Nhiệm vụ nghiên cứu

– Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến phòng chống tội phạm mua bán trẻ em.

– Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tội phạm mua bán trẻ em và phòng chống tội phạm mua bán trẻ em.

– Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế trong phòng chống tội phạm mua bán trẻ em ở nước ta hiện nay.

– Xác định yêu cầu và đề xuất giải pháp tiếp tục phòng chống tội phạm mua bán trẻ em ở nước ta hiện nay.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

            Phòng chống tội phạm mua bán trẻ em ở Việt Nam.

            * Phạm vi nghiên cứu

            – Phạm vi nội dung: Công tác phòng chống tội phạm mua bán trẻ em ở Việt Nam.

Phạm vi không gian: Trên phạm vi cả nước.

– Phạm vi thời gian: Các số liệu và tư liệu điều tra, khảo sát phục vụ cho nghiên cứu giới hạn chủ yếu từ năm 2015 đến nay.

4. Giả thuyết nghiên cứu

Phương Pháp Nghiên Cứu Phòng Chống Tội Phạm Mua Bán Trẻ Em ở Việt Nam hiện nay chỉ có hiệu quả cao khi nắm chắc những vấn đề lý luận, pháp lý, đánh giá đúng tình hình tội phạm mua bán trẻ em và thực trạng phòng chống tội phạm mua bán trẻ em, chỉ rõ nguyên nhân, và được tiến hành chặt chẽ, nghiêm túc theo một hệ thống giải pháp toàn diện, đồng bộ. Vì vậy, nếu các cấp, các ngành, các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó đặc biệt coi xây dựng, hoàn thiện những quy định pháp luật về đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán trẻ em; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tội phạm mua bán trẻ em; nâng cao năng lực, hiệu quả của công tác điều tra, truy tố và xét xử tội phạm mua bán trẻ em; bảo vệ an toàn cho nạn nhân bị mua bán và người thân thích của họ, đồng thời tổ chức tốt việc tái hoà nhập cộng đồng cho nạn nhân; tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm mua bán trẻ em, thì hiệu quả phòng chống tội phạm mua bán trẻ em ở Việt Nam sẽ được nâng cao. 

BẢNG HỎI

* 02 câu hỏi đóng đơn giản

1. Bạn vui lòng cho biết ý kiến của mình về tầm quan trọng của hoạt động phòng chống tội phạm mua bán trẻ em ở Việt Nam?
Quan trọng o
Không quan trọng o
 

2. Bạn đánh giá như thế nào về tình hình tội phạm mua bán trẻ em ở Việt Nam hiện nay?

Phức tạp o
Không phức tạp o
* 03 câu hỏi đóng phức tạp

1. Bạn vui lòng cho biết ý kiến về thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm mua bán trẻ em ở Việt Nam?

Thực trạng Mức độ đánh giá
Tốt Khá Trung bình Yếu
Công tác xây dựng quy định pháp luật về phòng chống tội phạm mua bán trẻ em o o o o
Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của xã hội về phòng chống tội phạm mua bán trẻ em o o o o
Thực trạng áp dụng các biện pháp kinh tế-xã hội o o o o
Thực trạng áp dụng các biện pháp văn hóa-giáo dục o o o o
Thực trạng áp dụng các biện pháp quản lý trật tự xã hội o o o o
Hợp tác quốc tế về phòng chống tội phạm mua bán trẻ em o o o o
  1. Bạn nhận thức như thế nào về tính nguy hiểm của tội phạm mua bán trẻ em ở Việt Nam hiện nay?
Rất nguy hiểm o
Nguy hiểm o
Nguy hiểm không đáng kể o
Không nguy hiểm o
Bản thân không quan tâm đến vấn đề này o

 3. Theo bạn, có những khó khăn nào đối với người dân trong tham gia phòng chống tội phạm mua bán trẻ em ở Việt Nam hiện nay?

Kiến thức pháp luật còn hạn chế o
Lo sợ bị trả thù o
Thiếu cơ chế bảo vệ quyền lợi NLĐ đứng ra tố giác tội phạm o
Tâm lý e ngại khi tiếp xúc với cơ quan bảo vệ pháp luật (cán bộ Công an, Toà án…) o
Thiếu các kỹ năng cần thiết khi tham gia phòng, chống tội phạm o
Không thấy được quyền lợi, nghĩa vụ của việc tham gia phòng ngừa, tố giác tội phạm o

* 02 câu hỏi mở

  1. 1. Theo bạn, để nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm mua bán trẻ em ở Việt Nam hiện nay, cần phát huy vai trò của các cơ quan, tổ chức nào?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Theo bạn, để hoàn thiện quy định của pháp luật về phòng chống tội phạm mua bán trẻ em ở Việt Nam hiện nay, cần tiến hành những nội dung gì?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

* 03 câu hỏi kết hợp

1. Theo bạn, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong phòng chống tội phạm mua bán trẻ em ở Việt Nam hiện nay?
Nguyên nhân  
Các quy định của pháp luật về phòng chống mua bán trẻ em vẫn còn những bất cập o
Sự quyết tâm, phối hợp của các Bộ ngành còn yếu, thiếu đồng bộ, chưa có cơ chế phối hợp chưa rõ ràng, chậm thay đổi so với thực tiễn o
Các cấp chính quyền địa phương chưa coi trọng phòng chống mua bán trẻ em, chưa gắn kết, lồng ghép và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao dân trí và thực hiện chính sách toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự o
Năng lực và trách nhiệm của cán bộ thực thi công vụ còn chưa cao. Trình độ nghiệp vụ có mặt còn hạn chế. o
Sự lạc hậu, kém hiểu biết về pháp luật và thủ đoạn của tội phạm cũng như tâm lý muốn thoát nghèo bằng mọi giá của nạn nhân o
Tâm lý e dè, sợ bị trả thù, sợ bị mang tiếng và những định kiến xã hội dẫn đến tình trạng không dám tố cáo, khiến cho công tác điều tra, xử lý gặp nhiều khó khăn o
Nguyên nhân khác:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 Hiện nay các trường đại học dã sử dụng phầm mền để kiểm tra đạo văn mời bạn xem qua : DỊCH VỤ KIỂM TRA ĐẠO VĂN, DỊCH VỤ CHỈNH SỬA ĐẠO VĂN

2. Theo bạn, những yếu tố nào tác động đến phòng chống tội phạm mua bán trẻ em ở Việt Nam hiện nay?
Yếu tố tác động Mức độ ảnh hưởng
Rất ảnh hưởng ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng
Hệ thống pháp luật về phòng chống tội phạm mua bán trẻ em o o o o
Nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng và nhân dân o o o o
Mặt trái kinh tế thị trường o o o o
Sự phát triển của các loại hình kinh doanh dịch vụ nhạy cảm: karaoke, quán bar, vũ trường, massage, nhà hàng, khách sạn… o o o o
Công tác quản lý của gia đình o o o o
Công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng, cấp hộ chiếu, thị thực, xuất, nhập cảnh… của cơ quan chức năng o o o o
Tâm lý nhẹ dạ, cả tin, hám lợi của nạn nhân o o o o
Yếu tố khác:

……………………………………………

o o o o

 

3. Theo bạn, để nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm mua bán trẻ em ở Việt Nam hiện nay, cần tiến hành những giải pháp nào?
Giải pháp Tầm quan trọng của giải pháp
Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng
Xây dựng, hoàn thiện những quy định pháp luật về đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán trẻ em o o o o
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tội phạm mua bán trẻ em o o o o
Nâng cao năng lực, hiệu quả của công tác điều tra, truy tố và xét xử tội phạm mua bán trẻ em o o o o
Bảo vệ an toàn cho nạn nhân bị mua bán và người thân thích của họ, đồng thời tổ chức tốt việc tái hoà nhập cộng đồng cho nạn nhân o o o o
Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm mua bán trẻ em o o o o
Giải pháp khác:

……………………………………………

o o o o

[1] https://nhandan.vn/thoi-su-phap-luat/viet-nam-no-luc-phong-chong-toi-pham-mua-ban-nguoi-671859/

[2] Thủ tướng Chính phủ (2021), Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2021 về ban hành Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 – 2025 và định hướng đến năm 2030, Hà Nội, tr.2

Bài viết Phương Pháp Nghiên Cứu Phòng Chống Tội Phạm Mua Bán Trẻ Em sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn, giúp các bạn bỗ xung kiến thức khi làm bài khóa luận tốt nghiệp với đề tài Phòng Chống Tội Phạm Mua Bán Trẻ Em. Tuy nhiên nếu vì lý do nào đó các bạn không thể hoàn thành bài làm của mình thì các bạn hãy liên hệ với dịch vụ viết khóa luận của Luận Văn Tốt qua holine Zalo/tele : 0934573149 để được tư vấn và hỗ trợ. Chúc các bạn thành công.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Liên hệ