Kinh Nghiệm Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Trên Thế Giới được Luận Văn Tốt chia sẻ dưới đây để giúp các bạn học viên ngành quản lý môi trường có thêm tài liệu hữu dụng để tham khảo trước khi tiến hành bài luận văn về Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Trên Thế Giới. Để thực hiện công tác quản lý Chất Thải Rắn, hầu hết các quốc gia đã ban hành khung pháp lý, đưa ra các chính sách để thúc đẩy tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu chất thải, tăng cường tái chế. Vậy các bạn muốn tìm hiểu kiến thức liên quan đến đề tài này thì hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Hiện nay Luận Văn Tốt đang hỗ trợ các bạn dịch vụ viết luận văn thạc sĩ trọn gói. Nếu các bạn có nhu cầu tham khảo hoặc cần cung cấp thêm thông tin về bài làm thì vui lòng nhắn tin hoặc gọi Zalo/tele : 0934573149 để được tư vấn miễn phí.
1. Kinh nghiệm quản lý của một số đô thị trên thế giới
“Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Trên Thế Giới hiệu quả ở bất cứ quốc gia nào đang là trọng tâm của những chính sách phát triển môi trường bền vững. Quản lý kém hiệu quả chất thải rắn ở khu vực đô thị là mối đe dọa với sức khỏe cộng đồng, đồng thời làm phát sinh nhiều chi phí tốn kém cả trong hiện tại lẫn về lâu dài. Việc áp dụng các chính sách đặc thù cho mỗi quốc gia để quản lý chất thải là biện pháp hữu hiệu, cần thiết để đối phó với tình trạng này. Tuy nhiên, quản lý chất thải là vấn đề toàn cầu và là yếu tố quyết định để tạo ra các công nghệ xử lý phù hợp mang lại hiệu quả. Vì vậy, điều quan trọng là phải hướng tới xây dựng một hệ thống chất thải chung, bao gồm từ khâu xử lý ban đầu đến khâu sử dụng cuối cùng. Phương pháp tiếp cận của hầu hết các nước trên thế giới để quản lý chất thải rắn được dựa trên một số nguyên tắc sau: Ngăn ngừa, giảm thiểu chất thải: Đây là yếu tố then chốt trong bất cứ chiến lược quản lý chất thải rắn của mỗi quốc gia. Việc xử lý sẽ trở nên đơn giản hơn khi ta có thể giảm lượng chất thải tạo ra ở ngay giai đoạn đầu tiên và giảm tính độc hại của nó bằng cách giảm sự hiện diện của chất nguy hiểm trong sản phẩm.”
“Sử dụng lại và tái chế quay vòng: Nếu chất thải không thể ngăn ngừa được, các nguyên vật liệu sẽ được sử dụng lại, tái chế quay vòng một cách tốt nhất. Châu Âu hiện nay yêu cầu các nước thành viên giới thiệu pháp chế về chất thải thu gom, tái sử dụng, tái chế và thải bỏ các chất thải nguy hại. Một số quốc gia Châu Âu đã được quản lý để tái chế hơn 50% bao bì đã sử dụng. Cải thiện và giám sát sự tiêu huỷ, loại bỏ những chất thải rắn còn lại: Với những chất thải không được tái chế và tái sử dụng phải được thiêu đốt một cách an toàn, bãi chôn lấp chỉ được sử dụng như một phương án cuối cùng. Cả hai phương pháp này cần phải giám sát chặt chẽ vì đều có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng về môi trường.”
“Các văn kiện đầu tiên phải kể tới liên quan đến BVMT và phát triển bền vững được thông qua tại Hội nghị môi trường và con người (Stockhom, Thụy Điển năm 1972), Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về môi trường và phát triển (Rio de Janeiro, Braxin năm 1992), Hội nghị thượng đỉnh thế giới và phát triển bền vững (Johanesburg, Nam Phi năm 2002) là cơ sở hành động cho các quốc gia BVMT và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.”
“Một số chính sách áp dụng Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Trên Thế Giới giúp quản lý chất thải như: chính sách xác định quyền sở hữu ruộng đất tại Thái Lan tạo điều kiện cho người dân không phải vay vốn tín dụng, canh tác hợp lý trên thửa đất của mình; Chính sách thủy lợi phí từ khoảng những năm 1980 đến nay của Trung Quốc góp phần quản lý bảo vệ nguồn nước của quốc gia này tránh việc sử dụng lãng phí và gây ô nhiễm nguồn nước.”
* Nhật Bản
Chính phủ đưa BVMT vào giáo dục từ nhỏ, ngoài ra tạo thành tập quán, nếp sống, cũng như tổ chức lễ hội vì môi trường, hay nhưng hoạt động bảo vệ môi trường thường xuyên.
“Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị của Nhật Bản được sự trợ lực của một hệ thống tổ chức thu gom hình thành trên cơ sở các tổ chức của khu vực (Hội đồng thành phố, Hội thiếu niên và hội cha mẹ học sinh,..), các tổ chức này tiến hành thu gom và bán các chất thải có thể tái sử dụng cho các công ty tái sản xuất chất thải.”
“Thu nhập từ việc thu gom được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của khu vực. Việc thu lại các vật liệu thải từ các hộ gia đình bởi các tổ chức cộng đồng và các hợp tác xã có chi phí thấp hơn so với các cơ sở thu gom của Nhà nước, đường phố được sạch sẽ, các dịch vụ vệ sinh được cải thiện, mô hình này được quần chúng đồng tình và ủng hộ cao.”
“Trên mỗi thùng rác đều dán hình ảnh minh họa cho biết thùng rác đó được phép bỏ loại rác nào, vì thế hầu hết các sản phẩm của Nhật Bản đều có hình minh họa thùng rác trên bao bì. Các hộ gia đình ở Nhật Bản đều được phát bảng hướng dẫn phân loại rác chi tiết, trong đó, rác thải từ nhà bếp (chiếm khối lượng nhiều nhất) sẽ được thu gom theo các ngày quy định trong tuần (2-3 lần/tuần). Các loại rác khác sẽ được đóng vào túi, mỗi túi đều ghi tên của các hộ gia đình. Nếu sau khi kiểm tra, túi rác của hộ gia đình nào chưa phân loại đúng sẽ bị trả lại, sau đó, sẽ được nhắc nhở thêm về cách phân loại rác. Các loại túi nhựa, bao bì sẽ được các hộ sửa sạch, treo lên cho khô ráo và cho vào túi mang đến các điểm thu gom. Công tác này sẽ làm cho khâu phân loại và kiểm kê rác thải của các đơn vị xử lý rác thải trở nên đơn giản và nhanh hơn.”
“Ở vùng nông thôn Nhật Bản, khi vứt rác, đầu tiên mọi người phải kiểm tra xem hôm nay loại rác nào sẽ được phép vứt. Vào các ngày trong tuần sẽ có quy định rõ loại nào sẽ được phép vứt. Tuy nhiên, tùy vào từng địa phương sẽ có lịch vứt rác và cách phân loại rác khác nhau. Khi vứt rác, đầu tiên là phải bỏ rác vào bao, trước ngày thu rom rác phải mang bao rác ra để ở nơi đã được quy định. Ngoài ra, để ngăn ngừa chim hoặc những con vật khác sẽ bới lục thùng rác, có một số vùng nông thôn phải dùng lưới chuyên dụng để trùm lên các bao rác. Rác thải sinh hoạt cháy được xử lý bằng phương pháp “công nghệ đốt hóa lỏng tầng sôi” là chủ yếu. Rác không được đốt trực tiếp vì dễ phát sinh ra các khí độc gây hại đến bầu không khí mà được vùi vào một lớp cát, sau đó sử dụng lưu lượng không khí trong quá trình nung lò và một số hóa chất khác để tiêu hủy. Cụ thể, khi cho rác vào buồng đốt, luồng không khí được nung từ dưới đáy buồng sẽ thổi lên, đẩy những phần rác chưa cháy hết đi lên, sau đó lại quay ngược trở lại phía dưới để đốt thêm một lần nữa. Nhiệt độ của buồng đốt không yêu cầu quá cao, chỉ cần đạt khoảng 800oC nên lượng khí thải độc hại như NO hay SO2 sẽ ít hơn nhiều.”
XEM THÊM : Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Môi Trường Tại Doanh Nghiệp
* Hàn Quốc
“Ở Hàn Quốc, chất thải được quản lý theo hệ thống kép. Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm xử lý chất thải sinh hoạt cuối cùng, trong khi đó, người thải chất thải công nghiệp chịu trách nhiệm xử lý cuối cùng. Luật Quản lý chất thải của Hàn Quốc được thành lập năm 1986, thay thế cho Luật BVMT (1963) và Luật Ô nhiễm (1973). Luật này nhằm giảm chất thải chung theo hệ thống phân cấp chất thải (hoặc 3R) tại Hàn Quốc. Luật Quản lý chất thải áp dụng cho một hệ thống phí xử lý chất thải dựa trên khối lượng, có hiệu lực đối với chất thải sinh hoạt và công nghiệp (hoặc chất thải rắn đô thị). Theo đó, tất cả các chất thải phải được loại bỏ theo quy định của địa phương, các túi đựng chất thải riêng biệt được sử dụng khi các hộ gia đình xử lý chất thải này (gửi đến các cơ sở đốt rác hoặc chôn lấp). Các loại rác thải lớn được yêu cầu phải mua nhãn dán tại các cơ quan quản lý ở địa phương, sau đó được gắn vào vật phẩm trước khi vứt bỏ, hoặc những mặt hàng lớn có thể được giao cho các đại lý thu gom chất thải chuyên dụng.”
Trẻ em Hàn Quốc được gia đình và nhà trường giáo dục từ nhỏ về “văn hóa đổ rác” thông qua cách nhận biết các chất liệu, thu gom, phân loại rác và ý thức để rác đúng nơi, đúng chỗ. Màu sắc của túi đựng rác ở mỗi địa phương cũng khác nhau… “Từ năm 1993, Hệ thống hoàn trả tiền đặt cọc đã được thông qua để thúc đẩy việc thu gom và tái sử dụng các loại chai lọ đã qua sử dụng bằng cách hoàn trả tiền đặt cọc chai lọ được thu gom cho người tiêu dùng. Việc thu gom rác thải sinh hoạt được quy định theo giờ và ngày cụ thể. Hệ thống phí xử lý chất thải dựa trên khối lượng (VBWF) được Chính phủ Hàn Quốc triển khai năm 1995. Điều này đã được thực hiện trong một nỗ lực để giảm phát sinh chất thải và khuyến khích tái chế. Chất thải được thu gom trong các túi tổng hợp, rác tái chế được phân tách và phân loại trong các thùng tái chế. Tất cả các chất thải (ngoại trừ vật liệu tái chế, vật dụng cồng kềnh và than bánh, than đá) đều được xử lý theo hệ thống VBWF.”
“Bộ Môi trường Hàn Quốc (MOE) đã thúc đẩy chính sách chống lãng phí năng lượng để tăng tỷ lệ tự cung, tự cấp nhằm giảm chi phí xử lý chất thải thông qua đốt rác và chôn lấp. Để tạo ra điện, nhiên liệu và sưởi ấm, khí thải, phế liệu gỗ, chất thải gia đình và các chất thải khác được chuyển đổi thành năng lượng. Sản xuất năng lượng thông qua chất thải rẻ hơn 10% so với năng lượng mặt trời và rẻ hơn 66% so với năng lượng gió. Điều này chứng tỏ rằng cách sản xuất năng lượng là hiệu quả nhất. Năm 2012, chỉ có 3,18% năng lượng mới và tái tạo được sản xuất, nhưng Chính phủ Hàn Quốc hy vọng sẽ tăng tỷ lệ này lên 20% vào năm 2050. Các công nghệ biến chất thải thành năng lượng có thể được chia thành ba nhóm chính dựa trên quá trình chuyển đổi được sử dụng gồm nhiệt hóa học, hóa lý và sinh hóa. Hơn nữa, việc chôn lấp hợp vệ sinh cùng với việc thu gom và sử dụng khí sinh học được sản xuất là một phần quan trọng trong quản lý chất thải, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Bioethanol được sản xuất từ chất thải thông qua quá trình lên men cũng có thể được sử dụng để sản xuất năng lượng.”
* Hồng Kông
“Hồng Kông là thành phố đông đúc và náo nhiệt với số dân khoảng 6,9 triệu người, là một trong những khu vực có mật độ dân cư lớn nhất thế giới, mỗi ngày thải ra khoảng 7.700 tấn chất thải.”
“Hồng Kông cũng đang từng bước loại bỏ các bãi chôn lấp cũ, không hợp lý về mặt môi trường, cải tạo chúng thành những nơi an toàn, mở rộng làm khu vui chơi, giải trí như sân vận động và sân gôn. Các trạm trung chuyển chất thải là những điểm tập trung thu gom để vận chuyển chất thải đến các bãi chôn lấp. Chất thải từ những xe thu gom nhỏ được nén chặt và chuyển sang các công-ten-nơ, sau đó đưa ra bãi chôn lấp ở địa phương bằng các loại xe tải hoặc đưa ra biển bằng các xuồng lớn. Hiện nay, ở Hồng Kông có 8 trạm trung chuyển chất thải.”
* Đài Loan
Đầu năm 1984, Chính phủ Đài Loan đã quan tâm tới Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt và xử lý chất thải rắn. Để quản lý hiệu quả việc xử lý chất thải, Chính phủ Đài Loan đã đưa ra “Kế hoạch quản lý và xử lý chất thải”, bước đầu tập trung vào việc chôn lấp chất thải rắn tại các bãi chôn lấp. Năm 1998, Luật về tái chế chất thải được ban hành. “Tuy nhiên, đầu những năm 1990 cùng với sự phát triển kinh tế và khoa học công nghệ, Đài Loan đã chuyển từ chôn lấp rác thải lộ thiên sang công nghệ đốt. Nhiều khu vực dân cư tại Đài Loan đã lắp camera nhằm đảm bảo các hộ dân thực hiện đúng quy trình phân loại rác thải. Những người vi phạm lần đầu sẽ được nhắc nhở bằng thông báo, nếu tái diễn thì họ sẽ bị phạt. Chính phủ cũng khuyến khích người dân tố cáo những hành vi vi phạm khi tặng 50% phí phạt cho người tố giác.”
“Ở đây, mọi loại rác đều phải phân thành ba loại: Một túi để đựng rác có thể tái chế (giấy vụn, báo cũ, chai nhựa, lọ thủy tinh…); một túi là những rác không tái chế và một túi là thức ăn thừa, hay còn gọi là rác nhà bếp. Nếu hộp cơm còn dầu mỡ thì phải dùng nước rửa chén rửa sạch, sau đó để khô rồi mới cho vào túi rác. Luật pháp Đài Loan quy định, người dân phải phân rác thải thành các loại như sau: Loại rác có hình dạng lớn, rác thải được tái sử dụng, thức ăn thừa và rác thải khác. Rác thải được các hộ gia đình phân loại thành các loại riêng, hàng ngày vào khung giờ cố định sẽ có 2 xe rác đi cùng nhau đến các điểm ở khu dân cư để thu gom. Xe rác thường có dòng chữ: Không phân loại rác, không được vứt rác.”
* Tại Úc
Năm 2018, Chính phủ Úc đã ban hành “Chính sách xử lý chất thải quốc gia – Càng ít rác thải, càng nhiều tài nguyên” thể hiện quan điểm về một nền kinh tế tuần hoàn, chuyển từ ‘lấy, thực hiện, sử dụng” thành cách tiếp cận theo vòng đời, chu trình, mục tiêu duy trì giá trị tài nguyên càng lâu càng tốt. “Chính sách chất thải quốc gia năm 2018 cung cấp khung pháp lý thiết lập các nội dung thực hiện cho các doanh nghiệp, chính phủ, cộng đồng và cá nhân để thực hiện cho đến năm 2030.”
“Năm nguyên tắc sau đây làm cơ sở cho việc quản lý chất thải, tái chế và thu hồi tài nguyên trong nền kinh tế tuần hoàn tại Úc: (i) Tránh lãng phí: Ưu tiên tránh lãng phí, khuyến khích sử dụng, tái sử dụng và sửa chữa hiệu quả; Thiết kế các sản phẩm để giảm thiểu chất thải theo hướng có thời gian sử dụng lâu dài đồng thời dễ dàng thu hồi vật liệu khi thải bỏ; (ii) Cải thiện phục hồi tài nguyên: Cải thiện hệ thống và quy trình thu gom nguyên liệu để tái chế; Cải thiện chất lượng vật liệu tái chế để sản xuất; (iii) Tăng cường sử dụng vật liệu tái chế và xác định nhu cầu và thị trường cho các sản phẩm tái chế; (iv) Quản lý tốt hơn các luồng vật chất để mang lại lợi ích cho sức khỏe con người, môi trường và nền kinh tế; (v) Cải thiện hệ thống thông tin để hỗ trợ đổi mới, hướng dẫn đầu tư và tiếp cận đến người tiêu dùng.”
2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
“Việc quản lý chất thải chủ yếu do các công ty môi trường đô thị của các tỉnh/thành phố (URENCO) thực hiện. Đây là cơ quan chịu trách nhiệm thu gom và tiêu huỷ chất thải sinh hoạt, bao gồm cả chất thải sinh hoạt gia đình, chất thải văn phòng, đồng thời cũng là cơ quan chịu trách nhiệm xử lý cả chất thải công nghiệp và y tế trong hầu hết các trường hợp. Về mặt lý thuyết, mặc dù các cơ sở công nghiệp và y tế phải tự chịu trách nhiệm trong việc xử lý các chất thải do chính cơ sở đó thải ra, trong khi Chính phủ chỉ đóng vai trò là người xây dựng, thực thi và cưỡng chế thi hành các quy định/văn bản quy phạm pháp luật liên quan, song trên thực tế Việt Nam chưa thực sự triển khai theo mô hình này. Chính vì thế, hoạt động của các công ty môi trường đô thị liên quan đến việc xử lý chất thải sinh hoạt là chính do có quá ít thông tin về thực tiễn và kinh nghiệm xử lý các loại chất thải khác.”
“Với chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường, Chính phủ khuyến khích các công ty tư nhân và các tổ chức hoạt động dựa vào cộng đồng cộng tác chặt chẽ với các cơ quan quản lý ở cấp địa phương trong công tác quản lý chất thải rắn. Một số mô hình đã được thử nghiệm, mang lại kết quả khả quan, song các chính sách và cải cách các cơ chế quản lý cũng cần phải được củng cố. Phần lớn chất thải công nghiệp và chất thải y tế nguy hại được thu gom cùng với chất thải thông thường. Có rất ít số liệu thực tiễn về công tác thu gom và tiêu huỷ chất thải ở các cơ sở công nghiệp và y tế. Phần lớn các cơ sở này đều hợp đồng với công ty môi trường đô thị ở địa phương để tiến hành thu gom chất thải của cơ sở mình. Thậm chí, chất thải nguy hại đã được phân loại từ chất thải y tế tại bệnh viện hay cơ sở công nghiệp, sau đó lại đổ lẫn với các loại chất thải thông thường khác trước khi công ty môi trường đô thị đến thu gom. Các cơ sở y tế có lò đốt chất thải y tế tự xử lý chất thải y tế nguy hại của họ ngay tại cơ sở, chất thải qua xử lý và tro từ lò đốt chất thải sau đó cũng được thu gom cùng với các loại chất thải thông thường khác.”
“Cũng giống như nhiều nước khác trong khu vực Nam và Đông Nam Á, tiêu huỷ chất thải ở các bãi rác lộ thiên hoặc các bãi rác có kiểm soát là những hình thức xử lý chủ yếu ở Việt Nam. Theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg, ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2007, trong số 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên cả nước có 49 bãi rác lộ thiên hoặc các khu chôn lấp vận hành không hợp vệ sinh có nguy cơ gây rủi ro cho môi trường và sức khoẻ người dân cao phải được tiến hành xử lý triệt để, tuy nhiên, cần tìm nguồn kinh phí cho các hoạt động xử lý này. Tuy đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng quản lý chất thải sinh hoạt nhưng các thông tin về việc xử lý chất thải nguy hại, đặc biệt là chất thải nguy hại từ công nghiệp còn có rất ít, do đó cần phải quản lý tốt hơn.”
“Hiện nay, Chính phủ đang rất ưu tiên cho việc xây dựng các hệ thống xử lý và tiêu huỷ chất thải, bao gồm cả các bãi chôn lấp. Tuy nhiên, do thiếu nguồn tài chính nên hầu hết các bãi chôn lấp hợp vệ sinh đều được xây dựng bằng nguồn vốn ODA. Tự tiêu huỷ là hình thức khá phổ biến ở các vùng không có dịch vụ thu gom và tiêu huỷ chất thải. Các hộ gia đình không được sử dụng các dịch vụ thu gom và tiêu huỷ chất thải buộc phải áp dụng các biện pháp tiêu huỷ của riêng gia đình mình, thường là đem đổ bỏ ở các sông, hồ gần nhà họ, hoặc là vứt bừa bãi ở một nơi nào đó gần nhà.”
“Một số phương pháp tự tiêu huỷ khác là đốt hoặc chôn lấp. Tất cả các phương pháp này đều có thể huỷ hoại môi trường một cách nghiêm trọng và có khả năng gây hại cho sức khoẻ con người. Nhiều bãi rác và bãi chôn lấp đang là mối hiểm hoạ về mặt môi trường đối với người dân địa phương. Các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh và các bãi rác lộ thiên gây ra rất nhiều vấn đề môi trường đối với các cộng đồng dân cư xung quanh, bao gồm cả các vấn đề về ô nhiễm nước ngầm và nước mặt do nước rác không được xử lý, các chất ô nhiễm không khí, ô nhiễm mùi, ruồi, muỗi, chuột bọ và ô nhiễm bụi, tiếng ồn.”
Từ kinh nghiệm các quốc gia ở trên, có thể rút ra một số bài học về quản lí chất thải rắn sinh hoạt cho Việt Nam nói chung và quận Ba Đình, Hà Nội nói riêng như sau:
“Tăng cường sự tham gia của cộng đồng: Công tác thu gom và xử lý rác thải nói riêng và công tác bảo vệ môi trường nói chung chỉ có thể được giải quyết một cách ổn thoả khi có sự tham gia chủ động, tích cực của cộng đồng. Sự tham gia này thể hiện ngay từ khi xác định các vấn đề, các biện pháp, cách thức cụ thể giải quyết các vấn đề môi trường do rác thải gây nên. Sự tham gia của cộng đồng còn có nghĩa là việc tăng quyền làm chủ và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo cho họ quyền được sống trong một môi trường trong lành, sạch, đẹp, đồng thời được hưởng những lợi ích do môi trường đem lại. Để làm được việc này, quận Ba Đình cần tăng cường vận động, tuyên truyền và thậm chí cưỡng chế người dân tiến hành phân loại rác tại nguồn.”
“Phân loại rác thải tại nguồn, thu gom, vận chuyển và xử lý: Các công đoạn trên phải được thực hiện nhịp nhàng và ăn khớp với nhau từ khâu thu gom, phân loại, vận chuyển đến tận khâu xử lý bằng đốt hay chôn lấp. Xử lý khí thải từ các lò đốt rác được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt để tránh sự chuyển dịch ô nhiễm từ dạng rắn sang dạng khí. Hàng ngày, nhân viên và phương tiện vận chuyển của công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội sẽ đến các hộ dân để thu nhận chất thải. Tại đây, những nhân viên của công ty sẽ xem xét thành phần, những tính chất và những đặc tính mà những chất thải sẽ được lưu giữ, chứa trong các thiết bị khác nhau để vận chuyển an toàn, nhằm tránh tình trạng rơi vãi, rò rỉ chất thải. Khi khi thu gom chất thải, nhân viên phụ trách sẽ kiểm tra lại để đảm bảo việc sắp xếp chất thải trên phương tiện đúng như quy định về an toàn trước khi xe chuyển đi theo đúng như lộ trình. Chất thải sau khi được vận chuyển về nhà máy sẽ được kiểm tra, bốc dỡ xuống phương tiện vận chuyển theo đúng như quy định lưu giữ chất thải.”
“Hình thành các tổ chức thu gom và bán các chất thải có thể tái sử dụng cho các công ty tái sản xuất chất thải. Để hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra ở các địa phương, tổ dân phố thành lập các Tổ tự quản vệ sinh môi trường. Mỗi tổ có 01 tổ trưởng để kiểm tra, đôn đốc (Tổ trưởng phù hợp nhất là Tổ trưởng, hoặc Công an viên của tổ dân phố. Nhiệm vụ của Tổ tự quản như sau: Phát động phong trào nhân dân trong tổ thực hiện công tác vệ sinh đường phố, cống rãnh thoát nước, mỗi tháng ít nhất 2 lần. Hướng dẫn các hộ dân tự phân loại rác tại nguồn, trong đó tận dụng lại hoặc bán phế liệu những loại có thể tái chế, tái sử dụng như: kim loại, giấy, cao su, nhựa,…”
“Đầu tư thỏa đáng với yêu cầu xây dựng các nhà máy và các trang thiết bị phù hợp chức năng và công suất vận hành. Huy động mọi nguồn lực đầu tư cho công tác quản lý, xử lý chất thải rắn: nguồn ngân sách nhà nước (cả vốn ODA), quỹ bảo vệ môi trường, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài quận. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn; tăng dần nguồn thu phí vệ sinh, giảm dần hỗ trợ từ ngân sách cho hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn; Rà soát sửa đổi bổ sung và ban hành đơn giá xử lý chất thải rắn có thu hồi năng lượng.”
Đào tạo và nâng cao kiến thức trình độ chuyên môn cho cán bộ, công nhân viên ngành môi trường. Hiện nay, cán bộ ngành môi trường còn hạn chế về kinh nghiệm cũng như trình độ. Tại một số phường, cán bộ phụ trách môi trường chủ yếu có chuyên môn về quản lí đất đai, địa chính. Vì vậy việc đào tạo, nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lí môi trường là rất cần thiết.
Trên đây là Kinh Nghiệm Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Trên Thế Giới mong rằng sẽ giúp các bạn định hướng và triển khai bài luận văn thạc sĩ với đề tài Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Trên Thế Giới, hoàn thành một cách tốt nhất. Nếu có khó khăn trong quá trình làm bài thì hãy liên hệ ngay với Luận Văn Tốt để được hỗ trợ bạn nhé.