Mục lục
Dưới đây là Quy trình bán Bảo hiểm Nhân thọ tại công ty bảo hiểm Dai-ichi Life, được Luận Văn Tốt dành nhiều thời gian để tìm kiếm thu thập và gửi đến các bạn sinh viên có nhu cầu đang tìm kiếm các bài tương tự để hoàn thành bài báo cáo thực tập bảo hiểm của mình, hy vọng quy trình bán dưới đây sẽ mang về cho các bạn một mẫu tài liệu có ích.
Nếu các bạn đang viết bài tiểu luận, báo cáo thực tập, khóa luận,… mà gặp bất cứ khó khăn gì cứ liên hệ qua zalo của Luận Văn Tốt để được hỗ trợ cũng như hoàn thiện bài làm trọn gói cho các bạn nhé.
……………………………………………………………………………….
1. Mô tả chi tiết quy trình bán sản phẩm Bảo hiểm Nhân thọ tại Công ty Dai-ichi Life Việt Nam
1.1 Tìm kiếm khách hàng
Tìm kiếm khách hàng là bước đầu tiên trong quy trình bán bảo hiểm nhân thọ. Đây là bước rất quan trọng vì chất lượng khách hàng sẽ quyết định đến nhu cầu cũng như giá trị của sản phẩm bán bảo hiểm bán ra sau này. Không như những sản phẩm hữu hình người tiêu dùng dễ dàng tìm đến nhà cung cấp khi có nhu cầu, họ cũng có thể thông qua nhãn quan và xúc giác trực tiếp xem xét, so sánh giữa các sản phẩm của nhiều doanh nghiệp khác nhau để có thể lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất. bảo hiểm là loại sản phẩm đặc biệt, Cũng như các sản phẩm vô hình khác, mặc dù vẫn có thể sử dụng các phương thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng song do không thể nhìn thấy hay cảm nhận thấy được sản phẩm khiến khách hàng khó có thể nhận ra nhu cầu của bản thân với loại sản phẩm này. Vậy nên rất ít tỉ lệ khách hàng chủ động tìm đến các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, đặc biệt đối với thị trường Việt Nam hiện nay. Khi đó công việc của nhân viên TVTC rất quan trọng, họ sẽ phải tìm ra khách hàng có tiềm năng, khơi dậy nhu cầu mua bảo hiểm và tư vấn để khách hàng có thể chọn ra cho mình sản phẩm phù hợp nhất.
Công ty Dai-ichi Life Việt Nam hiện nay sử dụng hai phương pháp tìm kiếm khách hàng: Phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.
a) Phương pháp trực tiếp:
Phương pháp trực tiếp là những phương pháp nhân viên TVTC phải trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc với khách hàng thông qua những cách khác nhau để tìm hiểu những thông tin cần thiết về khách hàng như nghề nghiệp, điều kiện tài chính, tuổi tác, nhu cầu bảo vệ,… Công ty đang thực hiện một số phương pháp tìm kiếm khách hàng trực tiếp như:
Sử dụng mối quan hệ của bản thân như người quen, họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp, đối tác,…để tư vấn về sản phẩm. Đây cũng là phương pháp phổ biến được các TVTC của Công ty sử dụng. Ưu điểm của phương pháp này là dễ tiếp cận khách hàng, dễ thoả thuận, thương lượng, công việc thường diễn ra thuận lợi, nhanh chóng bởi đã có mối quan hệ tốt với khách hàng, cũng như chất lượng khách hàng cao, khả năng kí hợp đồng rất lớn. Tuy nhiên phương pháp này là chỉ có thể sử dụng trong một thời gian vì các mối quan hệ và có hạn. Ngoài ra cũng khá nhiều TVTC không chọn phương pháp bán sản phẩm cho người quen vì e ngại khi có các tình huống phát sinh ngoài mong muốn trong công việc có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ bản thân.
Làm quen và tạo mối quan hệ với những khách hàng mới để tư vấn. Phương pháp này gặp rất nhiều khó khăn bởi việc gặp gỡ lần đầu tiên khó có thể tạo lòng tin nơi khách hàng để lấy những thông tin cần thiết về họ, dù TVTC có đầy đủ giấy tờ chứng minh sự hợp pháp và nghiêm túc của công việc mình đang thực hiện. Hơn thế nữa việc tiếp cận trực tiếp với các khách hàng lần đầu gặp mặt có thể phát sinh các tình huống xấu như khách hàng cảm thấy khó chịu vì bị làm phiền hoặc nghi ngờ rằng có thể bị lừa đảo, tệ hơn là bị xua đuổi, chửi mắng hoặc hù dọa. Tuy nhiên phương pháp này giúp các TVTC có thể chủ động tìm kiếm những khách hàng có khả năng tài chính tốt cũng như hiểu được tính cách của khách hàng để có thể có sự chuẩn bị tốt cho các bước tiếp theo nếu trong trường hợp khách hàng cho phép tiếp cận nhu cầu của họ. Phương pháp này không yêu cầu chi phí nhiều ngoài chi phí di chuyển là chính, nhưng lại tốn khá nhiều công sức và thời gian của TVTC và đòi hỏi người có kĩ năng cũng như bản lĩnh vững vàng để xử lý tình huống và tạo được lòng tin cho khách hàng.
XEM THÊM Mô hình bảo hiểm y tế chăm lo sức khỏe cho người nghèo
Mời khách hàng tham gia Hội thảo: Đây là phương pháp chính mà Công ty Dai-ichi Life Việt Nam hiện đang sử dụng. TVTC có 2 cách chính để tìm khách hàng cho minh và mời tham gia Hội thảo là gọi điện thoại và gửi thư trực tiếp.
• Gọi điện thoại mời khách hàng là cách thức sử dụng dữ liệu khách hàng có sẵn mua lại từ các nguồn cung bên ngoài. TVTC sẽ gọi điện thoại ngẫu nhiên cho các khách hàng trong danh sách và mời tham dự Hội thảo cũng như tìm hiểu sơ sài về thông tin khách hàng. Cách thức tìm kiếm này giúp TVTC bớt được việc đi lại cũng như giãm bớt thời gian, số lượng khách hàng tiếp cận cũng nhiều hơn, tuy nhiên việc không trực tiếp gặp mặt và tới nhà gây khó khăn trong việc xác định chính xác chất lượng khách hàng: khả năng tài chính, tính cách khách hàng,…cũng như xác định xác suất thật sự sẽ tham dự Hội thảo. Thêm vào đó việc bị làm phiền quá nhiều qua điện thoại khiến khách hàng khó chịu và ảnh hưởng khá xấu tới hình ảnh của Công ty Dai-ichi Life nói chung. Cách thức này làm phát sinh khác nhiều chi phí như chi phí mua dữ liệu, chi phí điện thoại, chi phí lãng phí cho việc đặt suất ăn cho khách hàng khi tham gia Hội thảo nhưng khách hàng lại không đến.
• Gửi thư mời trực tiếp: Cách thức này khá giống với việc tiếp cận khách hàng mới và tư vấn trực tiếp, tuy nhiên thay vì bản thân TVTC là một cá nhân xa lạ tới tư vấn và cố gắng tạo lòng tin với khách hàng thì việc chỉ mời khách hàng tới một chương trình được tổ chức tại những nhà hàng 4 sao uy tín với cam kết miễn phí hoàn toàn và không phát sinh phí, thì sẽ dễ dàng hơn việc tiếp cận và tư vấn trực tiếp cho khách hàng.
TVTC nhiệm vụ ban đầu là mời được khách hàng của mình đến tham dự Hội thảo, sau đó trực tiếp Giám đốc Công ty sẽ lên thuyết trình về Công ty và sản phẩm để khách hàng có thể hiểu và tin tưởng vào Công ty Dai-ichi Life nói chung và Công ty Dai-ichi Life Việt Nam nói riêng, cũng như giúp khách hàng nhận ra được sự cần thiết của Bảo hiểm Nhân thọ và khơi gợi nhu cầu của của họ. Vốn người dân Việt Nam ít có kiến thức về Bảo hiểm Nhân thọ dẫn đến việc sợ bị lừa đảo, hoặc sợ đầu tư vào Bảo hiểm là không hợp lý, nên việc được nghe trực tiếp từ Giám đốc của một Công ty – người có kĩ năng giao tiếp, thuyết phục rất tốt và có địa vị trong Công ty – thì khả năng khơi gợi được nhu cầu của khách hàng sẽ cao hơn rất nhiều so với tự TVTC tư vấn. Tuy nhiên mời khách hàng tham gia Hội thảo bắt buộc TVTC phải bỏ ra khoản chi phí lớn cho việc mua dữ liệu và gọi điện thoại, chi phí đặt suất ăn cho khách hàng tham gia Hội thảo,….Ngoài ra có thể có một số trường hợp không mong muốn khác như khách hàng cố tình tham gia chỉ để ăn tiệc chứ không có khả năng tài chính (đối với cách thức gọi điện thoại), hay bị khách hàng phản ứng lại một cách khó chịu (đối với cách thức gửi thư trực tiếp).
b) Phương pháp gián tiếp
Đây là phương pháp thu thập thông tin về khách hàng mà TVTC không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng mà thông qua một trung gian khác. Một số phương pháp tìm kiếm khách hàng gián tiếp mà Công ty sử dụng:
Thông qua mối giới thiệu của người quen, bạn bè, đồng nghiệp, người thân. Đây có thể coi là một hình thức quảng cáo truyền miệng mà ưu điểm của nó là dễ tạo sự tin tưởng bởi lời giới thiệu được truyền đạt từ những người có mối quan hệ thân quen.
Khảo sát thông tin khách hàng: thông qua các công ty nghiên cứu thị trường để tìm hiểu nhu cầu bảo vệ cho từng đối tượng khách hàng; các bảng khảo sát thông tin này được soạn thảo dưới hình thức những câu hỏi trắc nghiệm xen kẽ những câu hỏi mở phù hợp với nhiều bản và gửi tới tận đối tượng khác nhau về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp,…, sau đó các TVTC sẽ phân tích thông tin và chọn ra những khách hàng tiềm năng để hẹn gặp và tư vấn sản phẩm. Tuy nhiên cách thức này hiện nay đã không còn được sử dụng vì tốn kém chi phí cho việc thuê các công ty nghiên cứu thị trường cũng như tỉ lệ chính xác của thông tin khảo sát không được cao.
1.2 Tiếp xúc khách hàng và tư vấn sản phẩm
a) Hẹn gặp khách hàng và khơi gợi nhu cầu của khách hàng
Sau bước tìm kiếm khách hàng, TVTC đã có một danh sách khách hàng với những thông tin nhất định. Từ đó TVTC sẽ sàng lọc và chọn ra những khách hàng tiềm năng tiếp cận. Trước tiên TVTC sẽ liên lạc trước với các khách hàng tiềm năng để giới thiệu sơ bộ về Công ty cũng như những sản phẩm nổi bật của Công ty mình mà TVTC cảm thấy phù hợp với khách hàng. Nếu cảm thấy khách hàng có ý quan tâm hoặc chưa có nhu cầu nhưng vẫn cho mình cơ hội tiếp cận, TVTC sẽ xin một cuộc hẹn gặp mặt trực tiếp để trao đổi nhiều hơn với khách hàng theo thời gian và địa điểm thuận tiện cho khách hàng.
Đối với những khách hàng đã tham gia Hội thảo, khách hàng đã phần nào hiểu về sản phẩm và nhu cầu của mình, TVTC sẽ tiếp cận khách hàng ngay tại Hội thảo để tìm hiểu về cảm nhận và nhu cầu của họ, sau đó xin lịch hẹn trực tiếp để tư vấn kĩ lưỡng hơn về sản phẩm. Nếu sau khi tham gia Hội thảo, khách hàng chấp nhận cho lịch hẹn gặp trực tiếp tư vấn sản phẩm thì coi như TVTC đã thành công 40% trong việc thuyết phục khách hàng tham gia Hợp đồng Bảo hiểm.
Nếu khách hàng từ chối, TVTC tìm cách hỏi lý do và suy nghĩ cũng như nhu cầu của khách hàng về sản phẩm hoặc gợi ý về một sản phẩm bảo hiểm khác. Đây là một cách tận dụng nguồn khách hàng cũng như để tìm thêm cơ hội thuyết phục khách hàng.
Tiếp cận khách hàng tiềm năng để hẹn gặp là khâu quan trọng và cần sự vận dụng khéo léo các kĩ năng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một TVTC. Nếu biết xử lý linh hoạt các tình huống, TVTC có thể tạo được ấn tượng tốt đẹp ban đầu với khách hàng, từ đó tạo thuận lợi cho các bước tiếp theo của quy trình bán Bảo hiểm Nhân thọ.
b) Phát triển mối quan hệ và phát triển nhu cầu
Khi đã thiết lập được cuộc hẹn đầu tiên với khách hàng, TVTC cần lấy đó làm cơ sở để phát triển mối quan hệ với họ. Không nên quá vội vã trong việc làm sao để kí hợp đồng sớm nhất có thể, như hình thức của một người bán và một người mua, điều này sẽ gây ấn tượng xấu trong mắt khách hàng vì họ có thể cho rằng TVTC chỉ đang chăm lo cho lợi ích của bản thân chứ không phải là vì lợi ích của khách hàng. Cần thể hiện được sự chân thành, quan tâm khách hàng, đặt lợi ích khách hàng lên trên hết, đây cũng chính là yếu tố then chốt để giữ một mối quan hệ bền vững và lâu dài. Để làm được điều này, ngoài sự nhiệt huyết và tận tâm trong công việc, TVTC cần có khả năng giao tiếp tốt, ứng xử khéo léo và xử lý tình huống khôn ngoan. Thông thường TVTC sẽ hẹn khách hàng nhiều lần để tư vấn cũng như giải đáp các thắc mắc của khách hàng về sản phẩm cũng như chính sách của Công ty. Các cuộc hẹn này không nên chỉ bàn bạc về công việc mà nên điều khiển nó trở nên bình thường và nhẹ nhàng bằng các câu chuyện bên lề, hỏi thăm về công việc và cuộc sống, lắng nghe khách hàng, để qua đó vừa lấy được thiện cảm từ khách hàng, vừa để hiểu hơn về tính cách cũng như hoàn cảnh của họ, giúp ích cho việc tư vấn và chăm sóc khách hàng sau này.
Giữ mối quan hệ tốt với khách hàng không những tạo thuận lợi trong việc kí hợp đồng và chăm sóc khách hàng mà thông qua đó, TVTC sẽ có thêm một nguồn cung cấp khách hàng tiềm năng chính là các mối quan hệ của khách hàng. TVTC có thể thể hiện tình cảm và biểu lộ sự quan tâm bằng cách biếu tặng những món quà nhỏ nhân dịp sinh nhật, lễ Tết hay những ngày đặc biệt, có ý nghĩa với khách hàng.
Và quan trọng hơn hết, thông qua các cuộc trao đổi, TVTC sẽ giúp khách hàng nhận ra những mong muốn của mình về nhu cầu bảo hiểm, giải đáp các băn khoăn lo lắng của khách hàng về các vấn đề liên quan đến việc tham gia bảo hiểm như là khả năng tài chính, vấn đề sức khỏe, vấn đề lãi suất, … từ đó đưa nhu cầu sơ khai của khách hàng phát triển thành nhu cầu tham gia bảo hiểm. Một khách hàng có thể mua nhiều sản phẩm bảo hiểm cùng lúc, do đó TVTC nên tận dụng mọi cơ hội để phát triển nhu cầu hiện tại và nhu cầu tiềm năng của khách hàng.
c) Thiết kế giải pháp bảo hiểm phù hợp và đề nghị tham gia
Thông qua những buổi gặp gỡ tìm hiểu về nhu cầu bảo vệ của khách hàng, TVTC sẽ đưa ra những giải pháp bảo hiểm phù hợp với điều kiện và khả năng của mỗi khách hàng và chạy mô hình sản phẩm cho khách hàng tham khảo, sau đó đề nghị tham gia. Lựa chọn đúng giải pháp, càng gần với nhu cầu của khách hàng thì tỉ lệ khách hàng kí hợp đồng càng cao.
Khi khách hàng tham gia một chương trình bảo hiểm, họ có thể nhận được đồng thời nhiều quyền lợi. Trong trường hợp khách hàng không đủ điều kiện tham gia sản phẩm mà họ mong muốn, TVTC cần nắm rõ nhu cầu hay quyền lợi chính mà khách hàng mong đợi từ sản phẩm đó là gì để có thể tư vấn sang một sản phẩm bảo hiểm khác phù hợp với điều kiện sẵn có của khách hàng hơn mà vẫn đảm bảo quyền lợi mà khách hàng đang cần.
Nắm rõ đặc điểm cũng như quyền lợi của các sản phẩm bảo hiểm là yêu cầu bắt buộc được đặt lên hàng đầu đối với TVTC khi thực hiện bước khai thác này để có thể tư vấn cho khách hàng những thông tin chính xác nhất. Ngoài ra người TVTC cần kết hợp kiến thức chuyên môn đó với khả năng phản ứng linh hoạt, xử lý tình huống tốt, đảm bảo kịp thời đưa ra cho khách hàng những giải pháp tài chính tốt nhất.
XEM THÊM Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần Bảo Hiểm
1.3 Kí hợp đồng
Sau khi được sự đồng ý của khách hàng, TVTC sẽ tiến hành kí kết Hợp đồng bảo hiểm với khách hàng. Hợp đồng bảo hiểm phải tuân thủ theo các quy định về Hợp đồng bảo hiểm được nêu trong Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam. Trước khi giao kết HĐBH, các TVTC có nhiệm vụ giải thích rõ ràng các quy định cũng như những trường hợp phát sinh có thể xảy ra để khách hàng hiểu rõ, tránh các tranh chấp không đáng có sau này.
a) Quy định chung về Hợp đồng Bảo hiểm
i. Hình thức Hợp đồng Bảo hiểm:
Luật kinh doanh Bảo hiểm Việt Nam cũng giống như Luật của các nước khác, đều quy định Hợp đồng Bảo hiểm phải được lập thành văn bản.
ii. Các nội dung chính của Hợp đồng bảo hiểm:
Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng
Đối tượng bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm
Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Thời hạn bảo hiểm
Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm
Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường
Các quy định giải quyết tranh chấp
Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng
Ngoài ra còn có thể có những nội dung do các bên tự thỏa thuận.
iii. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong Hợp đồng bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm:
• DNBH có quyền:
– Thu phí bảo hiểm theo thảo thuận trong hợp đồng bảo hiểm
– Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm
– Đơn phương đình chỉ thực hiện HĐBH và thu phí đến thời điểm đình chỉ thực hiện HĐBH khi bên mua bảo hiểm có hành vi: cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm trục lợi bảo hiểm hoặc không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin về những trường hợp có thể làm tăng rủi ro
– Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, DNBH có quyền tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của HĐBH, nếu bên mua bảo hiểm không đồng ý, DNBH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện HĐBH
– Trong trường hợp phí bảo hiểm đã được đóng nhiều một vài lần nhưng sau đó bên mua bảo hiểm không thể đóng tiếp thì sau 60 ngày kể từ ngày gia hạn đóng phí, DNBH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện HĐBH
• DNBH có nghĩa vụ
– Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm
– Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết HĐBH
– Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm
– Giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường
– Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bổi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm
Bên mua bảo hiểm:
• Bên mua bảo hiểm có quyền
– Lựa chọn DNBH ở Việt Nam để mua bảo hiểm
– Yêu cầu DNBH giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm, cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm
– Đơn phương đình chỉ thực hiện HĐBH trong trường hợp DNBH cố ý cung cấp sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm, hoặc trong trường hợp có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu DNBH tính lại phí bảo hiểm
– Yêu cầu DNBH trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc đòi bồi thường cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận trong HĐBH khi xảy ra sự kiện bảo hiểm
– Chuyển nhượng HĐBH theo thảo thuận trong HĐBH hoặc theo quy định của pháp luật
• Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ
– Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thảo thuận trong HĐBH
– Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu cảu DNBH
– Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro trong quá trình thực hiện HĐBH
– Thông báo cho DNBH về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong HĐBH
– Áp dụng biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm.
iv. Các thay đổi đối với Hợp đồng bảo hiểm và các hậu quả pháp lý liên quan
Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu: trong trường hợp
• Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm
• Tại thời điểm giao kết HĐBH, đối tượng bảo hiểm không tồn tại
• Tại thời điểm giao kết HĐBH, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra
• Bên mua bảo hiểm hoặc DNBH có hành vi lừa dối khi giao kết HĐBH
Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm và hậu quả pháp lý liên quan: trong trường hợp
• Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm, DNBH phải hoàn trả lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm, trừ đi các chi phí hợp lý liên quan
• Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thảo thuận trong HĐBH, bên mua bảo hiểm phải đóng đủ phí đến thời hạn chấm dứt hợp đồng.
• Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí được quy định trong HĐBH, DNBH vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp sự kiện bảo hiểm xảy ra, bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng phí cho đến hết thời gian gia hạn đóng phí theo thảo thuận trong HĐBH
b) Quy trình đánh giá rủi ro hợp đồng của Công ty
i. Đánh giá rủi ro hợp đồng
Đánh giá rủi ro là quá trình xác định có chấp nhận bảo hiểm hay không sau khi Công ty bảo hiểm nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm. Quá trình đánh giá rủi ro được bắt đầu từ đại lý, người có trách nhiệm chỉ nhận những giấy yêu cầu bảo hiểm của những người cần và “có vẻ như đủ tiêu chuẩn” để được nhận bảo hiểm.
Cán bộ đánh giá rủi ro của Công ty tiếp tục công việc đánh giá rủi ro bằng cách thu thập, phân tích các thông tin cần thiết để xác định giấy yêu cầu bảo hiểm có được chấp nhận hay không. Các nguồn thông tin có thể lấy từ giấy yêu cầu bảo hiểm, kiểm tra sức khỏe (đối với giấy yêu cầu bảo hiểm có giá trị cao), phiếu điều tra khách hàng hay phỏng vấn trực tiếp.
Ý nghĩa nổi bật của công tác này là ngăn ngừa sự trục lợi từ phía khách hàng chuẩn bị tham gia bảo hiểm và đảm bảo sự công bằng giữa những người đang được bảo hiểm. Sự công bằng còn đảm bảo cho cả khách hàng trong tương lai vì sau khi có số liệu thống kê đủ an toàn, Công ty sẽ giảm phí.
Đây là trách nhiệm của Công ty BHNT và bằng cách thực hiện công tác này một cách thỏa đáng, Công ty BHNT sẽ có được uy tín trong thị trường. Theo kinh nghiệm của các Công ty bảo hiểm nhân thọ Nhật Bản, kết quả kinh doanh từ hoạt động đầu tư có khi bị thay đổi bất thường ngoài sự chủ động của chính Công ty và bị phụ thuộc nhiều vào thị trường tài chính, nhưng kết quả từng hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, người ta thường đề cập đến hai loại rủi ro: rủi ro sức khỏe và rủi ro tài chính.
ii. Quyết định chấp nhận và kí kết hợp đồng
Đánh giá rủi ro là công tác hết sức quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Bởi vì sau khi đánh giá rủi ro Công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ có ba phương hướng giải quyết đối với người có nhu cầu tham gia bảo hiểm như sau:
Thứ nhất, đối với những trường hợp không chấp nhận giấy yêu cầu bảo hiểm. Đại lý cần giải thích rõ cho người có nhu cầu tham gia lý do từ chối. Lý do từ chối xuất phát từ các nguyên nhân sau:
• Tình trạng sức khoẻ của người được bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm tại thời điểm nộp đơn yêu cầu bảo hiểm. Một trong hai người hoặc cả hai mắc các bệnh hiểm nghèo mà mức độ gia tăng rủi ro là gần như chắc chắn.
• Số tiền bảo hiểm mà người tham gia yêu cầu đối với nhà bảo hiểm không là cao, không đảm bảo được quy luật số lớn. Mà quy luật số lớn là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm
• Số tiền bảo hiểm mà người tham gia yêu cầu đối với nhà bảo hiểm không là cao, không đảm bảo được quy luật số lớn. Mà quy luật số lớn là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
• Số tiền bảo hiểm mà người tham gia yêu cầu đối với nhà bảo hiểm không là cao, không đảm bảo được quy luật số lớn. Mà quy luật số lớn là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
• Tuổi của người được bảo hiểm có thuộc phạm vi cho phép không vì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ kéo dài, ít nhất là 5 năm và tuổi của người được bảo hiểm có ảnh hưởng rất lớn đến việc tính phí.
Thứ hai, đối với một số trường hợp mà rủi ro ở mức độ gia tăng, Công ty bảo hiểm vẫn chấp nhận nhưng sẽ có điều kiện đối với những rủi ro loại trừ hoặc tính thêm phí cho các đố tượng có nhu cầu tham gia.
Thứ ba, sau khi đánh giá rủi ro, Công ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm cho người viết đơn yêu cầu.
Sau khi có sự thỏa thuận của hai bên, Công ty bảo hiểm sẽ có thông báo chấp nhận bảo hiểm đối với những trường hợp đạt yêu cầu.Trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được giấy thông báo chấp nhận bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm đầu tiên, nếu không giấy thông báo sẽ không còn hiệu lực. Khi đã có đầy đủ: giấy yêu cầu bảo hiểm, giấy thông báo chấp nhận bảo hiểm, hoá đơn thu phí bảo hiểm đầu tiên, thì Công ty bảo hiểm sẽ tiến hành in ấn hợp đồng. Bộ hợp đồng giao cho khách hàng bao gồm: bộ phụ lục in khi phát hành, bìa hợp đồng và bộ điều khoản.
1.4 Chăm sóc khách hàng
Dịch vụ khách hàng là một khâu rất quan trọng. Nếu người TVTC làm tốt khâu này tỷ lệ duy trì những hợp đồng đã được kí sẽ rất cao. Mặt khác, khách hàng cảm thấy hài lòng khi nhận được những dịch vụ tốt từ phía công ty bảo hiểm, họ có thể sẽ trở thành những nhà quảng cáo tự nguyện và đắc lực cho công ty bởi họ sẽ giới thiệu và đưa ra những nhận xét tốt về công ty với bạn bè, đồng nghiệp và người thân của họ.
Để cung cấp đến khách hàng những dịch vụ tốt nhất, TVTC cần quan tâm một số vấn đề sau:
Thường xuyên cung cấp cho khách hàng thông tin về tình trạng hiện tại của hợp đồng bảo hiểm, kịp thời xử lý những tình huống có thể phát sinh trong hợp đồng và trả lời những thắc mắc, băn khoăn của khách hàng.
Duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng bằng cách thường xuyên gọi điện thăm hỏi, chúc mừng những ngày lễ Tết, sinh nhật,…
Thực hiện tốt nghĩa vụ và giúp đỡ khách hàng trong việc thanh toán hợp đồng chi trả; khuyến khích và tư vấn khách hàng trong việc kí kết hợp đồng mới.
a) Quy định về quyền lợi bảo hiểm đền bù khi rủi ro:
Vì Công ty có rất nhiều sản phẩm chính và sản phẩm bổ sung với nhiều quyền lợi bảo hiểm khác nhau nên bài viết chỉ xin phép trích dẫn Quy định về quyền lợi bảo hiểm đền bù khi rủi ro của hai sản phẩm chính và phổ biến nhất của Công ty là sản phẩm An Phúc Hưng Thịnh và sản phẩm An Tâm Hưng Thịnh.
i. Sản phẩm An Phúc Hưng Thịnh:
Quyền lợi trong trường hợp người được bảo hiểm tử vong:
• Trong thời gian Hợp đồng bảo hiểm đang còn hiệu lực, nếu Người được bảo hiểm tử vong, Dai-ichi Life Việt Nam sẽ chi trả giá trị nào lớn hơn của một trong hai khoản sau:
– Số tiền bảo hiểm cộng với Khoản giá trị chênh lệch chia thêm trừ đi các Khoản nợ (nếu có); hoặc
– Giá trị hoàn lại của hợp đồng tại thời điểm tử vong trừ đi các Khoản nợ (nếu có).
• Quyền lợi Chu Toàn hậu sự
Ngay khi Người nhận quyền lợi bảo hiểm nộp yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm đối với trường hợp Người được bảo hiểm của sản phẩm này tử vong theo quy định của Hợp đồng, Dai-ichi Life Việt Nam sẽ ứng trước một phần quyền lợi tử vong của sản phẩm này với số tiền chi trả là giá trị nào nhỏ hơn của 10% quyền lợi tử vong thực trả của sản phẩm này hoặc 30 (ba mươi) triệu đồng Việt Nam tính trên mỗi Người được bảo hiểm của sản phẩm chính; nếu thỏa các điều kiện sau:
– Sự kiện tử vong xảy ra trong thời gian hợp đồng có hiệu lực và sau 1 (một) năm kể từ ngày bắt đầu hiệu lực của sản phẩm bảo hiểm này hoặc ngày Dai-ichi Life Việt Nam chấp nhận khôi phục hiệu lực hợp đồng gần nhất, tùy ngày nào xảy ra sau;
– Nguyên nhân tử vong ghi trên giấy chứng tử của Người được bảo hiểm không nằm trong những loại trừ bảo hiểm theo Quy tắc, Điều khoản sản phẩm bảo hiểm này. Quyền lợi Chu toàn hậu sự sẽ không bị tính phí hoặc lãi. Khi quyền lợi Chu toàn hậu sự đã được chi trả, Dai-ichi Life Việt Nam sẽ khấu trừ số tiền này khi chi trả quyền lợi tử vong của sản phẩm này sau khi có quyết định chính thức về giải quyết yêu cầu bồi thường. Trong trường hợp số tiền thực trả của quyền lợi tử vong theo quyết định giải quyết quyền lợi bảo hiểm hoặc từ chối thanh toán quyền lợi tử vong của sản phẩm này của Dai-ichi Life Việt Nam nhỏ hơn quyền lợi Chu toàn hậu sự, Dai-ichi Life Việt Nam sẽ không thu hồi khoản chênh lệch giữa hai quyền lợi này.
………………………………………………………………………….
Trên đây là Quy trình bán Bảo hiểm Nhân thọ tại công ty bảo hiểm Dai-ichi Life được Luận Văn Tốt thu thập để hỗ trợ các bạn, có thể dùng tham khảo khi viết bài báo cáo, tiểu luận, khóa luận của mình, nếu gặp bất kỳ khó khăn gì trong làm bài, các bạn có thể liên hệ với mình để được hỗ trợ viết bài điểm cao trọn gói của Luận Văn Tốt.
Mình tên là Nguyễn Thị Hiền, năm nay 32 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học Tài Chính, mình hiện nay Chuyên phụ trách nội dung trên website: luanvantot.com. Luận Văn Tốt được thành lập từ năm 2010, nhóm gồm các thành viên tốt nghiệp đại học và thạc sĩ loại khá giỏi từ các trường Đại học trên cả nước, với niềm đam mê viết lách, soạn thảo văn bản, phân tích kinh tế, chúng mình nhận hỗ trợ sinh viên, học viên cao học hoàn thành tốt bài luận văn, khóa luận https://luanvantot.com/ – Hoặc ZALO: 09345.73149
[…] XEM THÊM Quy trình bán Bảo hiểm Nhân thọ tại công ty bảo hiểm Dai-ichi Life […]
[…] XEM THÊM Quy trình bán Bảo hiểm Nhân thọ tại công ty bảo hiểm Dai-ichi Life […]