Quy Trình Và Hình Thức Tuyển Dụng Công Chức Cấp Huyện đây là nội dung được các bạn ngành quản lý nhà nước tìm kiếm nhiều nhất, tuy nhiên để tìm thấy được đề tài thích hợp và triển khai nội dung đúng cách thì không dễ dàng gì. Hiểu được khó khăn của các bạn thì bên cạnh việc cung cấp những tài liệu có giá trị tại wedsite chúng tôi còn mang đến cho các bạn dịch vụ viết khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, vì vậy ngay bây giờ hãy gọi cho chúng tôi Zalo : 0934573149 để được tư vấn.
1. Hình Thức Tuyển Dụng Công Chức Cấp Huyện
Hiện nay, hình thức tuyển dụng thì có 02 hình thức, cụ thể như sua:
Thứ nhất, hình thức thi tuyển. Thi tuyển Điều 8 – Chương II Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Thông tư số 13/2010/TT-BNV của Bộ Nội vụ : Quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, quy định rõ:
- Môn kiến thức chung: thi viết 01 bài về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội; quản lý hành chính nhà nước; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng.
- Môn nghiệp vụ chuyên ngành: thi viết 01 bài và thi trắc nghiệm 01 bài về nghiệp vụ chuyên ngành theo yêu cầu của vị trí việc làm. Đối với vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là ngoại ngữ hoặc tin học, môn thi nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc tin học. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định hình thức và nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc tin học phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng. Trong trường hợp này, người dự tuyển không phải thi môn ngoại ngữ quy định tại khoản 3 hoặc môn tin học văn phòng quy định tại khoản 4 Điều này.
- Môn ngoại ngữ: thi viết hoặc thi vấn đáp 01 bài một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định. Đối với vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc thiểu số, việc thi môn ngoại ngữ được thay thề bằng thi tiếng dân tộc thiểu số. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định hình thức và nội dung thi tiếng dân tộc thiểu số.
- Môn tin học văn phòng: thi thực hành trên máy hoặc thi trắc nghiệm 01 bài theo yêu cầu của vị trí việc làm do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định. Điều 9 – Chương II Nghị định số 24/2010/NĐ-CP quy định điều kiện miễn thi một số môn:
– Miễn thi môn ngoại ngữ trong trường hợp môn nghiệp vụ chuyên ngành không phải là ngoại ngữ nếu có một trong các điều kiện sau:
- a) Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ;
- b) Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam.
– Miễn thi môn tin học văn phòng trong trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên
Thứ hai, hình thức xét tuyển
Điều 12 – Chương II – NĐ số 24/2010/NĐ-CP quy định rõ nội dung xét tuyển công chức:
– Xét kết quả học tập của người dự tuyển.
– Phỏng vấn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển.
Điều 19 – Chương II – NĐ số 24/2010/NĐ-CP quy định những trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức: Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức và yêu cầu công việc, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được xem xét, tiếp nhận không qua thi tuyển đối với các trường hợp đặc biệt sau:
XEM THÊM : Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Tuyển Dụng Công Chức Cấp Huyện
+ Người tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước;
+ Người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài;
+ Người có trình độ đào tạo từ đại học trở lên, có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển dụng từ 05 năm trở lên, đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng. Về hình thức xét tuyển, đây là một hình thức tuyển dụng công chức mới và cũng là một quy định phù hợp với điều kiện của nước ta, nhằm thu hút được nguồn lực nhân tài của đất nước, phục vụ cho nền hành chính nước nhà. Tuy nhiên việc xét tuyển cũng phải có quy định rõ ràng và quy định cụ thể, đặc biệt là tính khách quan và công bằng trong xét tuyển và cũng phải đáp ứng đúng yêu cầu của công việc cần tuyển, thời gian đảm bảo cho công việc… ngoài ra các vấn đề về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn là những yêu cầu đầu tiên cần có.
Sau này, hiện nay Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính Phủ về sửa đổi bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước sửa đổi bổ sung các quy định trên như sau: Chi tiết về việc thi tuyển công chức được nêu tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP. Cụ thể, thi tuyển công chức được thực hiện theo 02 vòng thi:
1/ Vòng 1: Thi trắc nghiệm trên máy tính. Nếu không có điều kiện tổ chức thi trên máy tính thì thi trắc nghiệm trên giấy.
Vòng 1 này sẽ thực hiện thi 03 môn:
– Môn kiến thức chung: 60 câu hỏi trong thời gian 60 phút về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, quản lý hành chính Nhà nước, nhiệm vụ của công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển…
– Môn ngoại ngữ: 30 câu hỏi trong thời gian 30 phút về một trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm;
– Môn tin học: 30 câu hỏi trong thời gian 30 phút theo yêu cầu của vị trí việc làm. Lưu ý: Nếu việc thi vòng 1 được thực hiện trên máy tính thì không có phần thi tin học. Đồng thời, trong một số trường hợp cụ thể, người dự thi có thể được miễn ngoại ngữ hoặc miễn tin học.
Nếu người dự thi trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì được thi tiếp vòng 2 và kết quả phải được thông báo ngay sau khi thí sinh làm bài thi trên máy tính. Đặc biệt nếu thi trên máy tính thì không phúc khảo bài thi.
Ngược lại, nếu không có đủ điều kiện để thi trên máy tính thì việc chấm kết quả phải hoàn thành trong chậm nhất 15 ngày sau khi thi và công bố chậm nhất sau 05 ngày kể từ khi chấm xong.
2/ Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
Vòng 2 được thi bằng phỏng vấn (thời gian thi 30 phút) hoặc thi viết (thời gian thi 180 phút). Việc quyết định thi bằng hình thức nào do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quyết định. Trong đó, nếu phỏng vấn thì không thực hiện phúc khảo.Nội dung thi của vòng 2 là kiến thức, năng lực, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng với tổng điểm thi là 100 điểm.
Theo đó, việc xác định người trúng tuyển phải căn cứ vào điểm thi vòng 2 cùng với điểm ưu tiên. Quy Trình Và Hình Thức Tuyển Dụng Công Chức Cấp Huyện Kết quả sẽ được lấy từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm nhưng phải đảm bảo kết quả vòng 2 từ 50 điểm trở lên.
Nếu có 02 người có tổng điểm bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng thì chọn người trúng tuyển là người có điểm thi vòng 2 cao hơn. Nếu vẫn không chọn được thì người đứng đầu cơ quan tuyển dụng công chức sẽ quyết định.
2. Quy trình tiến hành tuyển dụng công chức công chức cấp huyện
Trình tự thi tuyển dụng công chức được thực hiện như sau:
Giai đoạn 1:Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thông báo tuyển dụng công chức và tiếp nhận hồ sơ tuyển dụng công chức theo quy định tại Điều 15 Nghị định 24/2010/NĐ-CP
Giai đoạn 2:Người đứng đầu cơ quan tuyển dụng công chức thực hiện thành lập Hội đồng tuyển dụng hoặc giao bộ phận tổ chức cán bộ thực hiện tổ chức tuyển dụng theo quy định tại Điều 16 Nghị định 24/2010/NĐ-CP.
Giai đoạn 3: Cơ quan tuyển dụng công chức tiến hành gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo quy định tại Điều 17 Nghị định 24/2010/NĐ-CP: tới những người có kết quả trúng tuyển công chức. sau thời gian niêm yết công khai kết quả thi tuyển cũng như phúc khảo kết quả thi tuyển thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả tuyển dụng công chức.
Thứ tư, về thủ tục thi tuyển công chức:
Hoạt động tuyển dụng được đặt dưới sự chỉ đạo của Hội đồng thi tuyển công chức bao gồm các công việc cụ thể như sau: – Thông báo công khai kế hoạch tổ chức tuyển dụng, thể lệ, quy chế, tiêu chuẩn và điều kiện dự tuyển, môn thi, hình thức, thời gian và địa điểm thi. – Tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ của người dự tuyển, lập danh sách người tham gia dự tuyển. – Hướng dẫn thể lệ, quy chế, nội dung tuyển dụng, các tài liệu tham khảo cho người dự tuyển. – Tổ chức ra đề thi, chọn đề thi. – Tổ chức việc coi thi, chấm thi, công bố kết quả thi. – Báo cáo kết quả tuyển dụng lên cơ quan có thẩm quyền để ra quyết định tuyển dụng. Đối với hình thức xét tuyển: Về cơ bản các bước của xét tuyển cũng giống như thi tuyển, đó là: thông báo công khai kế hoạch xét tuyển; cơ cấu, điều kiện dự xét tuyển, tiếp nhận hồ sơ và lập danh sách những người đủ điều kiện tham gia xét tuyển. Tuy nhiên hình thức xét tuyển viên chức khác với thi tuyển ở chỗ: Xét tuyển không tổ chức việc ra đề hay chấm thi mà thông qua xét kết quả học tập; kiểm tra, sát hạch thông qua phỏng vấn về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển.
Để hoàn thành một bài khóa luận tốt nghiệp các bạn cần phải tham khảo rất nhiều tài liệu khác nhau, bài bài viết trên đây mình đã chia sẻ cho các bạn thêm về Quy Trình Và Hình Thức Tuyển Dụng Công Chức Cấp Huyện. Qua đây mình cũng xin giới thiệu tới các bạn dịch vụ viết khóa luận tốt nghiệp của bên mình nếu các bạn gặp khó khăn trong quá trình hoàn thiện bài làm thì có thể liên hệ luanvantot.com hoặc Zalo : 0934573149