Sơ Đồ Cơ Cấu Công Ty Sản Xuất Vật Liệu Nội Thất Xây Dựng

Đánh giá post

Có phải bạn là sinh viên ngành quản trị kinh doanh? Có phải bạn đang thực tập tại công ty sản xuất vật liệu nội thất xây dựng? Có phài bạn đang tìm tài liệu cho bài báo cáo thực tập?… Vậy bạn cùng Luận Văn Tốt tham khảo bài viết Sơ Đồ Cơ Cấu Công Ty Sản Xuất Vật Liệu Nội Thất Xây Dựng để các bạn có thêm vốn kiến thức khi làm bài. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn cách vẽ sơ đồ cơ cấu quản lý công ty như thế nào, và giới thiệu chức năng của từng bộ phận.

Nếu thông qua bài viết dưới đây mà bạn vẫn chưa định hướng được bài làm của mình thì bạn hãy tham khảo dịch vụ viết báo cáo thực tập của luanvantot.com hoặc gọi Zalo ; 0934573149 để được tư vấn miễn phí

1.Sơ đồ Cơ cấu tổ chức

Sơ Đồ Cơ Cấu Công Ty Sản Xuất Vật Liệu Nội Thất Xây Dựng

Sơ đồ Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Sơ đồ Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.                                                        .

XEM THÊM : Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Máy Tính, Điện Tử, Công Nghệ

2. Chức năng của các bộ phận Công Ty Sản Xuất Vật Liệu Nội Thất Xây Dựng

Ban giám đốc: Người đứng đầu công ty là giám đốc, giám đốc là người đều hành cao nhất của công ty, chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của toàn công ty, từ việc xây dựng chiến lược, tổ chức thực hiện đến việc kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh và lựa chọn các phương án và huy động các nguồn lực để tổ chức thực hiện. Giám đốc chịu trách nhiệm về hoạt dộng quản lý và các cán bộ do giám đốc ký bổ nhiệm. Giám độc là đại diện cao nhất về pháp nhân cho công ty, là người đại diện chủ sở hữu, chủ tài khoản và chịu trách nhiệm toàn bộ trước Nhà nước và toàn bộ công ty.

Ban dự án: Trực tiếp nghiên cứu thị trường, nguồn hàng, khách hàng để xúc tiến thương mại, trực tiếp quản lý và theo dõi việc sử dụng thương hiệu của công ty, theo dõi và báo cáo ban giám đốc về công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu. Chịu trách nhiệm dự thảo, lập các hợp đồng thương mại, điều kiện và phương thức thanh toán. Thực hiện chức năng quản lý thương hiêu của công ty. tăng cường công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường để đầu tư dẩy mạnh kinh doanh. Đề xuất ban giám đốc công ty có các chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình thực tế trong lĩnh vực kinh doanh. Xây dựng các kênh thông tin về thương mại, đồng thời quản lý các thông tin liên quan đến các hợp đồng kinh doanh của công ty thông qua các hệ thống thông tin. Giúp ban giám đốc công ty thực hiện hoặc tổ chức thực hiện các công việc về quản lý các dự án. Ban dự án có nhiệm vụ thực hiện hoặc tổ chức việc lập, thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với năng lực của phòng và chức năng hoạt động của công ty.

Phòng nhân sự: Có nhiệm vụ tuyển dụng, tuyển chọn nhân viên cho công ty, nâng cao trình độ chuyên môn cho từng cán bộ và là bộ phận tham mưu cho ban giám đốc trong việc phân công tổ chức đồng đều các nhân viên có năng lực sắp xếp họ vào những vị trí thích hợp. Tổ chức cơ cấu bộ máy của công ty, quản lý tình hình nhân sự toàn công ty và chăm lo đời sống cho toàn bộ công nhân viên theo quy định của Nhà nước và của công ty.

Phòng công trình: Có nhiệm vụ nhận và giao nhiệm vụ cho các đội thi công, thi công các công trình mà khách hàng đã đặt đơn hàng với công ty. Ngoài ra còn Chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và tham mưu giúp Giám đốc về lĩnh vực quản lý, sử dụng phương tiện, máy móc, thiết bị, vật tư trong toàn Công ty.

Phòng kỹ thuật: Tham mưu cho ban giám đốc về công tác quản lý và giám sát về kỹ thuật, chất lượng, công tác lập, trình duyệt, thiết kế mỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công kiểm định chất lượng thi công, chất lượng công trình. Tham mưu cho Giám đốc hồ sơ thiết kế thi công các công trình phù hợp với năng lực của công ty. Giám sát, theo dõi kiểm tra phát hiện kịp thời những sự cố kỹ thuật trong quá trình thi công và đề xuất các phương án xử lý trình giám đốc phê duyệt cho các đơn vị thực hiện.

Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Chủ động tìm kiếm đối tác để phát triển, mạng lưới phân phối, từng bước mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Nghiên cứu và tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác định hướng kinh doanh và xuất nhập khẩu.

Thực hiện công tác marketing, nghiên cứu thị trường; chọn lựa sản phẩm chủ lực và xây dựng chiến lược phát triển, thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia hội thảo, hội chợ, tìm kiếm đối tác; thực hiện liên doanh, liên kết, mở rộng mạng lưới kinh doanh trên thị trường nội địa và phát triển kinh doanh xuất, nhập khẩu. Chủ động giao dịch, đàm phán trong và ngoài nước, ký các thư từ, đơn chào hàng, trao đổi thông tin với khách hàng trong nước và nước ngoài trong quá trình giao dịch khi đi đến ký kết hợp đồng kinh doanh của Công ty.

Chủ động soạn thảo các hợp đồng kinh tế có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty; Tổ chức thực hiện đúng quy định các hợp đồng kinh doanh đã được ký kết; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu của Công ty như: chuẩn bị nguồn cung ứng xuất khẩu, tiêu thụ hàng nhập khẩu, các khâu giám định, kiểm dịch, hải quan, giao nhận, bảo hiểm, khiếu nại đòi bồi thường,… và đối ngoại như: tìm kiếm giao dịch giữa những người bán và người mua, giải quyết tranh chấp khiếu nại với khách hàng có liên quan đến các hoạt động kinh doanh của Công ty.

Phối hợp với Phòng kế toán tổng hợp của công ty trong các nghiệp vụ thu tiền bán hàng hóa, thanh toán tiền mua hàng hóa – dịch vụ có liên quan đến hoạt động kinh doanh trên cơ sở các cam kết và quy định của pháp luật hiện hành.

Phối hợp với các phòng nghiệp vụ và các đơn vị kinh doanh trực thuộc quản lý theo dõi thực hiện các hợp đồng kinh tế cho đến khi hoàn thành việc thanh lý hợp đồng đã ký kết theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Xây dựng và triển khai thực hiện phương án kinh doanh sau khi được Ban Giám đốc công ty phê duyệt. Thống kê, báo cáo hoạt động kinh doanh theo đúng tiến độ và quy định. Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh trước Ban Giám đốc Công ty.

Nhà máy sản xuất: là đơn vị trực tiếp thực hiện công tác sản xuất sản phẩm theo chỉ tiêu kế hoạch công ty giao cho. Thực hiện công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất, quản lý thiết bị, quản lý lao động. thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động.

Phòng kế toán tổng hợp: Theo dõi và báo cáo kịp thời các số liệu phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh, phân tích hoạt động tài chính, lập báo cáo thống kê. Theo dõi, xử lý các việc về lĩnh vực tài chính, công nợ số vốn vay… Thanh toán các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác cho nhân viên trong công ty. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định của Nhà nước và theo yêu cầu của ban giám đốc công ty.

 Bài viết Sơ Đồ Cơ Cấu Công Ty Sản Xuất Vật Liệu Nội Thất Xây Dựng trên đây Luận Văn Tốt muốn gửi đến các bạn giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo khi làm bài báo cáo thực tập. Nếu các bạn đang khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu, công ty thực tập, xin mộc dấu…thì hãy gọi ngay sđt/zalo: 0934573149 để được hỗ trợ.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Liên hệ