Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Máy Tính, Điện Tử, Công Nghệ

Đánh giá post

Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Máy Tính, Điện Tử, Công Nghệ của chúng tôi muốn gửi đến các bạn sinh viên dang thực tập tại các công ty máy tính, điện tử, công nghệ. Nội dung bài viết này cho các bạn hiểu thêm về Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty và nắm được chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. Tuy nhiên các bạn sẽ vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai nội dung bài viết, Chính vì vậy mà hy vọng bài viết trên đây sẽ là tài liệu bổ ích giúp các bạn hoàn thiện tốt nội dung bài báo cáo tốt nghiệp cuacr mình . Và chúng tôi còn có dịch vụ viết báo cáo tốt nghiệp , nếu các bạn cần hỗ trợ thêm hãy liên hệ với chúng tôi Zalo : 0934573149 để được báo giá

1.     Cơ cấu tổ chức của công ty

Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ cơ cấu tổ chức

2.. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Mỗi bộ phận có chức năng nhiệm vụ riêng biệt nhằm đảm bảo cho bộ máy tổ chức vận hành hiệu quả

  • Giám đốc

– Điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty

– Tổ chức thực hiện các quyết định của công ty, kế hoạch đầu tư cho công ty.

– Tìm hiểu, thu thập thông tin chính xác những thông tin về kinh doanh. Từ đó, đề ra phương hướng kinh doanh, lập kế hoạch, sách lược kinh doanh, tìm nguồn khách cho công ty và khai thác thị trường kinh doanh.

– Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty và xây dựng nền tảng văn hoá đạo đức kinh doanh cho công ty dựa trên những quy tắc chuẩn mực trong kinh doanh và chiến lược kinh doanh của công ty.

– Xây dựng hệ thống chi trả lương, thưởng, phụ cấp lương cho các cán bộ, nhân viên trong công ty.

– Phụ trách vấn đề tuyển dụng lao động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty

– Đôn đốc, kiểm tra chất lượng phục vụ và công tác bảo vệ an toàn cho khách hàng.

– Giữ quan hệ rộng rãi với các đối tác, bạn hàng và các ban ngành hữu quan, ký kết hợp đồng nhân danh công ty.

– Tuyển dụng nhân sự cho các chi nhánh cửa hàng.

  • Phòng kế toán

Nhiệm vụ của bộ phận này chủ yếu là các nghiệp vụ kế toán, đề xuất chế độ lương thưởng cũng như các công tác văn phòng, lưu trữ, sắp xếp lịch công tác, tổ chức các sự kiện trong cơ quan.

Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng quy định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán ….

Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của doanh nghiệp dưới mọi hình thái và cố vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan.

Tham mưu cho Giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.

Cùng với các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thông tin quản lý nhân sự, tài chính,… năng động, hữu hiệu.

Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp một cách kịp thời, đầy đủ đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh. Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có các phần hành kế toán khác nhau, nhìn chung là có các nghiệp vụ liên quan đến:

Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Máy Tính, Điện Tử, Công Nghệ
Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Máy Tính, Điện Tử, Công Nghệ

XEM THÊM : Hoạt Động Chăm Sóc Khách Hàng Các Công Ty Trên Thế Giới Và Trong Nước

+ Thực hiện kế toán vốn bằng tiền.

+ Thực hiện kế toán tài sản cố định, nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ…

+ Thực hiện kế toán công nợ.

+ Thực hiện kế toán doanh thu

+ Thực hiện kế toán chi phí (Chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí nhân công,…)

+ Thực hiện kế toán doanh thu, chi phí hoạt động tài chính

+ Thực hiện kế toán hoạt động khác (hoạt động phúc lợi, quy trình đào tạo,…).

Chủ trì và phối hợp với các phòng có liên quan để lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn của Công ty. Thực hiện kịp thời, đầy đủ công tác thống kê, kế hoạch tài chính theo quy định của công ty

Tham mưu cho giám đốc về việc chỉ đạo thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý và chấp hành chế độ tài chính – kế toán của Nhà nước và của nội bộ công ty:

+ Tham mưu, lập kế hoạch và kiểm tra kế hoạch chi tiêu đảm bảo đúng các quy định về định mức chi tiêu của Nhà nước và của Công ty để hoạt động kinh doanh được hiệu quả.

+ Xây dựng các quy định nội bộ về quản lý tài chính: quy trình thu, chi kinh doanh; quản lý tiền vốn, công nợ; các loại định mức như (định mức hàng tồn kho, tiền lương)… áp dụng trong đơn vị và kiểm tra việc chấp hành các quy định nội bộ này.

  • Phòng kinh doanh

– Vạch ra kế hoạch kinh doanh cho những năm tới.

– Tìm đối tác kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh, nghiên cứu thị trường thu hút nguồn khách.

– Xây dựng kế hoạch truyền thông, quảng bá, xây dựng thương hiệu.

– Phối hợp với bộ phận điều hành xây dựng các chương trình bán hàng phù hợp với nhu cầu khách hàng.

– Ký kết hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong nước.

– Thiết lập và duy trì mối quan hệ của doanh nghiệp với nguồn khách, đưa ra các đề xuất mới về sản phẩm, về thị trường kinh doanh.

– Đảm bảo hoạt động thông tin giữa công ty với nguồn khách. Thông báo cho các bộ phận liên quan trong công ty về kế hoạch khách hàng, nội dung hợp đồng cần thiết trong việc phục vụ khách, phối hợp theo dõi việc thanh toán và quá trình thực hiện phục vụ khách.

– Trở thành cầu nối giữa thị trường với doanh nghiệp

  • Phòng kỹ thuật

Phòng kỹ thuật là đơn vị thuộc bộ máy quản lý của công ty, có chức năng tham mưu về công tác kỹ thuật, công nghệ, định mức và chất lượng sản phẩm.

– Thiết kế, triển khai giám sát về kỹ thuật các sản phẩm

– Theo dõi, kiểm tra chất lượng, số lượng hàng hoá, vật tư khi mua vào hoặc xuất ra.

– Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng sản phẩm.

– Thiết kế, triển khai thi công sản phẩm ở các khâu sản xuất. Tổ chức quản lý, kiểm tra công nghệ và chất lượng sản phẩm, tham gia nghiệm thu sản phẩm.

– Căn cứ hợp đồng kinh tế lập phương án kỹ thuật, khảo sát, lên danh mục, hạng mục cung cấp cho phòng kinh doanh để xây dựng giá thành sản phẩm. Quản lý và kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị thực hiện các mặt hàng, sản phẩm theo đúng mẫu mã, quy trình kỹ thuật, nhiệm vụ thiết kế theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Là đơn vị chịu trách nhiệm chính về mặt kỹ thuật đối với các sản phẩm bán ra.

– Trực tiếp làm các công việc về đăng ký, đăng kiểm chất lượng hàng hóa, sản phẩm nhập về Công ty. Quản lý chỉ đạo về an toàn kỹ thuật trong sản xuất.

– Kiểm tra xác định khối lượng, chất lượng, kỹ mỹ thuật của sản phẩm. Lưu trữ hồ sơ kỹ thuật, đảm bảo bí mật công nghệ sản phẩm.

– Nghiên cứu cải tiến các mặt hàng, sản phẩm của công ty đang bán ra để nâng cao chất lượng sản phẩm.

– Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị của các đơn vị theo định kỳ. Quản lý, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật các sản phẩm đã sản xuất, giữ gìn bí mật công nghệ.

– Nghiên cứu xây dựng danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm và định mức kỹ thuật áp dụng trong công ty. Biên soạn tài liệu về công nghệ kỹ thuật để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho nhân viên.

– Trực tiếp báo cáo giám đốc công ty về chất lượng, số lượng, các chỉ số hao hụt nguyên liệu khi mua vào, xuất ra phục vụ bán hàng.

– Xác nhận về thời gian hoàn thành chất lượng công việc của tất cả các lệnh sản xuất để làm cơ sở thanh toán tiền lương, tiền công cho công nhân.

– Soạn thảo, xây dựng quy trình công nghệ để thi công các sản phẩm.

– Xử lí các hư hỏng về hàng hóa của khách hàng trong thời hạn bảo hành

– Vận chuyển, giao hàng, lắp đặt tận nơi cho khách hàng.

  • Phòng chăm sóc khách hàng
  • Tư vấn sản phẩm online cho khách hàng
  • Đầu mối nhận mọi thông tin về khiếu nại của khách hàng, đưa ra phương hướng xử lý
  • Cung cấp thông tin cho khách hàng có nhu cầu
  • Giữ người tiêu dùng trung thành quay lại nhiều lần, giúp thúc đẩy doanh số cho doanh nghiệp. Xây dựng danh sách người tiêu dùng lâu dài giúp giảm chi phí tìm kiếm khách hàng, cải thiện lợi nhuận.
  • Cung cấp dịch vụ xuất sắc dựa trên sự hiểu biết về mong muốn của người tiêu dùng
  • Phối hợp với phòng kinh doanh để thực hiện các chương trình quảng cáo khuyến mãi, phân tích kỹ những lợi ích của khách hàng, quy trình thủ tục nhằm phát huy cao nhất hiệu quả của kế hoạch kinh doanh theo mục tiêu đề ra.
  • Lên kế hoạch để thăm hỏi khách hàng VIP, khách hàng mua sỉ, khách hàng thường xuyên của công ty. Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và điều chỉnh kế hoạch. Ghi nhận ý kiến của khách hàng để cải tiến công việc.
  • Chủ động lập kế hoạch tăng quà cho khách trong các dịp lễ, tết.
  • Theo dõi kế hoạch bảo hành sản phẩm, kiểm tra kế hoạch bảo hành, hoạt động bảo hành, hoạt động bảo trì sửa chữa để nắm được mức thoã mãn của công ty với hoạt động này.
  • Toàn bộ hoat động chăm sóc khách hàng phải lập thành các quy trình, liên tục tìm các biện pháp để cải tiến liên tục các hoạt động chăm sóc khách hàng của công ty.

Trên đây là mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Máy Tính, Điện Tử, Công Nghệ mà chúng tôi đã tổng kết từ những bài báo cáo tốt nghiệp của các bạn sinh viên ưu tú các khóa trước gửi đến các bạn xem như một món quà. Ngoài ra chúng tôi vẫn luôn đồng hành cùng các bạn nếu các bạn gặp khó khăn trong bài làm của mình thì hãy gọi ngay cho chúng tôi Zalo : 0934573149 hoặc luanvantot.com để được hỗ trợ viết báo cáo tốt nghiệp, luận văn tốt nghiệp bạn nha.

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Liên hệ