Mục lục
Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý Công Ty Sản Xuất Nước Uống dưới đây được Luận Văn Tốt soạn thảo để gửi đến các bạn, nhầm giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh. Thông qua bài viết các bạn sẽ thấy được sơ đồ tổ chức quản lý và kế của công ty là như thế nào, chứ năng và nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận công ty nước uống.
Ngoài việc luôn tìm kiếm và soạn thảo những tài liệu tham khảo có giá trị để cung cấp cho các bạn, Luận Văn Tốt còn mang đến cho các bạn dịch vụ viết khóa luận tron gói, hãy gọi ngay sđt/zalo : 0934573149 để được tư vấn và hỗ trợ.
1. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty kinh doanh nước uống
- Chức năng:
– Công ty chuyên cung cấp các loại nước uống đóng chai tinh khiết mang nhãn hiệu PEPWA như: Bình 21L, bình 19L, Bình 7.5L, chai 1500 ml, chai 500 ml…Đồng thời kinh doanh vật tư thiết bị ngành nước như: Lõi lọc, ly lọc, Bộ lọc nước sinh hoạt, máy lọc nước gia đình….
– Ngoài ra còn kinh doanh các loại động cơ; motor; máy bơm công nghiệp….
- Nhiệm vụ :
– Công ty có trách nhiệm tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức kinh doanh phù hợp với mục tiêu của Nhà nước, thực hiện tốt hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo uy tín đối với khách hàng.
– Xây dựng, áp dụng các định mức lao động, vật tư, đơn giá sản phẩm theo quy định của Nhà nước.
– Chấp hành pháp lệnh về kinh tế kỹ thuật của nhà nước.
– Tuân thủ các chính sách về chế độ quản lý kinh tế của nhà nước, thực hiện đầy đủ, trung thực chế độ báo cáo.
2. Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý Công Ty Sản Xuất Nước Uống :
2.1 Cơ cấu tổ chức :
Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý Công Ty Sản Xuất Nước Uống được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, các phòng ban nhận lệnh trực tiếp từ giám đốc.
XEM THÊM : Sơ Đồ Cơ Cấu Bộ Máy Quản Lý Công Ty Nội Thất Hòa Phát
2.2.Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận :
* Giám đốc Công ty: Là người đại diện pháp luật trực tiếp chỉ huy và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Là người phân phối, điều hành mọi hoạt động của từng bộ phận. Phân phối vốn đầu tư vào công việc kinh doanh trong từng giai đoạn hợp lý, thường xuyên tiếp cận các bộ phận để kịp thời xử lý các tình huống xảy ra trong khi làm việc.
* Phó Giám đốc: Là người thay mặt Giám đốc phụ trách từng mảng công việc và kỹ thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
* Phòng kế toán:
– Thu thập thông tin , ghi chép, kiểm tra và xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các chứng từ ban đầu. Hạch toán kế toán chi tiết và tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
– Định kỳ ( tháng, quý, năm) lập báo cáo tài chính theo đúng chế độ gửi cho các cơ quan quản lý ( Chi Cục thuế, ngân hàng).
– Phân tích, giải thích các dự kiến tài chính, tham mưu trong lĩnh vực kinh tế tài chính, giúp Ban Giám Đốc cân nhắc và có quyết định kịp thời, hiệu quả trong quá trình kinh doanh.
– Tổ chức, lưu trữ, chứng từ kế toán.
* Phòng Kinh doanh: Thực hiện các hợp đồng mua bán, trao đổi với khách hàng, ký kết hợp đồng, ngoại giao để nhận được nhiều hợp đồng, thực hiện các chiến lược quảng cáo sản phẩm để đạt hiệu quả cao nhất.
* Bộ phận kho: Kiểm tra hàng hoá nhập xuất tồn, báo cáo hàng tồn kho cuối mỗi tháng cho Ban Giám Đốc.
3. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty :
3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán:
- Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm chỉ đạo, phổ biến thực hiện công tác kế toán của công ty theo chế độ quy định, kiểm soát tình hình tài chính của công ty, kiểm tra công tác kế toán của toàn công ty.
- Kế toán tổng hợp: có trách nhiệm tổng hợp số liệu kế toán từ các bộ phận có liên quan. Cộng và khoá sổ, lập và gửi các báo cáo theo quy định.
- Kế toán thanh toán: theo dõi tình hình thanh toán tại công ty, làm việc với ngân hàng, lập ủy nhiệm chi thanh toán tiền cho nhà cung cấp, theo dõi công nợ.
- Kế toán kho: theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn hàng hoá.
- Thủ quỹ: Làm nhiệm vụ thu chi tiền mặt theo chứng từ hợp lệ.
3.3. Hình thức kế toán công ty áp dụng :
– Chế độ kế toán áp dụng: theo hệ thống kế toán Việt Nam theo quyết định 48/QĐ- BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài Chính.
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
- Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi ngoại tệ : sử dụng tỷ giá ngày phát sinh nghiệp vụ, phần chênh lệch so với tỷ giá ngân hàng nhà nước được hạch toán vào chi phí tài chính.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: hàng tồn kho được phản ánh theo giá gốc trừ dự phòng giảm giá và dự phòng cho hàng lỗi thời. Giá gốc được tính theo phương pháp bình quân gia quyền và bao gồm tất cả các chi phí liên quan phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Giá mua vào của hàng tồn kho bao gồm cả chi phí thu mua và các khoản chi phí khác để vận chuyển được hàng hoá về đến kho. Giá xuất kho là đơn giá bình quân gia quyền tại thời điểm cuối tháng.
- Hình thức kê khai và phương pháp tính thuế GTGT: Công ty kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp trích khấu hao TSCĐ: Tài sản cố định được trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
- Hình thức kế toán áp dụng : Kế toán máy, phần mềm kế toán CADS.
4.Sơ đồ trình tự luân chuyển chứng từ theo hình thức kế toán máy
Trình tự chứng từ ghi sổ:
Chứng từ gốc: Là các chứng từ, các tài liệu phát sinh ở khâu đầu tiên của một nghiệp vụ kinh tế. Mỗi nghiệp vụ được ghi vào sổ sách kế toán trước hết phải có chứng từ gốc hợp lệ. Chứng từ gốc là cơ sở pháp lý để xác minh tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, là căn cứ để kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ, thể lệ quản lý của Công ty nói riêng và của Nhà nước nói chung. Việc lập chứng từ gốc là phản ánh kịp thời và phải trung thực, chính xác các nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, và chứng từ gốc còn được gọi là công tác hạch toán ban đầu.
Sổ quỹ: Hằng ngày, khi phát sinh các chứng từ gốc có liên quan đến thu chi thanh toán bằng tiền mặt, phải được ghi ngay vào sổ quỹ. Các nghiệp vụ liên quan đến việc nhập xuất nguyên vật liệu, hàng hoá sản phẩm phải được ghi ngay vào thẻ kho. Sổ quỹ do thủ quỹ giữ và phải thường xuyên đối chiếu số liệu với kế toán để khớp với nhau.
Các sổ chi tiết và bảng tổng hợp chi tiết: Đối với các tài khoản trọng, chủ yếu, nhiều tài khoản, có nhiều nghipệ vụ kinh tế phát sinh cần phải theo dõi chi tiết:
+ Sổ chi tiết tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vàng bạc, ngoịa tệ các loại.
+ Sổ chi tiết người mua, người bán, người nhận tạm ứng, các khoản phải thu và khoản phải trả…
Cuối tháng kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết để đối chiếu với số phát sinh Nợ – Có của các khoản đã mở chi tiết.
Chứng từ ghi sổ: Các chứng từ ghi được lập ra căn cứ vào chứng từ gốc đ4 được kiểm tra phân loại, lập bảng tổng hợp và định khoản chính xác, có chữ ký xác minh trách nhiệm của kế toán trưởng và người lập chứng từ.
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Các chứng từ ghi sổ là những tờ giấy rời có kèm theo chứng từ gốc nên phải tập trung lại hàng tháng theo từng tập và được lưu giữ, bảo quản cẩn thận.
Sổ cái: Ở các chứng từ ghi sổ đã xuất hiện các tài khoản với số phát sinh Nợ – Có của một tài khoản. Các tài khoản này phản ánh riêng biệt và được tập hợp lại trong một sổ tổng.
Bảng cân đối tài khoản: Cuối tháng, căn cứ vào số phát sinh ở các tài khoản trong Sổ cái kế toán lập ra bảng cân đối tài khoản còn gọi là bảng cân đối phát sinh.
Báo cáo tài chính: Vào cuối quý hoặc cuối năm căn cứ vào số dư ở bảng cân đối tài khoản lập báo cáo tài chính như: báo cáo kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ, thu chi tiền mặt…
Trình tự ghi sổ: Mỗi ngày khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các phòng có liên quan sẽ chuyển chứng từ đến phòng kế toán. Các nhân viên phụ trách từng phần hành sẽ căn cứ váo các chứng từ gốc đã kiểm tra và thực hiện thủ tục nhập trực tiếp vào máy tính. Cuối kỳ, kế toán tổng hợp các dữ liệu để lập bảng cân đối số phát sinh, và sau cùng là lập Báo cáo Tài chính.
* Hệ thống báo cáo tài chính:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Bảng cân đối phát sinh
+ Bảng lưu chuyển tiền tệ
+ Quyết toán thuế TN
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh DN
+ Thuyết minh báo cáo tài chính.
Bài viết Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý Công Ty Sản Xuất Nước Uống trên đây chưa đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm tài liệu tham khảo khi làm bài cuả các bạn, thì hãy liên hệ với luanvantot.com để chúng tôi cung cấp nhiều bài mẫu hơn, đa dạng đề tài và nội dung có giá trị . Nếu các bạn vẫn còn gặp khó khăn hoặc không có thời gian hoàn thành bài làm của mình thì tham khảo dịch vụ viết khóa luận, luận văn, tiểu luận, báo cáo….của Luận Văn Tốt bạn nhé!!!!!