Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Tại Công Ty Sản Xuất Nhựa

5/5 - (1 bình chọn)

Bạn sẽ không mất bất cứ khoản chi phí nào khi tải Free bài viết Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Tại Công Ty Sản Xuất Nhựa để làm tài liệu tham khảo trước khi làm bài báo cáo thực tập về công ty sản xuất nhựa. bài viết dưới đây rất thích hợp cho các bạn sinh viên đang làm đề tài về thực tập tại công ty sản xuất nhựa nhé. Hy vọng mẫu Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán dưới đây giúp cho các bạn sinh viên có thêm được tài liệu bổ ích khi làm bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của các bạn

Trong quá trình viết báo cáo thực tập tốt nghiệp nếu các bạn không có thời gian hoàn thành, không có công ty thực tập các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết báo cáo thực tập trọn gói của Luận Văn Tốt để được hỗ trợ Số điện thoại zalo/tele : 0934573149.

1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán

Phòng tài vụ là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty. Bộ máy kế toán của công ty nhựa được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Tất cả các công việc kế toán đều được tập trung tại phòng tài vụ như phân loại chứng từ, định khoản, hạch toán chi phí… phòng có nhiệm vụ thực hiện thống kê kế toán tài chính theo chế độ và chuẩn mực kế toán hiện hành, hướng dẫn của Bộ tài chính và những quy định khác của Tổng công ty. Kiểm tra tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn, phát hiện và ngăn ngừa các việc làm lãng phí vi phạm chính sách, chế độ, kỷ luật kinh tế, tài chính của nhà nước. Phòng cung cấp kịp thời số liệu cho điều hành sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh doanh tài chính theo kỳ kế hoạch. Báo cáo kế toán thống kê, báo cáo quyết toán quý, năm và các báo cáo đột xuất. Xây dựng kế hoạch tài chính năm, tham gia xây dựng kế hoạch dự án đầu tư, tham gia thẩm định các dự án đầu tư, phương án kinh doanh. Đồng thời thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.

Sơ đồ Bộ máy kế toán của công ty TNHH GFT Việt Nam
Sơ đồ Bộ máy kế toán của công ty TNHH GFT Việt Nam

XEM THÊM : Chu Trình Kiểm Toán Tài Sản Cố Định Làm Báo Cáo Thực Tập

Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc công ty, là người quản lý và chịu trách nhiệm cao nhất trong phòng. Nhiệm vụ của kế toán trưởng là tổ chức điều hành công tác kế toán tài chính của công ty, thực hiện việc tổng hợp, phân tích các nhân tố có ảnh hưởng tới chi phí trong tháng so với định mức và đề xuất phương án giải quyết kế toán trưởng còn kiêm nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, kế hoạch mua sắm, thanh lý TSCĐ, tính khấu hao, phân bổ khấu hao, xác định giá trị còn lại của TSCĐ, xét duyệt các báo cáo tài chính để trình giám đốc ký duyệt, thực hiện việc báo cáo thống kê và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc và pháp luật về những số liệu và thông tin đã báo cáo.

Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý quỹ tiền mặt cập nhật các chứng từ thu chi hàng ngày, phát lương cho cán bộ công nhân viên, kiểm tra sự tăng giảm quỹ tiền mặt, lập báo cáo quỹ để chuyển cho kế toán thanh toán.

Kế toán tiền lương, BHXH, tiêu thụ: có trách nhiệm tính lương cho cán bộ công nhân viên, theo dõi việc trích BHXH, KPCĐ,BHYT của các công nhân viên trong công ty. Đồng thời theo dõi sản phẩm tiêu thụ, cũng như các khoản phải thu của ngân hàng.

Kế toán vật tư, tính giá thành sản phẩm: có trách nhiệm theo dõi ghi chép việc xuất nhập vật tư cho các đối tượng sử dụng. Đồng thời, theo dõi, hạch toán tính giá thành sản phẩm hoàn thành.

Bài viết Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Tại Công Ty Sản Xuất Nhựa sẽ không dừng lại ở đây, mời các bạn xẽm tiếp phần tổ chức hệ thông kế toán tại công ty nhựa

2. Tổ Chức Hệ Thống Kế Toán Tại Công Ty Sản Xuất Nhựa

2.1. Các chính sách kế toán chung

– Chế độ kế toán áp dụng: theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ tài chính.

– Niên độ kế toán áp dụng từ 1/1/N đến 31/12/N. Đơn vị tiền tệ sử dụng là VNĐ.

– Kì kế toán: Hiện nay kì kế toán của công ty được xác định theo từng quý. Cuối mỗi quý, công ty tiến hành tổng hợp số liệu để lập báo cáo theo quy định.

– Hình thức ghi sổ được áp dụng tại công ty là hình thức nhật ký chung.

– Phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho: Phương pháp thẻ song song.

– Phương pháp kế toán hàng tồn kho: là phương pháp kê khai thường xuyên.

– Phương pháp khấu hao TSCĐ: là phương pháp đường thẳng.

– Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: theo phương pháp khấu trừ.

– Phương pháp tính giá xuất kho: là phương pháp nhập trước xuất trước.

– Đánh giá sản phẩm dở dang: Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công chế biến chưa hoàn thành sản phẩm theo tiêu chuẩn quy định.

Sản phẩm dở dang tại công ty TNHH GFT Việt Nam bao gồm: hạt nhựa, bột màu. Tuy nhiên, việc đánh giá sản phẩm dở dang là công việc rất khó khăn và phức tạp, thường mang nặng tính chủ quan. Tại công ty TNHH GFT Việt Nam công tác đánh giá sản phẩm dở dang được tiến hành vào cuối tháng. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang ở công ty là phương pháp đánh giá theo chi phí định mức.

2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán

Sử dụng, ghi chép, luân chuyển, lưu giữ chứng từ là một việc quan trọng. Chứng từ là bằng chứng pháp lý chứng minh những nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đồng thời chứng từ là những công cụ để đối chiếu kiểm tra. Công ty sử dụng các chứng từ hợp lý phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của công ty và phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của công ty và phù hợp với quy định của Bộ Tài chính. Hệ thống chứng từ sử dụng của công ty được thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật kế toán và thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ tài chính.

Các chứng từ kế toán sử dụng ở công ty gồm 5 chỉ tiêu:

+ Chỉ tiêu lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm gìơ, lệnh điều động, phiếu nhập kho, phiếu báo sản phẩm hoàn thiện ở cung đoạn, bảng tổng hợp tiền lương, bảng thanh toán tiền lương…

+ Chỉ tiêu hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, bảng kê mua hàng, biên bản kiểm kê vật tư, công cụ sản phẩm hàng hoá, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, bảng phân bổ công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu…

+ Chỉ tiêu bán hàng: Hoá đơn giá trị gia tăng, phiếu xuỏt kho, biên bản kiểm kê hàng hoá từng tháng, bảng kờ hoỏ đơn chứng từ hàng hoá bán ra…

+ Chỉ tiêu tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán, biên lai thu tiền, bảng kiẻm kê quỹ tiền mặt…

+ Chỉ tiêu TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản kiểm kê TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định…

Tất cả các chứng từ kế toán do doanh nghiệp lập hay từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán của doanh nghiệp. Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ kế toán đó. Chỉ sau khi kiểm và xác minh tính pháp lý của các chứng từ đú thỡ mới dùng để ghi sổ kế toán.

Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:

+ Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán.

+ Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và kí chứng từ hoặc trình giám đốc ký duyệt.

+ Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán.

+ Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.

Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán:

+ Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán;

+ Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan.

+ Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán

Trong quá trình thực tập bên cạnh những việc thuận lợi thì các bạn gặp không ích các vấn đề khó khăn. Qua đây chúng tôi muốn chia sẻ thêm cho các bạn kiến thức Các Thuận Lợi Và Khó Khăn Trong Quá Trình Thực Hiện Thực Tập

2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

   Hệ thống tài khoản sử dụng tại công ty tuân theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ tài chính. Công ty sử dụng hệ thống tài khoản cấp 1 theo quy định, ngoài ra còn sử dụng các tiểu khoản cấp 2:

TK 112-01: Tiền gửi ngân hàng Công thương.

TK 112-02: Tiền gửi ngân hàng Đầu tư và phát triển.

TK 1521   : NVL phụ.

TK 1522   : Nhiên liệu.

TK 1523   : Phụ tùng thay thế.

TK 1524   : Vật liệu khác.

TK 154-01: CP dở dang PX ép nhựa

TK 154-02: CP dở dang PX phun sơn

TK 154-03: CP dở dang PX lắp ráp

TK 154-04: CP dở dang PX thành phẩm

TK 621-01: Chi phí NVL trực tiếp PX ép nhựa

TK 621-02: Chi phí NVL trực tiếp PX phun sơn

TK 621-03: Chi phí NVL trực tiếp PX lắp ráp

TK 621-04: Chi phí NVL trực tiếp PX thành phẩm

TK 622-01: CP nhân công trực tiếp PX ép nhựa

TK 622-02: CP nhân công trực tiếp PX phun sơn

TK 622-03: CP nhân công trực tiếp PX lắp ráp

TK 622-04: CP nhân công trực tiếp PX thành phẩm

Tk 622-05: CP nhân công trực tiếp kho chứa và lắp rắp sản phẩm

TK 627-01: CP sản xuất chung PX ép nhựa

TK 627-02: CP sản xuất chung PX phun sơn

TK 627-03: CP sản xuất chung PX lắp ráp

TK 627-04: CP sản xuất chung PX thành phẩm

Trên đây là Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Tại Công Ty Sản Xuất Nhựa của Luận Văn Tốt gửi đến các bạn sinh viên ngành kế toáđang đi thực tập tại công ty nhựa một mẫu Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán trọn vẹn, đầy đủ này, được trích ra từ bài báo cáo thực tập điểm giỏi. Nếu như tất cả vẫn còn khó khăn với các bạn thì hãy liên hệ ngay với dịch vụ viết báo cáo thực tập của chúng tôi bạn nhé.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Liên hệ