Mục lục
Dưới đây là Thực Trạng Các Nghiên Cứu Về Epr Ở Trong Và Ngoài Nước được Luận Văn Tốt soạn thảo để chia sẻ đến các bạn giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo để bắt đầu cho bài luận văn thạc sĩ của mình về đề tài Nghiên Cứu Về Epr Ở Trong Và Ngoài Nước. Quản lý chất thải sau tiêu dùng luôn được đặt lên hàng dầu nhầm giải quyêt tình trạng ô nhiểm môi trường nên các chính sách về Epr phải được phải được các nhà sản xuất và nhập khẩu đồng thuận, sau đây là Thực Trạng Các Nghiên Cứu Về Epr Ở Trong Và Ngoài Nước các bạn hãy cùng Luận Văn Tốt tham khảo nhé.
Luận Văn Tốt không những luôn cung cấp cho các bạn những tài liệu tham khảo có giá trị mà còn hỗ trợ các bạn dịch vụ viết luận văn thạc sĩ trọn gói. Nếu các bạn gặp khó khăn trong quá trình làm bài thì hãy liên hệ với Luận Văn Tốt qua Zalo : 0934573149 bạn nhé.
1. Thực tiễn phát triển EPR ở Việt Nam
1.1. Tổng quan sự phát triển.
Khái niệm EPR lần đầu tiên được đưa ra trong Luật Bảo vệ Môi trường từ năm 2005, với yêu cầu thu hồi một số sản phẩm sau tiêu dùng. Ý tưởng chính để phát triển EPR ở Việt Nam là tìm kiếm một giải pháp tài chính để giải quyết tình trạng ô nhiễm do tái chế không chính thức trong các làng nghề.
Tại Việt Nam, việc xây dựng cơ chế chính sách về EPR đã được thực hiện từ rất sớm với sự tham gia tích cực của các nhà sản xuất, nhập khẩu và nhà tái chế cùng có sự đồng hành của các tổ chức, chuyên gia trong nước và quốc tế. Do vậy, chính sách về EPR đã đạt được sự đồng thuận tương đối cao từ phía nhà sản xuất, nhà nhập khẩu. Mặc dù đã xuất hiện ở Việt Nam từ lâu nhưng các chính sách dành cho EPR là tương đối mới, và mặc dù các ngành hàng đều thể hiện sự sẵn sàng thực hiện EPR nhưng để triển khai được trên thực tế thì còn phải thiết lập hệ thống vận hành, các ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hệ thống; nâng cao nhận thức để các doanh nghiệp thực hiện đồng bộ; thúc đẩy thực hiện hiệu quả chính sách thu phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng; thúc đẩy sự hình thành công nghiệp tái chế hiện đại và chuyên nghiệp… Do vậy, các quy định này cần được các doanh nghiệp nghiêm túc chấp hành; các cấp chính quyền quyết tâm trong triển khai đồng bộ các giải pháp về phân loại và thu gom tái chế- xử lý; đặc biệt là cần sự ủng hộ của nhân dân trong triển khai việc phân loại rác tại nguồn và nâng cao nhận thức cộng đồng về trách nhiệm mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất.
Hiện nay EPR được thực hiện theo Quyết định 16/2015/QĐ-TTg về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ được áp dụng với 05 nhóm ngành hàng gồm (i) Ắc quy và pin; (ii) Thiết bị điện, điện tử; (iii) Dầu nhớt các loại; (iv) Săm, lốp và (v) Phương tiện giao thông.
Trong đó, thời hạn thu hồi và xử lý được áp dụng cho phương tiện giao thông từ 1/1/2018 còn các nhóm còn lại từ 1/7/2016. Tuy nhiên, kết quả thực hiện còn tương đối khiêm tốn. Luật Bảo vệ Môi trường 2020 có những điều chỉnh căn bản về chính sách EPR và được quy định trong Điều 54 và Điều 55. Quy định Trách nhiệm Tái chế (Điều 54) sẽ đặt ra tỷ lệ và quy cách tái chế bắt buộc cho các ngành hàng, tiếp tục áp dụng với các ngành hàng theo Quyết định 16/2015 và mở rộng đối với các sản phẩm (i) tấm quang năng và (ii) bao bì.
Hội đồng EPR quốc gia với đại diện của các nhà sản xuất, nhà tái chế, hiệp hội ngành hàng, các tổ chức môi trường và bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các Bộ, ngành liên quan sẽ quyết định tỷ lệ tái chế bắt buộc và quy cách tái chế bắt buộc. Đối với Trách nhiệm Xử lý (Điều 55) sẽ áp dụng với các sản phẩm như (i) bao bì thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, sơn, keo; (ii) kẹo cao su; (iii) Thuốc lá điếu; (iv) tã bỉm, băng vệ sinh, khăn ướt dùng 1lần; (v) một số sản phẩm có sử dụng thành phần chất dẻo tổng hợp khó thu gom, tái chế và xử lý. Hiện tại, Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thực hiện soạn thảo hướng dẫn chi tiết việc thực thi EPR theo quy định mới. Tổ công tác EPR ở Việt Nam đã được thành lập để thúc đẩy đối thoại đa bên trong xây dựng chính sách và thực thi EPR tại Việt Nam.
1.2. Một số vấn đề lưu ý khi xây dựng hệ thống EPR ở Việt Nam
Sự đồng bộ về chính sách: Để hệ thống EPR đi vào hoạt động hiệu quả, thì sự đồng bộ về thiết kế mô hình cốt lõi của hệ thống EPR và công cụ hỗ trợ phải được ban hành đồng bộ, một mặt hình thành cơ chế thu gom, tái chế; một mặt tạo thị trường cho các sản phẩm tái chế. Như vậy, việc ban hành Nghị định quy định chi tiết Điều 54 của Luật BVMT 2020 là điều kiện cần, còn các chính sách về thuế nguyên liệu thô; phí thải bỏ trả trước; đặt cọc/ hoàn trả; quy định, quy chuẩn về sản phẩm, bao bì; cơ sở dữ liệu về EPR là điều kiện đủ để thiết lập hệ thống EPR hoàn thiện, hiệu quả. Tuy nhiên, cần phải có sự nghiên cứu để áp dụng từng công cụ ở từng giai đoạn cho phù hợp và có tác động thuận chiều, đồng thời tránh gánh nặng cho doanh nghiệp.
Thực hiện tốt hiệu quả việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt bởi các sản phẩm, bao bì thuộc diện phải thu gom, tái chế chủ yếu nằm trong chất thải rắn sinh hoạt. Ở các nước triển khai EPR thành công đều triển khai việc phân loại chất thải rắn tại nguồn hiệu quả, nhiều nước thực hiện trước khi triển khai EPR rất lâu như Hàn Quốc (khoảng 20 năm).
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường (2020) thì việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt dựa trên việc tính chi phí thu gom chất thải rắn sinh hoạt theo lượng sẽ được triển khai chậm nhất là vào 31/12/2014. Tuy nhiên, để có thể vận hành hệ thống phân loại chất thải rắn sinh hoạt một cách trơn churác này thì cần thêm ít nhất từ 3 đến 5 năm nữa. Như vậy, việc thiết kế hệ thống EPR rất cần sự tham gia của hệ thống thu gom phế liệu phi chính thức (đồng nát) và có một lộ trình hợp lý cho việc áp dụng EPR.
“Khuyến khích, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thu gom, tái chế: Hiện nay, việc thu gom tái chế chủ yếu do công ty môi trường đô thị của các tỉnh, một số công ty tái chế (hệ thống chính thức) và khối tư nhân tự phát như đồng nát và làng nghề (hệ thống phi chính thức). Hệ thống chính thức chủ yếu thực hiện việc chôn lấp trong khi năng lực của các công ty tái chế còn thấp, chưa được tạo điều kiện phát triển. Việc thu gom, tái chế chủ yếu do khối phi chính thức thực hiện. Do vậy, cần đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng thu gom, tái chế theo quy hoạch để đáp ứng yêu cầu vận hành hệ thống EPR. Trong đó, tạo điều kiện để phát triển cơ sở tái chế hiện đạiđai, quy mô tập trung. Nhưng đồng thời cần quan tâm thích đáng đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống phi chính thức.”
Một số vấn đề đặt ra trong quy định chi tiết: Điều 54 Luật B (2020) gồm: (1) Xác định danh mục sản phẩm, bao bì thuộc diện phải thu gom tái chế; (2) xác định tỷ lệ tái chế đối với từng chủng loại sản phẩm, hàng hóa và lộ trình áp dụng; (3) xác định mức đóng góp kinh phí của nhà sản xuất, xác định quy chuẩn tái chế đối với từng loại bao bì, sản phẩm sau sử dụng; (5) cơ chế đăng ký, quản lý cơ sở dữ liệu; (6) cơ chế tín chỉ tái chế; (7) cơ chế vận hành của Tổ chức thực hiện trách nhiệm của nhà sản xuất và Quỹ trong bảo đảm thực hiện tỷ lệ tái chế.
-“Đối với danh mục sản phẩm, bao bì thuộc diện phải tái chế: Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ đã xác định tương đối đầy đủ các sản phẩm thuộc diện phải thu hồi, tái chế. Tuy nhiên, đến nay chưa được thực hiện do chưa có đủ cơ chế mang tính bắt buộc nêu tại (2), (3) của mục này. Một số sản phẩm cần cân nhắc việc đưa vào danh mục như ô tô, xe máy vì ở nước ta các bộ phận của ô tô, xe máy đều được cải tiến, tận dụng trong khi đó chưa có cơ chế tài chính để thúc đẩy người sở hữu xe thực hiện việc đem đi để thu hồi, tái chế.”
– Đối với tỷ lệ tái chế, cần có sự khảo sát kỹ càng, tin cậy về tỷ lệ tái chế trên thực tế ở nước ta để đặt ra tỷ lệ tái chế phù hợp. Nếu đặt ra tỷ lệ tái chế thấp hơn thực tế thì EPR mất tác dụng, nếu đặt cao quá so với tỷ lệ này thì không còn khả thi.
– Mức đóng góp của nhà sản xuất nên để các Tổ chức thực hiện trách nhiệm của nhà sản xuất tự xác định trên cơ sở tính toán chi phí để thực hiện tỷ lệ tái chế. Đối với trường hợp nộp vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam thì cần có phương pháp xác định sát với thị trường với sự tham gia của các nhà sản xuất và các hiệp hội của họ.
– Quy chuẩn tái chế cũng cần phải được khảo sát kỹ càng, tin cậy để bảo đảm yêu cầu tái chế không thấp hơn thực tiễn tái chế hiện nay, vì nhiều cơ sở tái chế có khả năng tái chế sâu các sản phẩm, bao bì. Ví dụ, họ đã tái chế thành hạt nhựa chất lượng cao thay vì chỉ làm sạch, băm nhỏ nó.
– Việc quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về EPR, hệ thống đăng ký phải được hoàn thiện và đi trước một bước để thúc đẩy việc hình thành, quản lý và kiểm soát hệ thống.
– Cơ chế tín chỉ tái chế rất quan trọng để khuyến khích cơ sở có tỷ lệ tái chế cao hơn tỷ lệ bắt buộc, phần cao hơn được cấp tín chỉ để trao đổi trên thị trường nhằm bù đắp cho cơ sở có tỷ lệ tái chế thấp hơn tỷ lệ bắt buộc.
– Cơ chế hoạt động của Tổ chức thực hiện trách nhiệm của nhà sản xuất cần được xây dựng theo hướng khuyến khích phát triển, đề cao sự tự do liên kết của các nhà sản xuất trong thực hiện trách nhiệm của mình, đồng thời giảm bớt gánh nặng của nhà nước trong việc xác định mức đóng góp của nhà sản xuất.
2. Tổng quan các nghiên cứu về EPR ở trong và ngoài nước
2.1. Nghiên cứu EPR ở nước ngoài
Mô hình đã được áp dụng thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD), trong giai đoạn từ năm 1970 đến năm 2015, có 384 chính sách EPR được phát triển, cao nhất là tại châu Âu và Bắc Mỹ, với số lượng chính sách chiếm tới 90%. Trong giai đoạn từ 2001 – 2015, số lượng chính sách được áp dụng mới chiếm hơn 70%. Tại châu Á, các nước phát triển mạnh về EPR gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan.
Hình 1.2. Sự phát triển của các chính sách EPR trên thế giới
(Nguồn OECD, 2013)
Ở các nước phát triển, trong giai đoạn đầu, các nhà sản xuất có trách nhiệm tài chính lớn hơn và trách nhiệm vật chất rất ít đối với việc tái chế. Họ cũng thực hiện các biện pháp sáng tạo để thay đổi thiết kế của sản phẩm hoặc thiết kế sản phẩm vì môi trường để giảm gánh nặng về môi trường liên quan đến sản phẩm của họ. Trong khi đó ở các nước đang phát triển, các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm tài chính cũng như vật chất gần như ngang nhau, đặc biệt là khi có sự hiện diện của khu vực phi chính thức trong lĩnh vực tái chế. Trong các trường hợp từ các nước đang phát triển có khu vực phi chính thức, rất ít hoặc hầu như không có biện pháp nào được thực hiện để chuyển sang thiết kế thân thiện với môi trường.
(Nguồn: Kim In Hwan, 2019)
XEM THÊM : Luận Văn Thạc Sĩ MÔI TRƯỜNG
Trong các giai đoạn tiếp theo, vai trò của cơ sở thu gom và tái chế thể hiện rõ hơn ở hầu hết các nước phát triển và đang phát triển không có khu vực phi chính thức. Tại các nước đang phát triển có khu vực phi chính thức, vai trò của các cơ sở này dường như không có, và đây cũng có thể là một trong những lý do khiến khu vực phi chính thức tham gia tích cực vào hoạt động tái chế. Ngoài ta, vai trò của các nhà bán lẻ trong việc xử lý chất thải từ người tiêu dùng dường như không có sự khác biệt ở ba loại nền kinh tế. Các chính sách EPR ở các nước phát triển đã giao vai trò tài chính lớn hơn cho các nhà bán lẻ so với hai loại nền kinh tế còn lại. Ngay cả những người tiêu dùng cũng có vai trò lớn hơn về tài chính ở các nước phát triển, điều này có thể dưới dạng khuyến khích mà họ nhận được khi trả lại hoặc trả phí tái chế. Dựa trên tỷ lệ thu hồi và tái chế đạt được, EPR có thể được coi là rất thành công ở các nền kinh tế phát triển, thành công vừa phải ở các nền kinh tế đang phát triển không có khu vực phi chính thức và không thành công ở các nước phát triển có khu vực phi chính thức.
(Nguồn: Chun-hsu, 2019)
XEM THÊM : Phương Pháp Nghiên Cứu Luận Văn Chiến Lược Kinh Doanh
EPR đã được chứng minh là một trong những công cụ chính sách đa mục tiêu hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề quản lý sản phẩm thân thiện với môi trường an toàn. Cụ thể, tại Hàn Quốc, lượng chất thải rắn sinh hoạt được tái chế tăng 72% từ 1.047 nghìn tấn năm 2003 lên 1.675 nghìn tấn năm 2015, 93% bao bì màng nhựa được tái chế trong năm 2018 (từ 172.000 nghìn tấn năm 2003 lên đến 851 nghìn tấn năm 2018) sau khi áp dụng hệ thống EPR. Các nghiên cứu về EPR đã chỉ ra rằng để EPR hiệu quả và thành công, một quốc gia cần phải có một quy định rất chặt chẽ đối với việc thực hiện hệ thống EPR và giữ quyền kiểm soát đối với các khu vực phi chính thức, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Việc các nhà sản xuất chịu trách nhiệm tài chính là rất quan trọng để duy trì và kiểm soát dòng tài chính của hệ thống. Điều này cũng đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan còn lại của hệ thống. Ở những giai đoạn sau, các cơ sở thu gom và tái chế, chủ yếu là PRO, đóng góp đáng kể vào sự thành công của EPR. Sự đóng góp của các nhà bán lẻ bị hạn chế đối với việc xử lý vật chất đối với chất thải.
2.2. Nghiên cứu EPR ở Việt Nam
“Tác giả Trần Tuấn Anh trong nghiên cứu “Phân tích và đánh giá yếu tố lợi ích kinh tế và chi phí môi trường để xác định một cách hợp lý trách nhiệm nhà sản xuất kéo dài cho chất thải điện tử ở Việt Nam”, 2011. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra các cơ sở lý luận về chất thải điện tử, thực trạng và các mô hình quản lý chất thải điện tử trên thế giới, từ đó nghiên cứu xác định trách nhiệm nhà sản xuất liên quan tới một thiết bị điện tử gia dụng thải bỏ tại Việt Nam thông qua các nội dung gồm hiện trạng chất thải điện tử và quản lý chất thải điện tử tại Việt Nam, và xác định vai trò, chức năng các bên tham gia của một dòng chất thải điện tử. Cuối cùng, tác giả để xuất mô hình quản lý EPR cho chất thải điện tử tại Việt Nam.
Tác giả Bùi Thị Mai Thương trong nghiên cứu “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) trong việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường: trường hợp các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, 2014. Tác giả đã đưa ra cơ sở lý thuyết về môi trường, sự tuân thủ và tổng quan CSR, làm cơ sở để đưa ra và đánh giá thực trạng vấn đề về môi trường, sự tuân thủ trong hoạt động khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp tại tỉnh Nghệ An. Thông qua đó, tác giả đưa ra đề xuất giúp cải thiện và nâng cao CSR của doanh nghiệp phù hợp và hướng tới việc bảo vệ môi trường.
Tác giả Trần Hồng Hà trong nghiên cứu “Định hướng một nền kinh tế tuần hoàn trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0”, 2019. Tác giả đã đưa ra thách thức về cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu và đề xuất thực hiện kinh tế tuần hoàn để thay thế cho kinh tế tuyến tính như hiện tại. Tác giả đã đưa ra xu hướng thực hiện kinh tế tuần hoàn trên thế giới, thực trang tại Việt Nam để từ đó đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam theo mô hình kinh tế tuần hoàn trong thời kỳ công nghệ 4.0.
Trên đây là Thực Trạng Các Nghiên Cứu Về Epr Ở Trong Và Ngoài Nước hy vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn, giúp các bạn định hướng được cho bài luận văn thạc sĩ của mình. Nếu các bạn cần tư vấn hay hỗ trợ khó khăn khi làm bài hãy gọi ngay cho chúng tôi sđt/zalo: 0934573149 hoặc liên hệ dịch vụ viết luận văn thạc sĩ của luanvantot.com. Chúc các bạn thành công với bài luận văn thạc sĩ của mình.