Tải Free Tiểu Luận Áp Dụng Pháp Luật Của Ủy Ban Nhân Dân

5/5 - (2 bình chọn)

Ngay bây giờ bạn hãy Tải Free Tiểu Luận Áp Dụng Pháp Luật Của Ủy Ban Nhân Dân hoàn toàn miễn phí về làm tài liệu cho riêng mình. Sau khi đã tìm hiểu và nắm bắt được nhu cầu chung của đội ngũ cán bộ, công chức, chuyên viên ở nước ta hiện nay, chúng tôi sẽ trình bày tới các bạn bài viết Tiểu Luận Áp Dụng Pháp Luật Của Ủy Ban Nhân Dân hay và chất lượng. Nhầm để phát triển và hoàn thiện về việc Áp Dụng Pháp Luật Của Ủy Ban Nhân Dân thì bản thân mỗi cá nhân là cán bộ công chức ở nước ta cũng đã và đang ngày một nỗ lực, hoàn thiện bản thân mình. Nội dung bài viết dưới đây rất phù hợp cho các bạn khi cần triển khai bài tiểu luận về Áp Dụng Pháp Luật tại Ủy Ban Nhân Dân

Luận Văn Tốt ngoài đam mê viết lách, chia sẻ bài mẫu miễn phí cho các bạn sinh viên / học viên tham khảo thì mình còn có nhận viết thuê tiểu luận giá rẻ hỗ trợ cho các bạn nhé hotline / zalo : 0934573149

1. Khái niệm và đặc điểm của áp dụng Áp Dụng Pháp Luật Của Ủy Ban Nhân Dân

1.1. Khái niệm của áp dụng pháp luật

“Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những qui định pháp luật hoặc chính hành vi của mình căn cứ vào những qui định của pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hay chấm dứt một quan hệ pháp luật.”[1]

Áp dụng pháp luật được tiến hành trong các trường hợp sau:

– Khi xảy ra tranh chấp giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật về quyền và nghĩa vụ mà tự họ không thể giải quyết được, phải nhờ cơ quan nhà nước (hoặc cơ quan của tổ chức xã hội) có thẩm quyền giải quyết;

– Khi quyền và nghĩa vụ của các chủ thể không mặc nhiên phát sinh nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước;

– Khi cần áp dụng chế tài pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật; 4) Khi nhà nước thấy cần kiểm tra, giám sát hoạt động của các chủ thể quan hệ pháp luật hoặc để xác định sự tồn tại hay không tồn tại của sự kiện thực tế có ý nghĩa pháp lí như xác nhận di chúc, xác nhận văn bằng, chứng chỉ, hợp đồng viết tay, chữ kí của người có thẩm quyền…

1.2. Đặc điểm của Áp Dụng Pháp Luật Của Ủy Ban Nhân Dân

Thứ nhất, áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính tổ chức, quyền lực nhà nước

“- Hoạt động áp dụng chỉ do các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành và mỗi chủ thể đó chỉ có thể áp dụng pháp luật trong một phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật.”[2]

“- Hoạt động áp dụng pháp luật là sự tiếp tục thể hiện ý chí của nhà nước, thông qua hoạt động áp dụng pháp luật, ý chí nhà nước thể hiện trong các quy phạm pháp luật trở thành hiện thực trong thực tế, đuợc thể hiện một cách cụ thể trong các trường hợp cụ thể.

– Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức rất cao vì nó vừa là hình thức thực hiện pháp luật vừa là hình thức chủ thể có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện các quy định của pháp luật, do vậy, hoạt động này phải được tiến hành theo những điều kiện, trình tự, thủ tục rất chặt chẽ do pháp luật quy định.”

Thứ hai, áp dụng pháp luật là hoạt động cá biệt hoá các quy phạm pháp luật hiện hành vào những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể

“Áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ xã hội.

Ví dụ: Hoạt động áp dụng pháp luật của Cảnh sát giao thông khi xử lý một người vi phạm pháp luật giao thông cụ thể là sự cá biệt hóa các quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vào trường hợp cụ thể của người vi phạm đó.”

Thứ ba, áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính sáng tạo

Các quy định của pháp luật thường mang tính chất chung, khái quát, song các vụ việc xảy ra trong thực tế vô cùng đa dạng, phong phú và phức tạp. Do vậy, muốn đưa ra được một quyết định “thấu tình, đạt lý” để giải quyết vụ việc thì cần có sự sáng tạo, tư duy loogic trên cơ sở quy định pháp luật của người áp dụng.

Tải Free Tiểu Luận Áp Dụng Pháp Luật Của Ủy Ban Nhân Dân
Tải Free Tiểu Luận Áp Dụng Pháp Luật Của Ủy Ban Nhân Dân

XEM THÊM : tiểu luận Pháp luật đại cương

2. Nguyên tắc áp dụng pháp luật

Có thể thấy, “áp dụng pháp luật là một quá trình phức tạp, trải qua nhiều bước khác nhau, bắt đầu từ việc phân tích, đánh giá sự việc xảy ra trên thực tế, lựa chọn văn bản quy phạm pháp luật áp dụng đến việc ra văn bản áp dụng và tổ chức thực hiện văn bản áp dụng đã ban hành. Trong đó, việc lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp đối với trường hợp cần áp dụng là bước rất quan trọng trong quá trình áp dụng pháp luật. Một trong những yêu cầu của việc lựa chọn quy phạm pháp luật đó là: xác định quy phạm được lựa chọn là quy phạm đang có hiệu lực và không mâu thuẫn với các đạo luật và văn bản quy phạm pháp luật khác.”[3]

“Nguyên tắc áp dụng pháp luật là những nguyên tắc cơ bản do luật định dựa vào đó các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền vận dụng những văn bản pháp luật, tập quán pháp luật thích hợp nhằm giải quyết công việc thuộc thẩm quyền.”[4]

Theo đó, áp dụng pháp luật phải dựa trên những nguyên tắc như sau:

“+ Thứ nhất, ưu tiên lựa chọn văn bản tại thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

+ Thứ hai, áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn

+ Thứ ba, áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau

+ Thứ tư, áp dụng văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực

+ Thứ năm, áp dụng quy định của điều ước quốc tế trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, trừ Hiến pháp.”

“Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật đúng nguyên tắc, phù hợp sẽ dẫn đến kết quả xử lý công việc được chính xác và ngược lại, nếu áp dụng văn bản quy phạm pháp luật sai nguyên tắc thì sẽ dẫn đến sai sót, làm ảnh hưởng đến đối tượng bị áp dụng văn bản quy phạm pháp luật. Hệ thống pháp luật hiện hành ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều văn bản nội dung chồng chéo, mâu thuẫn nhau.” 

Bài Tiểu Luận Áp Dụng Pháp Luật Của Ủy Ban Nhân Dân có phải rất hữu ích cho các bạn trước khi tiến hành làm bà, vậy hãy cùng Luận Văn Tốt theo dõi hết bài viết bạn nhé

3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng pháp luật của Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình

3.1. Hoạt động xây dựng pháp luật

 “Hoạt động áp dụng pháp luật có liên quan rất chặt chẽ với hoạt động xây dựng pháp luật của Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Để thực hiện và áp dụng pháp luật có hiệu quả trước hết phải có pháp luật tốt. Nói cụ thể hơn là phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, sát thực tế, phù hợp với các quy luật khách quan của sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện Tân Lạc, phù hợp với những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, tâm lí, tổ chức mà trong đó pháp luật sẽ tác động, đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi của huyện ở mỗi thời kì phát triển. Sau khi đã ban hành pháp luật, vấn đề quan trọng có ảnh hưởng tới việc thực hiện, áp dụng pháp luật là tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân huyện Tân Lạc để mọi người nắm được các quy định của pháp luật, từ đó họ có ý thức tự giác tuân theo pháp luật.”

3.2. Trình độ văn hóa pháp lí của cán bộ và nhân dân

“Trình độ pháp lí của cán bộ Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc cũng như nhân dân của huyện và sự sáng tạo của Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc. Sự hoàn thiện của hoạt động áp dụng pháp luật đòi hỏi trình độ văn hóa pháp lí cao của cán bộ và nhân dân trong huyện Tân Lạc.Vì vậy cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân, tạo lòng tin của nhân dân vào pháp luật để từ đó họ có những hành vi pháp luật tích cực, biết sử dụng pháp luật vào việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình cũng như của người khác và đấu tranh không khoan nhượng với các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật trong xã hội. Trong tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc áp dụng pháp luật phải đảm bảo tính năng động, chủ động, sáng tạo, sự độc lập của mỗi bộ phận đồng thời đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cơ quan, giữa các bộ phận cùng tham gia áp dụng pháp luật cũng như sự phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan áp dụng pháp luật với các cơ quan khác của Nhà nước hoặc với các tổ chức xã hội.”

3.3. Công tác tổ chức và cán bộ của các cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật

“Áp dụng pháp luật vốn là hoạt động do các cơ quan hoặc các chủ thể có thẩm quyền tiến hành như cơ quan hành chính, tòa án, viện kiểm sát,…Do tính chất quan trọng và phức tạp của hoạt động áp dụng pháp luật nên Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc bị áp dụng pháp luật có thể được hưởng lợi ích rất lớn nhưng cũng có thể phải chịu những hậu quả bất lợi nên trong pháp luật luôn có sự xác định rõ ràng cơ sở, điều kiện, trình tự thủ tục… của chủ thể trong quá trình áp dụng pháp luật. Chính vì vậy các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần được tổ chức một cách khoa học, có sự phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của mỗi cơ quan, mỗi bộ phận để tránh hiện tượng chồng chéo, mâu thuẫn cản trở nhau trong công việc của các cơ quan này. Sự không thống nhất, không phân định rõ ràng phạm vi, lĩnh vực hoạt động hoặc thẩm quyền của các cơ quan dẫn đến có những vụ việc thì nhiều cơ quan tranh nhau giải quyết nhưng lại có những vụ việc thì đùn đẩy không cơ quan nào nhận trách nhiệm giải quyết. Trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan áp dụng pháp luật phải đảm bảo tính năng động, chủ động, sáng tạo, sự độc lập của mỗi cơ quan hoặc mỗi bộ phận đồng thời đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cơ quan, giữa các bộ phận cùng tham gia áp dụng pháp luật cũng như sự phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan áp dụng pháp luật với các cơ quan khác của Nhà nước hoặc với các tổ chức xã hội.”

3.4. Các văn bản áp dụng pháp luật

“Bởi tính hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng, sự tác động của các văn bản áp dụng pháp luật. Quá trình áp dụng pháp luật phải thông qua một số giai đoạn nhất định, các giai đoạn đó được thực hiện nhờ sự trợ giúp của các văn bản áp dụng pháp luật. Hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào văn bản áp dụng pháp luật. Do vậy các văn bản áp dụng pháp luật phải được ban hành phù hợp với một số yêu cầu sau: văn bản áp dụng pháp luật phải hợp pháp, nghĩa là nó được ban hành đúng thẩm quyền hoặc nhà chức trách chỉ được ban hành một số văn bản áp dụng pháp luật nhất định theo quy định của pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật phải được ban hành có cơ sở thực tế, nghĩa là nó được ban hành căn cứ vào những sự kiện, những đòi hỏi thực tế đầy đủ, chính xác và đáng tin cậy.”

3.5. Ý thức pháp luật của người áp dụng pháp luật

Ý thức pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động áp dụng pháp luật của Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc. Tất cả các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật, chủ thể bị áp dụng pháp luật, người ápdụng pháp luật và người bị áp dụng pháp luật đều cần có ý thức pháp luật để điều chỉnh hành vi của mình và hành vi của các chủ thể khác phù hợp với mục đích, yêu cầu của pháp luật.

“Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, quan điểm, quan niệm thịnh hành trong xã hội thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luât và sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp với các hành vi pháp lí thực tiễn. Khi ra các quyết định nhất là các văn bản áp dụng pháp luật cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền phải căn cứ vào quy định của pháp luật chứ không thể căn cứ vào những động cơ các nhân, cục bộ vì hoạt động này liên quan đến quyền và nghĩa vụ pháp lí của chủ thể đặc biệt là đối với chủ thể bị áp dụng pháp luật.”

Do đó các quyết định áp dụng pháp luật phải được ban hành đúng thẩm quyền, đúng tên gọi, trình tự thủ tục do pháp luật quy định, tổ chức thi hành quyết định đó trên thực tế. Nói chung áp dụng pháp luật là một quá trình phức tạp đòi hỏi người áp dụng pháp luật phải có ý thức pháp luật cao nếu không có ý thức pháp luật cao thì chủ thể bị áp dụng pháp luật sẽ rất khó để nhận thấy rằng ý thức pháp luật đã có tác động tích cực đến quá trình thực hiện nghiệp vụ của chủ thể tiến hành.

“Ý thức pháp luật của cán bộ có thẩm quyền áp dụng pháp luật càng cao thì hoạt động áp dụng pháp luật của họ càng đúng đắn và hiệu quả. Chủ thể áp dụng pháp luật nhân danh quyền lực nhà nước nên hoạt động áp dụng pháp luật có tính chất bắt buộc với chủ thể bị áp dụng vì thế hoạt động này không chỉ thể hiện ý thức của người trực tiếp áp dụng pháp luật mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, thay đổi thái độ tình cảm pháp luật của người bị áp dụng.

Nếu họ thực hiện những hành vi sai trái thì vô tình sẽ dẫn đến thái độ coi thường pháp luật của người dân và nguy hiểm hơn là có thể làm cho nhân dân không còn niềm tin vào pháp luật và chế độ nữa. Ngược lại nếu những người áp dụng pháp luật có ý thức pháp luật cao thì nhân dân sẽ có niềm tin vào pháp luật, thấy được giá trị của việc tôn trọng pháp luật và thực hiệ chính xác, tuân theo pháp luật và vận động nười khác làm theo pháp luật.

Ý thức pháp luật và hành vi của cán bộ công chức nhà nước có ảnh hưởng sâu rộng, trực tiếp đến nhiều cá nhân khác nhất là hoạt động pháp luật của đội ngũ cán bộ tư pháp bởi một trong những thẩm quyền quan trọng của họ là có thể ban hành những nghị quyết làm pháp sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một hay nhiều quyền hạn hay nhiệm vụ pháp lí, có thể đưa lại lợi ích hoặc thiệt hại cả về vật chất lẫn tinh thần cho các tổ chức, cá nhân khác.

Một bài tiểu luận chất lượng và đạt điểm cao có lẽ là điều ai cũng mong muốn. Nếu bạn cũng cần điều đó thì hãy đến với Dịch vụ viết thuê tiểu luận, quy trình, báo giá chi tiết bạn nhé

Do đó đối với cán bộ của Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc thì ý thức pháp luật càng cần được chú trọng. Hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật cần phải hiểu nội dung của quy phạm, xác định rõ các đặc trưng pháp lí của sự vụ có liên quan để ban hành văn bản áp dụng pháp luật chính xác, hợp pháp.

Mọi sai sót trong quá trình cụ thể hóa quyền, nghĩa vụ hoặc cá biệt hóa chế tài pháp luật đều có nguy cơ phá vỡ tính đúng đắn của quá trình áp dụng pháp luật. Vì vậy, chỉ có thể đem lại hiệu quả tốt nhất cho hoạt động áp dụng pháp luật khi ý thức của các cá nhân có thẩm quyền được bảo đảm. Nâng cao trình độ văn hóa pháp lí, ý thức pháp luật, hình thành bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng… là những đòi hỏi cần thiết đối với những người áp dụng pháp luật trên thực tế.”

Không những vậy, ý thức pháp luật còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong các trường hợp các quy phạm pháp luật hiện hành bị lạc hậu, không đáo ứng được một cách đầy đủ, chính xác những đòi hỏi của sự phát triển của xã hội hoặc trong những trường hợp cần giải quyết vụ việc không có pháp luật điều chỉnh cần áp dụng pháp luật tương tự.

“Trong những trường hợp đó người trực tiếp áp dụng pháp luật sẽ căn cứ vào ý thức pháp luật, các nguyên tắc và niềm tin nội tâm của mình để giải quyết vụ việc theo những cách khác nhau để phù hợp. Thực tế cho thấy, Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc không ít trường hợp do mục đích động cơ cá nhân hoặc những nguyên nhân khác nhau mà người có thẩm quyền áp dụng pháp luật đã cụ thể hóa mục đích trái hẳn hoặc không phù hợp với mục đích xã hội.

Do vậy cần có những hoạt động kiểm tra, giám sát thật chặt chẽ quá trình áp dụng pháp luật đồng thời phải có biện pháp xử lí nghiêm minh những người cố ý áp dụng pháp luật không đúng, không phù hợp với mục đích xã hội.”

3.6. Những điều kiện vật chất – kỹ thuật cần thiết đảm bảo cho hoạt động áp dụng pháp luật

“Hoạt động áp dụng pháp luật của Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc còn chịu ảnh hưởng của những điều kiện đảm bảo cần thiết về vật chất – kỹ thuật. Nhiều văn bản pháp luật, nhiều quy định của pháp luật muốn thực hiện được trong thực tế đòi hỏi phải có một chi phí rất lớn về sức người và trang bị vật chất – kỹ thuật (Ví dụ như kinh phí để thực hiện áp dụng pháp luật). Hoạt động áp dụng pháp luật phải luôn tuân theo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tất cả các công đoạn, đấu tranh không khoan nhượng với những biểu hiện vi phạm pháp luật, những hành vi áp dụng pháp luật không đúng, không phù hợp.”

[1] https://luatminhkhue.vn/ap-dung-phap-luat-dac-diem-nguyen-tac-ap-dung-phap-luat-la-gi-phan-biet-van-ban-quy-pham-phap-luat-va-van-ban-ap-dung-phap-luat, truy cập ngày 27/2/2022.

[2] Bộ tư pháp trường Đại học luật Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay, Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Hồi, Hà Nội – 2019.

[3] TS. Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2010

[4] https://luatminhkhue.vn/ap-dung-phap-luat-dac-diem-nguyen-tac-ap-dung-phap-luat-la-gi-phan-biet-van-ban-quy-pham-phap-luat-va-van-ban-ap-dung-phap-luat, truy cập ngày 27/2/2022.

Bài viết Tiểu Luận Áp Dụng Pháp Luật Của Ủy Ban Nhân Dân trên đây sẽ là bài mẫu tham khảo tốt, giúp các bạn định hướng được cho bài làm của mình. Nhưng hãy nhớ nếu các bạn có khó khăn trong việc tìm kiếm số liệu và tài liệu cho bài làm thì các bạn hãy liên hệ ngay với Luận Văn Tốt để được tư vấn viết bài tiểu luận giá cả hợp lý bạn nhé. Chúc các bạn có bài tiểu luận đạt điểm cao nhé.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Liên hệ