Tiểu Luận Các Nguồn Lực Phát Triển Kinh Tế Tại Huyện Lộc Ninh

5/5 - (1 bình chọn)

??? Nội dung Tiểu Luận Các Nguồn Lực Phát Triển Kinh Tế Tại Huyện Lộc là tài liệu mà Luận Văn Tốt muốn được chia sẻ phí đến các bạn sinh viên để các bạn có thêm tư liệu cho bài làm này hoặc để tham khảo khi các bạn làm bài tiểu luận về đề tài liên quan. Bài viết được Luận Văn Tốt trích lục từ các bài tiểu luận trước đây đạt điểm rất cao để gửi đến các bạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các bạn định hướng được việc triển khai nội dung trong bài làm của mình.???

??Trong quá trình viết bài tiểu luận nói riêng cũng như các bài tập, tiểu luận, khóa luận,… nói chung, nếu như có khó khăn trong quá trình triển khai cũng như viết bài, hãy liên hệ với dịch vụ viết thuê tiểu luận của Luận Văn Tốt qua zalo/tele : 0934573149 để được báo giá chi tiết, cam kết bảo mật 100%.???‍??‍?

Lời Mở Đầu Tiểu Luận Các Nguồn Lực Phát Triển Kinh Tế

Bình Phước nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, là cầu nối giữa khu vực miền Ðông Nam Bộ với các tỉnh Tây Nguyên và nước bạn Cam-pu-chia. Với vị trí quan trọng này, Bình Phước đang đẩy mạnh phát triển kinh tế khu vực biên giới, trong đó tập trung cho một số dự án như: Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư, khu dự án điện mặt trời trên vùng đất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế thấp; phát triển du lịch sinh thái kết hợp tâm linh. Là một trong những huyện có sự phát triển kinh tế đáng chú ý của tỉnh Bình Phước, với nhận xét và đánh giá cao của tỉnh Bình Phước, Huyện Lộc Ninh là một huyện có điểm sáng về kinh tế, kinh tế – xã hội không ngừng phát triển, đời sống và tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên, an ninh quốc phòng luôn được giữ vững. Để làm rõ các nhân tố góp phần vào sự phát triển kinh tế của quê hương huyện Lộc Ninh nên em chọn chủ đề “Các nguồn lực phát triển kinh tế tại Huyện Lộc Ninh Tỉnh Bình Phước”.

Phần 1. Cơ sở lý luận của các nguồn lực phát triển kinh tế tại Huyện Lộc Ninh Tỉnh Bình Phước.

1.1. Khái niệm về nguồn lực

Nguồn lực là khái niệm bao hàm nhiều yếu tố vật chất vô hình và hữu hình cần thiết để tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

 Nguồn lực là tổng thể các nguyên, nhiên vật liệu, tài sản các loại (vô hình và hữu hình) để sản xuất ra các loại

1.2. Phân loại các nguồn lực

Có nhiều cách phân loại nguồn lực khác nhau. Trong khuôn khổ và phạm vi của đề tài, phân loại nguồn lực thể hiện:

Nguồn lực lao động: nguồn lực lao động là bộ phận dân số quan trọng, sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội và là nguồn thu nhập cho tái đầu tư và tiêu dùng cá nhân. Nguồn lực lao động là yếu tố quyết định đối với các nguồn lực phát triển của mỗi quốc gia.

 Nguồn lực đất đai và tài nguyên thiên nhiên: đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là quà tặng của tự nhiên cho con người, là điều kiện của lao động; đất đai kết hợp với lao động là nguồn gốc sinh ra mọi của cải vật chất, Wiliam Petty đã từng nói: “Đất đai là cha, lao động là mẹ của mọi của cải vật chất”.

 Nguồn lực vốn đầu tư: nguồn lực vốn tài chính là lượng vốn thực tế dưới dạng tiền tệ và quy đổi ra tiền được huy động để phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội của một đất nước.

 Nguồn lực khoa học và công nghệ: nguồn lực khoa học và công nghệ có thể hiểu đó là: Khả năng nghiên cứu, sáng tạo ra các công nghệ mới tiến bộ nhằm tạo cho nền kinh tế phát triển nhanh, vững chắc, đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao; nguồn lực khoa học và công nghệ ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.

 Nguồn lực phi vật thể: nguồn lực phi vật thể (nguồn lực vô hình) là nguồn lực được tạo nên bởi các giá trị tinh thần mà một quốc gia, một dân tộc, một tổ chức tích lũy được trong suốt chiều dài phát triển của lịch sử, trong đó cốt lõi nhất là bảng giá trị văn hóa. 

Đề hỗ trợ các bạn vượt qua việc kho khăn khi tìm tài liệu tham khảo thì Luận Văn Tốt chia sẻ thêm cho các bạn nội dung Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Kinh Tế

Phần 2. Thực trạng các nguồn lực phát triển kinh tế tại huyện Lộc Ninh Tỉnh Bình Phước

2.1. Sự hình thành của Huyện Lộc Ninh

Huyện Lộc Ninh được tái lập theo Quyết định số 34-CP của Hội đồng Chính phủ ngày 9 tháng 2 năm 1978 trên cơ sở tách một số xã của 2 huyện Phước Long (gồm: Thiện Hưng, Hưng Phước, Tân Hòa, Tân Tiến, Bù Tam) và huyện Bình Long (gồm: Lộc Hiệp, Lộc Thành, Lộc Hưng, Lộc Quảng, Lộc Khánh, Lộc Tấn, Lộc Thái).

Với điều kiện kinh tế và két cấu cơ sở hạn tầng ngày càng hoàn thiện, trình độ dân chí được nâng cao, nguồn nhân lực có chất lượng, huyện Lộc Ninh đang dần trở thành vùng kinh tế phát triển của tỉnh Bình Phước, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế của Tỉnh.

2.2. Thực trạng các nguồn lực phát triển kinh tế của huyện Lộc Ninh

2.2.1. Điều kiện tự nhiên Huyện Lộc Ninh

– Về vị trí địa lý: Huyện Lộc Ninh là huyện miền núi biên giới phía Tây – Bắc của tỉnh Bình Phước, có đường biên giới dài hơn 100k tiếp giáp với huyện Sanuol tỉnh Kratie và Mimot, tỉnh Congpongcham của Campuchia. Diện tích tự nhiên: 86.297,52 ha, chiếm 12,6% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Lộc Ninh là huyện vùng sâu của tỉnh Bình Phước, có vị trí địa lý:

Phía bắc và phía tây giáp Campuchia

Phía đông giáp huyện Bù Đốp, huyện Bù Gia Mập và huyện Phú Riềng

Phía nam giáp thị xã Bình Long và huyện Hớn Quản

Phía tây nam giáp huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh

Huyện Lộc Ninh với diện tích 853,95 km², dân số ước đạt đến 115.268 người.

Lợi thế:

Có QL 13 đi qua trung tâm huyện nối liền với Campuchia thông qua cửa khẩu Hoa Lư và sắp tới có đường sắt xuyên Á đi qua, đây chính là lợi thế trong phát triển KTXH trong tương lai với các nước. Lộc Ninh có địa hình cao từ phía Bắc, thấp dần về phía Nam, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

– Về tài nguyên thiên nhiên: Lộc Ninh có tổng diện tích tự nhiên là 86.297,52ha, trong đó đất rừng chiếm 68.714 ha, còn lại là đất nông nghiệp với phần lớn là đất đỏ bazan có độ phì nhiêu cao, phù hợp các loại cây trồng có thu nhập cao như: cà phê, điều, hồ tiêu, cao su. Lộc Ninh có 2 con sông lớn chay qua là sông Măng tạo thành biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Cămpuchia, sông bé tạo thành ranh giới tự nhiên giữa Lộc Ninh với huyện Phước Long. Ngoài ra còn có Suối Cần Lê là ranh giới giữa huyện Lộc Ninh với huyện Bình Long và trên 20 con suối lớn nhỏ trên địa bàn huyện.

+ Thành phần thực vật cây gỗ (kể cả cây họ mộc có chiều cao từ 2m trở lên) của rừng các tỉnh Miền Đông có khoảng 77 họ, 336 giống, 892 loài. Riêng tỉnh Bình Phước có 801 loài.

Hạn chế:

Tuy nằm gần các đường biên giới quốc gia với lào, campuchi có đường biên giới quốc gia, vừa có điều kiện giao lưu kinh tế, nhưng đồng thời cũng có những khó khăn về an ninh quốc phòng. Tình hình Campuchia trong những năm qua diễn biến khá phức tạp; do đó, phát triển kinh tế nói chung và vấn đề sử dụng đất nói riêng ở đây cần quan tâm đến vấn đề an ninh biên giới.

+ Phần lớn ở huyện Lộc Ninh là phát triển nông nghiệp và có phát triển công nghiệp như trồng cà phê, tiêu, cao su nhưng trình độ sống vẫn thuộc vào thấp của nước ta.

+ Lộc Ninh vốn là nơi có quỹ rừng phong phú, đa dạng và nó có giá trị phòng hộ, môi trường cho cả Bình Phước nhưng đã bị khai thác và tàn phá mạnh mẽ như về rừn tà thiết của Lộc Ninh.

Với diện tích rừng tự nhiên còn sót lại khoảng 1.600 ha, khu căn cứ di tích lịch sử Tà Thiết và du lịch sinh thái Bộ chỉ huy Miền B2 đã trở thành món mồi béo bở cho những người phá rừng và khai thác gỗ làm giàu bất chính. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước, từ đầu năm 2013 đến nay, trên lâm phần Ban quản lý rừng phòng hộ Tà Thiết, huyện Lộc Ninh không xảy ra phá rừng mới. Tuy nhiên, các hành vi khai thác, vận chuyển trái phép lâm sản đang diễn biến rất phức tạp.

2.2.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng

– Dân số vào lao động: Theo thống kê năm 2014 thì số lao động vào Lộc Ninh làm ăn và sinh sống rất thấp chỉ khoảng 1.298.376,000 người, nhưng thống kê số người từ lộc ninh đi nơi khác làm ăn lại gấp đôi gấp nhiều lần (ước tính khoảng gần 5 ngàn người).

Lực lượng lao động của huyện Lộc Ninh khá dồi dào, những chủ yếu đi alafm ăn xa không ở trong huyện. Lao động có trình độ chuyên môn cao hơn so với các vùng khác, tuy nhiên khả năng nắm bắt và ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp ngày càng cao.

– Cơ sở hạ tầng kinh tế: mặc dù đang là một huyện không phát triển lắm nhưng cơ sở hạ tầng của huyện vẫn chưa đạt hiệu quả toàn diện, bên những công trình chính sách của huyện đã đạt kết quả tốt của huyện thực thi như xấy các công trình công cộng của huyện đã được thực hiện đồng bộ có hieju quả trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Các cơ sở hạ tầng như khu dân cư mới, cơ sở trường học, bệnh viện đã được đầu tư xây mới, trang thiết bị trường học và y tế được cấp mới mặc dù chưa đầy đủ hoàn toàn.

Tiểu Luận Các Nguồn Lực Phát Triển Kinh Tế Tại Huyện Lộc Ninh
Tiểu Luận Các Nguồn Lực Phát Triển Kinh Tế Tại Huyện Lộc Ninh

2.2.3. Về tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2006 – 2010 đạt 14 – 15%, 2011 – 2015 đạt 15%, thời kỳ 2016 – 2020 đạt 14%.

– Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản. Cơ cấu ngành đến năm 2010: Ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 14,8%, ngành dịch vụ chiếm 23,5%, ngành nông, lâm, thuỷ sản chiếm 61,7%; năm 2018 tương ứng là 20,5% – 34,3% – 45,2%

– GDP bình quân đầu người năm 2018 đạt khoảng 12,3 triệu đồng; năm 2018 khoảng 25,3 triệu đồng/người và năm 2020 khoảng 43,7 triệu đồng/người.

– Huyện đã thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện trong các lĩnh vực văn hóa – xã hội, đặc biệt là chăm lo về giáo dục đào tạo nhằm nâng cao dân trí, tăng chất lượng nguồn lực, thực hiện tốt các chính sách xã hội khác.

2.2.4. Về phát triển văn hóa – xã hội

– Giáo dục – đào tạo của huyện: Tron những năm qua huyện Lộc Ninh đã đạt được những tiến bộ đáng nghi nhận của phạm vi giáo dục, kể cả vùng nghèo. Theo số liệu báo cáo mà sưu tầm được như sau

+ Đối với cấp học mẫu giáo trên địa bàn huyện đã có sự tăng lên rát rõ ràng qua các năm, năm 2017-2018 tổng số tăng lên là 5 lớp.

+ Đối với các em học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp trung học phổ thông đều đỗ tốt nghiệp 100% cao nhất trong các năm qua.

  • Lĩnh vực y tế: Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong việc phát triển kinh tế của huyện đóng vai trò quan trọng và thay đổi đáng kể trong lĩnh vực y tế. Cũng giống như giáo dục, sự phát triển y té của huyện được cải tiện và nâng cao cả về chất lượng phục vụ như phòng bệnh, giường khám bệnh như trình độ khám chữa bệnh của đội ngũ y bác sĩ từ cấp xã đến thị trấn. Hiện nay không còn xã trắng về y tế các trạm xá đều được kiên cố hóa, cán bộ y tế được tăng cường nhiều.
  • Toàn huyện có 23 cơ sở y tế gồm một bệnh viện trung tâm huyện, hai phòng khám khu vực ở cụm xã Cúc Đường và cụm xã Tràng Xá và 17 trạm thuộc 616 xã. Với tổng số giường bệnh 140 giường, trong đó 60 giường đôi. Mạng lưới y tế tư nhân chưa phát triển, chưa thật sự đầu tư nâng cấp, nhất là tuyến xã. Do vậy rất cần những chính sách của chính phủ khuyến khích  y tế tư nhân phát triển để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho bà con.

2.2.5. Nguồn nhân lực

Chuyển biến lao động – việc làm: với số lượng dân cư đông đảo, vùnghuyện  cũng chính là nơi có lực lượng lao động rất dồi dào. Trong giai đoạn 2010 – 2014, đóng góp vào nguồn lao động của vùng

Lộc Ninh có số lao động của tỉnh lớn nhất là Bình Phước chiếm 22,1% lực lượng lao động toàn tỉnh, tiếp đó là huyện Bù Đốp chiếm 17,1%, còn lại các nơi khác.

Về mặt chất lượng: nguồn nhân lực có cơ cấu trẻ với hơn một nửa là thanh niên trong độ tuổi 16 –30, chiếm 52% – 54% tổng số lao động trong vùng, trình độ học vấn, khả năng tiếp thu nhanh nhạnh kiến thức và kỹ năng lao động. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông khá cao (khoảng 93,6%; trong đó thành thị 96,3%, nông thôn 82,2%)

2.2.6. Vốn đầu tư phát triển

– Lộc Ninh là một huyện còn nhiều tiềm năng phát triển kinh tế với các nước bạn như xuất khẩu hàn hóa qua cử khẩu với nước bạn campuchia, tuyến giao thông biên giới với các quốc gia khác, tuy nhiên vốn đầu tư phát triển của nhà nước cũng như vốn đầu tư nước ngoài để xây dựng cá công trình giao thông vận tải đường biên giới.Tổng số vớn đầu tư của nước ngoài giảm đi và số vốn FDI của nước ngoài tăng lên dã góp phần làm chuyern dịch cơ cấu kinh tế của vùng.

2.2.7. Phát triển khoa học – công nghệ

Trải qua năm 2020 với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở địa phương vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực. Đó là nhờ các địa phương đã tập trung triển khai quyết liệt các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN), đồng thời luôn tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân triển khai các nhiệm vụ một cách hiệu quả, từ đó đóng góp trực tiếp cho phát triển kinh tế – xã hội ở các địa phương.

Việc đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH ở các thị trấn, xã, huyện Lộc Ninh qua từng giai đoạn đã đạt được những thành tựu đáng kể trongviệc phát triển ngành công nghiệp ứng dụng trong nông nghiệp đáng kể, viêc ứng dụng trong việc phát triern kinh tế đã nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.

Năm 2020, hầu hết các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng được triển khai đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của các địa phương. Chính vì thế kết quả nghiên cứu gắn sát với thực tiễn, nâng cao được giá trị sản phẩm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Việc triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp tỉnh, thành phố, đã được áp dụng vào sản xuất kinh doanh; Triển khai mới các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp huyện, cấp ngành theo cơ chế hỗ trợ kinh phí 50/50 và 70/30, các công trình được tổng kết, nghiệm thu và đi vào thực tế đời sống sản xuất kinh doanh, đem lại hiệu quả thiết thực.

Phần 3. Một Số Giải Pháp Nguồn Lực Phát Triển Kinh Tế Tại Huyện Lộc Ninh Tỉnh Bình Phước

3.1. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng

Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội thị trấn Lộc Ninh đạt tiêu chí đô thị loại IV; 2 xã Lộc Hiệp, Lộc Thái đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng của đô thị loại V vào năm 2025. Phát triển khu đô thị dịch vụ – thương mại – dân cư phía Đông quốc lộ 13 diện tích 360 ha làm hạt nhân hỗ trợ phát triển cho khu công nghiệp tập trung và khu quản lý thương mại – dịch vụ Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư theo Quyết định số 1130/QĐ-UBND ngày 15-5-2017 của UBND tỉnh. Triển khai dự án khu đô thị – hành chính – dịch vụ – thương mại – dân cư huyện Lộc Ninh quy mô 35 ha.

Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao. Phấn đấu đến năm 2025 có đủ các phòng bộ môn, phòng chức năng và sân bãi rèn luyện thể chất trong trường học. Đầu tư cơ sở vật chất cho các trạm y tế, nâng cấp Trung tâm Y tế huyện lên 200 giường bệnh. Đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa trên địa bàn các xã, ấp đạt tiêu chí nông thôn mới; xây dựng sân vận động, nhà thi đấu đa năng huyện đủ khả năng tổ chức các giải thể thao cấp tỉnh.

Đầu tư phát triển mạng lưới điện, nhất là hệ thống điện hạ áp đến vùng sâu, vùng xa, khuyến khích phát triển điện năng lượng mặt trời áp mái nhà, đáp ứng 99,6% hộ dân có điện dùng trong sinh hoạt. Phát triển mạng lưới thông tin, viễn thông, xây dựng chính quyền điện tử đáp ứng yêu cầu quá trình quản lý và phát triển của xã hội. Đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hệ thống đập, hồ chứa nước, kênh mương thủy lợi đáp ứng nhu cầu phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước sạch cho nhân dân với số vốn bố trí khoảng 845 tỷ đồng.

Muốn có bài tiểu luận về giải pháp phát triển kinh tế thành công thì bạn không thể bỏ qua nội dung Tiểu luận Kinh tế Chính trị: Phát triển kinh tế tư nhân

3.2. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Đây được xem là giải pháp căn cơ để thúc đẩy kinh tế của huyện trên phạm vi rộng, tác động tới đại bộ phận nhân dân trên địa bàn huyện trong thời gian tới. Cụ thể, đó là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến vào sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, đưa tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm khoảng 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện. Hình thành và phát triển các trang trại nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các xã, thị trấn; chú trọng sản xuất tập trung một hay một vài loại sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Triển khai chương trình mỗi xã, thị trấn có ít nhất 1 sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu.

Gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp với việc thực hiện các tiêu chí liên quan đến chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng khu dân cư nông thôn kiểu mẫu; quan tâm đến việc nâng cao thu nhập cho nông dân, phát triển các loại hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp, từng bước thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn.

3.3. Phát triển nhanh công nghiệp, thương mại, dịch vụ

 Trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ, Lộc Ninh sẽ tập trung khuyến khích, hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp điện năng lượng mặt trời, xem đây là ngành công nghiệp quan trọng thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp xây dựng trong cơ cấu kinh tế của huyện, đặc biệt hỗ trợ thực hiện tuyến đường dây 220kV Lộc Ninh – Bình Long 2 và 5 dự án nhà máy điện mặt trời công suất 800MWp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Triển khai 2 cụm công nghiệp Lộc Thịnh, Lộc Thành với tổng diện tích 94 ha đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch.

Xin cơ chế phối hợp đặc thù trong quản lý, phát triển Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư. Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng đồng bộ, chọn lĩnh vực đột phá để phát triển khu kinh tế cửa khẩu phù hợp lợi thế so sánh so với các khu kinh tế cửa khẩu khác trên tuyến biên giới với Vương quốc Campuchia.

 Rà soát, quy hoạch quỹ đất để xây dựng mạng lưới chợ nông thôn, từng bước xóa bỏ chợ tạm, nâng cấp, chỉnh trang chợ thị trấn Lộc Ninh theo hướng văn minh, hiện đại.

Phối hợp quản lý, kêu gọi đầu tư phát triển các di tích lịch sử do tỉnh quản lý, trọng tâm là phát huy sự ảnh hưởng, tác động tích cực đến kinh tế – xã hội địa phương của Khu di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Tà Thiết. Đổi mới công tác quản lý, khai thác các di tích lịch sử, văn hóa do huyện quản lý, theo hướng bảo tồn gắn với xã hội hóa đầu tư quản lý tránh tình trạng chặt phá rừng bừa bãi.

Phần kết bài cũng là nội dung không thể thiếu trong bài tiểu luận Tiểu Luận Các Nguồn Lực Phát Triển Kinh Tế Tại Huyện Lộc Ninh

Kết Luận

Phát triển các nguồn lực huyện Lộc Ninh là một trong những mục tiêu mang tính cốt lõi trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của cả nước nói chung, vùng KTTĐPN nói riêng. Chủ đề đã phân tích những nội dung làm rõ ảnh hưởng của các nguồn lực tới sự phát triển của Lộc Ninh. Và đưa ra những giải pháp theo ý kiến cá nhân, những đề xuất một cách tương đổi toàn diện, phù hợp với điều kiện hiện tại và kinh tế của Lộc Ninh trong năm tới. Tuy vậy, việc phát triển các nguồn lực của Lộc ninh một cách bền vững là một vấn đề mang tính khoa học và luôn xuất hiện những yếu tố mới cần phải chinh sửa, hoàn thiện phù hợp với yêu cầu mới đặt ra kết hợp với các nguồn lực khác như công nghệ- khoa học, tự nhiên, xã hội … để phát triển kinh tế toàn diện và hết tiềm năng của Huyện Lộc Ninh.

???Qua bài viết Tiểu Luận Các Nguồn Lực Phát Triển Kinh Tế Tại Huyện Lộc Ninh. Ngoài hy vọng sẽ giúp được các bạn định hướng cho bạn tiểu luận của mình thì trong quá trình làm bài nếu các bạn sinh viên không có thời gian để thực hiện đề tài hoặc gặp khó khăn trong vấn đề tìm kiếm tài liệu mà không thể hoàn thành bài làm của mình thì liên hệ ngay với Luận Văn Tốt nhé. Chúc các bạn thành công và gời thì tải free phần nội dung này thôi.???

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Liên hệ