Bài viết Tiểu Luận Điều Kiện Áp Dụng Chế Tài Phạt Vi Phạm Hợp Đồng mà Luận Văn Tốt chia sẻ lên đây xem như một món quà gửi đến các bạn, vì đây là tài liệu được nhiều bạn nhờ bên mình chia sẻ, tư vấn..nhưng do nhu cầu các bạn sinh viên cần hỗ trợ quá nhiều bên mình không sắp xếp thời gian được để trả lời từng bạn, vì vậy Luận Văn Tốt chia sẻ lên đây để các bạn tải miễn phí về làm nội dung hoặc ntham khảo cho bài Tiểu Luận Điều Kiện Áp Dụng Chế Tài Phạt Vi Phạm Hợp Đồng.
Trong quá trình làm bài tiểu luận nếu các bạn không có thời gian hoàn thành hoặc các bạn gặp khó khăn về bài làm của mình thì hãy liên hệ để tư vấn viết tiểu luận trọn gói của Luận Văn Tốt để được hỗ trợ Số điện thoại/zalo/tele : 0934573149
Là một trong những hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng trong hoạt đồng thương mại, phạt vi phạm hợp đồng được định nghĩa tại Điều 300 Luật Thương mại 2005 như sau: “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Đièu 294 của Luật này”.
Căn cứ vào quy định này, có thể hiểu để áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng thì cần thoả mãn một số điều kiện nhất định nhất định:
Một là, hợp đồng có hiệu lực.
Phạt vi phạm hợp đồng là một điều khoản được các bên thoả thuận trong hợp đồng. Theo đó, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến điều khoản về phạt vi phạm chỉ phát sinh khi hợp đồng có hiệu lực pháp luật. Hay nói cách khác, trong trường hợp hợp đồng bị vô hiệu thì nội dung thoả thuận về phạt vi phạm hợp đồng của các bên trong hợp đồng cũng không có hiệu lực. Vì vậy, có thể nói đây chính là điều kiện có tính chất quyết định khi áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng.
Hai là, tồn tại hành vi vi phạm hợp đồng.
Hành vi “vi phạm hợp đồng” được hiểu là hành vi của một bên “không thực hiện”, “thực hiện không đầy đủ” hoặc “thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng hoặc theo quy định của Luật Thương mại[1]. Xét về bản chất, hành vi vi phạm hợp đồng tồn tại không chỉ là căn cứ pháp lý quan trọng và cần thiết để áp dụng đối với chế tài phạt vi phạm hợp đồng mà đối với tất cả các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng. Điều kiện này cũng đã phần nào được thể hiện ngay trong định nghĩa về chế tài phạt vi phạm hợp đồng được quy định tại Điều 300 nêu trên “do vi phạm hợp đồng”.
XEM THÊM : Tiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Các Bên Trong Hợp Đồng Lao Động
Ba là, có thoả thuận phạt vi phạm trong hợp đồng giữa các bên.
Khác với một số chế tài trong thương mại khác, chế tài phạt vi phạm chỉ được thực hiện, áp dụng khi có sự thoả thuận giữa các bên tham gia ký kết hợp đồng. Tuy nhiên thoả thuận này không chỉ đơn thuần bằng miệng hay dưới một hình thức phi vật chất mà phải được ghi nhận cụ thể trong hợp đồng, “… nếu trong hợp đồng có thoả thuận”. Ngay trong Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng đã ghi nhận nội dung về “trách nhiệm do phạt vi phạm hợp đồng” vào phần “nội dung” có thể có trong hợp đồng.
Như vậy, chế tài phạt vi phạm hợp đồng nhất thiết phải được các bên thoả thuận và ghi nhận tại hợp đồng ký kết để được coi là có cơ sở giải quyết, áp dụng cho các bên khi phát sinh yêu cầu sau này. Chế tài phạt vi phạm hợp đồng không bắt buộc đối với tất cả các hợp đồng thương mại mà phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng.
Thứ tư, không thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm.
Luật Thương mại 2005 đưa ra một số trường hợp được “miễn trách nhiệm” đối với hành vi vi phạm tại Điều 294. Theo đó, nếu thuộc một trong những trường hợp này thì dù có thoả mãn 3 điều kiện nêu trên, hành vi vi phạm cũng không thể áp dụng chế tài phạt vi phạm. Các trường hợp miễn trách nhiệm này đa phần xuất phát từ lý do ngoài ý chí chủ quan của bên vi phạm hợp đồng, tức việc vi phạm hợp đồng không phải do lỗi cố ý của bên đó. Ngoài ra, Luật Thương mại 2005 cũng cho phép công nhận sự thoả thuận của các bên liên quan đến trường hợp miễn trách nhiệm này. Cụ thể là những trường hợp như sau:
“(i) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
(ii) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
(iii) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
(iv) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể nào biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.”
Ví dụ đối với một vụ việc thực tế như sau:[2]
Ngày 10/9/2016, bà Hoàng Thị H và Công ty TV (bà T là người đại diện theo pháp luật) ký hợp đồng mua bán hàng hoá số 01.2012/HĐMB (Sau đây gọi là “Hợp đồng 01”). Theo nội dung Hợp đồng 01, bà H mua của Công ty TV cánh gà với giá, chất lượng, phương thức thanh toán và thời gian thanh toán được ghi nhận đầy đủ tại Hợp đồng 01. Đồng thời hai bên cũng có thoả thuận về áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng tại Điều 8 của Hợp đồng như sau: “Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã được thoả thuận trên, không được đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng, bên nào không thực hiện được hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng sẽ bị phạt tới 3% giá trị của hợp đồng vi phạm (cao nhất là 8%)”.
Để giúp các bạn có thêm tài liệu hữu dung tham khảo trước khi làm bài Luận Văn Tốt mời bạn xem qua Tiểu Luận Công Chứng Các Hợp Đồng Về Đảm Bảo Thực Hiện Nghĩa Vụ
Ngày 12/9/2016, bà H đã chuyển khoản tạm ứng cho bà T số tiền 445.000.000 đồng qua số tài khoản của bà T theo Giấy nộp tiền mặt ngày 12/9/2016. Mặc dù qua nhiều lần yêu cầu thực hiện Hợp đồng nhưng phía Công ty TV không thực hiện được, vì vậy bà H gửi Công văn số 64/2017/CV-LTN ngày 28/12/2017 cho Cong ty TV yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc hoàn trả số tiền đã thanh toán trước đó. Công ty TV có Công văn phúc đáp đề nghị được trả dần số tiền bà H đã tạm ứng trước. Bà H không đồng ý với yêu cầu này. Theo đó tại đơn khởi kiện, bà H có yêu cầu Công ty TV chịu khoản phạt vi phạm hợp đồng là 445.000.000 đồng x 8% = 35.600.000 đồng.
Theo nhận định, phán quyết của Toà án đưa ra cũng như quy định Luật Thương mại 2005 về điều kiện áp dụng chế tài phạt vi phạm thì thấy rằng:
– Thứ nhất, Hợp đồng 01 được hai bên ký kết trên cơ sở tự nguyện, có hình thức và nội dung phù hợp với Luật Thương mai 2005 nên hợp pháp và có hiệu lực thi hành.
– Thứ hai, việc công ty TV không giao hàng theo đúng thoả thuận tại Hợp đồng 01 cho bà H đã vi phạm Điều 34 Luật Thương mại, hay nói cách khác là vi phạm hợp đồng.
– Thứ ba, hai bên đã có thoả thuận và ghi nhận tại Điều 8 của Hợp đồng 01 về việc áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng.
– Thứ tư, hành vi vi phạm của công ty TV không thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm theo quy định tại Điều 294 Luật Thương mại 2005.
Từ những căn cứ nêu trên, Toà án đã chấp thuận yêu cầu khởi kiện về nội dung phạt vi phạm hợp đồng đối với công ty TV của bà H.
Như vậy, từ những phân tích nêu trên, có thể thấy rằng phạt vi phạm hợp đồng là một trong những chế tài thương mại. Theo đó để áp dụng chế tài này cần phải đảm bảo 4 điều kiện: hiệu lực của hợp đồng, có hành vi vi phạm hợp đồng, có thoả thuận trong hợp đồng về áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng và cuối cùng là không thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm vi phạm theo quy định tại Điều 294 Luật Thương mại 2005.
[1] Quốc hội (2005), khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại.
[2] Bản án 15/2018/KDTM-ST ngày 28/08/2018 về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá.
Trên đây là nội dung Tiểu Luận Điều Kiện Áp Dụng Chế Tài Phạt Vi Phạm Hợp Đồng hy vọng sẽ giúp các bạn tìm ra được phương hướng cho bài tiểu luận của các bạn. Nếu có thắc mắc hay khó khăn về bài làm của mình thì liên hệ ngay với luận văn tốt để được tư vấn viết bài tiểu luận bạn nhé.ư