Tải Free Tiểu Luận Học Phần Pháp Luật An Sinh Xã Hội

5/5 - (4 bình chọn)

?‍♂️?‍♂️?Tiểu Luận Học Phần Pháp Luật An Sinh Xã Hội là một đề tài không còn mới lạ đối với các bạn học viên, nhưng để viết một bài tiểu luận hay thu hút người đọc thì không phải ai cũng làm được. Bài viết dưới đây đã được  Luận Văn Tốt dành nhiều thời gian để soạn thảo và muốn chia sẻ đến các bạn để các bạn có thêm tài liệu tham khảo hữu ích, trước khi viết bài tiểu luận Học Phần Pháp Luật An Sinh Xã Hội và hoàn thành một cách tốt nhất.??

Trong quá trình làm bài nếu các bạn gặp khó khăn từ việc tìm kiếm tài liệu, số liệu liên quan để tham khảo,  hay vì một lý do nào đó mà không thể hoàn thành bài làm của mình hãy gọi ngay Zalo/tele : 0934573149 để được tư vấn viết bài tiểu luận đạt điểm cao bạn nhé.

Chương 1: Thực Tiễn Thực Hiện Pháp Luật Về Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Trên Địa Bàn Tỉnh Sóc Trăng

1.1. Tình hình thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn Tỉnh Sóc Trăng

1.1.1. Khái quát về bảo hiểm xã hội tỉnh Sóc Trăng

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sóc Trăng là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 22/QĐ – BHXH ngày 15 tháng 07 năm 1995 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có chức năng giúp Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội và quản lí quỹ bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Bộ máy tổ chức của đơn vị ngày mới thành lập gồm 4 phòng nghiệp vụ và 7 đơn vị  huyện, thị. Đến nay đã được củng cố, kiện toàn, mở rộng và phát triển với 11 phòng nghiệp vụ và 11 đơn vị Bảo hiểm xã hội huyện, thị, thành phố (gọi chung là Bảo hiểm xã hội huyện) trực thuộc. Biên chế của Bảo hiểm xã hội tỉnh có: “350 người, trong đó có 311 cán bộ, công chức và 39 hợp đồng lao động; có 335 người (95,71%) trình độ đại học, trên đại học và 15 người (4,29%) trình độ trung cấp, cao đẳng; 70% cán bộ là Đảng viên; 55% cán bộ là nữ; 5% cán bộ có trình độ cao cấp chính trị, 83% có trình độ ngoại ngữ và 92% có trình độ tin học cơ bản”.

            1.1.2. Kết quả thực hiện pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

  1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

            Ở Sóc Trăng, hầu hết những đối tượng tham gia loại hình này chủ yếu sống ở vùng nông thôn, thu nhập thấp không ổn định, điều kiện kinh tế khó khăn, đa phần là những cán bộ không chuyên trách cấp xã, lao động tự do, nông dân… Trong số này cũng có rất nhiều đối tượng là công nhân và nhân viên bán hàng tại các công ty trên địa bàn tỉnh được đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc với thời gian dài. Sau khi kết thúc công việc, họ lại tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, và nhận thức được tầm quan trọng cũng như lợi ích mà loại hình này mang lại. Bên cạnh đó, hiện nay do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 nên cũng có một bộ phận lao động mất đất cho phát triển công nghiệp, phải chuyển sang làm những công việc khác. Những người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn 2018 – 2020 được thể hiện qua bảng số liệu sau:

            Bảng 1.1. Số người tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Năm Số người tham gia bảo hiểm Số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện Tỉ lệ (%)
2018 73.172 8. 938 1,28
2019 937.300 12.631 1,35
2020 1.017.000 14.565 1,43

Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Sóc Trăng”

            Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân tỉnh, hiện nay tình hình thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội đặc biệt là bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã đạt được một số kết quả nhất định. Cụ thể trong năm 2020: “huyện Trần Đề đã vận động được 1.478 người tham gia (đạt 133,03% kế hoạch); thị xã Ngã Năm vận động được 1.134 người tham gia (đạt 118,87 kế hoạch); huyện Long Phú vận động được 1890 người tham gia (đạt 113,79% kế hoạch), huyện Mỹ Tú vận động được 1.234 người tham gia đật (111, 98% kế hoạch); Văn phòng bảo hiểm xã hội tỉnh vận động được 1.380 người tham gia (đạt 107,14% kế hoạch)…” [1][2].

            Khi tham gia bảo hiểm này thì hầu hết nhóm người lao động ở Sóc Trăng có độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lớn nhất vì trong hơn 10 năm làm việc họ đã có kinh nghiệm sống, tích lũy được tài chính và thấy được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là rất cần thiết, người lao động, người lao động có nhóm tuổi dưới 30 và 45 – 60 có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp hơn; những người lao động có mức thu nhập trung bình có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cao hơn so với người thu nhập thấp hoặc mức thu nhập cao. Đối tượng chủ yếu là lao động tự do và nông dân[3].

            Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh Sóc Trăng có: “71 đại lý thu thuộc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn; 1 đại lý thu thuộc hệ thống Bưu điện (với 109 điểm thu); 24 đại lý thu thuộc hệ thống trạm y tế; 2 đại lý thu tư nhân và 435 điểm thu thuộc trường học. Việc mở rộng các đại lý thu đã thu hút nhiều người dân tham gia và thụ hưởng. Ngoài ra, bảo hiểm xã hội còn mở rộng đại lý thu tới hệ thống cán bộ Dân số huyện, thị xã, thành phố; cán bộ chuyên trách dân số, xã, phường thị trấn. Trong năm 2020, đã đào tạo 134 nhân viên đại lý thuộc hệ thống này. Nhìn chung, các đại lý đã có nhiều cố gắng tích cực trong việc tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Nhiều đại lý bám sát cơ sở, nắm chắc đối tượng, xuống trực tiếp từng hộ dân để vận động, điện thoại nhắc nhở. Đặc biệt việc liên tục cập nhập, danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội các huyện được thực hiện kịp thời, đúng quy định, không để xảy ra thất thoát tài chính[4]”.

  1. Các chế độ của bảo hiểm xã hội tự nguyện

            * Chế độ hưu trí

            Trong giai đoạn 2016 – 2020, “Bảo hiểm xã hội tỉnh Sóc Trăng đã xét duyệt, thẩm định hồ sơ giải quyết các chế độ BHXH đảm bảo giải quyết nhanh chóng, chính xác, kịp thời các chế độ BHXH cho người lao động theo quy trình cho gần 300 trường hợp hưu trí và trợ cấp hằng tháng, hơn 100 trường hợp trợ cấp 01 lần. Để được hưởng lương hưu những nhóm đối tượng này phải đáp ứng những quy định của Bộ luật lao động năm 2014, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 đối với nam và nữ[5]”. Với việc ra đời của loại hình Bảo hiểm xã hội tự nguyện đã cho phép các đối tượng này tiếp tục tham gia để có thể hội đủ các điều kiện hưởng chế độ hưu trí. Đây là một trong các mặt tích cực của chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện nhằm hạn chế việc người lao động nhận bảo hiểm xã hội một lần trong bảo hiểm xã hội bắt buộc và tạo cơ hội cho họ tiếp tục tham gia loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng.

            * Chế độ tử tuất

            Thực hiện Quyết định số 1380/QĐ – TTg ngày 18 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt: “Đề án thực hiện liên thông cải cách thủ tục hành chính; Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hưởng chế độ tử tuất/ hỗ trợ chi phí mai táng/hưởng mai táng phí”, Công văn số 68/BHXH – CSBHXH ngày 07 tháng 01 năm 2019 về việc “phân cấp giải quyết chế độ tử tuất”. Trong giai đoạn 2016 – 2020, Bảo hiểm xã hội tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện đúng quy định về việc thụ hưởng chế độ trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất được thực hiện theo đúng quy định đáp ứng nhu cầu của thân nhân người lao động được thực hiện nhanh chóng và thuận tiện. Điều này được thể hiện qua bảng sau:

Tải Free Tiểu Luận Học Phần Pháp Luật An Sinh Xã Hội
Tải Free Tiểu Luận Học Phần Pháp Luật An Sinh Xã Hội

XEM THÊM : Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật

Bảng 1.2. Thống kê các trường hợp nhận trợ cấp theo hai chế độ từ năm 2016 – 2020

STT Chế độ Đơn vị tính 2018 2019 2020 Tổng
1 Hưu trí Trường hợp 69 58 70 197
2 Tử tuất Trường hợp 5 7 8 20

“Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Sóc Trăng

Qua bảng số liệu trên cho thấy trong giai đoạn 2018 – 2020 có 30 trường hợp được hưởng chế độ tử tuất con số này không nhiều so với số lượng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn. Điều này cũng thể hiện việc tham gia bảo hiểm xã hội của các đối tượng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng là những đối tượng mới tham gia, với tuổi đời còn trẻ cũng như những người đáp ứng điều kiện hưởng chế độ hưu trí và tử tuất là chưa nhiều.

  1. Qũy bảo hiểm xã hội tự nguyện

* Thu quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo số liệu của Bảo hiểm xã hội tỉnh Sóc Trăng bắt đầu từ năm 2008 khi mới triển khai thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện số người tham gia là 8 người với số tiền thu là 10,5 triệu đến năm 2020 số người tham gia là 14.653 thu được 19,8 tỉ đồng, cụ thể trong giai đoạn 2016 – 2020 số tiền thu được qua các năm như sau: Năm 2018: số thu vào quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện là 12,45 tỉ đồng.  Năm 2019: số thu vào quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện là 15,27 tỉ đồng. Năm 2020: số thu vào quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện là 19,8 tỉ đồng

Qua số liệu nêu trên cho thấy, số thu từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động vào bảo hiểm của các quỹ đều tăng nhanh qua từng năm.Tuy vậy, xét trên thực tế số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn chưa đáng kể so với số lượng người lao động thuộc diện tham gia loại hình này.

* Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện

Việc sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện theo quy định tại điều 84 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014: “Người sử dụng bảo hiểm này sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng khi về già; được trợ cấp thẻ bảo hiểm y tế trong suốt thời gian được hưởng lương hưu; được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí khi tham gia bảo hiểm này; lương hưu được điều chỉnh theo Chỉ số giá tiêu dùng; được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với nhu cầu của bản thân; nhân thân được hưởng chế độ tử tuất khi người tham gia qua đời[6]”.

  1. Tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện

Một là, tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện dưới nhiều hình thức

Thực hiện sự chỉ đạo của bảo hiểm xã hội Việt Nam và được sự cho phép của UBND tỉnh, bảo hiểm xã hội tỉnh Sóc Trăng đã: “tổ chức 31 đợt ra quân tuyên truyền trong giai đoạn 2016 – 2020 để vận động người dân tham gia. Qua đó đã nhận được sự đồng tình, hưởng ứng, ủng hộ của các cấp ủy, chính quyền địa phương, các sở, ban ngành, đoàn thể và đông đảo người dân trên địa bàn tỉnh. Kết quả, ngay trong các đợt ra quân đã huy động được 6.735 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện . Bảo hiểm xã hội cũng đã phối hợp với liên đoàn lao động tỉnh tuyên truyền hướng tới đối tượng là những người lao động. Qua đó nhận thức về quyền lợi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được tăng lên”[7]. Bảo hiểm xã hội tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện đa dạng các hình thức truyền thông như: truyền thông trực quan; truyền thông đối thoại trực tiếp tại cơ sở; hoạt động của trang thông tin điện tử; tổ chức hội thi truyền thông viên bảo hiểm xã hội.

Nội dung truyền thông đã tập trung vào điều kiện tham gia, phương thức đóng, thời điểm đóng, mức tiền hỗ trợ khi tham gia, hồ sơ, thủ tục khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện…

Thứ hai, chế độ chính sách được thực hiện kịp thời và đầy đủ

            Thực hiện quyết định số 2240/QĐ – UBND ngày 18 tháng 08 năm 2020 của chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc “công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành bảo hiểm xã hội tiếp nhận hồ sơ tại trung tâm phục vụ hành chính công”: “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Bắt đầu từ ngày 07/09/2020, Bảo hiểm xã hội Sóc Trăng tổ chức tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội tỉnh thêm 15 trung tâm hành chính, nâng tổng số tất cả các trung tâm hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị đưa ra tiếp nhận và trả kết quả tại trung tâm phục vụ hành chính công là 24 trung tâm hành chính[8]”. Trong năm 2020, bảo hiểm xã hội tỉnh đã tiếp nhận tại Trung tâm hơn 6.200 hồ sơ thủ tục hành chính, trong đó đã giải quyết trước hạn hơn 5.600 hồ sơ, chiếm hơn 92% hồ sơ đã giải quyết[9].

            Thứ ba, thủ tục, hồ sơ quy trình tham gia

            Người lao động có nhu cầu tham gia sẽ được nhân viên hoặc đại lý hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Hồ sơ thường thể hiện là giấy tờ khai hoặc đề nghị tham gia, kèm theo giấy tờ cá nhân. Sau khi nộp hồ sơ sẽ có thông tin phản hồi về việc tiếp nhận hoặc giấy nhận hẹn kết quả giải quyết. Việc đăng ký tham gia nhìn chung khá dễ dàng, thuận tiện để người lao động làm thủ tục. Ngoài ra, việc nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết có thể thông qua nhiều hình thức đăng ký như: giao dịch điện tử hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc đến cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đại lý thu.

            Thứ tư, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

            Trong thời gian qua, bảo hiểm xã hội tỉnh Sóc Trăng đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách thủ tục hành chính. Qua đó giúp nâng cao năng lực, hiệu quả trong công tác phục vụ, đáp ứng sự hài lòng của người dân. Khi đơn vị, cá nhân thực hiện giao dịch điện tử thông qua địa chỉ http://gddt.baohiemxahoi.gov.vn  sẽ không phải đến trực tiếp cơ quan bảo hiểm xã hội và có thể linh động về thời gian. Nhất là trong giai đoạn dịch Covid – 19 đang lan rộng như hiện nay, việc sử dụng dịch vụ này sẽ góp phần tiết kiệm thời gian, tiền bạc, giảm số người phải trực tiếp đến liên hệ, giao dịch trực tiếp tại đơn vị, đảm bảo phòng chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh. Đặc biệt, hiện nay BHXH tỉnh đang khẩn trương triển khai ứng dụng VssID – Bảo hiểm xã hội số trên nền tảng thiết bị di động. Theo lãnh đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh: “đến cuối tháng 5/2021, Sóc Trăng đã có trên 30.000 người cài đặt VssID, đạt trên 21% số người tham gia bảo hiểm xã hội của tỉnh. Bảo hiểm xã hội tỉnh Sóc Trăng phấn đấu đến hết tháng 9/2021, 100% số người tham gia bảo hiểm xã hội của tỉnh sẽ được cài đặt ứng dụng và sử dụng phần mềm VssID [10]”.

            1.2. Hạn chế trong việc thực thi pháp luật Bảo hiểm xã hội tự nguyện tại tỉnh Sóc Trăng

            – Về những quy định pháp luật liên quan đến Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Thứ nhất, chính sách hiện hành chưa bao phủ đến toàn dân. Quy định về vấn đề hưởng lương hưu và nhận bảo hiểm xã hội một lần còn bất cập. Hệ thống bảo hiểm xã hội về cơ bản còn thiết kế đơn tầng, sự kết nối giữa các chính sách này với các chính sách khác còn chưa đồng bộ, chặt chẽ nên diện bao phủ còn thấp, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn và khu vực không có quan hệ lao động. Chính sách bảo hiểm xã hội cho khu vực phi chính thức mới giới hạn ở hai chế độ hưu trí và tử tuất có sự khắt khe hơn khi so sánh với bảo hiểm xã hội bắt buộc vấn đề này sẽ làm rào cản phát triển số lượng người tham gia.

            Người lao động chỉ được hưởng có hai chế độ hưu trí và tử tuất nhưng lại quy định thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu phải từ đủ 20 năm trở lên và có tuổi đời 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, cho thấy quá dài. Nhưng, thời gian tới theo Bộ Luật Lao động năm 2019 và Nghị định số 135/2020/NĐ-CP, thì tuổi nghỉ hưu lại điều chỉnh theo lộ trình tăng lên, cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035 (cụ thể là từ ngày 01/01/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động ình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với nam, đủ 55 tuổi 04 tháng đối với nữ; sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ), như vậy độ tuổi hưu sẽ kéo dài hơn nửa, gây cảm giác gánh nặng thêm cho người lao động khi họ muốn tham gia loại hình tự nguyện. Ngoài ra, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ % trên mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông

            Thứ hai, quỹ hưu trí và tử tuất khó đảm bảo cân đối trong dài hạn: Do chính sách bảo hiểm xã hội hiện hành được kế thừa từ các chính sách bảo hiểm xã hội trong giai đoạn kế hoạch hóa tập trung, thiết kế dành cho công nhân viên chức khu vực nhà nước, do ngân sách Nhà nước đảm bảo.

            Thứ ba, quy định điều kiện về thời gian tối thiểu được hưởng lương hưu quá chặt chẽ dẫn đến số người đang tham gia rời bỏ hệ thống bảo hiểm xã hội trước tuổi nghỉ hưu khá lớn: Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội điều kiện thời gian tối thiểu tham gia bảo hiểm xã hội để có cơ hội được hưởng chế độ hưu trí đủ 20 năm. Điều này dẫn đến nhiều người không tích lũy đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu.

Thứ tư, về điều kiện hưởng lương hưu một lần khác dễ dàng theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và Nghị quyết số 93/2015/QH13 của Quốc hội: “Sau một năm không làm việc, không tham gia BHXH là người lao động có thể hưởng BHXH một lần với mức hưởng bằng 1,5 tháng lương cho mỗi năm tham gia BHXH trước năm 2014 và 2 tháng lương cho mỗi năm tham gia sau đó”.

            Thứ năm, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: “người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Thời gian đóng và hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện dựa trên cơ sở thu nhập và tháng đóng bảo hiểm xã hội do người lao động chọn.”Tuy luật bảo hiểm xã hội hiện hành quy định mức đóng do người lao động lựa chọn nhưng trong thực tế, rất nhiều người lao động thuộc độ tuổi lao động không có lương, thu nhập trong tháng hoặc có lao động nhưng thu nhập tháng quá thấp không có khả năng tham gia.

            – Về thực áp dụng pháp luật

            + Công tác tuyên truyền hiện nay mặc dù đã được đổi mới và sử dụng đa dạng các hình thức hơn nhưng hiệu quả còn thấp, thông tin về bảo hiểm chưa thực sự tiếp cận đến nhiều đối tượng mà chính sách của bảo hiểm xã hội tự nguyện hướng đến. Thiếu cơ chế phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các tổ chức bảo hiểm xã hội và các cơ quan có liên quan trong việc năm bắt đối tượng.

+ Mặc dù, quy trình thủ tục đã đơn giản hóa hơn

trước, nhưng mạng lưới thu còn hạn chế, phong cách phục vụ chưa thật sự chuyên nghiệp, hiện đại. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số cán bộ gây phiền hà, dây dưa, dẫn đến việc người dân còn ngại tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

            + Cán bộ chuyên môn của ngành đang thiếu trầm trọng, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc quản lý và tác nghiệp. Đặc biệt, khó khăn trong vấn đề quản lý đối tượng tham gia. Các cán bộ bảo hiểm xã hội cấp cơ sở vẫn chủ yếu kiêm nhiệm của bảo hiểm xã hội bắt buộc

Bài Tiểu Luận Học Phần Pháp Luật An Sinh Xã Hội chắc hẳn sẽ mang lại cho các bạn nhiều ý tưởng hay cho bài làm của các bạn đúng không, Vậy hãy cùng Luận Văn Tốt theo dõi hết phần còn lại nhé!!!

Chương 2: Kiến Nghị Hoàn Thiện Pháp Luật Và Nâng Cao Hiệu Quả Áp Dụng Pháp Luật Về Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện

            2.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện

– Bổ sung các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện

Để tăng sự bảo vệ cho các đối tượng tham gia, đồng thời tăng tính hấp dẫn của bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đó thu hút thêm đối tượng tham gia chính sách. Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau có thể áp dụng là người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội như hiện hành. Thời gian hưởng chế độ ốm đau của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính như người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc Đặc biệt là đối với người tham gia bảo hiểm xã hội là nữ, sinh nở và nuôi con là thiên chức người phụ nữ nào cũng phải trải qua. Do vậy cần quan tâm thêm đến chế độ đối với trường hợp này nhằm bảo đảm vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, tạo tâm lý yên tâm để thực hiện tốt nhất thiên chức làm mẹ của mình.

– Về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và thu nhập được bảo hiểm

Cần đưa ra các cơ chế để xác định mức đóng bảo hiểm và mức thu nhập được bảo hiểm rõ ràng, cụ thể, chi tiết bởi phần lớn đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không có tiền công, tiền lương ổn định. Việc xác định thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội và hưởng bảo hiểm xã hội đối với họ là điều khó khăn. Đối với cơ quan bảo hiểm xã hội, do thu nhập của người lao động không ổn định, sẽ gây ra những trở ngại trong nghiệp vụ bảo hiểm xã hội. Cơ quan bảo hiểm xã hội không quản lý được mức thu nhập của họ, vì thế sẽ khó xác định mức đóng bảo hiểm xã hội cụ thể

– Hoàn thiện các quy định về chế độ hưu trí

Chế độ hưu trí nên quy định: “giảm dần số năm đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm xuống còn 15 năm, hướng tới 10 năm để được hưởng chế độ hưu trí, có quy định phù hợp để giảm tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo hướng tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí, giảm quyền lợi nếu hưởng bảo hiểm xã hội một lần”. Chính phủ cần ban hành kế hoạch hành động và thi hành thực hiện các nội dung cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, trong đó có nhiều nội dung về bảo hiểm xã hội tự nguyện, xây dựng mô hình bảo hiểm xã hội đa tầng, trình Quốc hội sửa đổi bổ sung các văn bản Luật (Bộ Luật Lao động, Luật bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật BHYT,…) thiết kế lương hưu xã hội, mở rộng bao phủ, bảo hiểm xã hội toàn dân.

Kiến nghị pháp luật cần tăng mức trợ cấp một lần khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nghỉ hưu mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn thời gian tương ứng mức lương hưu tối đa.

Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: “Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn thời gian tương ứng mức lương hưu tối đa 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu theo quy định này là thấp so với người lao động hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần”. Mặc dù, đặt ra với mục đích nhằm chia sẻ giữa những người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, song pháp luật cần phải bảo đảm nguyên tắc công bằng, có đóng có hưởng của bảo hiểm xã hội.

Do đó, kiến nghị pháp luật cần tăng mức trợ cấp một lần khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn thời gian tương ứng mức lương hưu tối đa 75%, thì cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian hưởng theo lộ trình tăng dần và theo mức tăng bậc thang. Được điều chỉnh như vậy sẽ vừa bảo đảm nguyên tắc đóng hưởng bảo hiểm xã hội, vừa bảo đảm công bằng giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

– Sửa đổi quy định về điều kiện hưởng trợ cấp mai táng và tuất hàng tháng

Điều 80 Luật bảo hiểm hiện hành quy định: “Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 5 năm trở lên mà chết thì thân nhân của họ mới được nhận chế độ trợ cấp mai táng[11]”. Theo tác giả việc quy định thời gian 5 năm là quá dài, nội dung này được kế thừa từ năm 2006 trong hoàn cảnh Việt Nam mới bắt đầu hình thành bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa có người tham gia. Những hiện nay vấn đề này không còn phù hợp. Do đó, kiến nghị pháp luật cần xem xét điều chỉnh thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để được hưởng chế độ này, cụ thể là điều chỉnh giảm số năm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (có thể còn từ đủ 2 hoặc 3 năm) trên cơ sở cân đối nguồn quỹ bảo hiểm xã hội, sao cho đảm bảo việc tăng trưởng quỹ cân đối với lợi ích của người lao động. Về chế độ trợ cấp tuất hàng tháng, kiến nghị xem xét hạ thấp thời gian 15 năm đóng còn 08 năm hoặc 10 năm để bảo đảm cho người tham gia và nhân thân họ hưởng được sự công bằng.

2.2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật

– Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của người lao động về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trong thời gian tới bảo hiểm xã hội tỉnh Sóc Trăng nên tập trung tuyên truyền cụ thể sâu rộng bằng các biện pháp mạnh mẽ như tương tác trực tiếp với người lao động thông qua hoạt động tư vấn, hội nghị tuyên truyền, tổng đài chăn sóc khách hàng…nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật bảo hiểm xã hội, lấy số lượng phát triển đối tượng tham gia làm thước đo hiệu quả.   – Tăng cường hiện đại hóa các công nghệ, bảo hiểm xã hội tỉnh Sóc Trăng cần sử dụng có hiệu quả hệ thống nhân viên chăm sóc khách hàng, sử dụng và khai thác triệt để lợi ích mạng lại từ các thiết bị công nghệ này.

– Bồi dưỡng  – nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo hiểm xã hội tự nguyện, đổi mới dịch vụ. Phải xây dựng những kế hoạch cụ thể để đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nhằm tiến tới chuyên môn hóa đội ngũ bảo hiểm xã hội tự nguyện riêng, có trình độ về chuyên môn nghiệp vụ cao về bảo hiểm xã hội tự nguyện.

– Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh. Qua công tác này có thể phát hiện được những vấn đề bất cập, chưa hợp lý trong cơ chế chính sách kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và các quy định pháp luật khác có liên quan cho phù hợp với thực tiễn.

Để phong phú hơn về tài liệu tham khảo mời các bạn xem qua Tiểu Luận Môn Học Pháp Luật Tài Chính

[1] Bảo hiểm xã hội tỉnh Sóc Trăng (2020), Báo cáo tổng kết công tác năm 2020, tr.3

[2] Bảo hiểm xã hội tỉnh Sóc Trăng (2020), Báo cáo tổng kết công tác năm 2020, tr.3

[3]Bảo hiểm xã hội tỉnh Sóc Trăng (2020), Báo cáo tổng kết công tác năm 2020, tr,7.

[4] Bảo hiểm xã hội tỉnh Sóc Trăng (2020), Báo cáo tổng kết công tác năm 2020, tr.5.

[5] Bảo hiểm xã hội tỉnh Sóc Trăng (2020), Báo cáo tổng kết công tác năm 2020, tr.5.

[6] Bảo hiểm xã hội tỉnh Sóc Trăng (2020), Báo cáo tổng kết công tác năm 2020), tr.5.

[7] Bảo hiểm xã hội tỉnh Sóc Trăng (2020), Báo cáo tổng kết công tác năm 2020, tr.5.

[8]Trung tâm PVHCC (2020), “Bảo hiểm xã hội tỉnh Sóc Trăng tiếp nhận và trả kết quả tất cả các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị tại trung tâm phục vụ hành chính công kể từ ngày 07/09/2020”, Vănphòng Uỷ ban nhân dan tỉnh Sóc Trăng,[ truy cập ngày 05 tháng 08 năm 2021).

[9] Bảo hiểm xã hội tỉnh Sóc Trăng (2020), Báo cáo tổng kết công tác năm 2020, tr.5.

[10] Bảo hiểm xã hội tỉnh Sóc Trăng (2020), Báo cáo tổng kết công tác năm 2020, tr.5.

[11] Khoản 1 điều 80 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

Qua bài Tiểu Luận Học Phần Pháp Luật An Sinh Xã Hộixem như là một món quà Luận Văn Tốt  gửi đến các bạn, hy vọng sẽ giúp cho các bạn rất nhiều trong việc tìm kiếm nội dung cũng như tài liệu cho bài tiểu luận Học Phần Pháp Luật An Sinh Xã Hội của mình. Nếu các bạn cần hỗ trợ hay tư vấn thêm về bài làm hãy liên hệ ngay với dịch vụ viết thuê tiểu luận của Luận Văn Tốt. Còn ngay bây giờ hãy tải miễn phívề kho tài liệu của các bạn nhé!!

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Liên hệ