Tiểu Luận Học Phần Pháp Luật Về Trọng Tài Thương Mại

5/5 - (1 bình chọn)

Bài mẫu Tiểu Luận Học Phần Pháp Luật Về Trọng Tài Thương Mại mà hôm nay Luận Văn Tốt chia sẻ dưới đây để giúp các bạn sinh viên có thêm tài liệu tham khảo hữu ích trước khi các bạn tiến hành làm bài tiểu luận về trọng Tài Thương Mại. Nội dung bài viết được soạn thảo từ các bài tiểu luận đã đạt điểm rất cao, mong rằng sau khi tham khảo bài viết các bạn sẽ phát huy sáng tạo và vận dụng nội dung vào bài làm của mình một cách hiệu quả nhất, để có bài tiểu luận được đánh giá cao cho bản thân các bạn.

Nếu trong quá trình làm bài các bạn gặp khó khăn từ việc tìm kiếm tài liệu tham khảo đến triển khai nội dung bài làm…thì các bạn hãy liên hệ sđt/zalo/tele : 0934573149 hoặc tham khảo dịch vụ viết tiểu luận của Luận Văn Tốt bạn nhé.

1. Phán quyết trọng tài

Khoản 10 Điều 3 Luật TTTM 2010 quy định như sau:

“Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài”. 

Theo đó, để được coi là phán quyết trọng tài, quyết định của Hội đồng trọng tài phải đảm bảo hai vấn đề:

  • Một là phạm vi giải quyết của quyết định đó phải bao quát toàn bộ nội dung của vụ tranh chấp thương mại.
  • Hai là hệ quả của quyết định Hội đồng trọng tài là dẫn đến quá trình tố tụng trọng tài chấm dứt ngay sau thời điểm đưa ra phán quyết trọng tài. Theo đó các bên không có quyền yêu cầu Trọng tài giải quyết lại vụ tranh chấp đó.

Bên cạnh đó, Điều 58 LTTM 2010 cũng quy định về việc “Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.”

Mặt khác, theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 do Hội đồng thẩm phán ban hành hướng dẫn thi hành Quy định Luật Trọng tài thương mại do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành (sau đây gọi là “Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP”), cũng đồng thời ghi nhận “phán quyết trọng tài bao gồm quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên của Hội đồng trọng tài theo quy định tại Điều 58 Luật TTTM và phán quyết của Hội đồng trọng tài quy định tại Điều 61 Luật TTTM”.

Như vậy, phán quyết trọng tài trong phạm vi bài Tiểu Luận Học Phần Pháp Luật Về Trọng Tài Thương Mại được hiểu chung bao gồm hai loại Quyết định của Hồng trọng tài, đó là:

  • Quyết định công nhận thỏa thuận của các bên của Hội đồng trọng tài.

Quyết định này được ban hành dựa trên cơ sở “sự thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết trong tranh chấp sau khi được Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải”[1]. Hay nói cách khác, quyết định này được Hội đồng trọng tài ban hành sau khi Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải và các bên tranh chấp hòa giải thành công các nội dung của tranh chấp. Quyết định công nhân thỏa thuận của các bên của Hội đồng trọng tài đảm bảo các yêu cầu để được coi là một phán quyết trọng tài như phân tích ở trên bởi: phạm vi công nhận của quyết định này là sự thỏa thuận của các bên liên quan đến toàn bộ nội dung thuộc vụ tranh chấp; quyết định này là chung thẩm do vậy sua khi ban hành thì quá trình tố tụng trọng tài sẽ kết thúc.

Ví dụ 1: Công ty A (Bên mua) và Công ty B (Bên bán) ký hợp đồng mua bán hàng hóa là bộ thiết bị chụp X-quang. Trong hợp đồng có đính kèm phụ lục chi tiết về các bộ phận chi tiết của bộ thiết bị, đồng thời nội dung hợp đồng cũng quy định rõ thời gian cụ thể Bên B giao trọn bộ thiết bị này trong một đợt cho Bên A. Tuy nhiên, đến thời hạn giao hàng, Bên B lại giao thiếu một số chi tiết của bộ thiết bị này. Bên A cho rằng hàng hóa mua theo hợp đồng là trọn bộ thiết bị chứ không phải từng linh kiện chi tiết, vì vậy Bên A tính phạt vi phạm hợp đồng đối với Bên B căn cứ trên giá trị toàn bộ hợp đồng; đồng thời yêu cầu Bên B tiếp tục giao nốt số hàng hóa còn thiếu. Tuy nhiên Bên B cho rằng số hàng hóa giao thiếu chỉ là một số linh kiện, vì vậy chỉ chấp thuận chịu phạt vi phạm theo giá trị linh kiện còn thiết; đồng thời do Bên B không thể giao nốt số hàng còn thiếu nên muốn chấm dứt hợp đồng với Bên A. Hai bên quyết định đem tranh chấp ra giải quyết tại Trọng tài thương mại.

Theo đó, các vấn đề các bên yêu cầu giải quyết tranh chấp bao gồm:

  • Tranh chấp liên quan đến số tiền phạt vi phạm;
  • Tranh chấp liên quan đến việc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ giao hàng của Bên B.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp, hai bên yêu cầu Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp này. Sau khi hòa giải, Bên A và Bên B đã thỏa thuận được với nhau về toàn bộ các vấn đề tranh chấp nêu trên. Vì vậy, theo đó Hội đồng trọng tài đã ban hành quyết định công nhận thỏa thuận của các bên. Quyết định này của Hội đồng trọng tài “là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài”.

  • Quyết định của Hội đồng trọng tài được ban hành trên cơ sở xem xét toàn bộ quá trình tố tụng trọng tài sau khi đã giải quyết toàn bộ nội dung tranh chấp.

Đây là loại phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều 61 của LTTM 2010. Khác với quyết định công nhận thỏa thuận của các bên căn cứ trên phương thức hòa giải đã được phân tích ở trên, nội dung phán quyết trọng tài này dựa trên sự xem xét toàn bộ quá trình tố tụng trọng tài và biểu quyết lựa chọn của Hội đồng trọng tài theo nguyên tắc đa số. Phán quyết trọng tài này phải đảm bảo tuân theo những nội dung, hình thức nhất định. Trường hợp có sửa chữa, giải thích phán quyết hoặc phán quyết bổ sung thì những văn bản đó cũng được xem là một phần của phán quyết.

Tiểu Luận Học Phần Pháp Luật Về Trọng Tài Thương Mại
Tiểu Luận Học Phần Pháp Luật Về Trọng Tài Thương Mại

XEM THÊM : Tiểu Luận Môn Học Pháp Luật Tài Chính

Minh họa cho loại phán quyết trọng tài này, ta tiếp tục với ví dụ 1 đã nêu ở trên. Trường hợp Bên A và Bên B hòa giải không thành hoặc không yêu cầu Hội đồng trọng tài hòa giải, vụ tranh chấp sẽ tiếp tục được tiến hành theo quy trình tố tụng trọng tài, trong đó bao gồm cả phiên họp giải quyết tranh chấp. Sau khi kết thúc các phiên họp giải quyết tranh chấp, Hội đồng trọng tài sẽ xem xét, thảo luận và biểu quyết theo nguyên tắc đa số để đưa ra phán quyết cuối cùng dựa trên những vấn đề tranh chấp và ý kiến của các bên dưa ra. Phán quyết này gọi là phán quyết trọng tài.

2. Quyết định trọng tài không phải phán quyết trọng tài

Cũng như chính tên gọi của loại quyết định trọng tài đã được đưa ra, có thể hiểu loại quyết định này là “Quyết định của Hội đồng trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp nhưng không phải phán quyết trọng tài đã được nêu tại mục 1 nêu trên”. Theo đó, quyết định này không đảm bảo đồng thời hai vấn dề về phạm vi và hệ quả của phán quyết trọng tài, thay vào đó, tùy từng quyết định có thể sẽ không bao gồm hoặc chỉ thỏa mãn một vấn đề được đưa ra.

Một số quyết định trọng tài thuộc loại này có thể kể đến như:

  • Quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp. Quyết định này được Hội đồng trọng tài ban hành trong một số trường hợp nhất định quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật TTTM 2010. Theo đó việc ban hành quyết định này không dẫn tới hệ quả là quá trình tố tụng chấm dứt (bởi một trong hai bên vẫn có quyền khởi kiện lại trong một số trường hợp được pháp luật cho phép).

Tiếp tục ví dụ 1, Bên A sau khi khởi kiện Bên B đã quyết định rút đơn khởi kiện, đồng thời bên B cũng không có yêu cầu tiếp tục giải quyết. Khi đó, Hội đồng trọng tài sẽ ra quyết định trọng tài về việc “đình chỉ giải quyết tranh chấp tranh chấp”. Tuy nhiên, Bên A vẫn có quyền khởi kiện yêu cầu Trọng tài giải quyết lại vụ tranh chấp này.

  • Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Quyết định này được Hội đồng trọng tài ban hành khi có các yêu cầu của một trong hai bên liên quan đến việc áp dụng/thay đổi/hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Theo đó, quyết định này không giải quyết toàn bộ nội dung tranh chấp; đồng thời việc áp dụng quyết định này cũng không làm chấm dứt quá trình tố tụng trọng tài mà chỉ nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan.

Tiếp tục ví dụ 1, trong quá trình tố tụng trọng tài, Công ty A yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với Bên B bởi có căn cứ cho thấy Bên B đang thực hiện hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài. Khi đó, Hội đồng trọng tài sẽ ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Quyết định này chỉ nhằm ngăn chặn hành vi gây bất lợi của Bên B, không gây ra hệ quả chấm dứt tố tụng trọng tài; đồng thời cũng không giải quyết nội dung vụ tranh chấp.

Như vậy, thông qua nhưng phân tích ở trên, một lần nữa kết luận rằng căn cứ theo quy định của pháp luật Việt Nam, có thể phân quyết định trọng tài thành hai loại căn cứ theo phạm vi và hệ quả của quyết định trọng tài đó. Hai loại đó là: phán quyết trọng tài và quyết định trọng tài không phải phán quyết trọng tài.

[1] Quốc hội (2010), Điều 58 Luật Trọng tài thương mại.

Qua bài Tiểu Luận Học Phần Pháp Luật Về Trọng Tài Thương Mại trên đây hy vọng các bạn sẽ tìm ra được hướng làm bài tốt và hoàn thành bài Tiểu Luận Học Phần Pháp Luật Về Trọng Tài Thương Mại đạt điểm cao. Nếu còn thắc mắc hay tư vấn thêm về bài làm thì hãy liên hệ với hotline Luận Văn Tốt sđt/zalo/tele : 0934573149 nhé.

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Liên hệ