Tải Free Tiểu Luận Môn Học Pháp Luật Tài Chính, 9 Điểm

5/5 - (3 bình chọn)

 ????Ngay bây giờ ?‍♂️?‍♂️Miễn Phí!!! Miễn Phí Tải Free Tiểu Luận Môn Học Pháp Luật Tài Chính là nội dung mà Luận Văn Tốt muốn gửi đến các bạn để các bạn làm tài liệu tham khảo trước khi tiến hành làm bài Tiểu Luận Môn Học Pháp Luật Tài Chính. Bài viết được soạn thảo từ các bài tiểu luận đạt điểm cao của những bạn  khóa trước, nay mình chia sẻ lên đây để các bạn khóa sau không mất nhiều thời gian tìm kiếm, dành nhiều thời gian cho bài làm của các bạn.??

 ??Nếu các bạn vẫn còn đang băn khoăn, lo lắng về bài làm của mình, bế tắc không biết bắt đầu từ đâu thì đừng ngần ngại hãy gọi ngay Zalo/tele : 0934573149 Luận Văn Tốt sẽ giúp bạn giải quyết khó khăn hoặc tư vấn viết bài tiểu luận đạt điểm cao bạn nhé.??

1. Mở Đầu Tiểu Luận Môn Học Pháp Luật Tài Chính

Ngày 25/06/2015, tại kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Ngân sách Nhà nước (thay thế luật ngân sách Nhà nước năm 2002). Luật ngân sách năm 2015 ra đời nhằm khắc phục tồn tại của Ngân sách Nhà nước năm 2002; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước, tạo động lực phát triển các nguồn lực, phân bổ ngân sách tập trung, hợp lý, bảo đảm công bằng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước; ổn định và phát triển nền tài chính quốc gia, tăng trưởng kinh tế bền vững, thực hiện xóa đói giảm nghèo.Bảo đảm quyền quyết định những vấn đề trọng yếu nhất về Ngân sách Nhà nước của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ; tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của các Bộ ngành trung ương, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp và đơn vị sử dụng ngân sách trong lĩnh vực Ngân sách Nhà nước. Đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự điều tiết của nhà nước và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Từng bước đổi mới cơ chế quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện các nhiệm vụ được Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí. Trong đó các nguyên tắc của ngân sách Nhà nước đã được Luật năm 2015 thể hiện một cách cụ thể. Để có thể nghiên cứu, tìm hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này. Sinh viên xin chọn chủ đề: “Phân tích các nguyên tắc cơ bản của ngân sách Nhà nước; chứng minh luật ngân sách Nhà nước năm 2015 đã thể hiện được những nguyên tắc này như thế nào” làm tiểu luận nghiên cứu môn học Luật tài chính/pháp luật tài chính.

2. Nội Dung Tiểu Luận Môn Học Pháp Luật Tài Chính

2.1 Các nguyên tắc cơ bản của ngân sách Nhà nước

Theo quan niệm cổ điển về ngân sách, thể chế ngân sách trong mỗi quốc gia được thiết lập và vận hành theo bốn nguyên tắc cơ bản[1]:  nguyên tắc ngân sách nhất niên; nguyên tắc ngân sách đơn nhất; nguyên tắc ngân sách toàn diện; nguyên tắc ngân sách thăng bằng.

Hiện nay, hầu hết các nguyên tắc này vẫn được giới học giả đương thời thừa nhận như một quan điểm khoa học có tính lịch sử và đi xa hơn, họ còn luôn tìm cách củng cố, phát triển và đổi mới chúng để cho phù hợp với nền tài chính công hiện đại.

 Nguyên tắc ngân sách nhất niên

Nguyên tắc nhất niên của ngân sách, ra đời đầu tiên ở nước Anh vào cuối thế kỷ 17, khi mà Quốc hội Anh ngày càng trở nên vững mạnh cùng với sự suy yếu của chế độ vương quyền. Nguyên tắc này được thiết lập ở Anh xuất phát từ hai lý do cơ bản:

Một là, để cho Quốc hội Anh dễ bề kiểm soát Nhà vua trong việc thu thuế và chi tiêu các khoản tiền của quốc gia, Quốc hội đòi hỏi mỗi một năm Nhà vua phải đệ trình lên một bản dự toán các khoản thu chi mình sẽ thực hiện để Quốc hội phê chuẩn. Lí do này chủ yếu mang màu sắc chính trị, vì thật ra Quốc hội làm như vậy chủ yếu là muốn củng cố nền dân chủ xã hội và nâng cao sự ảnh hưởng của mình đối với chế độ quân chủ[2].

Hai là, để cho việc thực hiện các khoản thu, chi được hiệu quả và giúp cho Quốc hội kiểm soát kịp thời đối với mọi hành vi của Nhà vua trong việc chi tiêu, tránh sự lãng phí hay bất công, Quốc hội đòi hỏi Nhà vua chỉ được phép thực hiện kế hoạch thu chi của mình trong thời hạn 1 năm, sau đó muốn thu chi tiếp thì phải được Quốc hội cho phép bằng cách phê chuẩn trong năm tiếp theo. Trên thực tế, mặc dù nguyên tắc này được hình thành sớm nhất ở nước Anh nhưng sau đó đã trở thành một nguyên tắc được thừa nhận tại các nước có nền dân chủ phát triển sớm ở châu Âu như Pháp, Đức. Ngày nay, nguyên tắc này vẫn được coi là một trong những nguyên tắc căn bản của nền tài chính công hiện đại ở hầu khắp các nước trên thế giới. Việc thiết lập được nguyên tắc này trong chế độ tài chính công của nước Anh được xem là một thắng lợi lớn của Quốc hội Anh nói riêng và nhân dân thế giới nói chung trong cuộc tương tranh quyền lực với chế độ vương quyền. Đồng thời, việc thiết lập nguyên tắc này cũng mở ra một thời kì mới cho nền tài chính công ở nhiều quốc gia khác trên thế giới – nền tài chính mang màu sắc dân chủ, trong đó nhân dân có quyền được tham gia vào việc quản trị nền tài chính của đất nước mình thông qua người đại diện cho mình là Quốc hội hay Nghị viện[3].

Xét về phương diện nội dung, nguyên tắc này có hai khía cạnh căn bản:

– Mỗi năm, Quốc hội (với tư cách là cơ quan nắm quyền lập pháp) sẽ biểu quyết ngân sách một lần theo hạn kì do luật định[4].

– Bản dự toán ngân sách nhà nước sau khi đã được Quốc hội quyết định chỉ có giá trị hiệu lực thi hành trong 1 năm và Chính phủ – với tư cách là cơ quan nắm quyền hành pháp cũng chỉ được phép thi hành trong năm đó[5].

 Nguyên tắc ngân sách đơn nhất

  Nguyên tắc ngân sách đơn nhất, theo cách hiểu thông thường, nghĩa là mọi khoản thu và chi tiền tệ của quốc gia trong một năm chỉ được phép trình bày trong một văn kiện duy nhất, đó là bản dự toán ngân sách nhà nước sẽ được Chính phủ trình Quốc hội quyết định để thực hiện. Nguyên tắc này cũng được xây dựng đầu tiên ở các nước có nền dân chủ sớm phát triển như Anh, Pháp, Đức… và ngày nay nó vẫn tiếp tục được thừa nhận ở nhiều nước trên thế giới, tuy rằng nội dung thực chất của nguyên tắc đã ít nhiều có sự thay đổi do sự biến chuyển của nền tài chính công hiện đại mà ví dụ điển hình cho hiện tượng này là sự xuất hiện của tình trạng đa ngân sách ở một vài quốc gia trên thế giới[6]

Theo quan niệm cổ điển, sở dĩ cần phải thiết lập nguyên tắc ngân sách đơn nhất là vì nếu các khoản thu và chi lại được trình bày trong nhiều văn bản khác nhau (hệ thống đa ngân sách) thì không những gây khó khăn cho việc thiết lập một ngân sách thăng bằng và hiệu quả, mà còn khiến cho Quốc hội (với quyền lập pháp có trong tay) cũng khó lòng kiểm soát, lựa chọn được những khoản thu, chi nào là cần thiết hay quan trọng để phê chuẩn cho phù hợp với nhu cầu và đòi hỏi của nền kinh tế – xã hội. Hơn nữa, tình trạng đa ngân sách khó cho ta theo dõi kết quả thực sự của các nghiệp vụ tài chính vì sự tản mát các kết quả ấy ở nhiều tài liệu, chứ không tập trung lại trong một tài liệu duy nhất. Khi nói về vai trò của nguyên tắc ngân sách đơn nhất, tác giả Philip E. Taylor đã viết: “Nhiệm vụ của ngân sách là làm cho việc kế hoạch hoá và kiểm soát công tài có thể thực hiện được. Nếu ngân sách càng được duy nhất thì ta càng có một cái nhìn toàn diện về những thực hiện công tài trong quá khứ và các kế hoạch công tài trong tương lai, và ngân sách càng làm được nhiệm vụ của nó một cách khả quan hơn”.[7]

Ở nước ta, pháp luật hiện hành chưa có điều luật nào ghi nhận một cách rõ ràng, chính thức về nguyên tắc ngân sách đơn nhất và điều này khiến cho việc thực hiện nó trong thực tế có phần lỏng lẻo. Sự xa rời nguyên tắc đơn nhất ở Việt Nam được thể hiện khá rõ ràng ở việc phân hoá các nguồn thu và nhiệm vụ chi để đáp ứng nhu cầu gia tăng các nhiệm vụ của Chính phủ trong thời đại mới.

Các nguồn thu và nhiệm vụ chi này có xu hướng được thiết kế ở nhiều tài liệu khác nhau và thậm chí chúng còn được bổ sung, sửa đổi thường xuyên trong quá trình thực thi ngân sách nhà nước, do những biến cố bất thường về kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh và quản lý nhà nước… Luật ngân sách nhà nước hiệ hành cho phép Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp được quyền quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước các cấp trong trường hợp cần thiết, nhằm đảm bảo tính khả thi cho dự toán ngân sách nhà nước trong quá trình thực hiện. Quy định này có thể được xem là một trong những ví dụ điển hình cho sự xa rời nguyên tắc ngân sách đơn nhất ở Việt Nam.

Tải Free Tiểu Luận Môn Học Pháp Luật Tài Chính, 9 Điểm
Tải Free Tiểu Luận Môn Học Pháp Luật Tài Chính, 9 Điểm

XEM THÊM : Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật

Nguyên tắc ngân sách toàn diện

Cùng với hai nguyên tắc trên, nguyên tắc ngân sách toàn diện cũng đã được đề cập đến từ thế kỷ 17, 18 ở nước Anh và các nước châu Âu lục địa khác.

Nguyên tắc này có thể được diễn tả bằng hai nội dung cơ bản sau đây:

– Mọi khoản thu và mọi khoản chi đều bị bắt buộc phải ghi rõ và thể hiện rõ ràng trong bản dự toán ngân sách nhà nước hàng năm đã được Quốc hội quyết định; không được phép để ngoài dự toán ngân sách bất kì khoản thu, chi nào dù là nhỏ nhất.

– Các khoản thu và các khoản chi không được phép bù trừ cho nhau mà phải thể hiện rõ ràng từng khoản thu và mỗi khoản chi trong mục lục ngân sách nhà nước được duyệt; không được phép dùng riêng một khoản thu nào cho riêng một khoản chi cụ thể nào mà mọi khoản thu đều được dùng để tài trợ cho mọi khoản chi. Tất nhiên, khi áp dụng nguyên tắc này cần tính đến việc phải tuân thủ nguyên tắc “các khoản đi vay để bù đắp bội chi ngân sách không được sử dụng để chi tiêu dùng mà chỉ được sử dụng để chi cho đầu tư phát triển”. Ví dụ: Một đơn vị chi phí hết 500 triệu, nhưng khoản thu là 700 triệu, Lấy 700 – 50 = 200 triệu, chỉ ghị 200 triệu vào phần thu của ngân sách, như vậy là bù trù, chỉ ghi phần sai số vào phần thu của ngân sách.

Với hai nội dung cơ bản nêu trên, việc thực hiện nguyên tắc ngân sách toàn diện sẽ đảm bảo cho bản dự toán ngân sách được thiết lập rõ ràng, cụ thể, minh bạch, đầy đủ và dễ kiểm soát, tránh sự gian lận hay biển thủ công quỹ trong quá trình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. Tại Việt Nam, nguyên tắc ngân sách toàn diện cũng đã được các nhà làm luật ghi nhận một cách cụ thể trong Luật ngân sách nhà nước, với nội dung khẳng định: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” Bằng cách quy định như vậy, nhà làm luật muốn rằng mọi khoản thu và chi của ngân sách nhà nước các cấp, bất luận là lớn hay nhỏ đều phải được ghi chép đầy đủ vào các tài liệu kế toán ngân sách theo chế độ kế toán hiện hành nhằm đảm bảo cho các cơ quan hữu trách có thể dễ bề kiểm soát chúng trong quá trình thực hiện. Về lý thuyết, việc thực hiện nguyên tắc này có vẻ rất tốt cho việc quản trị tài chính công bởi lẽ nó không cho phép bất cứ khoản thu, chi nào được để ngoài ngân sách nhà nước và hơn thế nữa, giữa các khoản thu, chi của bất kỳ đơn vị dự toán nào cũng không được phép bù trừ cho nhau. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện nguyên tắc này có một vài điểm bất cập mà chính những bất cập đó đã sinh ra một vài ngoại lệ của việc thi hành nguyên tắc ngân sách toàn diện. Người ta đã dẫn chứng về sự bất cập của việc thi hành nguyên tắc ngân sách toàn diện bằng ví dụ về Trường Canh nông GRIGNON của Pháp, với giả định là hàng năm trường này đều có một số nguồn thu về hoa lợi nông sản (chẳng hạn: trái cây và rau sạch) từ các vườn thí nghiệm của trường. Nếu tuân thủ nguyên tắc ngân sách toàn diện thì trường này phải bán toàn bộ số nông sản thu được từ hoạt động thí nghiệm và nộp vào ngân sách nhà nước, mặt khác sẽ được ngân sách nhà nước cấp cho một khoản kinh phí để hoạt động, trong đó có nhu cầu mua trái cây và rau sạch phục vụ cho bữa ăn của sinh viên trong trường[8]. Rõ ràng, quy trình này là rất phức tạp và hoàn toàn không cần thiết. Thay vì bắt Trường Canh nông phải làm như trên, pháp luật có thể chấp nhận giải pháp cho phép trường này được sử dụng ngay số nông sản mình thu được để phục vụ cho bữa ăn của sinh viên trong trường theo nguyên tắc tự trang trải chi phí mà không cần phải làm thủ tục xin phép cơ quan nào cả.

Nguyên tắc ngân sách thăng bằng cũng xuất hiện khá sớm trong lịch sử của nền tài chính công ở nhiều quốc gia trên thế giới. Theo nhận xét của các nhà tài chính học[9], sự thăng bằng của ngân sách nhà nước là một ý niệm kế toán nhiều hơn là ý nghĩa về phương diện kinh tế hay pháp lý. Thật vậy, triết lý cổ điển về sự thăng bằng của ngân sách nhà nước bắt đầu từ một quan niệm kế toán, theo đó tất cả các khoản chi trong tài khoản ngân sách đều phải cân bằng với tất cả các khoản thu có trong tài khoản ngân sách (nói cách khác, tổng số thu phải cân bằng với tổng số chi trong năm ngân sách). Theo quan điểm này, sự thăng bằng ngân sách gần như được đảm bảo một cách hoàn hảo vì trên thực tế tổng số thu và tổng số chi của ngân sách nhà nước bao giờ cũng được cân bằng ngay từ khi lập kế hoạch dự toán. Sự so sánh giữa tổng thu và tổng chi ngân sách hàng năm để đánh giá về sự thăng bằng của ngân sách đó, dường như không được khách quan và chính xác, bởi lẽ trong nhiều trường hợp những khoản thu có tính chất hoa lợi (ví dụ điển hình là khoản thu về thuế) lại không đủ để trang trải những khoản chi có tính chất phí tổn (ví dụ khoản chi về quốc phòng an ninh hay văn hoá xã hội và quản lý nhà nước), mặc dù xét về tổng thể thì tổng số thu và tổng số chi vẫn cân bằng. Đây là một trong những lý do rất chính đáng để các nhà tài chính học đương đại đưa ra quan điểm mới về sự thăng bằng của ngân sách nhà nước, theo đó họ cho rằng sự thăng bằng ngân sách không hoàn toàn đồng nghĩa với sự cân bằng giữa tổng thu và tổng chi mà thực chất là sự cân bằng giữa tổng thu hoa lợi (trong đó chủ yếu là thuế) với tổng chi có tính chất phí tổn[10]. Từ quan điểm này có thể hiểu là, nếu tổng các khoản thu có tính chất hoa lợi lớn hơn tổng các khoản chi có tính chất phí tổn thì khi đó ngân sách nhà nước sẽ có thặng dư (bội thu ngân sách); ngược lại, nếu tổng các khoản thu có tính chất hoa lợi nhỏ hơn tổng các khoản chi có tính chất phí tổn thì ngân sách sẽ lâm vào tình trạng thâm hụt (bội chi ngân sách). Trên thực tế, quan điểm này đã được thừa nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới và đồng thời cũng được ghi nhận trong Luật ngân sách nhà nước hiện hành ở Việt Nam. Có lẽ, ưu điểm lớn nhất của quan điểm này là nó giúp cho việc xác định một cách chính xác và thực chất về tình trạng thặng dư hay thâm hụt của ngân sách nhà nước tại một thời điểm để từ đó đánh giá mức độ thăng bằng của ngân sách nhà nước. Sự thật, chúng ta sẽ không biết được gì về sự thăng bằng ngân sách, nếu chỉ đem so sánh giữa tổng các khoản thu (bao gồm các khoản thu có tính hoa lợi và các khoản thu không có tính hoa lợi) với tổng các khoản chi (bao gồm cả những khoản chi có tính chất phí tổn và không phí tổn). Chừng nào những khoản thu có tính chất không phải hoa lợi và những khoản chi có tính chất không phải phí tổn còn được coi là yếu tố để xác định thặng dư hay thiếu hụt ngân sách thì chừng đó chúng ta vẫn chưa có đượcmột ý niệm chính xác và đầy đủ về sự thăng bằng của ngân sách nhà nước. Trong bối cảnh thế giới ngày nay, những thay đổi bất thường trong kế hoạch thu, chi của mỗi quốc gia do sự tác động của tình hình chiến tranh, nạn khủng bố và thiên tai đang là một trở ngại lớn cho việc thực thi nguyên tắc thăng bằng ngân sách ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam

2.2 Chứng minh Luật ngân sách Nhà nước năm 2015 đã thể hiện được những nguyên tắc này như thế nào

Về nguyên tắc chính sách nhất niên, hiện nay nguyên tắc này vẫn còn nguyên giá trị nhưng các học giả đương thời đã phát triển nó bằng cách đòi hỏi các nhà làm luật phải ghi rõ trong Hiến pháp như là một trong những nguyên tắc hiến định. ở Việt Nam, nguyên tắc ngân sách nhất niên được ghi nhận tại Điều 1 Luật ngân sách nhà nước năm 2015: “luật này quy định về lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán, giám sát ngân sách nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực ngân sách nhà nước” và Điều 14, “năm ngân sách bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch”. Hai điều luật này quy định rằng các khoản thu và chi của ngân sách nhà nước được thực hiện trong 1 năm và năm ngân sách bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Như vậy có thể thấy nguyên tắc này đề cao vai trò làm chủ của Quốc hội – cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, việc biểu quyết và thông qua ngân sách mỗi năm của quốc hội vừa thể hiện tính công khai minh bạch trong thực hiện ngân sách Nhà nước vừa là thời gian nhìn lại một năm thực hiện ngân sách Nhà nước đánh giá tính hiệu qủa của ngân sách trong một năm, tổng kết và rút kinh nghiệm từ đó xây dựng bản dự toán ngân sách cho các năm hiệu quả, phù hợp với thực tế. Ngoài ra, nguyên tắc này cho thấy sự giới hạn về thời gian thực hiện ngân sách, chính sự giới hạn trong một năm đó đòi hỏi phải cân đối giữa thu và chi như thế nào cho hợp lý và cân bằng và chính phủ chỉ thực hiện một năm nên việc gắn với trách nhiệm và quyền hạn của chính phủ vào việc thực hiện ngân sách là rất cao. Thực tiễn cho thấy nguyên tắc này đã được sử dụng có hiệu quả, hàng năm các kì họp quốc hội đều thông qua bản dự toán ngân sách Nhà nước, có thể thấy nguyên tắc này đang phát huy hiệu quả.

Về nguyên tắc chính sách đơn nhất, luật ngân sách Nhà nước năm 2015 cho phép những trường hợp thật sự cần thiết, Quốc hội, Hội đồng nhân dân được phép điều chỉnh dự toán ngân sách Nhà nước, địa phương trong trường hợp cần thiết. Tại khoản 8 điều 19 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc Hội: “Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết” và khoản 5 điều 30 Luật ngân sách Nhà nước năm 2015 quy định: “Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết”. Những quy định này là ví dụ điển hình cho việc áp dụng chính sách đơn nhất ở Việt Nam. Ví dụ: vào ngày 28 tháng 07 năm 2021 chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã kí Nghị quyết số 22/2021 về “điều chỉnh sự toán chi ngân sách Nhà nước và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2019” tại điều 1 của Nghị quyết này như sau: “Điều chỉnh giảm dự toán chi thường xuyên, đồng thời tăng tương ứng dự toán chi đầu tư phát triển năm 2019 của Bộ Tài chính số tiền 2.240.210 triệu đồng (hai triệu, hai trăm bốn mươi nghìn, hai trăm mười triệu đồng)”. Điều chỉnh này được dựa trên Báo cáo số 219/BC-CP ngày 07 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ, Báo cáo số 181/BC-KTNN ngày 08 tháng 7 năm 2021 của Kiểm toán nhà nước, Báo cáo thẩm tra số 08/BC-UBTCNS15 ngày 21 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, Báo cáo tiếp thu, giải trình số 26/BC-UBTVQH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến đại biểu Quốc hội.

Để giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu hữu ích để tham khảo thì Luận Văn Tốt chia sẻ thêm cho các bạn nội dung đề tài tiểu luận Pháp luật đại cương

Về nguyên tắc ngân sách toàn diện, điều này đã được thể hiện rõ ràng trong Luật ngân sách Nhà nước năm 2015. Cụ thể tại điều 14 khoản 3 quy định: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.  Như vậy từ khái niệm trên có thể hiểu, một bản dự toán ngân sách Nhà nước thì phải phản ánh tất cả khoản thu chi (dù là nhỏ nhất) của Nhà nước trong năm tài khóa đó. Phần thu chi của bản dự toán được thiết kế, xây dựng phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị xã hội của năm đó một cách rất chi tiết, khoa học, khách quan và chính xác.

Khoản 2 điều 8 Luật ngân sách Nhà nước năm 2015 cũng quy định: “Các khoản thu ngân sách thực hiện theo quy định của các luật thuế và chế độ thu theo quy định của pháp luật”. Bằng các quy định như vậy, nhà làm luật muốn rằng mọi khoản thu chi, của ngân sách Nhà nước bất luận dù lớn hay nhỏ đều phải được ghi chép đầy đủ vào các tài liệu kế toán ngân sách theo chế độ kế toán hiện hành nhằm bảo đảm sự kiểm soát theo quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện.

Khoản 5 điều 9 Luật ngân sách Nhà nước năm 2015 quy định: “Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình thì phải phân bổ và giao dự toán cho cơ quan cấp dưới được ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ chi đó. Cơ quan nhận kinh phí ủy quyền phải quyết toán với cơ quan ủy quyền khoản kinh phí này”. Điều đó có nghĩa là không thể dùng riêng rẽ, bù trừ các khoản chi ngân sách Nhà nước cho nhau.

Về nguyên tắc ngân sách thăng bằng nội dung này được thể hiện rõ nhất tại điều 7 Luật ngân sách Nhà nước năm 2015 quy định như sau: “1. Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật được tổng hợp đầy đủ vào cân đối ngân sách nhà nước, theo nguyên tắc không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể. Trường hợp có khoản thu cần gắn với nhiệm vụ chi cụ thể theo quy định của pháp luật thì được bố trí tương ứng từ các khoản thu này trong dự toán chi ngân sách để thực hiện. Việc ban hành chính sách thu ngân sách phải bảo đảm nguyên tắc cân đối ngân sách trong trung hạn, dài hạn và thực hiện các cam kết về hội nhập quốc tế.

  1. Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao để chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách; trường hợp đặc biệt Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trường hợp bội thu ngân sách thì được sử dụng để trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước.
  2. Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.
  3. Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn sau:
  4. a) Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
  5. b) Vay ngoài nước từ các khoản vay của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, không bao gồm các khoản vay về cho vay lại.
  6. Bội chi ngân sách địa phương:
  7. a) Chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi; bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
  8. b) Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;”.
  9. c) Bội chi ngân sách địa phương được tổng hợp vào bội chi ngân sách nhà nước và do Quốc hội quyết định. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được phép bội chi ngân sách địa phương để bảo đảm phù hợp với khả năng trả nợ của địa phương và tổng mức bội chi chung của ngân sách nhà nước.
  10. Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương:
  11. a) Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không vượt quá 60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp;
  12. b) Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 30% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp;
  13. c) Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp”.

Về nguyên tắc, khoản thu từ phí và lệ phí được đặt ra là để giúp nhà nước thu hồi lại một phần chi phí đã bỏ ra cho việc cung cấp những hàng hóa và dịch vụ công cho xã hội. Các khoản thu này thực chất là giá cả của hàng hóa và dịch vụ công cộng được đem trao đổi giữa nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong quá trình sản xuất và trong đời sống, mặc dù giá này trên thực tế không phản ánh đúng giá trị của các hàng hóa và dịch vụ công cộng mà nhà nước đã đáp ứng theo nhu cầu của toàn xã hội.

Theo khoản 2 điều 5 Luật ngân sách Nhà nước quy định chi ngân sách Nhà nước bao gồm: “a) Chi đầu tư phát triển; b) Chi dự trữ quốc gia; c) Chi thường xuyên; d) Chi trả nợ lãi; đ) Chi viện trợ; e) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật”. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 3 Nghị định 163/2016/NĐ – CP của chính phủ.

Nội dung này của nguyên tắc cân đối đã phân định ranh rới giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, thể hiện sự thận trọng trong chính sách tài khóa của Việt Nam. Theo đó, các khoản thu thường xuyên được sử dụng để trang trải chi thường xuyên và một phần thu thường xuyên cùng với thu bù đắp được sử dụng để chi đầu tư phát triển, trong đó chi đầu tư phát triển được chú trọng hơn vì nó có thể làm tăng khả năng thu hồi vốn cho ngân sách nhà nước nhưng phải đảm bảo được sự cân đối giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, bởi lẽ giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau trong chỉ tiêu công của Nhà nước. Chi đầu tư phát triển là hoạt động cần thiết đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia, nó tạo ra những điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho nền kinh tế, cũng từ đó kéo theo sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác và đảm bảo các vấn đề xã hội của đất nước, giúp nhà nước thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình.

Ngoài những nội dung trên đây thì nguyên tắc thăng bằng trong hoạt động ngân sách nhà nước cũng được thể hiện ở chỗ: Phải dựa trên hệ thống các nguyên tắc lập ngân sách và quản lý chi tiêu công. Cụ thể về tính tổng thể và tính kỷ luật tài chính đó là, để kiểm soát được các nguồn tài chính có hiệu quả, yêu cầu trong cân đối của hoạt động ngân sách Nhà nước phải đáng giá đúng nguồn lực tài chính đó và lựa chọn những công cụ thích hợp nhất để phân bố nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu ngân sách đề ra. Điều này có nghĩa là: khi cân đối trong hoạt động ngan sách nhà nước thì những quyết định về chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên cần phải được gắn kết với nhau, trong chi tiêu ngân sách nhà nước cần tập trung chi vào những khoản cần thiết nhất, chi

[1] Nghiêm Đằng, Nguyễn Thanh Bạch và Lê Công Truyền (1968), Tài chánh học và thuế pháp giản yếu,  Hội nghiên cứu hành chánh xuất bản, Sài Gòn.

[2] Viện đại học mở Hà Nội (2014), Giáo trình pháp luật tài chính, Hà Nội, tr.17.

[3] Viện đại học mở Hà Nội (2014), Giáo trình pháp luật tài chính, Hà Nội, tr.17.

[4] Viện đại học mở Hà Nội (2014), Giáo trình pháp luật tài chính, Hà Nội, tr.17.

[5] Viện đại học mở Hà Nội (2014), Giáo trình pháp luật tài chính, Hà Nội, tr.17.

[6] Vào năm 1933, Chính phủ Hoa Kì đã tạo ra một biệt lệ cho nguyên tắc này bằng cách áp dụng chính sách phân biệt giữa “ngân sách thường” và “ngân sách khẩn cấp”. Tuy nhiên, thực chất thì đây cũng chỉ là sự phân hoá giữa các khoản chi tiêu thông thường với các khoản chi tiêu khẩn cấp của Chính phủ nhằm giúp cho Chính phủ có khả năng điều hành ngân sách tốt hơn, còn trên thực tế cả hai khoản chi tiêu này vẫn được trình bày trong một tài liệu thống nhất và duy nhất. Hiện tượng này cũng xuất hiện ở Đức vào năm 1927. (Nguồn: Philip E. Taylor, “Tài chánh công”, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam phiên dịch và xuất bản năm 1963, tr. 29). Gần đây nhất là ở Nga khi Đạo luật về ngân sách Liên bang Nga ban hành năm 1991 (Điều 25) cho phép thiết lập “ngân sách bất thường” hay “ngân sách đặc biệt” trên lãnh thổ Cộng hoà Liên bang Nga để thi hành trong tình trạng đặc biệt. (Nguồn: Viện khoa học tài chính, Luật tài chính, ngân sách và kế toán công ở các nước, Hà Nội 1993, tr. 148).

[7] Xem: Philip E. Taylor (1963), “Tài chánh công”, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam phiên dịch và xuất bản năm, tr. 29

[8] Lê Đình Chân (1971), Tài chánh công, Sài Gòn, tr,418, 419.

[9] Philip E. Taylor (1963), “Tài chánh công”, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam phiên dịch và xuất bản năm, tr. 25.

[10] Philip E. Taylor (1963), “Tài chánh công”, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam phiên dịch và xuất bản năm, tr. 27.

Hy vọng bài viết Tiểu Luận Môn Học Pháp Luật Tài Chính sẽ giúp bạn giải quyết được khó khăn trong bài báo cáo thực tập, các bạn được tải miễn phí về để làm tài liệu tham khảo, nếu vẫn chưa đủ thì hãy liên hệ với Luận Văn Tốt để được hỗ trợ tư vấn viết thuê tiểu luận thêm bạn nhé.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Contact Me on Zalo