Mục lục
Tiểu Luận Phân Tích Các Hình Thức Kỷ Luật Đối Với Công Chức được Luận Văn Tốt chia sẻ dưới đây giúp cho các bạn sinh viên chuyên ngành luật chuyên ngành có thêm tài liệu tham khảo khi các bạn làm bài tiểu luận về Hình Thức Kỷ Luật Đối Với Công Chức. Bài viết được chúng tôi soạn thảo từ các nguồn thông tin uy tín và những bài tiểu luận đạt điểm cao của nhiều bạn sinh viên ưu tú ở những khóa trước. Nội dung dưới đây sẽ giúp cho các bạn tiết kiệm được nhiều thời gian tìm kiếm tài liệu tham khảo, mong rằng đây sẽ tài liệu hữu ích để các bạn tìm ra phương hướng làm bài tốt nhất cho mình
Trong quá trình làm bài nếu các bạn gặp khó khăn hay vì một lý do nào đó mà không thể hoàn thành bài làm của mình hãy gọi ngay Zalo/tele : 0934573149 để được hỗ trợ và tư vấn viết bài tiểu luận đạt điểm cao bạn nhé.
Phần 1: Cơ Sở Lý Luận Về Hình Thức Kỷ Luật Đối Với Công Chức
1. Các khái niệm
1.1. Khái niệm Công chức
Khái niệm công chức đã được ghi nhận cụ thể tại quy định pháp luật nước ta, theo đó khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, Công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) (“sau đây gọi là “Luật Cán bộ, Công chức 2008”) quy định:
“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”
Như vậy, công chức được hiểu tên gọi chung của các cá nhân thuộc trường hợp thỏa mãn tất cả những nội dung sau:
(i) Là công dân Việt Nam;
(ii) Được tuyển dụng, bổ nghiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí làm việc;
(iii) Làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Hiểu một cách đơn giản, công chức là người do bầu cử, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
1.2. Khái niệm Hình thức kỷ luật
Hiện nay chưa có khái niệm nào chính thức đưa ra về hình thức kỷ luật. Tuy nhiên để hiểu được khái niệm này trước hết, ta cần hiểu thế nào là kỷ luật?. Có thể hiểu một cách đơn giản: “kỷ luật là những quy tắc xử sự chung do một cơ quan, tổ chức đặt ra yêu cầu tất cả các thành viên trong cơ quan, tổ chức đó phải thực hiện theo, thường được đặt ra trong các cơ quan nhà nước”[1].
Như vậy hình thức kỷ luật là các phương thức, cách thức xử lý đối với cá nhân vi phạm những quy tắc xử sự chung do một cơ quan, tổ chức đặt ra yêu cầu tất cả các thành viên trong cơ quan, tổ chức đó phải thực hiện theo, hay nói cách khác là vi phạm kỷ luật.
Ví dụ như, doanh nghiệp đặt ra kỷ luật yêu cầu người lao động phải đi làm đúng giờ (từ 8h00 đến 17h00). Trường hợp người lao động nào vi phạm kỷ luật nêu trên quá số lần cho phép (theo quy định) sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật, có thể là khiển trách, cách chức,….
1.3. Khái niệm Hình thức kỷ luật đối với công chức
Xuất phát từ hai khái niệm về “Công chức” và “Hình thức kỷ luật” nêu trên có thể rút ra khái niệm về Hình thức kỷ luật đối với công chức như sau:
Hình thức kỷ luật đối với công chức là các phương thức, cách thức xử lý đối với cá nhân là công chức vi phạm những quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra yêu cầu Công chức phải thực hiện. Cụ thể những quy tắc xử sự chung ở đây chính là những quy định pháp luật được Nhà nước ban hành và áp dụng đối với Công chức, được thể chế hóa tại Luật Cán bộ, Công chức 2008.
Hay nói theo một cách chi tiết hơn, hình thức kỷ luật đối với công chức là các biện pháp xử lý của nhà nước, áp dụng chế tài pháp lý để xử lý đối với công chức vi phạm những kỷ luật được quy định tại Luật Cán bộ, Công chức 2008.
2. Đặc điểm Hình thức kỷ luật đối với công chức
Hình thức kỷ luật đối với công chức có một số đặc điểm như sau:
Thứ nhất, chỉ áp dụng hình thức kỷ luật đối với công chức cho cá nhân là công chức. Theo đó, những hình thức kỷ luật được quy định chỉ sử dụng để áp dụng đối với đối tượng là công chức vi phạm kỷ luật, không áp dụng với những chủ thể khác.
Thứ hai, các hình thức kỷ luật đối với công chức được quy định cụ thể tại Luật Cán bộ, Công chức 2008. Công chức với vai trò như một ngành nghề đặc biệt, làm việc cho các cơ quan, tổ chức Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam. Hành vi xử sự của công chức có ảnh hưởng tới hình ảnh, vai trò của Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam trong quần chúng nhân dân. Bởi vậy, nhưng quy định về hình thức kỷ luật đối với công chức được quy định riêng, cụ thể và rõ ràng tại pháp luật chuyên ngành riêng biệt.
Thứ ba, hình thức kỷ luật đối với công chức chỉ áp dụng trong trường hợp công chức vi phạm kỷ luật được quy định tại Luật Cán bộ, Công chức 2008. Không chỉ quy định về hình thức kỷ luật, căn cứ áp dụng hình thức kỷ luật cũng phải dựa trên quy định của pháp luật, không được dựa theo ý chí tùy nghi của từng cơ quan tổ chức. Điều này nhằm xây dựng sự minh bạch, công bằng trong quá trình thực hiện, tránh sự lạm dụng chức quyền của các cá nhân khi đưa ra hình thức kỷ luật đối với công chức.
XEM THÊM : Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật
3. Ý nghĩa của Hình thức kỷ luật đối với công chức
Các hình thức kỷ luật đối với công chức mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng một môi trường và đội ngũ công chức chất lượng tại nước ta.
Theo đó, thông qua việc đưa ra những hình thức kỷ luật phù hợp đồng thời áp dụng hình thức kỷ luật đúng người đúng hành vi vi phạm sẽ giúp xây dựng nền nếp, tạo kỷ cương, kỷ luật trong đội ngũ công chức. Nhìn rộng hơn, với chất lượng đội ngũ công chức ngày càng nâng cao sẽ góp phần đẩy lùi sự suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống, lề lối làm việc và tệ nạn khác trong môi trường làm việc của công chức. Và hơn hết, thông qua những kết quả đạt được, hình thức kỷ luật đối với công chức sẽ giúp tạo ra hình tượng công chức nhà nước đẹp trong lòng xã hội với những con người “có đức, có tài” toàn vẹn, tăng sự tin tưởng của quần chúng nhân dân vào Nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phần 2: Cơ Sở Pháp Lý Và Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Hình Thức Kỷ Luật Đối Với Công Chức
1. Cơ sở pháp lý về Hình thức kỷ luật đối với công chức
Như đã được nhắc tới nhiều lần tại Phần 1, hình thức kỷ luật đối với công chức được quy định chi tiết và cụ thể tại Luật Cán bộ, Công chức 2008, và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Theo Điều 79 Luật Cán bộ, Công chức 2008 quy định bao gồm 6 hình thức kỷ luật được sắp xếp theo thứ tự từ nhẹ nhất đến nặng nhất, căn cứ theo hành vi và mức độ hậu quả gây ra như sau:
Một là hình thức kỷ luật khiển trách.
Đây là hình thức kỷ luật nhẹ nhất trong 6 hình thức kỷ luật đối vói công chức. Theo đó, khiển trách được áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng (trừ các hành vi quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP do Chính phu ban hành ngày 18/9/2021 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức – sau đây gọi là “Nghị định 112/2020/NĐ-CP”). Những hành vi cụ thể bao gồm: (i) Vi phạm quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức; quy định của pháp luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức; kỷ luật lao động; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; (ii) Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện; (iii) Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; (iv) Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; (v) Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; (vi) Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; (vii) Vi phạm quy định về quy chế tập trung dân chủ, quy định về tuyên truyền, phát ngôn, quy định về bảo vệ chính trị nội bộ; (viii) Vi phạm quy định của pháp luật về: đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình thực thi công vụ; (ix) Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức[2].
Nhầm đáp ứng cho bài làm của các bạn đạt kết quả cao Tiểu Luận Áp Dụng Pháp Luật Của Ủy Ban Nhân Dân
Hai là hình thức kỷ luật cảnh cáo.
Hình thức này có mức độ nặng hơn so với hình thức kỷ luật khiển trách. Những hành vi vi phạm thuộc trường hợp sau thì sẽ áp dụng hình thức này: (i) Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách mà tái phạm; (ii) Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp kỷ luật bằng hình thức khiển trách nêu trên; (iii) Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng nhưng thuộc một trong các trường hợp: Cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công hoặc Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngán chặn[3].
Ba là hình thức kỷ luật hạ bậc lương.
Hình thức kỷ luật này chỉ được áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp: (i) Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo mà tái phạm; (ii) Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp kỷ luật bằng hình thức khiển trách nêu trên[4].
Bốn là hình thức kỷ luật giáng chức.
Đây là hình thức được áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp: (i) Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo mà tái phạm; (ii) Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP; (iii) Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp kỷ luật bằng hình thức khiển trách nêu trên[5].
Năm là hình thức kỷ luật cách chức.
Tương tự giáng chức, đây cũng là hình thức kỷ luật được áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý nhưng thuộc một trong các trường hợp: (i) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức mà tái phạm hoặc cán bộ đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà tái phạm; (ii) Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP; (iii) Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp kỷ luật bằng hình thức khiển trách nêu trên nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ; (iv) Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ[6].
Sáu là hình thức kỷ luật buộc thôi việc.
Đây là hình thức kỷ luật nặng nhất đối với công chức. Theo đó hình thức này áp dụng trong các trường hợp: (i) Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm; (ii) Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp kỷ luật bằng hình thức khiển trách nêu trên; (iii) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị; (iv) Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền; (v) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP[7].
Trong trường hợp đặc biệt, hình thức kỷ luật thuộc thôi việc được coi là đương nhiên áp dụng đối với: công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.
Như vậy, dựa trên những phân tích kể trên có thể thấy rằng:
Đối với đối tượng là công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 4 hình thức xử lý kỷ luật gồm: Khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; buộc thôi việc.
Đối với đối tượng là công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 5 hình thức xử lý kỷ luật gồm: Khiển trách; cảnh cáo; giáng chức; cách chức; buộc thôi việc.
Ngoài ra, việc áp dụng hình thức kỷ luật còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi và hậu quả của hành vi gây ra.
2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về Hình thức kỷ luật đối với công chức
Mặc dù năm 2019, pháp luật đã có sự sửa đổi, bổ sung nhất định các quy định về hình thức kỷ luật đối với công chức, theo đó nhiều vướng mắc cũ đã được giải quyết, đặc biệt liên quan đến mức công bằng giữa công chức là lãnh đạo, quản lý đối với công chức thông thường trong việc áp dụng các hình thức kỷ luật. Theo đó, những quy định đã mang hướng nghiêm khắc hơn đối với đối tượng này để đảm bảo áp ứng được mục địch đặt ra hình thức kỷ luật. Cụ thể như quy định về việc hạ bậc lương đã loại bỏ đối tượng được áp dụng là công chức giữ chức vụ quản lý, thay vào đó nếu phạm tội tương đương sẽ phải chịu hình thức kỷ luật nặng hơn.
Tuy nhiên, thực tế áp dụng pháp luật hiện hành vẫn còn tồn tại vướng mắc, bất cập mà xuất phát từ quy định pháp luật là chủ yếu. Cụ thể, theo phân tích ở trên, giáng chức là một trong những hình thức kỷ luật đối với công chức, tuy nhiên lại không có quy định giải thích cụ thể hơn nội dung của việc áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức. Điều này có thể dẫn tới thực trạng khi cơ quan, đơn vị đã đủ chỉ tiêu biên chế cho các vị trí chức vụ, không còn chỉ tiêu biên chế mà người có thẩm quyền áp dụng giáng nhiều cấp xuống thành không còn chức vụ thì mức độ sẽ tương đương cách chức. Việc áp dụng kỷ luật giáng chức trong trường hợp này không tương xứng với hành vi vi phạm (nặng hơn), ảnh hưởng đến quyền lợi của công chức vi phạm kỷ luật. Hay cụ thể là cách thức áp dụng đối với hình thức này chưa thống nhất tại các cơ quan, có thể hiểu sai ý tưởng của nhà làm luật, làm giảm tính tác động của quy định pháp luật trong thực tế.
Để trọn vẹn hết phần nội dung Tiểu Luận Phân Tích Các Hình Thức Kỷ Luật Đối Với Công Chức thì mời các bạn xem hết phần còn lại
Phần 3: Kiến Nghị Hoàn Thiện Pháp Luật Và Nâng Cao Hiệu Quả Áp Dụng Pháp Luật Về Hình Thức Kỷ Luật Đối Với Công Chức
Xuất phát từ thực tiễn áp dụng pháp luật nêu trên, trong phạm vi bài tiểu luận này, em có đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hình thức đối với công chức như sau:
Thứ nhất, sớm bổ sung quy định giải thích, hướng dẫn áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức trong thực tiễn. Theo đó, quy định hướng dẫn cần chỉ rõ cách thức áp dụng, cách giải quyết trong trường hợp thừa chỉ tiêu, không còn vị trí phù hợp để giáng chức để có thể giải quyết được trực tiếp những vướng mắc hiện tại đang diễn ra.
Thứ hai, tăng cường giáo dục, tuyên truyền và phổ biến pháp luật liên quan đến việc áp dụng hình thức kỷ luật đến gần hơn với công chức. Khi công chức hiểu và nắm rõ quy định pháp luật liên quan đến việc áp dụng những hình thức kỷ luật này sẽ tăng sự chủ động trong việc chấp hành thực thi các kỷ luật được pháp luật quy định. Qua đó, công chức cũng có cơ sở để tự bảo vệ được quyền lợi chính đáng của bản thân trong trường bị bị xử lý kỷ luật sai hình thức.
Thứ ba, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc áp dụng pháp luật công chức nói chung, đặc biệt là liên quan đến việc áp dụng pháp luật về hình thức kỷ luật đối với công chức nói riêng. Đây có thể coi là một trong nguồn động lực thúc đẩy mạng mẽ tính chủ động trong việc áp dụng pháp luật liên quan. Cần phải đảm bảo cơ chế kiểm soát, giám sát đủ mạnh, vững chắc mới đảm bảo được tính thực thi và tuân thủ, nghiêm túc chấp hành trên thực tế. Pháp luật được đưa ra càn phải được áp dụng vào thực tiễn thay vì chỉ tồn tại trên giấy tờ.
[1] Pham Kim Oanh (2021), Kỷ luật là gì? Đặc điểm của Kỷ luật? Luật Hoàng Phi.
[2] Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP do Chính phu ban hành ngày 18/9/2021 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
[3] Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP do Chính phu ban hành ngày 18/9/2021 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
[4] Điều 10 Nghị định 112/2020/NĐ-CP do Chính phu ban hành ngày 18/9/2021 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
[5] Điều 11 Nghị định 112/2020/NĐ-CP do Chính phu ban hành ngày 18/9/2021 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
[6] Điều 12 Nghị định 112/2020/NĐ-CP do Chính phu ban hành ngày 18/9/2021 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
[7] Điều 13 Nghị định 112/2020/NĐ-CP do Chính phu ban hành ngày 18/9/2021 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
Bài viết Tiểu Luận Phân Tích Các Hình Thức Kỷ Luật Đối Với Công Chức xem như một món quà Luận Văn Tốt gửi đến các bạn, hy vọng sẽ giúp cho các bạn rất nhiều trong việc tìm kiếm nội dung cũng như tài liệu cho bài Tiểu Luận Phân Tích Các Hình Thức Kỷ Luật Đối Với Công Chức của mình. Nếu các bạn cần hỗ trợ hay tư vấn thêm về bài làm hãy liên hệ ngay với chúng tôi bạn nhé.