Mục lục
Bài Tiểu Luận Pháp Luật Về Hoạt Động Của Công Ty Chứng Khoán mà Luận Văn Tốt chia sẻ dưới đây là tài liệu mà bạn có thể tải miễn phí, để làm nội dung cho bài làm hoặc tham khảo trước khi tiến hành bài bài tiểu luận pháp luật về đề tài liên quan. Bài viết được Luận Văn Tốt tham khảo từ các bài tiểu luận trước đây đạt điểm rất cao để gửi đến các bạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các bạn định hướng được việc triển khai bài Tiểu Luận Pháp Luật Về Hoạt Động Của Công Ty Chứng Khoán bạn nhé
Trong quá trình viết bài tiểu luận nói riêng cũng như các bài tập, báo cáo, khóa luận,… nói chung, nếu như có khó khăn trong việc triển khai bài làm hay cần thêm tài liệu tham khảo thì hãy liên hệ với luận văn tốt để được tư vấn viết bài tiểu luận nhé, hãy nhắn tin hoặc điện zalo/tele : 0934573149 để được báo giá chi tiết, cam kết bảo mật 100%.
Chương 1: Những Vấn Đề Lý Luận Và Quy Định Của Pháp Luật Về Thành Lập Công Ty Chứng Khoán
1.Khái quát về công ty chứng khoán
1.1.Khái niệm công ty chứng khoán
Hiện nay, có nhiều khái niệm về CTCK, song điểm chung của các khái niệm này đều nổi bật được vị trí, vai trò của CTCK.
Theo Giáo trình thị trường chứng khoán của khoa ngân hàng tài chính trường Đại học kinh tế quốc dân: “CTCK là một định chế tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán”.Theo đó, CTCK là một trung gian tài chính. Trong khi có quan điểm lại coi CTCK là các tổ chức tài chính.
Dưới góc độ pháp lý, CTCK được hiểu là một tổ chức hoạt động có tư cách pháp nhân, có giấy phép hoạt động kinh doanh. Giấy phép kinh doanh chứng khoán được cấp bởi Ủy ban chứng khoán nhà nước. Pháp luật của mỗi nước quy định loại hình doanh nghiệp được phép thành lập CTCK, có thể là công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Ở Việt Nam, theo Quyết định số 04/1998/QĐ – UBCK ngày 13/10/1998 của Ủy ban chứng khoán nhà nước, CTCK là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập hợp pháp tại Việt Nam, được Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng khoán. Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 210/2012/TT-BTC giải thích cụ thể CTCK là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chứng khoán, thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các nghiệp vụ: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bão lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán.
1.2.Đặc điểm của Công ty chứng khoán
Từ các khái niệm của CTCK, có thể khái quát các đặc điểm của CTCK, cụ thể:
Thứ nhất, CTCK là loại hình doanh nghiệp được thành lập, hoạt động trên cơ sở của Luật chứng khoán và các quy định của pháp luật có liên quan. CTCK được tổ chức dưới hình thức pháp lý là những loại hình công ty nhất định theo quy định của pháp luật như: Công ty hợp danh, công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. CTCK có hoạt động kinh doanh chính, thường xuyên và mang tính nghề nghiệp là kinh doanh dịch vụ chứng khoán trên thị trường chứng khoán.
Thứ hai, CTCK hoạt động kinh doanh phải có điều kiện. Để tiến hành kinh doanh, công ty chứng khoán phải là một thành viên của Sở giao dịch và tất nhiên khi tiến hành kinh doanh công ty đó phải hội tụ đủ hết những điều kiện, quy định và điều kiện tiên quyết là phải đăng ký kinh doanh chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán.
Thứ ba, CTCK là một tổ chức kinh doanh hoạt động bị kiểm soát. Tất cả các hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán đều bị kiểm soát chặt chẽ bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền và Hiệp hội chứng khoán sở tại.
1.3 Điều kiện thành lập CTCK
1.3.1 Điều kiện về cơ sở vật chất
Theo quy định tại khoản 4 Điều 74 Luật chứng khoán năm 2019 thì điều kiện về cơ sở vật chất để thành lập CTCK bao gồm: Có trụ sở làm việc bảo đảm cho việc hoạt động kinh doanh chứng khoán; Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật,trang bị, thiết bị, hệ thống công nghệ phù hợp với quy trình nghiệp hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Như vậy, điều kiện đầu tiên để thành lập CTCK thì bắt buộc phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ thông tin…Đây là điều kiện tiên quyết để đảm bảo rằng việc hoạt động, vận hành của CTCK có địa điểm giao dịch cố định, có đầy đủ cơ sở kỹ thuật đáp ứng việc kinh doanh chứng khoán. Đồng thời, khi CTCK có cơ sơ vật chất, trang thiết bị hiện đại thì tạo điều kiện tin tưởng cho các nhà đầu tư chứng khoán giao dịch với công ty.
1.3.2 Điều kiện về vốn
Theo quy định tại khoản 1 Điều 175 Nghị định 155/2020/NĐ –CP về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán thì doanh nghiệp muốn kinh doanh các nghiệp vụ chứng khoán thì phải có vốn đã góp tại thời điểm thành lập công ty tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định cho từng nghiệp vụ như sau:
– Môi giới chứng khoán 25 tỉ đồng Việt Nam;
– Tự doanh chứng khoán 100 tỉ đồng Việt Nam;
– Bảo lãnh phát hành chứng khoán 165 tỉ đồng Việt Nam;
– Tư vấn môi giới chứng khoán 10 tỉ đồng Việt Nam.
Như vậy, tương ứng với mỗi loại hình kinh doanh chứng khoán thì pháp luật quy định tyr lệ vốn góp khác nhau.
1.3.3 Điều kiện về nhân sự
Theo quy định tại khoản 5 Điều 74 Luật chứng khoán nă 2019 thì điều kiện về nhân sự của CTCK gồm: có tổng giám đốc (giám đốc), tối thiểu có 03 (ba) nhân viên có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp cho mỗi nghiệp vụ chứng khoán kinh doanh đề nghị cấp phép và 01 (một) nhân viên kiểm soát tuân thủ. Trong đó, tổng giám đốc (giám đốc) phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
– Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hành sự hoặc đang chấp hành án phạt tù hoặc bị cấm hành nghề kinh doanh chứng khoán;
– Có tối thiểu 02 (hai) năm kinh nghiệm làm việc tại bộ phận nghiệp vụ của các tổ chức trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm hoặc tại bộ phận tài chính, kế toán, đầu tư trong các doanh nghiệp khác;
– Có chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính hoặc chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ;
– Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong thời hạn 06 (sáu) tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
Trường hợp có Phó tổng giám đốc (phó giám đốc) phụ trách nghiệp vụ thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, và d khoản 5 Điều 74 Luật chứng khoán năm 2019 và có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với nghiệp vụ phụ trách.
1.3.4 Điều kiện về cơ cấu cổ đông, thành viên góp vốn
Theo quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật chứng khoán năm 2019 quy định cụ thể về cơ cấu cổ đông, thành viên góp vốn như sau:
– Có tối thiểu 02 (hai) cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn là tổ chức;
Trường hợp CTCK được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sở hữu phải là doanh nghiệp bảo hiểm hoặc ngân hàng thương mại hoặc tổ chức nước ngoài đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật chứng khoán năm 2019.
– Tổng tỉ lệ vốn góp của các tổ chức tối thiểu là 65% vốn điều lệ, trong đó các tổ chức là doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng thương mại sở hữu tối đa 30% vốn điều lệ.
XEM THÊM : Tiểu Luận Công Chứng Các Hợp Đồng Về Đảm Bảo Thực Hiện Nghĩa Vụ
1.3.5 Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn
Theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật chứng khoán năm 2019 thì điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn gồm:
– Cổ đông, thành viên góp vốn là cá nhân không thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
– Cổ đông, thành viên góp vốn là tổ chức phải có tư cách pháp nhân và đang hoạt động hợp pháp; hoạt động kinh doanh có lãi trong 02 năm liền trước năm đề nghị cấp phép; báo cáo tài chính năm gần nhất phải được kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần;
– Cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của một công ty chứng khoán và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó (nếu có) không sở hữu trên 5% vốn điều lệ của một công ty chứng khoán khác;
– Cổ đông, thành viên góp vốn là nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh tại Điều 77 của Luật chứng khoán năm 2019.
Sau khi đã đáp ứng đủ điều kiện, các nhà sáng lập CTCK phải lập hồ sơ xin cấp phép lên Ủy ban chứng khoán nhà nước. Hồ sơ cấp phép được quy định tại Điều 70, 71 của Luật chứng khoán 2019 và Điều 175 Nghị định 155/2020 của Chính phủ.
1.4 Tổ chức bộ máy của công ty chứng khoán
CTCK có tổ chức bộ máy phù hợp với loại hình CTCK là công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần, phụ thuộc vào loại hình nghiệp vụ chứng khoán mà công ty thực hiện cũng như quy mô hoạt động kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên chúng đều có đặc điểm chung là chia hai khối tương ứng với hai khối công việc mà CTCK đảm nhận. Gồm:
Khối nghiệp vụ: Có phòng môi giới, phòng tự doanh, phòng tư vấn, phòng phân tích…Phòng này do một phó giám đốc trực tiếp phụ trách thực hiện các giao dịch mua bán kinh doanh chứng khoán, nói chung là có liên hệ với khách hàng. Khối này đem lại thu nhập cho công ty bằng cách đáp ứng các nhu cầu của khách hàng và tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu đó.
Khối hỗ trợ: gồm phòng kế toán, phòng kế hoạch, phòng pháp chế, phòng công nghệ…cũng do một phó giám đốc phụ trách, thực hiện các công việc yểm trợ cho khối nghiệp vụ.
Nói chung, bất kỳ một nghiệp vụ nào ở khối nghiệp vụ đều cần sợ trợ giúp của các phòng, ban thuộc khối hỗ trợ.
Ngoài ra, ở một số CTCK còn có phòng cấp vốn, phòng tín dụng… nếu công ty này được thực hiện các nghiệp vụ mang tính khách hàng.
1.5 Vai trò của công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán
Vai trò của CTCK được thể hiện qua các nghiệp vụ của CTCK. Thông qua hoạt động này, CTCK đã tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của nền TTCK nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. CTCK đã trở thành tác nhân quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển TTCK.
Vai trò làm cầu nối giữa cung – cầu chứng khoán: CTCK là một định chế tài chính trung gian tham gia hầu hết vào quá trình luân chuyển của chứng khoán, từ khâu phát hành trên thị trường sơ cấp đến khâu giao dịch mua bán trên thị trường thứ cấp.
Trên thị trường sơ cấp: CTCK là cầu nối giữa nhà phát hành và nhà đầu tư chứng khoán, giúp các tổ chức phát hành huy động vốn một cách nhanh chóng thông qua nghiệp vụ bảo lãnh phát hành.
Trên thị trường thứ cấp: CTCK là cầu nối giữa các nhà đầu tư, là trung gian chuyển các khoản đầu tư thành tiền và ngược lại. Trong môi trường đầu tư ổn định, các nhà đầu tư luôn chuộng chứng khoán có tính thanh khoản cao, vì họ luôn có nhu cầu chuyển đổi số vốn nhàn rỗi tạm thời thành các khoản đầu tư và ngược lại. CTCK với nghiệp vụ môi giới, tư vấn đầu tư đảm nhận tốt vai trò chuyển đổi này, giúp cho các nhà đầu tư giảm thiểu thiệt hại về giá trị khoản đầu tư của mình.
Vai trò góp phần điều tiết và bình ổn giá trên thị trường: Một số quốc gia trên thế giới, có quy định buộc các CTCK có nghiệp vụ tự doanh phải dành ra mọt tỷ lệ nhất định giao dịch của mình để mua chứng khoán vào khi giá giảm và bán chứng khoán ra khi giá tăng nhằm góp phần điều tiết và bình ổn giá trên thị trường. Tuy nhiên, sự can thiệp này là có hạn và phụ thuộc vào nguồn vốn tự doanh và quỹ dự trữ chứng khoán. Tuy vậy, nó vẫn có ý nghĩa nhất định, có tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường. Với vai trò này, các CTCK góp phần tích cực vào sự tồn tại và phát triển bền vững của TTCK.
Vai trò cung cấp các dịch vụ cho TTCK cụ thể: Các CTCK với chức năng và nghiệp vụ của mình cung cấp các dịch vụ cần thiết, góp phần giúp cho TTCK hoạt động ổn định, cụ thể: Thực hiện tư vấn đầu tư, góp phần giảm chi phí giao dịch cho nhà đầu tư. CTCK với lợi thế chuyên môn hóa, trình độ kinh nghiệm nghề nghiệp sẽ thực hiện tốt vai trò trung gian mua bán chứng khoán, giúp nhà đầu tư giảm được chi phí trong từng giao dịch.
Cung cấp cơ chế xác định giá cho các khoản đầu tư: CTCK thông qua Sở giao dịch và thị trường OTC cung cấp một cơ chế xác định giá giúp các nhà đầu tư đánh giá đúng thực tế và chính xác các khoản đầu tư của mình.
Thị trường sơ cấp: sau khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, các . các tổ chức phát hành mức giá phát hành hợp lý.
Thị trường thứ cấp: tất cả các lệnh mua bán thông qua CTCK được tập trung tại thị trường giao dịch và trên cơ sở đó, giá chứng khoán được xác định theo quy luật cung cầu.
Ngoài ra, CTCK còn cung cấp nhiều dịch vụ khác hỗ trợ giao dịch chứng khoán. Với các nghiệp vụ đa dạng của mình, CTCK giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển TTCK.
Nhầm trang bị cho các bạn nhiều tài liệu tham khảo trước khi làm bài Luận Văn Tốt sẽ gửi đến bạn Cách Làm Tiểu Luận Tốt Nghiệp Đại Học Tây Đô Điểm Cao
Chương 2 : Hoạt Động Của Công Ty Chứng Khoán Theo Quy Định Của Pháp Luật
2.1 Hoạt động môi giới chứng khoán
Theo quy định tại điểm 29, Điều 4 Luật chứng khoán thì: “Môi giới chứng khoán là việc làm trung gian thực hiện việc mua, bán chứng khoán cho khách hàng”. Đây là hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó CTCK đứng ra làm đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch trên cơ sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC mà chính khách hàng sẽ chịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch đó. Người môi giới chỉ thực hiện theo lệnh của khách hàng để hưởng phí hoa hồng, họ không phải chịu rủi ro từ hoạt động giao dịch đó. Chức năng của hoạt động môi giới là nối liền khách hàng với bộ phận nghiên cứu đầu tư cung cấp cho khách hàng các báo cáo nghiên cứu, khuyến nghị đầu tư; nối liền những người bán và người mua đem đến cho khách hàng tất cả các loại sản phẩm và dịch vụ tài chính.
CTCK có thể tư vấn thu phí hoặc miến phí cho khách hàng về một số thông tin như: xu thế phát triển và triển vọng của chứng khoán mà khách hàng định đầu tư, giá cả và mức độ rủi ro…Việc có đầu tư hay không phụ thuộc hoàn toàn vào khách hàng, CTCK không chịu trách nhiệm về giá cả các chứng khoán mà khách hàng quyết định thực hiện giao dịch. Theo quy định của pháp luật chứng khoán, khi thực hiện hoạt động môi giới, CTCK được thu phí hoa hồng theo tỷ lệ phần trăm doanh số mua, bán chứng khoán đã thực hiện. Mỗi CTCK có mức thu phí khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện cung cấp các giao dịch cho khách hàng thuận lợi hay chưa thuận lợi. Điều này hoàn toàn phù hợp với các TTCK trong xu thế cạnh tranh để phát triển dịch vụ, thu hút lượng khách hàng cần thiết cho hoạt động của công ty để tăng nguồn thu từ hoạt động môi giới.
2.2 Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán
Theo quy định tại điểm 30, điều 4 Luật chứng khoán năm 2019 thì: “Tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán cho chính mình”. Hoạt động tự doanh của CTCK được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC. Rủi ro trong hoạt động mua, bán chứng khoán do CTCK chịu trách nhiệm.
CTCK thực hiện mua bán chứng khoán bằng nguồn vốn của công ty và thu lợi nhuận khi giá chứng khoán bán đi của công ty lên cao hơn so với giá chứng khoán lúc công ty mua vào thùy thuộc vào giá cả của thị trường. tự doanh chứng khoán là hoạt động rất nhạy cảm và chứa nhiều yếu tố tiêu cực bởi CTCK đồng thời được thực hiện môi giới cho khách hàng và tự doanh cho chính mình.
2.3 Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán
Theo quy định tại điểm 31, điều 4 Luật chứng khoán năm 2019 thì: “Bảo lãnh chứng khoán là việc cam kết với tổ chức phát hành nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết hoặc cố gắng tối đa để phân phối số chứng khoán cần phát hành của tổ chức phát hành”. Trong hoạt động của TTCK, việc rao bán chứng khoán của tổ chức bảo lãnh là cần thiết bởi công việc truyền tải thông tin về phát hành chứng khoán của tổ chức phát hành đến người đầu tư không phải lúc nào cũng thuận lợi. Công việc chính của tổ chức phát hành là kinh doanh, sản xuất và họ cần tập trung nguồn lực và thời gian cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Để việc quảng bá, rao bán chứng khoán sắp phát hành cho tổ chức bảo lãnh phát hành là hợp lý, đúng sở trường. Tuy nhiên từ việc rao bán chứng khoán sắp phát hành đến việc bán các chứng khoán đã phát hành đòi hỏi phải khớp và chính xác. Điều này nếu không thực hiện được thì người chịu rủi ro cao nhất là nhà đẩu tư.
2.4 Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán
Theo quy định tại điểm 32, điều 4 Luật chứng khoán năm 2019 thì: “ Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc cung cấp cho khách hàng kết quả phân tích, báo cáo phân tích, khuyến nghị liên quan đến việc mua, bán, nắm giữ chứng khoán”. Theo quy định của pháp luật chứng khoán Việt Nam, khi thực hiện tư vấn đầu tư chứng khoán cho khách hàng, các công ty chứng khoán và nhân viên kinh doanh phải: tuân thủ đạo đức nghề nghiệp; bảo đảm tính trung thực, khách quan và khoa học của hoạt động tư vấn; không được tiến hành các hoạt động có thể làm cho khách hàng và công chúng hiểu lầm về giá cả, giá trị và bản chất của bất kỳ loại chứng khoán nào; không được có hành vi cung cấp thông tin sai sự thật để dụ dỗ hay mời gọi khách hàng mua bán một loại chứng khoán nào đó; bảo mật các thông tin nhận được từ người sử dụng dịch vụ tư vấn trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động tư vấn và bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ tư vấn khi vi phạm cam kết trong hợp đồng tư vấn. Tuy nhiên các nhà tư vấn thường đánh giá tình huống theo kiến thức, kinh nghiệm và tư duy chủ quan của họ, do vậy việc đánh giá tình huống của mỗi người tư vấn là khác nhau. Tính khách quan và tính chính xác của các bản phân tích sẽ mang lại uy tín cho các nhà tư vấn.
Ngoài 04 (bốn) nghiệp vụ kinh doanh nói trên, CTCK có thể có một số nghiệp vụ phụ trợ khác nhằm hỗ trợ giao dịch, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư không bỏ lỡ cơ hội đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Các nghiệp vụ phụ trợ gồm: lưu ký chứng khoán, tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác.
Chương 3: Thực Tiễn Và Bất Cập Của Các Công Ty Chứng Khoán Việt Nam Trong Giai Đoạn Hiện Nay
3.1 Tăng trưởng về số lượng và quy mô của các công ty chứng khoán
Thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng từ tháng 7/2000, để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường nhiều CTCK đã ra đời. Trải qua 25 năm thành lập Ủy ban chứng khoán nhà nước và 21 năm vận hành thị trường chứng khoán, trên cơ xở xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển TTCK Việt Năm đến năm 2010 (theo Quyết định số 162/2003/QĐ –TTg ngày 05/8/2003) và Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 20111 – 2020 (Quyết định số 252/2012/QĐ – TTg ngày 01/3/2012) theo từng giai đoạn, TTCK Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện về cấu trúc, phát triển mạnh mẽ, trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế với quy mô huy động vốn của TTCK giai đoạn 2011- 2020 đạt gần 2,9,triệu tỷ đồng, gấp gần 10 lần so với giai đoạn 2001 -2010, đóng góp bình quân 19,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; góp phần cơ cấu lại hệ thống tài chính Việt Nam theo hướng cân đối, bền vững hơn. Tổng quy mô TTCK (bao gồm tổng GTVH thị trường cổ phiếu và dư nợ thị trường trái phiếu) cuối năm 2020 đạt 1311,95%, chiếm tỉ trọng 47% tổng tài sản hệ thống tài chính, ngày cành tiệm cận với quy mô tín dụng ngân hành năm 2020 là 146,2% GDP cao hơn nhiều so với tỉ trọng 21% của năm 2010. Trong đó, quy mô vốn hóa của thị trường tăng mạnh, đạt 84% GDP năm 2020, vượt mục tiêu đề ra tại Quyết định số 252/2012/QĐ – TTg ngày 01/3/2012 phê duyệt Chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2011 -2020, gấp hơn 2,6 lần so với năm 205 là 32,4% GDP. Tính đến cuối năm 2020, vốn hóa của thị trường tăng mạnh, đạt 84% GDP.
Trong năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid -19, TTCK Việt Nam đã có sự bứt phá mạnh mẽ, liên tục lập kỷ lục mới về cả chỉ số và giá trị giao dịch. Tính đến cuối tháng 10/2021, chỉ số VN – Index đạt 1.444,27 điểm, tăng 30,8% so với cuối năm 2020, tương đương 118,6% GDP. Quy mô niêm yết, đăng ký giao dịch của thị trường cuối tháng 10 đạt 1.685 nghìn tỷ đồng, tăng 20,2% so với cuối năm 2020 với 755 cổ phiếu, CCQ niêm yết trên hai Sở GDCK và 896 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên Sàn UPCOM. Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid – 19 nhưng thanh khoản của thị trường tăng mạnh lên mức cao kỷ lục trên 1 tỷ USD mỗi phiên.
Tính đến năm 2020, số lượng CTCK được cấp phép hoạt động tại Việt Nam là 105 và hiện tại có một số công ty đang trong quá trình thẩm định. Trong đó, có hơn 70 CTCK hoạt động thực sự với vai trò là thành viên trên hai Sàn GDCK.
Số lượng CTCK đã có sự gia tăng khá mạnh so với thời điểm năm 2001, khi thị trường mới thành lập chỉ có 08 công ty. Tính đến thời điểm Luật chứng khoán năm 2019 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021, số lượng CTCK là 105 công ty. So với thời điểm Luật chứng khoán năm 2006 tăng 50 công ty (năm 2006 số lượng CTCK là 55 công ty).
3.2 Chất lượng hoạt động
3.2.1 Về hoạt động môi giới
Thống kê đến hết tháng 11/2021, tổng số tài khoản chứng khoán là 4,08 triệu trong khi thời điểm cuối năm 2020 mới đạt 2,77 triệu tài khoản. Như vậy, riêng trong 11 tháng của năm 2021, đã có hơn 1, 31 triệu tài khoản mở mới, trong đó nhà đầu tư cá nhân trong nước mở 1,306 triệu tài khoản. Số lượng tài khoản của nhà đầu tư cá nhân trong nước tháng 11/ 2021 cũng gấp 3,3 lần số lượng trong cả năm 2020. Nhưng số tài khoản thật sư giao dịch chỉ đạt ½, đó là một con số rất nhỏ so với dân số Việt Nam. Tính bình quan giá trị giao dịch toàn thị trường năm 2021 đạt 26.211 tỷ đồng, đây là mức cao nhất trong suốt 21 năm vận hành thị trường. Đặc biệt, thanh khoản trên sàn HOSE đã đạt ngưỡng 45.560 tỷ đồng/phiên xác lập ngày 23/12/2021. Các CTCK được đánh giá cao, có uy tín trên TTCK gồm: Công ty cổ phần chứng khoán VPS, CTCK Sài Gòn (SSI), công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT (VND), công ty cổ phần chứng khoán FPT (FPTS), công ty TNHH chứng khoán ngân hàng ngoại thương (VCBS), công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (BVCS), công ty chứng khoán MB (MBS), Công ty cổ phần chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HCS), công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC).
3.2.2 Về hoạt động tự doanh:
Hoạt động tự doanh là hoạt động của các CTCK thực hiện việc mua, bán chứng khoán bằng nguồn vốn của công ty. Đây là hoạt động thu lại lợi nhuận lớn cho các CTCK như: SSI, VCSC, MBS,VND…
Doanh thu hoạt động tự doanh của một số công ty chứng khoán: theo dữ liệu của Vietstock Finace, tổng lợi nhuận tự doanh quý 4/2021 của 73 CTCK đạt hơn 5,6 ngàn tỷ đồng. Tình hình thị trường tích cực đã giúp lợi nhuận tự doanh của các nhóm tăng gần 90% so với quý 3 và hơn 60% so với cùng kỳ năm trước.
3.2.3 Hoạt động bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành
Các CTCK tập trung chủ yếu là bảo lãnh phát hành các loại trái phiếu như trái phiếu chính phủ cho kho bạc nhà nước, trái phiếu ngân hàng, trái phiếu đô thị. Đây cũng là một nguồn thu đáng kể cho các CTCK nhưng trong thời gian gần đây có rất ít CTCK thực hiện bảo lãnh phát hành và các công ty chưa chú trọng tìm kiếm khách hàng, đào tạo nhân sự, xây dựng quy trình chuẩn để thực hiện nghiệp vụ này.
3.2.4 Hoạt động tư vấn
Hoạt động này của các CTCK gồm có: tư vấn đầu tư chứng khoán, tư vấn niêm yết và các tư vấn khác. Nhìn chung, hoạt động tư vấn đã có bước phát triển đột phá vì các CTCK đã chú trọng đến nghiệp vụ tư vấn. Không chỉ các công ty hoạt động lâu năm mà các công ty mới cũng đã rất chú trọng đến nghiệp vụ tư vấn này. Đây cũng là một trong những hoạt động đưa về nguồn thu rất lớn cho các CTCK.
Bài Tiểu Luận Pháp Luật Về Hoạt Động Của Công Ty Chứng Khoán có phải là nội dung mà bạn đang cần tìm, Vậy hãy cùng Luận Văn Tốt theo dõi hết phần còn lại nhé
3. 3 Thực trạng của các công ty chứng khoán
Sự ra đời của hàng loạt CTCK đã góp phần đáp ứng được nhu cầu dịch vụ cho số lượng đông đảo các nhà đầu tư đang ngày càng gia tăng, đồng thời tạo ra áp lực cạnh tranh buộc các CTCK phải hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, đảm bảo lợi ích cho khách hàng.
Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, các CTCK Việt Nam hiện nay đang tồn tại nhiều điểm yếu kém và bất hợp lý, trực tiếp làm giảm hiệu quả hoạt động của các CTCK cũng như hiệu quả đầu tư của toàn thị trường. Những bất cập biểu hiện qua một số mặt sau:
Một là, số lượng các CTCK không cân xứng với quy mô của thị trường.
Con số 105 CTCK hiện nay được xem là quá nhiều so với quy mô, nhu cầu của TTCK Việt Nam. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy nếu so sánh với một số TTCK trong khu vực. Tổng số tài khoản cá nhân trên TTCK Việt Nam chỉ ở mức khoảng 0,7% dân số hiện tại trong khi Trung Quốc có khoảng 100 triệu tài khoản cá nhân, tương ứng với khoảng 8% dân số nhưng số lượng CTCK cũng chỉ mới bằng Việt Nam. Việc các CTCK tăng nhanh về số lượng trong một khoảng thời gian ngắn đã dẫn đến một số công ty nhiều gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Với khả năng tài chính và kinh nghiệm còn hạn chế, vì mục tiêu lợi nhuận của mình, nhiều công ty chứng khoán đã sử dụng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của chung của thị trường, tao tâm lý lo ngại cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các CTCK Việt Nam đang hoạt động nhỏ lẻ cho thấy sự phát triển thiếu chuyên nghiệp và chưa có định hướng dài hạn.
Hai là, năng lực tài chính và quy mô hoạt động còn hạn hẹp
Theo quy định hiện hành, CTCK phải có vốn điều lệ tối thiểu 300 tỷ đồng nếu muốn có đủ 4 (bốn) nghiệp vụ kinh doanh theo quy định. Tuy nhiên, theo thống kê của Ủy ban chứng khoán nhà nước, số lượng CTCK có quy mô nguồn vốn chủ sở hữu dưới 300 tỷ đồng chiếm khoảng 70% số lượng CTCK trên thị trường. Đặc biệt, số lượng CTCK có vốn điều lệ dưới 50 tỷ đồng có xu hướng gia tăng qua các năm. Thậm chí có một số CTCK đã xin rút giấy phép hoạt động một số nghiệp vụ nhằm giảm áp lực vốn điều lệ theo quy định.
Ba là, các chỉ số an toàn tài chính giảm xuống, rủi ro hoạt động tăng cao.
Theo số liệu của Ủy ban chứng khoán nhà nước, trong những năm gần đây hệ số nợ trung bình của các CTCK được duy trì dưới mức 0.65% hay tỷ lệ nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu được duy trì dưới mức 2:1. Xét tổng thể toàn ngành, chỉ số này tương đối an toàn. Tuy nhiên, nếu xét theo nhóm 20 CTCK có tổng tài sản lớn nhất có hệ số nợ cao hơn mức trung bình ngành trong khi nhóm 20 công ty có tổng tài sản thấp nhất trên thị trường lại có hệ số nợ khá thấp. Nói cách khác, mức độ an toàn tài chính tổng quát của công ty lớn có xu hướng thấp hơn các công ty nhỏ. Đồng thời, số lượng các CTCK có hệ số nợ cao trên 0,8 có xu hướng tăng mạnh.
Bốn là, nguồn nhân lực còn thiếu và yếu
Nguồn nhân lực hành nghề trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán có sự phát triển nhanh cùng với sự phát triển của thị trường, quá trình thiết lập và mở rộng hoạt động của các CTCK. Nhưng cùng với đó là chất lượng nguồn nhân lực không được đảm bảo. Tỷ trọng nhân viên CTCK có giấy phép hành nghề mới chiếm khoảng 55% số lượng nhân viên. Điều đáng chú ý trong thời gian gần đây, xuất hiện xu hướng rút lui khỏi hoạt động chứng khoán của đội ngũ những người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán, đặc biệt là đội ngũ quản trị, điều hành có trình độ cao.
Năm là, hạn chế trong các hoạt động kinh doanh chứng khoán
Đối với hoạt động môi giới chỉ dừng lại ở mực độ đơn giản là nhận và truyền lệnh cho các nhà đầu tư, chưa kết hợp nhiều hoạt động tư vấn. Hiện nay, các nhà đầu tư thường chủ yếu đặt lệnh qua điện thoại và mạng internet, tuy nhiên hệ thống công nghệ thông tin của các CTCK vẫn chưa đáp ứng hết được cho các nhà đầu tư.
Đối với hoạt động tư doanh: các CTCK chưa đảm bảo được vai trò bình ổn giá chứng khoán cũng như vai trò nhà tạo lập thị trường.
Đối với hoạt động tư vấn tài chính: tư vấn chỉ mang hình thức cung cấp thông tin, nội dung và hình thức tư vấn sơ sài, chưa có nhiều bài phân tích, đánh giá một cách sâu sắc về hoạt động của tổ chức phát hành hay diễn biến thị trường.
Tóm lại, những bất cấp trong các CTCK kể trên xuất phát từ sự yếu kém của nền kinh tế và bản thân các công ty. Nhưng trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, hội nhập ngày càng sâu, rộng thì những vấn đề này vẫn sẽ thường trực và càng thêm bất ổn nếu không thực hiện một quá trình tái cấu trúc hệ thống.
Chương Iv: Kiến Nghị Giải Pháp Hoàn Thiện Quy Định Pháp Luật
4.1 Phương hương hoàn thiện các quy định của pháp luật về thành lập và hoạt động của CTCK.
Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về điều kiện thành lập và hoạt động của CTCK Việt Nam dựa trên các định hướng sau:
Một là, đảm bảo nguyên lý phù hợp với xu thế phát triển của TTCK, bảo đảm sự cân bằng giữa mục đích bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư với việc tạo điều kiện để các CTCK phát triển, vừa đảm bảo cho TTCK hoạt động công khai, công bằng, minh bạch, hiệu quả, linh hoạt và thích ứng với thực tế, đồng thời tăng cường vai trò của nhà nước đối với quản lý thị trường.
Hai là, bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ. Pháp luật quy định về việc thành lập và hoạt động của các CTCK cần phải có sự điều chỉnh để đồng bộ giữa Luật chứng khoán, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn khác…Phải đảm bảo được tính kế thừa, khắc phục được các tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn đồng thời bảo đảm tính bền vững của các văn bản khi ban hành.
Ba là, phải hướng đến nâng cao hiệu quả quản trị CTCK. Đây là điều rất quan trọng trong bối cảnh năng lực của các CTCK đang còn yếu, khả năng kiểm soát rủi ro còn hạn chế, trình độ của nhân viên chưa tương xứng….
4.2 Đề xuất giải pháp khắc phục
Xuất phát từ những bất cập đang còn tồn tại trong thực tiễn hoạt động của các CTCK, qua phân tích nhu cầu và phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật chứng khoán Việt Nam, bản thân xin đưa ra một số giải pháp sau đây:
Thứ nhất, là hoàn thiện các quy định của pháp luật quy định về điều kiện thành lập CTCK, đặc biệt là yêu cầu về vốn pháp định. Cần phải đặt ra các quy định mới về vốn pháp định nhằm mở rộng quy mô hoạt động và tạo dựng, trang bị các phương thức tiện ích nhất cho khách hàng. Nhà nước cần xây dựng lô trình quy định về mức vốn pháp định theo từng giai đoạn cho CTCK. Đồng thời, phải xây dựng quy chế giám sát việc sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh để đảm bảo vốn được sử dụng đúng mục đích, giúp bảo vệ nhà đẩu tư, hạn chế rủi ro trong quá trình kinh doanh.
Thứ hai, cần phải quy định rõ ràng, cụ thể đối với các CTCK về điều kiện cơ sở vật chất, phải có quy định yêu cầu CTCK hàng năm phải trích quỹ lợi nhuận để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động cho công ty.
Thứ ba, phải xây dựng bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh chứng khoán gồm các chuẩn mực hành vi, cách ứng xử, đạo đức nghề nghiệp.
Thứ tư, hoàn thiện các quy định về tổ chức, hoạt động và nội dung kinh doanh, đặc biệt là hoạt động bảo lãnh phát hành của CTCK đang còn nhiều bất cập về xác định giá ban đầu khi tiến hành cổ phần. Bất cập này nhiều khi sẽ gây thất thoát nguồn thu của nhà nước khi xác định giá trị ban đầu của cố phiếu quá thấp hoặc gây khó khăn cho việc cổ phần hóa khi xác định giá trị cố phiếu ban đầu quá cao.
Thứ năm, tiếp tục thực hiện và nâng cao hiệu quả tái cấu trúc CTCK trên tất cả các mặt như năng lực tài chính, rủi ro về an toàn tài chính, thực hiện hợp nhất, sáp nhâp các công ty, tái cấu trúc bộ máy, nhân sự của CTCK, tăng cường công tác thanh tra kiểm tra…. Qua công tác tái cấu trúc, hệ thống công nghệ hạ tầng của các CTCK cũng đã có bước tiến rõ rêt. Điều này bảo đảm tính chính xác, nhanh chóng, minh bạch giảm rủi ro cho các CTCK và các nhà đầu tư.
Tóm lại, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quy định thành lập và hoạt động của CTCK phải bảo đảm đúng quan điểm và định hướng phát triển CTCK ở Việt Nam trong các giai đoạn tới đây. Bên cạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật, cần thực hiện có hiệu quả hơn tái cơ cấu các CTCK, trong đó CTCK phải chủ động, nổ lực phấn đấu nâng cao các nguồn lực của công ty về tài chính lần nhân sự, đồng thời cần phải chú trọng quản trị rủi ro và minh bạch thông tin.
Qua bài viết Tiểu Luận Pháp Luật Về Hoạt Động Của Công Ty Chứng Khoán trên đây hy vọng sẽ giúp cho các bạn định hướng được cách làm bài, cũng như pháp huy khải năng sáng tạo của các bạn để hoàn thành tốt bài tiểu luận của bạn. Chúc bạn có một bài tiểu luận hay, ấn tượng và có tính thực tiễn cao. Nếu gặp khó khăn trong quá trình làm bài hãy liên hệ Luận Văn Tốt qua hotline zalo/tele :0934573149 nhé.