Bạn đang gặp vấn đề trong chọn nội dung cho Tiểu Luận Tình Huống Giáo Viên Không Soạn Bài Trước Khi Lên Lớp, bạn đang chưa có ý tưởng định hướng gì cho đề bài của mình, bạn đang mong muốn tìm cho mình tài liệu tham khảo có phần nội dung liên quan, nhưng viêc tìm kiếm của bạn càng khó khăn hơn khi hiên nay tư liệu về đề tài này rất ít. Dù vậy bạn cũng đừng lo lắng vì có Luận Văn Tốt ở đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. Chúng tôi gửi đến bạn nội dung mà bạn cần tìm thông qua bài viết dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn trong quá trình làm bài của mình.
Nếu trong quá trình làm bài các bạn gặp khó khăn từ việc tìm kiếm tài liệu tham khảo đến triển khai nội dung bài làm…thì các bạn hãy liên hệ sđt/zalo/tele : 0934573149 hoặc tham khảo dịch vụ viết tiểu luận của Luận Văn Tốt để được tư vấn miễn phí bạn nhé.
I. Mô tả tình huống Giáo Viên Không Soạn Bài Trước Khi Lên Lớp
1. Hoàn cảnh ra đời của tình huống
Cô giáo Nguyễn Thị H là một giáo viên xuất thân từ địa phương Ea Kao, Tp Buôn Ma Thuột, tốt nghiệp loại giỏi ngành giáo dục mầm non trường Đại Học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007. Năm 2008, cô H đã trúng tuyển và nhận nhiệm vụ giảng dậy lớp mầm chồi 3 của trường Mầm non Rạng Đông thuộc xã Ea Kao, Tp Buôn Ma Thuột.
Trường mầm non Rạng Đông Là một đơn vị trường học có truyền thống trong phong trào thi đua của Tp Buôn Ma Thuột. Trường mầm non Rạng Đông đã xây dựng được nề nếp chuyên môn hiệu quả, toàn bộ giáo viên của trường đã nỗ lực không ngừng trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh, đơn vị chưa bao giờ có tình trạng giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn. Tuy nhiên sau khi qua đợt kiểm tra vào ngày 14/02/2020, việc cô giáo Nguyễn Thị H đã không soạn bài khi lên lớp. Ban kiểm tra nội bộ của nhà trường lập biên bản vi phạm, điều này đã làm cho giáo viên trong đơn vị đặc biệt là ban lãnh đạo không khỏi bất ngờ, gây khó xử cho hiệu trưởng.
2. Diễn biến tình huống
Thực hiện Kế hoạch số: 12/KHKTNB-MNTTX, ngày 12/11/2019, của Hiệu trưởng trường Mầm non Rạng Đông về việc kiểm tra nội bộ trường học năm học 2019 -2020. Ngày 14/02/2020, Ban kiểm tra nội bộ trường học tiến hành kiểm tra toàn diện hoạt động sư phạm của nhà giáo. Theo sự phân công của trưởng Ban kiểm tra, đồng chí Trần Thị K khối mầm – chồi chịu trách nhiệm kiểm tra giáo viên Nguyễn Thị H, thông qua hồ sơ và các hoạt động giảng dạy thực tế của cô H. Cô giáo Nguyễn Thị H là giáo viên dạy lớp mầm 3 thuộc khối mầm – chồi được kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo cấp trường.
Trong buổi kiểm tra, đồng chí Trần Thị K ủy viên Ban kiểm tra nội bộ trường học phát hiện hồ sơ của giáo viên Nguyễn Thị H có vấn đề: Giáo viên Nguyễn Thị H không soạn giáo án tuần thực dạy. Nghi ngờ cô H thiếu sót hồ sơ nên đồng chí K yêu cầu cô H bổ sung, nhưng khi quan sát thì thấy cô H rất lúng túng và sau một thời gian cô H đã thừa nhận là mình chưa soạn bài.
Tại khoản 2, mục 111 Thông tư 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo đã nêu đánh giá kết quả công tác được giao đó là: “Thực hiện quy chế chuyên môn, kiểm tra hồ sơ của nhà giáo và các hồ sơ khác có liên quan, kiểm tra giờ lên lớp, dự giờ tối đa 3 tiết, nếu dự 2 tiết không xếp cùng loại thì dự tiết thứ 3, phân tích, đánh giá giờ dạy;
Đồng chí Trần Thị K thấy bất ngờ và khó xử bởi cô H trước đây là một giáo viên gương mẫu, có trách nhiệm và tận tuy trong công việc được giao, công tác soạn, giảng bài luôn thực hiện tốt. Có đạo đức, nhân cách mẫu mực, được sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và phụ huynh.
Từ thực tế trên, qua đợt kiểm tra, khi kết luận đánh giá đối với giáo viên H, kết luận của Ban kiểm tra là chưa nghiêm túc trong việc thực hiện quy chế, không hoàn thành công việc được giao, có biểu hiện vi phạm quy chế chuyên môn. Đồng chí Trần Thị K đề nghị Ban giám hiệu nhà trường có hình thức xử lý phù hợp mà không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ đồng nghiệp và vừa có lý có tình và đúng quy định.
II. Phân tích mục tiêu tình huống
1. Mục tiêu xử lý tình huống
Trước tinh huống đó, cần có hình thức xử lý thế nào cho đúng quy định, nhưng lại đúng tình hình thực tế đã xảy ra trong đơn vị.
Tình huống khiến cho người quản lý phải giải quyết như thế nào cho vẹn tình, hợp lý. Vừa phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa cán bộ quản lý với giáo viên, vừa phải đảm bảo kỷ cương pháp luật, quy chế của ngành và của cơ quan.
Vì vậy, cần tìm hiểu, phân tích nguyên nhân và hậu quả của tình huống đưa ra, như vậy mới xác định được mục tiêu và phương án để giải quyết có hiệu quả.
Để xây dựng được đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trường Mầm non Rạng Đông luôn đoàn kết thống nhất cao trong công việc và thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, đáp ứng với nhu cầu đổi mới và phát triển của ngành và của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, thì việc giải quyết tình huống trên cần hướng tới các mục tiêu sau:
Thứ nhất, Qua việc xử lý tình huống, lãnh đạo nhà trường phải làm cho cô giáo H thấy được những khuyết điểm của mình trong công việc được giao và việc chấp hành các quy dịnh của ngành và của đơn vị. Qua việc xử lý, để giáo viên H thấy rõ những khuyết điểm yếu kém của bản thân, từ đó có ý thức rèn luyện về mọi mặt để có những biện pháp phấn đấu vươn lên, vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ dược giao.
Thứ hai, Giữ nghiêm quy chế của ngành giáo dục, Luật viên chức và Pháp luật của Nhà nước. Qua giải quyết tình huống trên, cần làm cho cán bộ, giáo viên – nhân viên thấy được tính nghiêm túc trong mọi hoạt động của nhà trường. Các cấp quản lý có biện pháp trong việc tổ chức cho cán bộ, giáo viên và nhân viên trong toàn ngành học tập và thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước và các quy định của ngành. Có kế hoạch đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra các cấp. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ trường học nhằm tăng cường kỷ cương, nề nếp và ngăn chặn, khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong các hoạt dộng của nhà trường.
Thứ ba, Giải quyết tình huống trên đảm bảo được sự hợp tình, hợp lý bởi nguyên nhân của tình huống. Qua việc xử lý cũng là một bước để cho dội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trường Mầm non Rạng Đông nói riêng và cán bộ, giáo viên và nhân viên của ngành, của cấp học nói chung thấy được tính nghiêm minh trong việc chấp hành luật pháp và các quy định của ngành, từ đó tự nhìn nhận, tự đánh giá lại công việc của bản thân mình để có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Đồng thời để giữ lấy lòng tin của phụ huynh đối với những người làm công tác trong ngành giáo dục.
Thứ tư, Sau khi xử lý vi phạm của giáo viên H, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trường phải được nâng lên.
2. Phân tích tình huống Giáo Viên Không Soạn Bài Trước Khi Lên Lớp
Qua tìm hiểu một số giáo viên và nhân viên trong nhà trường cho biết: Thời gian gần đây, giáo viên Nguyễn Thị H có phần mệt mỏi, lơ là trong công việc. Nguyên nhân có thể cho rằng là do chồng của giáo viên H thường xuyên rượu chè, cờ bạc, không quan tâm đến gia đình và cô H bị gia đình chồng ghét bỏ hắt hủi. Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống tinh thần của cô H, từ đó dẫn tới giáo viên H gần đây thường hay buồn chán, không tập trung trong công việc.
Trong thời gian làm việc tại trường cô H luôn chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cũng như nội quy, quy chế chuyên môn của nhà trường, có trách nhiệm trong công việc được giao. Tuy nhiên qua hoạt động kiểm tra cho thấy cô H không soạn bài khi lên lớp, có thể khẳng định cô H đã vi phạm quy chế chuyên môn.
Điều này thể hiện quá trình quản lý chuyên môn thiếu chặt chẽ của Ban giám hiệu nhà trường chưa thực hiện đúng quy định hàng tuần phải kiểm tra, ký duyệt giáo án nên mới xảy ra tình huống giáo viên H chưa soạn bài trước khi lên lớp.
Công tác quản lý, chỉ đạo của Ban giám hiệu và tổ chuyên môn còn buông lỏng nên để giáo viên trong nhà trường vi phạm quy chế chuyên môn và các quy định liên quan đến công việc, nhiệm vụ được phân công.
Công tác kiểm tra nội bộ của nhà trường chưa tiến hành thường xuyên nên để cho giáo viên vi phạm quy định. Do chủ quan vì những năm học trước cô giáo H luôn thực hiện nghiêm túc các quy định của ngành và là một giáo viên có ý thức trong việc thực hiện nhiệm vụ dược phân công.
Để xảy ra trường hợp giáo viên H vi phạm quy chế chuyên môn, thì công tác quản lý, chỉ đạo của nhà trường chưa tốt, cần phải điều chỉnh, khắc phục.
Hoàn cảnh riêng của giáo viên Nguyễn Thị H đang có những khó khăn trong cuộc sống gia đình làm ảnh hưởng sức khoẻ, tâm lí của cô dẫn đến việc cô chưa thực hiện tốt những yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, sự quan tâm của Ban giám hiệu và tổ chức Công đoàn trong nhà trường đối với cô giáo H và toàn thể giáo viên, nhân viên trong đơn vị là chưa sâu sát, thiết thực nên đẫn đến sự việc như đã nêu trên.
Căn cứ vào các quy định của ngành, Luật lao động; Điều lệ trường Mầm non và Luật viên chức, thì giáo viên Nguyễn Thị H đã không thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được phân công, ảnh hưởng đến phong trào thi đua của nhà trường. Trong cuộc sống, mỗi cán bộ, giáo viên và nhân viên làm việc trong môi trường giáo dục phải là một lấm gương sáng để học sinh noi theo; Thế nhưng giáo viên Nguyễn Thị H do lơ là trong công việc, chưa khắc phục khó khăn cá nhân đề vươn lên. Không những thế, giáo viên H đã làm mất lòng tin đối với Ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
XEM THÊM : Tiểu Luận Tâm Lý Học Đại Cương
2.2. Hậu quả
Từ tình huống giáo viên Nguyễn Thị H vi phạm quy chế của ngành và Luật viên chức. Với kết luận của Ban kiểm tra nội bộ trường học, nếu xử lý không tốt sẽ dẫn đến các hậu quả:
Do hoàn cảnh gia đình, bản thân giáo viên H thiếu tinh thần cố gắng, lơ là trong công việc, từ đó không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Không những vậy cô H còn đánh mất sự tin tưởng của lãnh đạo đơn vị, của đồng nghiệp. Bản thân giáo viên H phải chịu hình thức kỹ luật tương xứng với những sai phạm của mình và ảnh hưởng về nhiều mặt trong sự nghiệp.
Do thiếu trách nhiệm trong công việc, vi phạm về quy chế chuyên môn của giáo viên H làm ảnh hưởng đến nề nếp hoạt dộng, chất lượng đội ngũ nhà giáo, chất lượng chăm sóc giáo dục tại đơn vị. Ảnh hưởng đến uy tín của trường Mầm non Rạng Đông, rộng hơn là ảnh hưởng đến cả ngành giáo dục trong Tp Buôn Ma Thuột.
Từ những phân tích nguyên nhân và hậu quả của tình huống, việc xác định mục tiêu giải quyết tình huống là vấn đề rất quan trọng nếu không có biện pháp xử lý sẽ dẫn đến những hệ lụy khác đối với đội ngũ giáo viên, những người được Đảng và Nhà nước tin tưởng giao cho trọng trách giáo dục thế hệ trẻ vì tương lai cho đất nước sau này, từ đó để đưa ra phương án xử lý tối ưu nhất.
Có phải những chia sẻ về bài viết Tiểu Luận Tình Huống Giáo Viên Không Soạn Bài Trước Khi Lên Lớp rất phù hợp với nội dung bạn cần tìm, vậy mời bạn theo dõi hết phần còn lại nhé
3. Đề xuất những giải pháp giải quyết tình huống
3.1. Xây dựng, phân tích phương án giải quyết tình huống
Về cơ sở pháp lý, căn cứ vào các văn bản Pháp luật có liên quan để giải quyết tình huống trên như sau: Luật lao động; Luật giáo dục; Luật viên chức; Nghị định 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ Quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức; Chỉ thị số: 33/CT – TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong Giáo dục; Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường Mầm non; Các phương án được xây dựng và lựa chọn để giải quyết tình huống cần phải được căn cứ mục tiêu đã xác định. Do đó, tôi đề xuất các phương án giái quyết như sau:
Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của ngành và các văn bản có liên quan. Không cần họp Hội đồng nhà trường, yêu cầu cô H viết bản kiểm điểm, cuối năm cắt toàn bộ thi đua đối với giáo viên Nguyễn Thị H.
Ưu điểm: Với hình thức kỷ luật cắt thi đua đối với sai phạm của cô giáo H sẽ có tác dụng răn đe cao đối với người khác. Kỷ cương, nề nếp của trường Mầm non Rạng Đông sẽ được thực hiện nghiêm túc hơn. Hình thức kỷ luật trên giúp cho những giáo viên và nhân viên khác rút kinh nghiệm trong việc thực hiện công việc được giao tốt hơn.
Nhược điểm: Thực hiện phương án này có thể hợp lý, nhưng không hợp tình. Bởi khi xử lý một tình huống quản lý hành chính nào cũng không hoàn toàn căn cứ vào các văn bản Pháp luật mà còn căn cứ vào thực tế. Đây là lần đầu tiên giáo viên H vi phạm quy chế chuyên môn của đơn vị do hoàn cành gia đình. Mặc dù thực hiện phương án này có thể cô giáo H sẽ khắc phục khuyết điểm nhanh hơn nhưng cũng có thể nảy sinh những biểu hiện tiêu cực, bất mãn, không tâm phục, khẩu phục. Bên cạnh đó, do bị cắt thi đua sẽ ảnh hưởng đến tâm lý. Nếu thực hiện theo phương án này thì không chỉ làm giáo viên H mà còn làm cho một số giáo viên và nhân viên trong trường không đồng tình vì không hợp tình.
Căn cứ vào các văn bản pháp lý có liên quan như Luật giáo dục; Luật lao động; Luật viên chức; Hiệu trưởng kỷ luật giáo viên H với hình thức khiển trách, tạo điều kiện cho cô giáo H sửa chữa khuyết điểm nâng cao tinh thần trách nhiệm, vượt qua khó khăn, vươn lên hoàn thành nhiệm vụ dược giao.
Ưu điểm: Xử lý theo phương án này là phù họp với các văn bản pháp luật hiện hành cũng như trong điều kiện chúng ta đang thực hiện cuộc vận động “Hai không” trong ngành giáo dục. Đảm bảo có mức độ kỷ luật đúng mức với vi phạm của giáo viên H để từ đó giáo viên H thấy được tính nghiêm minh của pháp luật và sự cần thiết phải xử lý hành vi của mình, thực hiện nghiêm túc các quy định của định của pháp luật cũng như các quy định của ngành và có tinh thần trách nhiệm, cố gắng hơn trong việc hoàn thành các công việc được giao.
Với mức kỷ luật khiển trách, đủ để cô giáo H cảnh giác bản thân mình trước những vi phạm đã mắc phải, đồng thời tạo điều kiện để cô giáo H cố gắng phấn đấu vươn lên trong công việc, hoàn thành nhiệm vụ của mình được nhà trường tin tưởng giao.
Hình thức kỷ luật khiển trách đối với giáo viên H không những còn có tác dụng làm bài học cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trường mầm non Rạng Đông mà cả những cán bộ, giáo viên và nhân viên trường khác; Nhất là những người có tư tưởng bình quân, ít học hỏi để nắm bắt các quy định của pháp luật cũng như quy định của ngành.
Với hình thức kỷ luật mức khiển trách đổi với cô giáo H thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật và quy chế của ngành. Xa hơn nữa là chúng ta đang xử lý tình huống có lý, có tình, tạo cơ hội để mọi người khi mắc sai lầm, khuyết điểm có điều kiện để sửa chữa và phấn đấu vươn lên trong cuộc sống và trong công việc.
Nhược điểm: Chưa động viên kịp thời giáo viên H để vượt qua hoàn cành khó khăn của gia đình để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình cũng như công việc khác của nhà trường giao cho.
Ban giám hiệu nhà trường tổ chức họp Hội đồng sư phạm nhà trường, chỉ rõ sai phạm của giáo viên Nguyễn Thị H góp ý phê bình, nhắc nhở giáo viên H không được tái phạm. Đồng thời Ban giám hiệu cũng phải nhận khuyết điểm do không thực hiện tốt trong công tác quản lý chuyên môn. Yêu cầu ban chấp hành Công đoàn quan tâm, giúp đỡ động viên giáo viên H vượt qua khó khăn.
Ưu điểm: Phương án này phù hợp với hoàn cành gia đình và bản thân cô giáo H. Mặt khác, đây là lần đầu tiên cô giáo H vi phạm quy chế. Hơn nữa vi phạm này còn có nguyên nhân khách quan, đó là do hoàn cảnh gia đình tạo nên chứ cô giáo H không cố tình vi phạm. Cách giải quyết này quan tâm đến cá yếu tố chủ quan và khách quan vừa có tình vừa có lý, tạo sự đoàn kết mọi thành viên trong đơn vị.
Nhược điểm: Xử lý theo phương án này sẽ dẫn đến các trường hợp tương tự vi thiếu sự nghiêm minh của pháp luật và quy chế của ngành. Đồng thời dẫn đến việc sửa chữa, khắc phục vi phạm kéo dài thời gian hơn.
3.2. Lựa chọn phương án giải quyết tình huống Giáo Viên Không Soạn Bài Trước Khi Lên Lớp
Sau khi phân tích ưu điểm và nhược điểm của mỗi phướng án, căn cứ vào các văn bản về pháp luật có liên quan như theo khoản 3, Điều 16 Luật viên chức quy định: “Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập” thì giáo viên H đã vi phạm Điều 16 của Luật viên chức. Hay theo Điều 4, Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức. Thì giáo viên Nguyễn Thị H có thể bị kỷ luật khiển trách, nhưng cũng có thể bị mức kỷ luật cảnh cáo. Như vậy, bên cạnh việc xử lý các vi phạm trong ngành Giáo dục, việc phát huy các nhân tố trong tập thể và mặt tích cực trong mỗi người cán bộ, giáo viên và nhân viên đều phải được coi trọng và nghiệp vụ thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã định hướng vai trò, vị trí, mục đích của thanh tra Giáo dục “Với đối tượng thanh tra, thanh tra Giáo dục tác động tới ý thức, hành vi con người, nâng cao tinh thần trách nhiệm, động viên, thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ, uốn nắn, giúp đỡ sửa chữa sai sót, khuyết điểm”. Để giúp cô giáo H nâng cao tinh thần trách nhiệm vượt qua mọi khó khăn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì thực hiện phương án 2 tức là xử lý với mức khiển trách là phù hợp nhất. Hay đây là phương án tối ưu để xử lý tình huống sai phạm quy chế của giáo viên Nguyễn Thị H.
4. Tổ chức thực hiện và giải pháp
4.1. Cơ sở xử lý
Trên cơ sở xét thấy trước khi vi phạm thì cô Nguyễn Thị H là một giáo viên
luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình, có tinh thần trách nhiệm cao, gương mẫu, luôn chấp hành tốt các quy định của nhà trường cũng như quy định của Ngành, tuân thủ và giữ gìn đoàn kết trong nội bộ tập thể sư phạm nhà trường; xét thấy hành vi vi phạm của cô giáo Nguyễn Thị H có lẽ là do hoàn cảnh gia đình nên mới xẩy ra sự việc như vậy làm ảnh hưởng đến cả quá trình phấn đấu và rèn luyện của cô giáo Nguyễn Thị H trong nhiều năm trước, làm giảm uy tín và danh dự của người giáo viên, nghiêm trọng hơn là làm mờ dần đi tấm gương sáng để các thầy cô giáo khác noi theo. Sau khi được xử lý cũng như được lãnh đạo phân tích rõ về những ảnh hưởng của việc không soạn giáo án trước giờ giảng gây ra thì cô giáo Nguyễn Thị H đã thể hiện thái độ thành khẩn và nhận lỗi lầm mà cô H gây ra. Nhưng khi cô Nguyễn Thị H gây ra sai phạm như vậy đã làm ảnh hưởng đến uy tín cũng như kế hoạch làm việc của nhà trường. Căn cứ vào bản phân tích công việc của giáo viên: Đây là việc xác định hệ thống các chức năng, nhiệm vụ trách nhiệm, quyền hạn khi thực hiện công việc và các phẩm chất kỹ năng cần thiết mà người lao động phải thực hiện công việc mà mình được giao. Nhờ đó mà lãnh đạo nhà trường tạo được sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận trong nhà trường. Đánh giá đúng yêu cầu công việc, đúng năng lực thực hiện công việc, giúp lãnh đạo nhà trường xử lý hợp tình, hợp lý, tạo sự công bằng hợp lý, sự đồng
thuận tránh những vấn đề không đáng xảy ra trong nhà trường.
Theo tình huống trên, nếu cô giáo Nguyễn Thị H đã được phân tích rõ ràng về
Luật Giáo dục cũng như nắm được tình hình khó khăn của nhà trường trong năm
học mà cô giáo Nguyễn Thị H vẫn không thực hiện nhiệm vụ của mình thì lãnh đạo
sẽ tổ chức kiểm điểm và thi hành hình thức kỷ luật khiển trách đối với cô giáo Nguyễn Thị H. Áp dụng theo Điều 10 của Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4
năm 2012 của Chính phủ: “Không chấp hành sự phân công công tác của người có
thẩm quyền hoặc không thực hiện công việc, nhiệm vụ đã cam kết trong hợp đồng
làm việc mà không có lý do chính đáng.
4.2. Các bước tiến hành
4.2.1. Xác định hướng giái quyết
Ban giám hiệu, chủ tịch Công đoàn nhà trường, Tổ trường các Khối, Ban kiểm tra nội bộ họp để thống nhất kế hoạch và hướng giải quyết sai phạm của giáo viên H; Đồng thời yêu cầu giáo viên H viết bản tự kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật.
Tổ chức họp hội đồng sư phạm nhà trường để phân tích, chỉ rõ những ưu điểm, khuyết điểm mức độ vi phạm của cô H, đồng thời chỉ rõ trách nhiệm liên quan của Ban giám hiệu, của giáo viên H để rút kinh nghiệm cho toàn thể Hội đồng sư phạm nhà trường trong công tác quản lý hoạt động của tổ và của đơn vị.
4.2.3. Đua ra hình thức kỷ luật
Hội đồng kỷ luật họp xét và ra quyết định kỷ luật. Căn cứ vào các văn bản luật pháp, căn cứ hồ sơ Hội đồng trường Mầm non Rạng Đông và qua ý kiến phân tích của các thành viên trong Hội đồng, Hiệu trưởng là chủ tịch Hội đồng trường Mầm non Rạng Đông quyết định hình thức kỷ luật với hình thức khiển trách với cô giáo Nguyễn Thị H.
4.2.4. Thông báo hình thức kỷ luật
Thông báo hình thức kỷ luật giáo viên Nguyễn Thị H trước Hội dồng sư phạm nhà trường Mầm non Rạng Đông.
4.3. Kiếm tra quá trình xem xét
Kiểm tra lại toàn bộ quá trình xem xét, tiến hành các thu tục xử lý vi phạm của giáo viên H.
Để có một bài tiểu luận đạt điểm cao thì ngoài việc trang bị cho mình đầy đủ kiến thức thì trường có cách để viết bài tiểu luận khác nhau, qua đây Luận Văn Tốt muốn chia sẻ đến các bạn Cách Làm Tiểu Luận Tốt Nghiệp Đại Học Tây Đô Điểm Cao để các bạn tham khảo
4.4. Tố chức rút kinh nghiệm
Họp hội đồng sư phạm trường mầm non Rạng Đông để rút kinh nghiệm, bài học từ tình huống trên kết hợp làm công tác giáo dục tư tưởng trong toàn trường.
4.5. Kết Luận Vụ Việc
Sau cuộc họp toàn đơn vị để nhà trường tổ chức kiểm điểm cô Nguyễn Thị
H, bản thân cô Nguyễn Thị H đã nhận ra sai lầm của bản thân, cô Nguyễn Thị H đã vui vẻ nhận nhiệm vụ và hứa trước Hội đồng sư phạm nhà trường sẽ cố gắng
hoàn thành tốt nhiệm vụ, sẽ không bao giờ để xảy ra sự việc như vậy nữa.
Hiệu trưởng nhà trường giải quyết xong tình huống theo hướng thấu tình đạt
lý, đảm bảo việc phân công giảng dạy trong năm học theo đúng kế hoạch. Đồng
thời, qua việc xử lý vụ việc trên đã xây dựng được tình đoàn kết trong nội bộ, gián
tiếp răn đe giáo viên, nhân viên khác trong việc chấp hành nhiệm vụ được giao.
Hướng giải quyết trên đã giúp cô Nguyễn Thị H và một số đồng nghiệp
hiểu thấu đáo về nhiệm vụ nhà giáo, về chuẩn giáo viên mầm non, về kỷ cương, kỷ luật
và nhiều vấn đề khác, đồng thời giữ gìn được uy tín, danh dự cho cô Nguyễn Thị H trong
nhà trường.
Qua bài Tiểu Luận Tình Huống Giáo Viên Không Soạn Bài Trước Khi Lên Lớp hy vọng các bạn sẽ tìm ra được hướng làm bài tốt và hoàn thành bài tiểu luận về đề tài này một cách tốt nhất và đạt điểm cao. Nếu còn thắc mắc hay tư vấn thêm về bài làm thì hãy liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận của Luận Văn Tốt nhé.