Mục lục
Bạn đang gặp khó khăn về bài Tiểu luận Vai Trò Của Tòa Án Trong Bảo Vệ Hiến Pháp, bạn đang chưa có ý tưởng định hướng gì cho đề bài của mình, bạn đang mong muốn tìm nội dung phù hợp để tham khảo vừa có tính thiết thực, vừa có chiều sâu? Dù vậy bạn đừng quá lo lắng vì có Luận Văn Tốt ở đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. Không để các bạn phải chờ lâu ngay bây giờ mời bạn cùng chúng tôi tham khảo bài mẫu Tiểu luận Vai Trò Của Tòa Án Trong Bảo Vệ Hiến Pháp dưới đây nhé.
Ngoài việc luôn mang đến cho các bạn nhiều tài liệu tham khảo có giá trị thì Luận Văn Tốt còn hỗ trợ các bạn dịch vụ viết tiểu luận trọn gói, nếu các bạn gặp khó khăn thì đừng ngần ngại hãy gọi ngay Zalo/tele : 0934573149 để được tư vấn miễn phí nhé.
1. Mở Đầu Tiểu luận Vai Trò Của Tòa Án Trong Bảo Vệ Hiến Pháp
Trên cơ sở đó, Trong Hội nghị lập hiến Philadelphia năm 1787, James Wilson đã phát biểu: “Các thẩm phán là người giải thích luật nên phải có cơ hội bảo vệ các quyền hiến định… Luật pháp có thể bất công, có thể thiếu sự sáng suốt, có thể nguy hiểm, có thể có tính phá hoại, và còn có thể bất hợp hiến nên cần phải để cho các thẩm phán phản ứng lại những điều đó”. Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN đảm bảo quyền lực nhà nước thống nhất có sự phân công phối hợp trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp là định hướng cơ bản thực hiện công cuộc đổi mới hệ thống chính trị nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trong ba nhánh quyền lực nói trên, thì nhánh quyền tư pháp là nhánh quyền được tổ chức để thực hiện họat động xét xử và những họat động phục vụ trực tiếp cho họat động xét xử như điều tra, công tố, bổ trợ tư pháp. Tòa án nhân dân là nơi biểu hiện tập trung nhất của quyền tư pháp, họat động xét xử của Tòa án cũng chính là họat động thể hiện chất lượng họat động và uy tín của hệ thống cơ quan tư pháp và toàn thể bộ máy nhà nước. Với ý nghĩa đó, việc cải cách Tòa án ở nước ta phải được xây dựng trên cơ sở những quan điểm đúng đắn và đầy đủ về vị trí, vai trò của Tòa án trong hệ thống cơ quan nhà nước, trong bộ máy nhà nước đặc biệt là trong quá trình tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, so với những yêu cầu đặt ra trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa về vị trí, vai trò của Tòa án trong việc tổ chức thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền công dân, Qua thực tiễn họat động của Tòa án cho thấy rằng, họat động xét xử của Tòa án trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng họat động xét xử được nâng cao, tình trạng xét xử sai, gây oan cho người vô tội đã giảm đi đáng kể; Tòa án đã xét xử nghiêm minh các vụ án lớn, nghiêm trọng. Vị trí, vai trò của Tòa án trong nhận thức, tâm thức của người dân đã và đang dần được cải thiện.
2. Nội Dung Tiểu luận Vai Trò Của Tòa Án Trong Bảo Vệ Hiến Pháp
2.1. Vị trí của Tòa án trong cơ chế phân công, phối hợp thực hiện quyền lực Nhà nước ở Việt Nam.
Trong khi hoạt động chủ yếu của hành pháp và lập pháp là Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật để điều chỉnh hành vi của cá nhân tổ chức trong giới hạn tự do mà pháp luật xác lập. Tuy vậy, vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, hiện tượng xâm hại trật tư pháp luật và pháp luật luôn xuất hiện trong đời sống xã hội. Trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng, Lênin khẳng định: “sẽ là không tưởng khi cho rằng pháp luật đương nhiên được tất cả mọi người tuân thủ”. Bảo vệ pháp luật, khôi phục trật tự pháp luật bị xâm hại là một đòi hỏi khách quan của Nhà nước, của xã hội và mọi người dân. Chính nhu cầu này đã hình thành nên hoạt động bảo vệ pháp luật là nội dung cơ bản của quyền tư pháp.
Hoạt động xét xử của Toà án là lĩnh vực thể hiện tập trung nhất của quyền tư pháp. Nội dung của hoạt động xét xử của Toà án là so sánh các hành vi, tranh chấp pháp lý liên quan đến con người với các chuẩn mực pháp luật, phán xét tính đúng đắn, tính hợp pháp của hành vi, tranh chấp. Trên cơ sở đó, Toà án nhân danh Nhà nước ra phán quyết bắt buộc mọi người phải thi hành, khôi phục lại các giá trị pháp luật bị vi phạm, bảo vệ và duy trì các giá trị văn minh của pháp luật.
Như vậy, quyền tư pháp mà trọng tâm là quyền xét xử thực hiện chức năng bảo vệ pháp luật của Nhà nước. Bằng hoạt động xét xử các hành vi vi phạm pháp luật, giải quyết các tranh chấp mâu thuẫn trong đời sống xã hội, hệ thống các cơ quan tư pháp mà trung tâm là toà án ngày càng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong Nhà nước pháp quyền. Vị trí, vai trò của Tòa án được thể hiện ở chỗ: Toà án không chỉ là công cụ bảo vệ pháp luật mà còn là thiết chế bảo vệ, bảo đảm cho quyền con người được tôn trọng và thực hiện trong thực tiễn cuộc sống.
XEM THÊM : Tiểu Luận Phong Cách Lãnh Đạo
2.2. Vị trí của Toà án trong bộ máy Nhà nước Việt Nam.
Trong hệ thống các cơ quan nhà nước thì Toà án có vị trí đặc biệt so với các cơ quan Nhà nước nói chung và các cơ quan tư pháp khác nói riêng, thể hiện ở những khía cạnh sau:
Một là, toà án xét xử nhân danh Nhà nước, căn cứ vào pháp luật của Nhà nước để đưa ra các phán quyết thể hiện trực tiếp thái độ của Nhà nước đối với từng vụ việc cụ thể.
Hai là, bằng hoạt động xét xử, Toà án thực hiện chức năng kiểm tra hành vi pháp lý của các cơ quan Nhà nước, quyền công dân, quyền con người. Xa hơn là Toà án bảo vệ cho trật tự xã hội ổn định, an toàn và có môi trường phát triển lành mạnh, bền vững. Ở nước ta, việc xác định Toà án có vị trí trung tâm trong việc tổ chức và thực hiện quyền tư pháp với chức năng tổ chức và tiến hành hoạt động xét xử là một trong những quan điểm cơ bản định hướng hoạt động cải cách tư pháp đã được khẳng định trong Nghị quyết số 49/NQ-TW, ngày 02/6/2005 của Bộ Chính Trị về chiến lược cải cách tư pháp nước ta đến năm 2020.
2.3. Vai trò của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam.
Thể chế toà án là một thể chế rất đặc biệt trong hệ thống các cơ quan nhà nước. Không những nó được hưởng quy chế phân quyền như các cơ quan lập pháp và hành pháp, mà còn phải độc lập hoàn toàn trước hai cơ quan này. Mặc dù nhiều nhà nước dân chủ tư sản được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc phân quyền giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhưng trên thực tế, hành pháp và lập pháp vẫn có sự phối kết hợp với nhau ở một mức độ nhất định, còn tư pháp – do nhu cầu, chức năng xét xử – bao giờ cũng được độc lập. Sức mạnh của nhà nước pháp quyền tuỳ thuộc nhiều vào niềm tin của người dân vào hệ thống tư pháp.
Thể chế toà án đã cung cấp cho xã hội một phương pháp xác định sự thật và sự công bằng trong các hoạt động của tư nhân và nhà nước bằng ba lĩnh vực cơ bản: thứ nhất, trách nhiệm chính của hệ thống thể chế này là đảm bảo sự bình ổn cho xã hội, góp phần tránh các cuộc trả thù một cách dã man trong quan hệ giữa con người với con người[8]; thứ hai, sự phát triển kinh tế với mục đích làm cho xã hội trở nên phồn thịnh cũng cần có những thể chế để giải quyết những tranh chấp giữa các doanh nghiệp, các công dân và các cơ quan của chính phủ, để làm sáng tỏ những điều còn mơ hồ của luật pháp và những quy định buộc phải phục tùng (các xã hội khác nhau đã nghĩ ra cả một loạt những cơ chế chính thức và không chính thức, nhưng chẳng có cơ chế nào quan trọng hơn hệ thống tư pháp – tòa án); thứ ba, chỉ có riêng ngành này mới có quyền chính thức phán quyết sự hợp pháp của những hoạt động của các nhánh quyền hành pháp và lập pháp[1]. Việc quyết định cho tư pháp có quyền xét xử lại các hành vi, quyết định của chính các cơ quan nhà nước là một bước tiến vượt bậc của dân chủ và văn minh nhân loại, làm cho nhà nước bước sang một giai đoạn hoàn toàn khác với trước đây, khi toà án chỉ được quyền xét xử các hành vi của công dân. Hoạt động xét xử từ hình sự và dân sự mở sang các tranh chấp khác: lập pháp và hành pháp.
Thứ nhất, Toà án sẽ nhân danh Nhà nước xét xử hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp trong đời sống xã hội. Kiểm tra, kiểm soát xã hội là một trong những vai trò, chức năng cơ bản của Nhà nước. Nhà nước thực hiện hoạt động này bằng chuẩn mực pháp luật thông qua các cơ quan thực hiện quyền lực Nhà nước. Việc phân công trong việc thực hiện quyền lực nhà nước đã trao cho cơ quan lập pháp thực hiện giám sát tối cao đối với việc thực thi pháp luật, cơ quan hành pháp tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội một cách thường xuyên. Khi có những hành vi, tranh chấp có nguy cơ đe doạ làm sai lệch tính hợp lý, công bằng của pháp luật, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, xâm hại đến trật tự, an toàn xã hội thì được thực hiện thông qua hoạt động xét xử của toà án.
Thứ hai, bảo vệ pháp luật: Bảo vệ pháp luật là chức năng cơ bản của bộ máy Nhà nước. Toà án là thiết chế trung tâm của quyền tư pháp có vị trí và vai trò đặc biệt trong việc bảo vệ pháp luật. Trong nhà nước pháp quyền, bảo vệ pháp luật chính là bảo vệ những giá trị công bằng, bình đẳng và dân chủ của xã hội. Pháp luật trong nhà nước pháp quyền là hệ thống những giá trị cao đẹp của xã hội dân chủ. Pháp luật trong nhà nước pháp quyền luôn mang trong mình những nguyện vọng, quyền và lợi ích của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Nó là hệ thống những chuẩn mực để đánh giá hành vi của con người phù hợp với trình độ văn minh của xã hội, để nhân dân tự điều chỉnh hành vi của mình trong đời sống sinh họat, trong giao lưu dân sự cũng như trong mối quan hệ với cơ quan công quyền, đồng thời thể hiện lợi ích và ý chí chung của toàn thể nhân dân lao động, của toàn thể xã hội và cùng với các quy phạm xã hội khác là một trong những phương tiện để bảo vệ trật tự xã hội và điều hoà, phối hợp các lợi ích xã hội khác nhau[2]. Ngoài ra, pháp luật trong nhà nước pháp quyền XHCN, có ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với sự phát triển, mở rộng, củng cố và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tính tích cực về chính trị, tính sáng tạo và quyền làm chủ của nhân dân. Ngược lại, việc triển khai và mở rộng dân chủ trong mọi mặt đời sống xã hội lại củng cố cơ sở pháp luật và trật tự pháp luật, làm phong phú thêm các quyền tự do của công dân và bảo đảm thực hiện những quyền đó. Do vậy, dân chủ và pháp luật xã hội chủ nghĩa không thể tồn tại tách rời nhau. Dân chủ về chính trị và pháp luật chân chính thể hiện bản chất sâu xa của chế độ xã hội chủ nghĩa- tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Những hành vi xâm hại các chuẩn mực pháp luật trong xã hội pháp quyền bị coi là những hành vi xâm hại công lý, công bằng, bình đẳng xã hội, dân chủ XHCN. Vì thế, trong nhà nước pháp quyền, bảo vệ pháp luật không còn đơn thuần là phục vụ nhu cầu quản lý xã hội của nhà nước mà trở thành họat động quan trọng nhất, cao nhất và có tính cuối cùng để nhà nước và nhân dân bảo vệ các giá trị cao đẹp của nhà nước pháp quyền, bảo vệ công bằng, bình đẳng xã hội, quyền tự do dân chủ của công dân, quyền con người và dân chủ XHCN.
Thứ ba, giám sát, kiểm tra hoạt động của Bộ máy Nhà nước: Trong Nhà nước dân chủ, quyền lực Nhà nước là quyền lực của dân, chính quyền không chỉ phải lấy dân làm gốc, mà những công bộc được dân giao phó phải biết dựa vào dân, phục vụ nhân dân vô điều kiện. Đảm bảo quan trọng nhất để chính quyền làm tốt trách nhiệm là việc các cử tri kiểm soát trực tiếp chính quyền của mình thông qua việc quyết định lá phiếu trong các cuộc bầu cử các cơ quan quyền lực dân cử. Hình thức thứ hai để người dân có thể giám sát hoạt động của bộ máy Nhà nước là thông qua chính hoạt động các cơ quan Nhà nước có nhiệm vụ trực tiếp kiểm tra, giám sát mức độ tuân thủ pháp luật của cán bộ, công chức và cơ quan Nhà nước trong quá trình thực hiện công vụ.
Thứ tư, bảo vệ quyền công dân, quyền con người. Các quyền và tự do của con người không chỉ là các giá trị tinh thần cao quý nhất được thừa nhận chung của nền văn minh nhân loại, có cội nguồn xã hội và tư tưởng từ rất lâu đời trong quá trình phát triển của lịch sử hàng nghìn năm qua mà chúng còn là khát vọng, ước mơ và lý tưởng của các dân tộc trong cuộc đấu tranh lâu dài và bền bỉ để chống lại các chế độ bất công, tàn bạo, chuyên chế và cực quyền. Vì vậy bảo vệ và phát triển các quyền và tự do của con người trong hoạt động xét xử cũng như việc đưa ra mục tiêu hoạt động xét xử phải hướng đến bảo vệ các quyền và tự do của con người là một tất yếu của nền tư pháp, của toà án trong Nhà nước pháp quyền[3].
Thứ năm, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế, xét xử hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài.
Tòa án thực hiện vai trò bảo vệ quyền con người thông qua ba nội dung cơ bản, gồm: kiểm soát quyền lực của lập pháp và hành pháp nhằm đảm bảo hai cành quyền lực này tôn trọng và không xâm hại quyền con người và các quyền công dân đã được hiến định; Tòa án nhân danh Nhà nước áp dụng các biện pháp cưỡng chế pháp lý nhằm trừng trị, ngăn ngừa hành vi vi phạm quyền con người, quyền công dân và khôi phục lại những quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và nhà nước bị xâm hại; Tòa án tuân thủ pháp luật đặc biệt là tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong quá trình xét xử.Bảo vệ quyền công dân thông qua hoạt động Tòa án nhân danh Nhà nước áp dụng các biện pháp cưỡng chế pháp lý nhằm trừng phạt người thực hiện hành vi xâm hại quyền con người, quyền công dân và khôi phục, duy trì bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và nhà nước.
Bài viết Tiểu luận Vai Trò Của Tòa Án Trong Bảo Vệ Hiến Pháp chắc hẳn là nội dung mà bạn cần tìm, vậy mời bạn theo dõi tiếp phần kết luận trong bài làm.
3. Kết Luận Tiểu luận Vai Trò Của Tòa Án Trong Bảo Vệ Hiến Pháp
Cải cách Toà án trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là quá trình đổi mới nhằm mục tiêu làm cho tổ chức và hoạt động của Toà án ngày càng thể hiện đầy đủ, đúng đắn bản chất dân chủ, của dân, do dân, vì dân của hoạt động xét xử, phù hợp với nguyên tắc, yêu cầu của nhà nước pháp quyền XHCN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đáp ứng ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn yêu cầu bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và nhà nước ta trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Mục đích của tiểu luận này là xác định một số quan điểm lý luận về vị trí, vai trò của Toà án trong nhà nước pháp quyền XHCN và những biểu hiện trong thực tiễn các vai trò của Toà án. Luận văn còn hướng đến phân tích một số yếu tố tác động trực tiếp đến vị trí, vai trò của Toà án nhằm xác định những nguyên nhân hạn chế. Qua đó đưa ra những phương hướng nâng cao vai trò của Toà án phù hợp với các yêu cầu, đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Kết quả của luận văn là đưa ra một số giải pháp hướng đến mục đích đảm bảo tính độc lập, dân chủ và công khai trong quá trình xét xử nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động xét xử – yếu tố tác động trực tiếp đến khả năng, hiệu quả thực hiện các vai trò của Toà án. Để hoạt động xét xử của Toà án có chất lượng, hiệu quả cao, đảm bảo công lý, công bằng, công khai, dân chủ, bình đẳng xã hội và bảo vệ quyền công dân, quyền con người.
[1] TS. Tô Văn Hoà (2007), Tính độc lập của toà án- Nghiên cứu pháp lý về khia cạnh lý luận, thực tiến ở Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt nam, Nxb Lao động, Hà Nội
[2] GS. TS Nguyễn Đăng Dung (2007), Trọng tâm của công tác cải cách tư pháp hiện nay là bảo đảm cho nguyên tắc độc lập có hiệu lực trên thực tế, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 178.
[3] GS. TS Nguyễn Đăng Dung (2007), Trọng tâm của công tác cải cách tư pháp hiện nay là bảo đảm cho nguyên tắc độc lập có hiệu lực trên thực tế, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 178.
Trên đây làTiểu luận Vai Trò Của Tòa Án Trong Bảo Vệ Hiến Pháp. Chúng tôi đã thu thập những thông tin, kiến thức, những nghiên cứu về chủ đề này trên các nguồn uy tín và có thêm những sự sáng tạo, cập nhật để phù hợp với tình hình hiện nay của đất nước. Chúng tôi hy vọng những gì chúng tôi chia sẻ bên trên sẽ giúp đỡ cho bài làm của bạn. Chúc bạn có một bài Tiểu luận Vai Trò Của Tòa Án Trong Bảo Vệ Hiến Pháp hay, ấn tượng và có tính thực tiễn cao. Nếu gặp khó khăn trong việc làm bài hãy liên hệ với dịch vụ viết tiểu luậncủa Luận Văn Tốt nhé.