Nội dung về bài Tiểu Luận Xây Dựng Tổ Chức Bộ Máy Văn Phòng Cho Công Ty là tài liệu mà Luận Văn Tốt muốn được chia sẻ đến các bạn sinh viên khi các bạn làm bài tiểu luận về đề tài liên quan. Bài viết được Luận Văn Tốt tham khảo từ các bài tiểu luận trước đây đạt điểm rất cao để gửi đến các bạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các bạn định hướng được việc triển khai nội dung trong bài Tiểu Luận Xây Dựng Tổ Chức Bộ Máy Văn Phòng Cho Công Ty.
Trong quá trình viết bài tiểu luận nói riêng cũng như các bài tập, tiểu luận, khóa luận,… nói chung, nếu như có khó khăn trong việc triển khai bài làm hay cần thêm tài liệu tham khảo thì hãy liên hệ với Dịch vụ viết tiểu luận của luận văn tốt nhé, hãy nhắn tin hoặc điện zalo/tele : 0934573149 để được báo giá chi tiết, cam kết bảo mật 100%.
1. Một số khái niệm về công việc tổ chức bộ máy văn phòng:
Văn phòng là tên gọi chỉ chung về một phòng hoặc khu vực làm việc khác trong đó mọi người làm việc hay là những tòa nhà được thiết kế, bố trí để sử dụng hoặc cho thuê đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động văn phòng (liên quan đến giấy tờ, sổ sách, máy vi tính….), Văn phòng cũng có thể biểu thị một vị trí hay một bộ phận trong một tổ chức với các nhiệm vụ cụ thể gắn liền với các hoạt động liên quan đến những công việc chung, đối nội, đối ngoại, quản lý công sở của tổ chức đó (Văn phòng Sở, hay văn phòng được đặt trong các cơ quan, tổ chức, công ty và thường có các chức danh Chánh Văn phòng, Phó Văn phòng…)
Công việc văn phòng là những vị trí công việc thường làm trong văn phòng, thời gian làm việc tại văn phòng nhiều hơn so với bên ngoài. Đôi khi công việc văn phòng hay nhân viên văn phòng lại để chỉ những người làm trong lĩnh vực hành chính – nhân sự. Hầu hết tại những tổ chức hay doanh nghiệp thì nhân viên văn phòng thường là vị trí không thể thiếu, được coi “bảo mẫu” của một đơn vị, tổ chức, chuyên thực hiện những công việc trong các lĩnh vực hành chính. Công việc văn phòng được coi là bộ phận cốt lõi nuôi dưỡng và phục vụ những hoạt động của công ty, từ những công việc giải quyết thủ tục hành chính, lễ tân đón tiếp cho tới tất cả những hoạt động hỗ trợ nhân viên. Dưới đây là một vài vị trí thường gặp của công việc văn phòng.
Công việc tổ chức bộ máy văn phòng là dựa trên những chức năng, nhiệm vụ đã xác định của bộ máy văn phòng để sắp xếp về lực lượng, bố trí về cơ cấu, xây dựng mô hình và làm cho toàn bộ hệ thống văn phòng của đơn vị, tổ chức hoạt động như một chỉnh thể có hiệu lực nhất.
Tổ Văn phòng là tổ có đặc thù riêng, có thể nói là hoàn toàn khác với các tổ chuyên môn khác. Nhiệm vụ của tổ là đảm trách các công việc hành chính của trường; tham mưu, giúp việc cho Ban Giám hiệu. hục vụ công tác dạy và học trong nhà trường. Tổ bao gồm nhiều bộ phận như: Bảo vệ, Giáo vụ, Kế toán, Thủ quỹ, Thư viện, Văn thư, Y tế…
– Quy đinh chung của tổ văn phòng:
Phương châm làm việc của tổ Văn phòng: “ Chủ động – sáng tạo – Khoa học – Dân chủ – Kỷ cương – Trách nhiệm”
Tổ Văn phòng, gồm các viên chức kế toán, thủ quỹ, y tế trường học, văn thư, công nghệ thông tin, thiết bị thí nghiệm, thư viện, quản sinh, lái xe. Tổ Văn phòng làm việc theo chế độ viên chức hành chính. Tuần làm việc 40 giờ, từ thứ 2 đến sáng thứ 7. Thời gian làm việc trong ngày thực hiện theo Nội quy trường, khi đi công tác, vắng phải báo cáo rõ lí do và có đơn xin phép được xác nhận của Ban Giám hiệu
Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, tổ xây dựng kế hoạch của thể của tổ Văn phòng. Cá nhân được phân công phụ trách lĩnh vực nào phải chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động của lĩnh vực đó theo hàng tuần, hàng tháng.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các thành viên trong tổ Văn phòng theo sự phân công của Tổ trưởng tổ Văn phòng, của Ban giám hiệu và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả, phát huy tính sáng tạo, tinh thần dân chủ và có trách nhiệm của mỗi các nhân để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, hoàn thành các kế hoạch đã đề ra
Hồ sơ thuộc cá nhân nào, thực hiện nhiệm vụ phân công phải lưu trữ, bảo quản theo quy dịnh. Khi có kiểm tra của cấp trên, phải có đủ hồ sơ theo quy định
Tổ Văn phòng hop 1 tháng 1 lần và họp khác khi có nhu cầu công việc hay khi BGH yêu cầu.
XEM THÊM : Tiểu Luận So Sánh Công Ty Tnhh Và Công Ty Cổ Phần Theo Ldn
2. Đề xuất mô hình tổ chức, bố trí nhân sự và nhiệm vụ cụ thể cho Tổ Văn Phòng
ở trường trung học.
* Mô hình tổ chức:
Thông qua Thông tư 32/2020/TT-BGD ĐT ngày 15/09/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, tác giả đề xuất mô hình tổ chức sau cho Tổ văn phòng, trường trung học.
+ Nhiệm vụ chung của tổ văn phòng:
- a) Căn cứ kế hoạch giáo dục của nhà trường, xây dựng, giải trình và quyết định kế hoạch hoạt động của tổ văn phòng theo tuần, tháng, học kỳ, năm học.
- b) Giúp hiệu trưởng thực hiện công tác văn thư, nhiệm vụ quản lý tài chính, tài sản, thống kê và bảo vệ trong nhà trường theo quy định.
- c) Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch của tổ văn phòng và của nhà trường.
- d) Tham gia đánh giá, xếp loại viên chức, người lao động.
đ) Quản lý, lưu trữ hồ sơ của trường.
- e) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi hiệu trưởng phân công.
Tổ văn phòng sinh hoạt ít nhất 01 lần trong 01 tháng và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hoặc khi hiệu trưởng yêu cầu. Tổ văn phòng hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên để phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
* Bố trí nhân sự và nhiệm vụ công việc của từng vị trí:
STT | Tổ văn phòng | Số lượng nhân sự/ người |
1 | Tổ trưởng | 01 |
2 | Kế toán | 01 |
3 | Nhân viên thư viện | 01 |
4 | Nhân viên CNTT | 01 |
5 | Nhân viên văn thư lưu trữ | 01 |
6 | Nhân viên y tế | 01 |
7 | Thủ quỹ | 01 |
8 | Bảo vệ | 01 |
Tổng | 08 |
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ trưởng
– Quản lý toàn diện các hoạt động của tổ Văn phòng theo chức trách, nhiệm vụ của tổ trưởng và sự phân công của Hiệu trưởng; Điều hành công tác quản trị-hành chính VP trong nhà trường.
– Xây dựng lịch trực và chấm công hàng ngày các thành viên của tổ nhằm đảm bảo mọi người thực hiện đầy đủ chức trách nhiệm vụ được giao, đủ giờ quy định; giám sát lịch trực và việc thực hiện nhiệm vụ của bảo vệ; giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của nhân viên lao công và nhân viên tạp vụ.
– Quản lý mọi biến động tài sản trong nhà trường, có kế hoạch thường xuyên kiểm tra tài sản, dụng cụ, công cụ. Lập biên bản kiểm tra hiện trạng mọi tài sản hỏng hóc, báo cáo phó hiệu trưởng (PHT) phụ trách cơ sở vật chất (CSVC) để lập kế hoạch đề xuất mua sắm sửa chữa trình Hiệu trưởng (HT) phê duyệt.
– Giám sát công tác vệ sinh môi trường trong toàn trường; lập kế hoạch thuê người cắt cỏ, tỉa cây xanh.
– Xây dựng KH mua sắm các loại văn phòng phẩm và phát cho CB-GV, việc mua sắm phải có đề xuất, được Hiệu trưởng phê duyệt.
– Giữ sổ đăng bộ và trả bằng tốt nghiệp cho học sinh
– Chịu trách nhiệm trực tiếp với Thủ trưởng điều hành tổ Văn phòng hoạt động theo quy định của nhà trường, duy trì các hoạt động của khu Hiệu bộ và nhà Trung tâm. Kịp thời phản ánh với HT việc thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng của bảo vệ, tạp vụ để bổ sung, chấn chỉnh; Kịp thời phản ánh với các Phó Hiệu trưởng về các nội dung công việc liên quan mà PHT được phân công phụ trách để đảm bảo các hoạt động hành chính quản trị thực hiện hiệu quả.
Nội dung của bài Tiểu Luận Xây Dựng Tổ Chức Bộ Máy Văn Phòng Cho Công Ty có phải rất hữu dụng với bạn ngay lúc này? vậy mời bạn cùng Luận Văn Tốt theo dõi hết phần còn lại nhé!!!
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Kế toán
– Tham mưu và chịu sự chỉ đạo, kiểm tra trực tiếp của HT về toàn bộ công tác tài chính, các hoạt động đóng góp và chi tiêu trong nhà trường đảm bảo đúng nguyên tắc và quy định tài chính, chịu trách nhiệm pháp lý về công tác tham mưu đó; chịu sự kiểm tra về nghiệp vụ tài chính – kế toán của cơ quan tài chính.
– Lập dự toán thu-chi hàng năm trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Có kế hoạch cân đối thu-chi hàng năm, hàng quý, hàng tháng.
– Trực tiếp tham mưu ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ tất cả các nguồn kinh phí trong nhà trường. Kiểm tra và thực hiện kế hoạch thu-chi kịp thời, tránh để ứ đọng tài chính; tham mưu với BGH các biện pháp thực hiện tiết kiệm ngân sách, tiết kiệm điện nước.
– Bảo quản lưu trữ hồ sơ chứng từ sổ sách liên quan đến tài chính theo quy định.
– Tham mưu và tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với cán bộ giáo viên và HS theo quy định.
– Tham mưu cho HT về các chế độ khen thưởng CBGV, HS và tăng lương trước thời hạn đối với CBGV.
– Quyết toán năm học theo đúng chế độ chính sách và thủ tục tài chính, phù hợp với thực tế trường, đảm bảo đầy đủ, kịp thời yêu cầu dạy học và các hoạt động của trường.
– Thực hiện công khai tài chính, tài sản theo quy định.
– Phối hợp với các cơ quan bảo hiểm thanh toán chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể đối với CB-GV và HS được mua qua nhà trường.
– Lập và nộp các báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý cấp trên đúng thời hạn.
– Điều hành tổ Văn phòng khi Tổ trưởng nghỉ phép hoặc đi công tác.
- Nhân viên thư viện
– Phân loại sách báo tài liệu, ghi mã số sách, tổ chức các giá để các nhóm sách, làm tủ phích, làm bảng thông báo sách mới. Sắp xếp phòng đọc ngăn nắp, thoáng đãng, đủ ánh sáng. Trực thư viện và phục vụ CBGV hàng ngày.
– Làm thẻ thư viện cho giáo viên và học sinh (nếu GV và HS có nhu cầu)
– Cập nhật vào sổ thư viện và vào phần mềm các danh mục đầu sách, danh sách giáo viên và học sinh đọc sách và mượn sách; làm báo cáo tổng hợp theo quy định.
– Tự bồi dưỡng và tham gia các lớp tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật các văn bản mới về công tác thư viện.
– Hàng tháng giám sát việc cập nhật điểm của GV vào sổ điểm chính theo phân công của PHT phụ trách chuyên môn.
– Cấp, phát, cho mượn và thu hồi sách đúng chế độ quy định. Thường xuyên quan tâm xử lý mối, mọt; chịu trách nhiệm cá nhân nếu để sách bị hư hỏng do mưa dột hoặc do mối mọt.
– Tham mưu trực tiếp với Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn để kịp thời mua sách báo đủ theo yêu cầu dạy học. Thiết lập Sổ theo dõi báo, tạp chí. Đóng báo ngày thành tập theo tuần và đóng báo tuần thành tập theo tháng để lưu giữ theo quy định.
– Theo dõi và giới thiệu sách, báo về các chủ đề liên quan đến giáo dục và địa phương cho giáo viên và học sinh.
– Xây dựng quy định phòng đọc và quy định mượn trả sách cho CBGV và HS.
– Luôn đảm bảo thư viện sạch sẽ thoáng mát theo quy định.
– Thực hiện công tác tổng hợp về hoạt động của thư viện, thống kê báo cáo kịp thời theo yêu cầu của cấp trên và ban giám hiệu.
– Phụ trách phòng truyền thống: vệ sinh, lau chùi, sắp đặt, kiểm kê và chịu trách nhiệm trước BGH về tài sản trong phòng truyền thống.
Ngoài ra, nhân viên thư viện còn được giao một số công việc khác theo yêu cầu của Tổ trưởng và BGH khi cần thiết.
- Nhân viên Công nghệ thông tin
– Quản trị hệ thống mạng LAN và xử lý các sự cố đơn thuần về máy tính tại các phòng ban và phòng học. Hỗ trợ kỹ thuật cho các phòng làm việc đảm bảo an toàn thông tin.
– Đảm bảo an ninh mạng, không để xảy ra sự cố mạng, hỏng thiết bị trong nhà trường.
– Duy trì và hỗ trợ hệ thống mạng giữa các phòng làm việc trong trường và các đơn vị có kết nối mạng với nhà trường.
– Phụ trách CNTT trong nhà trường, hỗ trợ GV trong các đợt thao giảng và Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường.
– Phụ trách các phòng máy, thực hiện nâng cấp, bảo quản và bảo dưỡng máy tính, máy chiếu, đường mạng và các thiết bị điện tử…trong nhà trường; khắc phục các sự cố kỹ thuật của các máy tính, máy chiếu, các thiết bị truyền thông mạng không dây.
– Lập kế hoạch sửa chữa, bảo trì thay thế các thiết bị điện tử, máy tính, máy chiếu trong nhà trường.
– Chịu trách nhiệm đưa thông tin (đã được Lãnh đạo phê duyệt) cho nhà mạng để cập nhật vào sổ liên lạc điện tử của học sinh.
– Hỗ trợ Kế toán và Văn thư trong công tác nhập số liệu học sinh đầu năm để tính học phí và các chế độ cho học sinh.
– Cập nhật, phân tích số liệu và lưu giữ điểm thi tháng của học sinh các lớp.
– Lưu giữ bài thi của học sinh theo quy định.
– Phụ trách công tác thống kê, báo cáo điểm thi tuyển sinh 10 và thi THPTQG theo yêu cầu của BGH.
– Chịu trách nhiệm trước HT về việc cập nhật danh sách học sinh trong sổ điểm cá nhân in phát cho GVCN.
- Nhân viên văn thư lưu trữ
– Phụ trách và hỗ trợ GV trong các giờ thực hành môn Sinh: chuẩn bị thiết bị thí nghiệm thực hành theo phiếu yêu cầu của giáo viên, theo đúng phân phối chương trình và sách hướng dẫn lắp đặt thí nghiệm thực hành; chuẩn bị các điều kiện để thiết bị hoạt động đảm bảo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất;
– Thiết lập hệ thống hồ sơ sổ sách quản lý thiết bị, danh mục thiết bị, đồ dùng và ghi sổ theo dõi mượn-trả thiết bị, đồ dùng bộ môn Sinh học của CBGV.
– Hàng năm rà soát, đề xuất việc thanh lý, bổ sung các hạng mục CSVC phục vụ cho thực hành môn học theo quy định; thực hiện tiếp nhận vật tư thiết bị dạy học, ghi sổ theo dõi thiết bị. Sắp xếp thiết bị dạy học trật tự, ngăn nắp, dễ tìm, đảm bảo các điều kiện để bảo quản tốt thiết bị; Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, cập nhật về việc lắp đặt, sử dụng thiết bị.
– Phối hợp với GV môn Sinh có kế hoạch chăm sóc bảo dưỡng, sử dụng công trình quà tặng của cựu học sinh liên quan đến thực hành môn Sinh học.
– Tiếp nhận công văn đến trình HT phê và chuyển công văn đến địa chỉ thực
hiện. Nhận công văn gửi theo đường thư điện tử và báo cáo HT để phân công xử lý. Đánh số, đóng dấu văn bản đi sau khi đã kiểm tra kỹ chữ ký và gửi công văn đi.
– Photo, chuyển các tài liệu do HT ký đến các thành viên nhà trường.
– Đóng dấu xác nhận vào học bạ, sổ điểm và các hồ sơ khác sau khi đã kiểm tra kỹ chữ ký và tính xác thực của các thông tin ghi trong hồ sơ.
– Chịu trách nhiệm cập nhật đầy đủ các hồ sơ: Sổ theo dõi học sinh chuyển đi, chuyển đến, Sổ cấp phát văn bằng chứng chỉ; bảo quản và lưu trữ có thời hạn các loại hồ sơ nhà trường theo quy định gồm: Sổ đăng bộ, Sổ theo dõi học sinh chuyển đi chuyển đến, Sổ Điểm, Sổ đầu bài, Học bạ, Sổ cấp phát văn bằng chứng chỉ, Sổ quản lý công văn đi và công văn đến.
Trong quá trình làm bài tiểu luận, không ít bạn sinh viên gặp khó khăn, bế tắc về bài làm của mình và tìm đến Dịch vụ viết thuê tiểu luận vậy lúc đó các bạn hãy liên hệ với Luận Văn Tốt nhé
– Tổ chức khu làm việc và khu lưu trữ hồ sơ ngăn nắp, dễ tìm kiếm; đảm bảo các điều kiện để lưu trữ hồ sơ lâu dài.
– Giữ và bảo quản tất cả con dấu của nhà trường, các tổ chức Đảng, đoàn thể, Hội.
– Chịu trách nhiệm về tính bảo mật của các dữ liệu trường và máy tính văn phòng.
– Tổng hợp làm báo cáo thống kê theo quy định của nhà trường, của các cơ quan cấp trên. Cập nhật vào phần mềm quản lý cán bộ, giáo viên, cơ sở dữ liệu ngành
– Hằng ngày, cập nhật liên tục email của trường để lấy các loại văn bản, thông tin cần giải quyết. Theo dõi và kịp thời báo cáo cho HT biết những công văn nào chưa hoàn thành.
– Soạn thảo các nội dung báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của HT; Đánh máy các loại văn bản hành chính của trường khi được sự phân công của HT và gửi công văn kịp thời, đúng địa chỉ;
– Giúp Hiệu trưởng quản lí hồ sơ công chức và yêu cầu CB-GV-NV bổ sung các loại giấy tờ của hồ sơ theo đúng quy định.
– Hàng tháng: lập báo cáo, theo dõi và kiểm tra, đối chiếu phí, lệ phí; thuế thu nhập cá nhân.
Ngoài ra, nhân viên văn thư còn được giao một số công việc khác theo yêu cầu của Tổ trưởng và BGH khi cần thiết.
- Nhân viên y tế
– Xây dựng tủ thuốc dự phòng, hàng năm lập KH đề xuất mua sắm dụng cụ vật tư y tế cho công tác sơ cứu. Tổ chức phòng y tế đảm bảo thoáng đãng, đủ điều kiện cho chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho CBGV và HS.
– Xây dựng KH và tổ chức khám sức khoẻ đầu năm cho HS; lập sổ y bạ cho học sinh, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho CBGV và học sinh.
– Sơ cấp cứu cho học sinh và CBGV, cập nhật vào sổ theo dõi.
– Tuyên truyền phòng dịch, phòng bệnh cho GV và học sinh.
– Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Thường xuyên cập nhật thông tin về các loại bệnh dịch, các loại thuốc mới.
– Chịu trách nhiệm trước HT về công tác y tế học đường;
– Xây dựng KH lao động trình PHT phụ trách công tác chủ nhiệm phê duyệt để triển khai trong toàn trường; Kiểm tra đôn đốc công tác vệ sinh y tế học đường: các nhà vệ sinh, nguồn nước, khu vực tập kết và xử lý rác thải…
– Phối hợp với các bộ phận trong nhà trường để đảm bảo công tác an toàn vệ sinh môi trường và phòng dịch bệnh cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm.
– Tham gia một số công việc khác của tổ và nhà trường do BGH phân công.
- Nhân viên thủ quỹ
– Thủ quỹ: Thu tiền theo phiếu thu của kế toán, viết hoá đơn thu, cập nhật sổ thu; phát tiền theo phiếu chi nhận từ kế toán, kiểm tra chữ ký người nhận.
– Tham gia cùng với kế toán trong giao dịch với kho bạc nhà nước. Quản lý tiền mặt; cùng kế toán theo dõi, cân đối thu-chi hàng tháng, hàng quý và hàng năm. Cập nhật công tác thu-chi đúng các khoản mục. Kiểm kê quỹ tiền mặt vào cuối quý có thực hiện thu-chi; Lập sổ theo dõi và báo cáo hàng tháng vào thứ bảy tuần cuối tháng cho HT việc thực hiện các khoản thu theo quy chế chi tiêu nội bộ; Kịp thời báo cáo với HT về việc quản lý quỹ tiền mặt khi cần thiết.
– Nhận xét và chấm điểm nội dung thực hiện thu – chi của các thành viên trong trường gửi Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác thi đua trước mỗi kì họp xét thi đua.
- Nhân viên bảo vệ
Tổ chức công tác bảo vệ cơ quan, giữ vững trật tự trị an, ngăn ngừa kẻ gian xâm nhập, giữ gìn tài sản tập thể và cá nhân trong trường.
Tổ chức phối hợp cùng với chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn và phát hiện kịp thời các hành vi phạm pháp, tệ nạn xã hội xảy ra trong khu vực trường.
Phối hợp cùng các đơn vị khác trong trường nhắc nhở mọi người đến trường thực hiện các quy định nhằm giữ vững kỷ cương nề nếp. Đề xuất các biện pháp, giải pháp nhằm đảm bảo trật tự trị an kỷ cương trường lớp.
Thường trực tại cổng chính 24/24 để hướng dẫn khách đến liên hệ công tác, nhắc nhở mọi người chấp hành các quy định khi đến trường.
Thường xuyên tuần tra bao quát toàn khu khu vực trong phạm vi quản lý của trường, ngăn chặn người ngoài vào trường khi không có yêu cầu công tác; giám sát, kiểm tra người mang tài sản của trường ra khỏi cơ quan (khi có nghi ngờ).
Quản lý chìa khóa các phòng học và giảng đường. Mở và đóng cửa ra vào, cửa phòng học đúng qui định giờ theo yêu cầu phục vụ giảng dạy và học tập.
Đánh kẻng báo giờ theo lịch học tập của phòng Đào tạo.
Tham gia làm nhiệm vụ bảo vệ cho các kỳ thi tổ chức trong năm học.
Qua bài viết Tiểu Luận Xây Dựng Tổ Chức Bộ Máy Văn Phòng Cho Công Ty trên đây hy vọng sẽ giúp cho các bạn định hướng được cách làm bài, cũng như pháp huy khải năng sáng tạo của các bạn để hoàn thành tốt bài tiểu luận của bạn. Chúc bạn có một bài tiểu luận hay, ấn tượng và có tính thực tiễn cao. Nếu gặp khó khăn trong quá trình làm bài hãy liên hệ Luận Văn Tốt qua hotline zalo/tele :0934573149 nhé.