Tổ Chức Dòng Thông Tin Trong Chu Trình Doanh Thu Tại Doanh Nghiệp là nội dung tiếp theo mà Luận Văn Tốt muốn gửi đến các bạn sinh viên, học viên ngành quản trị kinh doanh, bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu thêm về quy trình tổ chức dòng thông tin đối với hoạt động bán sỉ, lẻ tại cửa hàng và hoạt động bán sỉ, giao hàng. Đây cũng là tài liệu tham khảo có giá trị mà mình muốn chia sẻ đến các bạn nhầm san sẻ bớt áp lực làm bài của các bạn.
Tuy nhiên nếu các bạn không biết bắt đầu từ đâu? chọn đề tài gì? tìm tài liệu ở đâu? triển khai nội dung như thế nào? … thì các bạn hãy tham khảo qua dịch vụ viết khóa luận trọn gói của Luận Văn Tốt , nhắn tin hoặc gọi Zalo : 0934573149
1. Tổ Chức Dòng Thông Tin Trong Chu Trình Doanh Thu đối với hoạt động bán lẻ, sỉ tại cửa hàng
Sau đây là một số nghiệp vụ bán lẻ, sỉ thực tế người viết đã được thực hiện trong quá trình thực tập tại công ty TNHH SXTM Hải Thiện. Hoạt động bán lẻ tại cửa hàng được ghi nhận vào buổi sáng từ 8h00 đến 11h30 ngày 03/06/2019. Người viết được phân công làm nhân viên bán hàng phụ trách tại cửa hàng, trực tiếp thực hiện các hoạt động trong quá trình bán hàng tại cửa hàng. Sau khi nhận được yêu cầu về hàng hóa từ khách hàng đến mua trực tiếp tại cửa hàng, đối với hàng hóa có sẵn được trưng bày tại cửa hàng như mã DTTC10, GP, STTM, TC (xem phụ lục 1), người viết trực tiếp lấy sản phẩm theo đúng loại hàng và số lượng theo yêu cầu và thực hiện ghi nhận thanh toán với khách hàng. Đối với hàng hóa lưu trữ trong kho như TA553, PRRSD10 (xem phụ lục 1), người viết gọi điện cho nhân viên kho tại cửa hàng để xác nhận về khả năng cung cấp hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng và yêu cầu nhân viên kho mang hàng ra cửa hàng chính để giao cho khách hàng. Sau khi tính toán số tiền hàng bằng máy tính, người viết thông báo cho khách hàng, nhận thanh toán và cất tiền vào két. Kết thúc nghiệp vụ, người viết ghi nhận nghiệp vụ bán hàng vào “bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ” (xem phụ lục 1). Cuối ngày, vào lúc 4h chiều, người viết được nhập liệu vào excel phần nhiệm vụ bán hàng mình đã thực hiện vào buổi sáng (xem phụ lục 2). Sau khi người viết và nhân viên kho hoàn thành việc nhập liệu vào excel từ hai sổ, trưởng bộ phận bán hàng – kế toán sẽ tiến hành đối chiếu kết quả thực hiện. Người viết được quan sát trưởng bộ phận bán hàng – kế toán thực hiện kiểm kê tiền bán hàng tại cửa hàng sau một ngày và đối chiếu với phần bảng excel người viết đã nhập liệu. Sau đó, trưởng bộ phận bán hàng – kế toán đối chiếu dữ liệu từ file của người viết với file của nhân viên kho (xem phụ lục 3) để phòng ngừa rủi ro có sai sót.
Như vậy, từ mô tả nói trên, có thể thấy có bốn đối tượng xuất hiện trong quá trình bán lẻ, sỉ tại cửa hàng. Trong đó, khách hàng là đối tượng bên ngoài, không tham gia vào hoạt động xử lý dữ liệu trong doanh nghiệp mà chỉ là đối tượng cung cấp thông tin đầu vào cho quá trình, các đối tượng bên trong gồm nhân viên bán hàng (người viết), nhân viên kho và trưởng bộ phận bán hàng – kế toán tham gia trực tiếp vào quá trình xử lý dữ liệu của chu trình bán hàng.
Dựa vào việc phân biệt đối tượng bên trong và bên ngoài trên cùng các hoạt động xử lý đã được nêu ở phần 2.1.1.1 và các loại chứng từ, dữ liệu có được sau khi thực hiện chu trình, người viết đã tổng hợp thành lưu đồ luân chuyển dòng thông tin của chu trình bán hàng đối với quá trình bán lẻ, sỉ tại cửa hàng (xem phụ lục 4).
XEM THÊM : Các Hoạt Động Trong Chu Trình Doanh Thu Tại Doanh Nghiệp
2. Dòng thông tin trong hoạt động bán sỉ, giao hàng
Trong khoảng thời gian thực tập, người viết được thực tế trải nghiệm nghiệp vụ bán sỉ, giao hàng tại công ty. Cụ thể, người viết được thực hiện ghi nhận cho hoạt động bán và giao hàng vào ngày 27/05/2019 cho khách hàng Nguyễn Thị Phấn. Sau khi nhận được yêu cầu mua hàng thông qua điện thoại và xác nhận lại với nhân viên bán hàng chính thức về việc khách hàng Nguyễn Thị Phấn là khách hàng thường xuyên của công ty, người viết liên hệ với kho hàng để hỏi về tình hình hàng và nhận được xác nhận vẫn còn đủ hàng để cung cấp theo yêu cầu của khách hàng. Sau đó, người viết gọi điện lại cho khách hàng Phấn và xác nhận đơn đặt hàng bằng cách đọc lại thông tin về loại hàng và số lượng khách hàng yêu cầu và tổng số tiền khách hàng thanh toán bằng tổng giá trị hàng là 1.225.000VND gồm 5 bao thức ăn mã 522S (25kg) với đơn giá là 245.000VND/bao. Với yêu cầu của khách hàng là hàng phải giao đến địa chỉ ở thị trấn Diên Khánh trong 2 ngày, người viết thông báo cho nhân viên bán hàng chính thức để sắp xếp toa xe phù hợp với lộ trình đi qua địa điểm khách hàng yêu cầu. Sau đó, nhân viên bán hàng chính thức ghi nhận nghiệp vụ giao hàng cho khách hàng Phấn cho xe giao hàng 2 – xe thực hiện giao hàng cho các xã phía Tây thành phố Nha Trang vào ngày 28/05/2019. Vào sáng ngày 28/05/2019, sau khi nhân viên kho bàn giao hàng lên xe cho nhân viên giao hàng và nhân viên giao hàng kiểm tra hàng trên xe đã đủ số lượng được bàn giao theo như “chứng từ xuất kho” bộ phận kho lập (xem phụ lục 5), người viết được hướng dẫn lập hóa đơn để kèm theo toa hàng. Hóa đơn được lập thành ba liên, một liên được lưu trữ tại bộ phận bán hàng (xem phụ lục 6), một liên được gửi theo toa hàng để gửi cho người bán và một liên được chuyển cho trưởng bộ phận bán hàng – kế toán để thực hiện việc đối chiếu và lưu trữ sau này. Sau khi bàn giao các chứng từ, nhân viên giao hàng tiến hành giao hàng cho khách hàng. Xe hàng về lại cửa hàng chính vào lúc 3h chiều và nhân viên giao hàng tiến hành bàn giao tiền hàng và chứng từ cho người viết. Cụ thể, nhân viên giao hàng bàn giao số tiền khách hàng thanh toán cho đơn hàng là 1.225.000VND kèm theo “phiếu giao hàng” (xem phụ lục 7) có đầy đủ thông tin về hàng giao và số tiền nhận đã được khách hàng xác nhận. Sau đó, người viết tập hợp tổng số tiền nhận được sau toa xe giao hàng và cất vào két, các chứng từ về thông tin giao hàng liên quan đến toa xe được tập hợp để cho trưởng bộ phận bán hàng – kế toán tổng hợp và đối chiếu vào cuối ngày.
Mỗi hoạt động trong tổ chức dòng thông tin trong chu trình doanh thu khi thực hiện sẽ tạo ra dòng dữ liệu mang nội dung, chức năng của hoạt động đó và chuyển đến các hoạt động có liên quan khác. Dòng dữ liệu này có thể được thu thập bằng chứng từ hặc được lưu trữ trên các tập tin dữ liệu trong môi trường máy tính của công ty. Ở phần này, người viết sẽ trình bày trực quan một ví dụ cụ thể thực tế phát sinh ở doanh nghiệp bằng lưu đồ việc tổ chức thu thập, lưu trữ và luân chuyển dữ liệu trong chu trình bán hàng dựa trên cơ sở nội dung các hoạt động, phương thức xử lý, chức năng của các bộ phận đã được trình bày ở trên
Như vậy, từ mô tả nói trên, có thể thấy có năm đối tượng xuất hiện trong quá trình bán sỉ, giao hàng. Trong đó, khách hàng là đối tượng bên ngoài, không tham gia vào hoạt động xử lý dữ liệu trong doanh nghiệp mà chỉ là đối tượng cung cấp thông tin đầu vào cho quá trình, các đối tượng bên trong gồm nhân viên bán hàng (người viết), nhân viên kho, nhân viên giao hàng và trưởng bộ phận bán hàng – kế toán tham gia trực tiếp vào quá trình xử lý dữ liệu của chu trình bán hàng.
Bài viết Tổ Chức Dòng Thông Tin Trong Chu Trình Doanh Thu Tại Doanh Nghiệp sẽ là nội dung bỗ ích cho các bạn trong quá trình tìm kiếm tài liệu tham khảo. Ngoài ra nếu các bạn quá bận không có thời gian làm bài hoặc các bạn có bất kỳ khó khăn gì mà không thể hoàn thành bài làm của mình thì liên hệ ngay với luanvantot.com để được tư vấn và cung cấp dịch vụ viết khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, báo cáo thực tập, tiểu luận …!