Tổ chức nghiệp vụ chứng từ giao nhận hàng FCL bằng đường biển

Đánh giá post

Hello, hôm nay mình sẽ gửi đến các bạn sinh viên mẫu Tổ chức nghiệp vụ chứng từ giao nhận hàng FCL bằng đường biển, các bạn sinh viên nào đang thực tập ngành ngoại thương. Hy vọng bài mẫu dưới đây sẽ là một mẫu tài liệu có ích được gửi tới các bạn sinh viên ngành ngoại thương.

Nếu có bất kỳ khó khăn gì trong quá trình làm bài báo cáo thực tập, cũng như không biết bắt đầu từ đâu, hoặc có thể thiếu thốn nguồn tài liệu để làm thì hãy nhắn tin zalo cho Luận Văn Tốt để được Hỗ trợ hoàn thiện bài báo cáo thực tập bao mộc với chi phí phù hợp túi tiền sinh viên nhé.

……………………………………………..

ĐỀ CƯƠNG Tổ chức nghiệp vụ chứng từ giao nhận hàng FCL bằng đường biển

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU MINH KHANG
1.1: Quá trình hình thành và phát triển Công ty.
1.1.1: Quá trình hình thành.
1.1.2: Quá trình phát triển.
1.2: Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Minh Khang.
1.2.1: Chức năng.
1.2.2: Nhiệm vụ.
1.2.3: Lĩnh vực hoạt động của công ty
1.3: Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự của Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Minh Khang.
1.3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty.
1.3.2: Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
1.3.2.1: Giám đốc
1.3.2.2: Bộ phận tài chính kế toán:
1.3.2.2: Bộ phận kinh doanh.
1.3.2.4: Bộ phận chứng từ
1.3.2.5: Bộ phận giao nhận.
1.4: Tình hình và kết quả của hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Minh Khang
1.4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại Xuất
1.4.2: Phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
1.4.3: Những ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ CHỨNG TỪ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU FCL (NGUYÊN CONTAINER) BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU MINH KHANG.
2.1: Sơ đồ các bước tổ chức thực hiện nghiệp vụ chứng từ giao nhận hàng xuất khẩu FCL bằng đường biển tại công ty TNHH Thương mại XNK Minh Khang
2.2: Phân tích quy trình tổ chức thực hiện nghiệp vụ chứng từ giao nhận hàng xuất khẩu FCL bằng đường biển tại công ty TNHH Thương Mại Xuất nhập khẩu Minh Khang.
2.2.1: Nhận Booking request từ khách hàng.
Nhân viên có nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng có thể thông qua mail hoặc trực tiếp qua điện thoại loại container phù hợp với mặt hàng cũng như trọng lượng hàng hóa và giải đáp những thắc mắc (nếu khách hàng không biết lựa chọn hoặc phân vân với lựa chọn của mình).
Nhân viên công ty Minh Khang sẽ tiến hành lấy booking theo yêu cầu của khách hàng.
2.2.2: Gửi Booking request cho hãng tàu.
2.2.3: Gửi Booking confirmation cho khách hàng.
2.2.4: Mua chứng từ bảo hiểm cho lô hàng.
2.2.5: Đăng kí giấy chứng nhận giám định và kiểm dịch
2.2.5.1: Đăng kí giấy chứng nhận giám định
2.2.5.2: Đăng kí kiểm dịch thực vật
2.2.6: Làm thủ tục hải quan.
2.2.7: Nộp SI và VGM cho Hãng tàu để Hãng tàu cấp B/L (làm song song với khi làm thủ tục hải quan)
2.2.7.1: Gửi SI (Shipping Instruction)
2.2.7.2: Nộp phiếu VGM
2.2.8: Hãng tàu phát hành B/L
2.2.9: Soạn và nộp hồ sơ xin CO và nhận CO gốc
2.2.10: Lập chứng từ kế toán gửi khách hàng và lưu file.
2.3: Nhận xét về hoạt động chung về quy trình tổ chức nghiệp vụ chứng từ hàng FCL bằng đường biển xuất khẩu của Công ty TNHH Thương Mại Xuất nhập khẩu Minh Khang
2.3.1: Nhận xét chung về quy trình tổ chức nghiệp vụ chứng từ hàng FCL bằng đường biển xuất khẩu.
2.3.2: Những trường hợp thường gặp trong quá trình tổ chức nghiệp vụ.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẦM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ CHỨNG TỪ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU FCL BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU MINH KHANG.
3.1: Điểm mạnh và điểm yếu trong việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ chứng từ giao nhận hàng FCL bằng đường biển xuất khẩu của công ty.
3.1.1: Những điểm mạnh của việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ.
3.1.2: Những khó khăn của việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ.
3.2: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ chứng từ giao nhận FCL bằng đường biển xuất khẩu tại Công ty TNHH Thương Mại Xuất nhập khẩu Minh Khang.
3.2.1: Giải pháp 1: Khuyến khích Bộ phận chứng từ cũng như các Bộ phận khác nắm được các nội dung sửa đổi bổ sung của các thông tư do các Bộ quy định.
3.2.2: Giải pháp 2: Nhắc nhở bộ phận chứng từ luôn luôn cẩn thận tránh những sai sót không đáng có.
3.2.3: Giải pháp 3: Nhân viên am hiểu 6 quy tắc áp dụng mã HS, ngoài ra tham khảo một số tài liệu liên quan khác (đối với một số khách hàng không biết về mã HS thì công ty Minh Khang có nhiệm vụ hỗ trợ).
3.2.4: Giải pháp 4: Nâng cao khả năng ngoại ngữ của nhân viên chứng từ nói chung cũng như kĩ năng mềm của toàn thể nhân viên.
3.2.5: Giải pháp 5: Cải thiện hệ thống mạng của công ty và thông tin dữ liệu
3.3: Một số kiến nghị với nhà nước.
KẾT LUẬN CHUNG

Sơ đồ các bước tổ chức thực hiện nghiệp vụ chứng từ giao nhận hàng xuất khẩu FCL bằng đường biển
Sơ đồ các bước tổ chức thực hiện nghiệp vụ chứng từ giao nhận hàng xuất khẩu FCL bằng đường biển

3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ chứng từ giao nhận FCL bằng đường biển xuất khẩu tại Công ty 

3.1: Giải pháp 1: Khuyến khích Bộ phận chứng từ cũng như các Bộ phận khác nắm được các nội dung sửa đổi bổ sung của các thông tư do các Bộ quy định.

Công ty không chỉ tổ chức cho các nhân viên đi tham dự các buổi hội thảo, đặc biệt là nhân viên chứng từ. Các buổi hội thảo liên quan đến việc cập nhật các thông tư mới mà phải khuyến khích rằng các nhân viên nắm vững được những sửa đổi đó để áp dụng trong công việc, tránh trường hợp áp dụng theo những thông tư cũ mà Chính phủ đã sửa đổi.

Nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện nghiệp vụ chứng từ, quá trình thông quan hàng hóa được thuận lợi, nâng cao uy tín cho công ty Đảm bảo rằng sau các buổi học nhân viên sẽ được mở rộng kiến thức mình hơn, tránh tình trạngtham dự theo hình thức mà không quan tâm đến nội dung thay đổi, như vậy sẽ tốn tiền bạc cũng như thời gian của công ty. Chẳng hạn như:

Thông tư số 39/2018/TT-BTC ban hành vào ngày 20 tháng 4 năm 2018 (hiệu lực từ ngày 05/06/2018) sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của bộ trưởng bộ tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Một số thay đổi như: hồ sơ Hải quan khi làm thủ tục phải có thêm Invoice kèm theo, doanh nghiệp khi khai Tờ khai hải quan scan invoice lên hệ thống ECUS5 VNACCS, quản lí hàng hóa theo mã định danh, doanh nghiệp khai mã định danh lên số vận đơn của Tờ khai Xuất khẩu, chứng từ điện tử- Bản scan chứng từ có xác nhận bằng chữ kí số của Doanh nghiệp.

Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý Ngoại thương về xuất xứ hàng hóa, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số 05/2018/TT-BCT có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 04 năm 2018 quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa và kê khai xuất xứ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, Bộ Tài Chính cũng đã ban hành Thông tư số 38/2018/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 05 tháng 06 năm 2018 quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu.

3.2: Giải pháp 2: Nhắc nhở bộ phận chứng từ luôn luôn cẩn thận tránh những sai sót không đáng có.

Cần lưu ý các lỗi thường gặp phải trong khai báo như: Khai thủ công, khai báo sai thông tin trên tờ khai so với hồ sơ, chứng từ; khai báo tên hàng không đầy đủ, rõ ràng, cụ thể, không phù hợp với mã số hàng hóa.

Quá trình thông quan hàng hóa thông qua trình tự các bước từ khâu tiếp nhận kiểm tra chứng từ, xin giấy phép, khai báo tờ khai, đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước, kiểm tra – kiểm hóa, lấy mẫu hàng hóa, chuẩn bị sắp xếp phương tiện nhận hàng, bổ sung kết quả kiểm tra nhà nước, … đòi hỏi người khai hải quan / người làm dịch vụ khai thuê hải quan phải có sự sắp xếp nhịp nhàng, cẩn thận để toàn bộ quá trình được thực hiện trong thời gian ngắn nhất.

3.3: Giải pháp 3: Nhân viên am hiểu 6 quy tắc áp dụng mã HS, ngoài ra tham khảo một số tài liệu liên quan khác 

6 quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam dựa trên Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (HS) của Tổ Chức Hải quan thế giới. Các quy tắc được quy định Thông tư 103/2015/TT-BTC.

Trường hợp không tự áp mã số hàng hóa được, nếu không đề nghị cơ quan hải quan phân loại trước khi làm thủ tục thì có thể đề nghị một cơ quan, tổ chức giám định chuyên ngành giám định làm cơ sở cho người khai hải quan thực hiện việc áp mã số hàng hóa và khai báo hải quan. Khi tiến hành kiểm tra hải quan, cơ quan hải quan xác định mã số hàng hóa căn cứ hồ sơ hải quan, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc kết quả phân tích, giám định hàng hóa.

Trong trường hợp không chấp nhận mã số hàng hóa do người khai hải quan khai, cơ quan hải quan có quyền lấy mẫu hàng hóa với sự chứng kiến của người khai hải quan để phân tích, trưng cầu giám định và quyết định mã số đối với hàng hóa đó; nếu người khai hải quan không đồng ý với kết quả phân loại của cơ quan hải quan thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Áp mã số hàng hóa (HS code) chưa chính xác: do chưa nắm rõ nguyên tắc áp mã theo quy đinh. Có 1 số loại hàng cùng có mô tả ở nhiều nơi khác nhau trong biểu thuế có thể với thuế suất khác nhau gây lúng túng cho người khai hải quan. Nhưng theo nguyên tắc mã số của hệ thống hài hòa (mã HS code) thì mỗi loại hàng hóa chỉ có một mã số duy nhất – vậy vấn đề ở đây là phải tìm cho được mã số phù hợp cho mặt hàng đó.

Tâm lý của chủ hàng là áp vào mã HS code có thuế suất thấp nhất nhưng quan điểm của hải quan thì ngược lại – áp vào mã HS code có thuế suất cao nhất, do đó Bộ phận chứng từ cần có kiến thức chuyên môn để chứng minh việc khai báo của mình.

3.4: Giải pháp 4: Nâng cao khả năng ngoại ngữ của nhân viên chứng từ nói chung cũng như kĩ năng mềm của toàn thể nhân viên.

Ngoài nâng cao những khả năng nghiệp vụ của nhân viên, Bộ phận quản lí cũng nên chú trọng đến khả năng ngoại ngữ cũng như kĩ năng mềm để bổ trợ thêm cho công việc đọc hiểu hợp đồng cũng như khả năng trong công việc được phát huy. Công ty tổ chức lớp học bổ sung tiếng Anh vào các ngày nghỉ hoặc giờ nghỉ trưa, có thể có thêm phụ cấp cho nhân viên, sẽ giúp nhân viên có thêm động lực (đối với những nhân viên lâu năm, nắm được nghiệp vụ cứng).

Còn đối với những nhân viên mới nhận việc thì tiếng Anh là yếu tố bắt buộc nếu muốn bắt đầu công việc, tránh thời gian học lại từ đầu từ ngoại ngữ đến nghiệp vụ. Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả, chất lượng toàn thể nhân viên trong công ty được đồng bộ, phát huy thế mạnh của từng cá nhân.

Ngoài yếu tố mở lớp học bổ sung, thì ý thức của mỗi nhân viên là rất quan trọng. Chủ động trau dồi kiến thức lắp đi lỗ hõng ngoại ngữ của chính mình.

3.5: Giải pháp 5: Cải thiện hệ thống mạng của công ty và thông tin dữ liệu

Thay đổi nhà mạng đang sử dụng trong công ty, thay thế bằng một nhà mạng có kết nối mạnh hơn. Tránh những trường hợp truyền tờ khai bị gián đoạn, hoặc làm thời gian book tàu bị chậm lại. Ngoài ra, công ty nên viết một chương trình về dữ liệu riêng về excel để có thể bảo quản cũng như thực hiện nhanh chóng nghiệp vụ.

4: Một số kiến nghị với nhà nước.

Các cơ quan nhà nước ra tiếp thu những góp ý của các doanh nghiệp để tiến hành cải cách thủ tục hành chính giúp cho quá trình chuẩn bị chứng từ cũng như đến giai đoạn thông quan của hàng hóa được nhanh hơn, gọn hơn, cắt giảm được những bước không quan trong trọng trong công việc. Công tác phân luồng hàng hóa xuất nhập khẩu, nỗ lực giảm tỷ lệ tờ khai luồng đỏ cũng được cơ quan hải quan coi trọng và thực hiện dựa trên việc kiểm soát tuân thủ của DN.

Để giảm tỷ lệ tờ khai thuộc luồng vàng, luồng đỏ, Tổng cục Hải quan sẽ triển khai quyết liệt, phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thực hiện bổ sung, sửa đổi các quy định kiểm tra chuyên ngành theo hướng đơn giản, không chồng chéo về quy định kiểm tra. Tuy nhiên, các DN cũng cần chủ động để nâng cao mức độ tuân thủ đối với pháp luật hải quan và pháp luật thuế.

Đẩy mạnh việc các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động xuất nhập khẩu. Các cơ quan chức năng cần có những hỗ trợ tích cực tạo sự liên kết, tham gia sâu hơn của các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp FDI để từng bước tham gia tốt hơn vào chuỗi giá trị sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước trong quá trình hội nhập.

Để tăng hiệu quả thuận lợi hóa thương mại, cần xem xét lại hệ thống quy định chồng chéo và nâng chất lượng hoạt động kiểm tra chuyên ngành. Quản lý nguy cơ rủi ro, dựa trên việc đánh giá tính minh bạch thông tin mà nhân viên đưa ra và ý kiến của họ

Đơn giản hóa, tóm lược ngắn gọn các thông tư, quyết định để những người thi hành nắm chắc và thực hiện hiệu quả. Mỗi thông tư, quyết định của các cơ quan chức năng thường đính kèm rất nhiều phụ lục, danh mục…Để nắm rõ và thực hiện đúng, người thi hành phải đọc và tham khảo rất nhiều những phần đính kèm với thông tư, quyết định đó.
Tổ giải quyết vướng mắc để kịp thời giải quyết vướng mắc phát sinh của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu.

KẾT LUẬN CHUNG Tổ chức nghiệp vụ chứng từ giao nhận hàng FCL bằng đường biển

Sự ra đời và phát triển của kinh doanh xuất nhập khẩu gắn liền với quá trình phân công lao động quốc tế. Xã hội càng phát triển, phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu sắc. Điều đó phản ánh mối quan hệ phụ thuộc kinh tế ngày càng tăng lên. Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng vì thế mà ngày càng mở rộng và phức tạp. kinh doanh xuất nhập khẩu được xem như là một điều kiện tiền đề cho sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia.

Thực tế cho thấy, không một quốc gia nào có thể tồn tại chứ chưa nói gì đến phát triển nếu tự cô lập mình không quan hệ kinh tế với thế giới. Kinh doanh xuất nhập khẩu đã trở thành vấn đề sống còn vì nó cho phép thay đổi cơ cấu sản xuất và nâng cao mức tiêu dùng cuả dân cư một quốc gia. Công ty TNHH Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Minh Khang đã phát triển được thế mạnh của mình trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

Công ty TNHH Thương mại Minh Khang với đội ngũ nhân viên tâm huyết với nghề, có kinh nghiệp trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu đã có được sự tin cậy của khách hàng mặc dù chỉ mới thành lập. Nhưng với sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty, đặc biệt là nhân viên bộ phận chứng từ xuất nhập khẩu – không những trang bị vững kiến thức chuyên môn mà còn nắm vững nghiệp vụ phát sinh trên thực tế cũng như cập nhật các quy phạm pháp luật và ứng dụng kịp thời.

Hiệu quả của quá trình tổ chức nghiệp vụ chứng từ từng bước được cải thiện và đã góp phần vào không nhỏ vào hoạt động kinh doanh chung của công ty. đã làm cho thấy sự nỗ lực không ngừng nhằm đạt kết quả tốt nhất. Nhưng như thế là vẫn chưa đủ, nhất là trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế Việt Nam, đi kèm với môi trường kinh doanh thuận lợi luôn là sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty.

Sau thời gian được thực tập trong bộ phận chứng từ của công ty TNHH Thương mại Xuất Nhập khẩu Minh Khang, em đã được tiếp xúc với thực tế, được thực hành những kiến thức mà thầy cô đã dạy ở trường. Tuy thời gian thực tập không dài, nhưng đây là một bài học quý giá, giúp em có nền tảng trong công việc sắp tới, kiến thức tích lũy của em chưa nhiều nên không tránh được những sai sót trong bài báo cáo, em rất mong nhận được sự giúp đỡ của Quý Thầy Cô!

…………………………………………………..

Nếu đã tham khảo qua mẫu Tổ chức nghiệp vụ chứng từ giao nhận hàng FCL bằng đường biển, trên đây mà vẫn chưa đủ đáp ứng được cho bài làm các bài, thì hãy nhắn tin cho Luận Văn Tốt qua zalo để được gửi thêm nhiều mẫu báo cáo thực tập ngoại thương nữa nhé. Hoặc nếu không có thời gian hoàn thiện bài làm, thì hãy liên hệ với zalo Luận Văn Tốt để được sử dụng Dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập bao nhật ký với chi phí phù hợp nhé.

XIN LƯU Ý: BẠN NÀO ĐÃ ĐỌC QUA ĐỀ CƯƠNG VÀ MUỐN TẢI FULL BÀI NÀY VỀ, HÃY NHẮN TIN VỚI LUẬN VĂN TỐT QUA ZALO ĐỂ ĐƯỢC GỬI NHÉ.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ