Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý Công Ty Kinh Doanh Thương Mại gồm cơ cấu tổ chức của công ty cũng như chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, đây cũng là nội dung bài viết mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn sinh viên, học viên ngành quản trị kinh doanh đang làm khoa luận tốt nghiệp. Ngoài việc cung cấp những nội dung bổ ích cho các bạn chúng tôi còn mang đến cho các bạn dịch vụ viết khóa luận tốt nghiệp, báo cáo tốt nghiệp,hãy gọi Zalo : 0934573149 để được tư vấn và hỗ trợ.
1. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Anh Lập
Quy mô nhân sự của doanh nghiệp gồm 25 người, trong đó:
Ông: Cao Hoài Chiêu Anh – Giám đốc
Bà: Đỗ Thị Uyên Chi – Kế toán trưởng
Bà: Phan Thị Mỹ Diễm – Kế toán phó
Cơ cấu tổ chức Công ty
2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Mỗi bộ phận có chức năng nhiệm vụ riêng biệt nhằm đảm bảo cho bộ máy tổ chức vận hành hiệu quả
- Giám đốc
- Điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty
- Tổ chức thực hiện các quyết định của công ty, kế hoạch đầu tư cho công ty.
- Tìm hiểu, thu thập thông tin chính xác những thông tin về kinh doanh. Từ đó, đề ra phương hướng kinh doanh, lập kế hoạch, sách lược kinh doanh, tìm nguồn khách cho công ty và khai thác thị trường kinh doanh.
- Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty và xây dựng nền tảng văn hoá đạo đức kinh doanh cho công ty dựa trên những quy tắc chuẩn mực trong kinh doanh và chiến lược kinh doanh của công ty.
- Xây dựng hệ thống chi trả lương, thưởng, phụ cấp lương cho các cán bộ, nhân viên trong công ty.
- Phụ trách vấn đề tuyển dụng lao động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty
- Đôn đốc, kiểm tra chất lượng phục vụ và công tác bảo vệ an toàn cho khách hàng.
- Giữ quan hệ rộng rãi với các đối tác, bạn hàng và các ban ngành hữu quan, ký kết hợp đồng nhân danh công ty.
- Phòng kế toán-hành chính
Nhiệm vụ của bộ phận này chủ yếu là các nghiệp vụ kế toán, đề xuất chế độ lương thưởng cũng như các công tác văn phòng, lưu trữ, tổ chức các sự kiện trong cơ quan.
Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng quy định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán….Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của doanh nghiệp dưới mọi hình thái và cố vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan.
Tham mưu cho Giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.
Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp một cách kịp thời, đầy đủ đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh. Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có các phần hành kế toán khác nhau, nhìn chung là có các nghiệp vụ liên quan đến:
- Thực hiện kế toán vốn bằng tiền.
- Thực hiện kế toán tài sản cố định, nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ… Thực hiện kế toán công nợ.
- Thực hiện kế toán doanh thu
- Thực hiện kế toán chi phí (Chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí nhân công,…)
- Thực hiện kế toán doanh thu, chi phí hoạt động tài chính
- Thực hiện kế toán hoạt động khác (hoạt động phúc lợi, quy trình đào tạo,…).
Chủ trì và phối hợp với các phòng có liên quan để lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn của Công ty. Thực hiện kịp thời, đầy đủ công tác thống kê, kế hoạch tài chính theo quy định của công ty
Tham mưu cho giám đốc về việc chỉ đạo thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý và chấp hành chế độ tài chính – kế toán của Nhà nước và của nội bộ công ty:
XEM THÊM : Sơ Đồ Tổ Chức Quản Lý Công Ty Sản Xuất
- Tham mưu, lập kế hoạch và kiểm tra kế hoạch chi tiêu đảm bảo đúng các quy định về định mức chi tiêu của Nhà nước và của Công ty để hoạt động kinh doanh được hiệu quả.
- Xây dựng các quy định nội bộ về quản lý tài chính: quy trình thu, chi kinh doanh; quản lý tiền vốn, công nợ; các loại định mức như (định mức hàng tồn kho, tiền lương)… áp dụng trong đơn vị và kiểm tra việc chấp hành các quy định nội bộ này.
- Phòng bán hàng-chăm sóc khách hàng
- Vạch ra kế hoạch kinh doanh cho những năm tới.
- Tìm đối tác kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh, nghiên cứu thị trường thu hút nguồn khách.
- Đầu mối nhận mọi thông tin về khiếu nại của khách hàng, đưa ra phương hướng xử lý
- Giữ người tiêu dùng trung thành quay lại nhiều lần, giúp thúc đẩy doanh số cho doanh nghiệp. Xây dựng danh sách người tiêu dùng lâu dài giúp giảm chi phí tìm kiếm khách hàng, cải thiện lợi nhuận.
- Phối hợp với bộ phận điều hành xây dựng các chương trình bán hàng như thực hiện các chương trình quảng cáo khuyến mãi, chiết khấu, phân tích kỹ những lợi ích của khách hàng, quy trình thủ tục nhằm phát huy cao nhất hiệu quả của kế hoạch kinh doanh theo mục tiêu đề ra và phải phù hợp với nhu cầu khách hàng.
- Ký kết hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong khu vực hoạt động.
- Thiết lập và duy trì mối quan hệ của doanh nghiệp với nguồn khách, đưa ra các đề xuất mới về sản phẩm, về thị trường kinh doanh.
- Đảm bảo hoạt động thông tin giữa công ty với nguồn khách. Thông báo cho các bộ phận liên quan trong công ty về kế hoạch khách hàng, nội dung hợp đồng cần thiết trong việc phục vụ khách, phối hợp theo dõi việc thanh toán và quá trình thực hiện phục vụ khách.
- Trở thành cầu nối giữa thị trường với doanh nghiệp
- Chủ động lập kế hoạch tăng quà cho khách trong các dịp lễ, tết.
- Toàn bộ hoat động chăm sóc khách hàng phải lập thành các quy trình, liên tục tìm các biện pháp để cải tiến liên tục các hoạt động chăm sóc khách hàng của công ty.
- Phòng quản lý kho
- Tổ chức việc nhận hàng, xuất hàng, kiểm kê hàng hóa, bảo quản hàng hóa trong kho ở tất cả khu vực mà công ty phân bổ.
- Điều phối nhân lực của Ban Kho vận thực hiện các công việc trên đạt hiệu quả cao nhất.
- Đảm bảo vấn đề kho bãi cho kế hoạch nhập hàng của công ty.
- Tổ chức, sắp xếp, điều chỉnh hoạt động của kho vận phục vụ tốt kế hoạch kinh doanh của công ty.
- Quản lý, giám sát các hệ thống về an ninh, phòng cháy chữa cháy …đảm bảo an toàn của hàng hóa, tài sản.
- Thực hiện các báo cáo về số lượng hàng xuất, nhập, tồn cho Ban Giám đốc theo định kỳ hoặc đột xuất.
- Tổ chức thực hiện việc giao hàng cho viễn thông, đối tác, khách hàng…. theo lệnh điều hàng của phòng bán hàng.
- Kiểm soát và kiểm tra tiến độ giao hàng của bên nhà vận chuyển.
- Phòng vận chuyển hàng hóa
Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành phòng Giao Nhận hoàn thành các công việc theo yêu cầu của Công ty. Bố trí, phân công công việc cho từng nhân viên thuộc phòng theo đúng chức trách và năng lực. Hoàn thành các yêu cầu vận hành kho; theo dõi kết quả công việc và đảm bảo KPI đạt được những nỗ lực của tập thể. Quản lý lộ trình hoạt động của Xe tải và Xe máy để đạt được chi phí hiệu quả. Hướng dẫn các nhân viên giao hàng quản lý và kiểm soát các chứng từ giao nhận và lưu giữ báo cáo của đội giao hàng.
Trên đây là nội dung Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý Công Ty Kinh Doanh Thương Mại, nếu nội dung trên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các bạn thì ngay bây giờ hãy liên hệ với luanvantot.com để được cung cấp dịch vụ viết khóa luận uy tín nhất,hiệu quả nhất, giá rẻ nhất bạn nha.