Tiểu luận Xin lỗi, cải chính công khai trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Đánh giá post

Dưới đây là Tiểu luận Xin lỗi, cải chính công khai trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Luận Văn Tốt dành nhiều thời gian, công sức tìm kiếm để gửi đến các bạn sinh viên đang tìm kiếm nội dung tương tự. Hy vọng mẫu bài dưới đây sẽ giúp cho các bạn trong việc tìm kiếm tài liệu để làm bài báo cáo thực tập, khóa luận, tiểu luận của mình.

Trong quá trình viết báo cáo thực tập tốt nghiệp nếu các bạn không có thời gian hoàn thành, không có công ty thực tập các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết thuê tiểu luận trọn gói để được hỗ trợ Số điện thoại/zalo/0934573149.

……………………………..

Tiểu luận Xin lỗi, cải chính công khai trong bồi thường thiệt hại
Tiểu luận Xin lỗi, cải chính công khai trong bồi thường thiệt hại

PHẦN MỞ ĐẦU Tiểu luận Xin lỗi, cải chính công khai trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

1. Lý do chọn đề tài Tiểu luận Xin lỗi, cải chính công khai trong bồi thường thiệt hại 

Trong mọi quá trình phát triển, mục tiêu hướng đến luôn đặt con người là trung tâm hướng đến. Chính bởi vậy, bên cạnh việc nâng cao chất lượng đời sống xã hội về mọi mặt thì việc bảo đảm về các quyền của con người được tôn trọng, bảo vệ cũng được quan tâm. Cũng theo quan điểm của nhiều quốc gia trên thế giới, con người cũng là yếu tố được Đảng và Nhà nước ta chú trọng bảo vệ thông qua các quyền được ghi nhận ngay trong hệ thống pháp luật, bao gồm cả Hiến pháp quốc gia. Trong số những quyền đã được đưa ra, quyền nhân thân của con người là một trong những quyền quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới quyền con người.

Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, thì việc tiếp nhận thông tin từ các trang mạng xã hội ngày càng nhanh chóng và dễ dàng hơn. Thực tế cho thấy, mạng xã hội mang lại cho con người rất nhiều lợi ích nhờ tốc độ thông tin nhanh, nội dung phong phú, hình thức sinh động. Vậy nhưng, bên cạnh những lợi ích, mạng xã hội cũng tồn tại những hạn chế như thông tin bị truyền đi một cách nhanh một cách khó kiểm soát, thông tin giả, thông tin sai lệch – chưa được xác thực. Có nhiều trường hợp người dùng mạng xã hội đăng tải những thông tin gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín hay yếu tố nhân thân khác của người khác.

Tình trạng đó hiện nay là vô cùng phổ biến, cùng với sự tiếp tay của truyền thông, báo chí với tốc độ thông tin nhanh chóng và rộng rãi như vậy thì yếu tố về nhân thân của nạn nhân sẽ bị xâm phạm nặng nề hơn. Họ có quyền yêu cầu chấm dứt hành vi xâm hại đó, yêu cầu xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại,…

Theo Điều 11 Bộ luật Dân sự 2015, khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người xâm phạm xin lỗi, cải chính công khai, buộc BTTH. Khi xác định loại thiệt hại được bồi thường do uy tín, nhân phẩm, sức khỏe hay tính mạng bị xâm phạm, BLDS 2015 thừa nhận cả việc BTTH về vật chất lẫn tổn thất về tinh thần.

Theo khoản 5 Điều 34 BLDS 2015 quy định: “Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại”. Mặc dù thừa nhận việc áp dụng những quy định về cách thức triển khai thực hiện, áp dụng lại không được quy định rõ ràng dẫn đến khó khăn trong công tác thực hiện. Trong thực tiễn xét xử, các tòa áp dụng nguyên tắc “bị xúc phạm ở đâu thì xin lỗi ở đó”.

Ví dụ: Xúc phạm hàng xóm thì buộc xin lỗi tại cuộc họp tổ dân phố, xảy ra ở nơi làm việc thì tổ chức xin lỗi tại nơi làm việc. Tuy nhiên, xúc phạm người khác trên mạng xã hội thì trước nay chưa có tiền lệ là tòa buộc xin lỗi trên mạng xã hội. Quy định liên quan đến vấn đề bồi thường tổn thất về tinh thần không được nhắc đến ở phần nội dung tài sản bị xâm phạm. Như vậy, khi tài sản bị xâm phạm có thể được bồi thường tổn thất về tinh thần hay không? Vấn đề trên hiện cũng còn bỏ ngỏ.

Bên cạnh đó, hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có những chế tài cụ thể cho việc nhà cung cấp mạng phải gánh chịu hậu quả pháp lý khi đã xét duyệt những thông tin chưa xác thực hoặc mang tính công kích trên mạng xã hội. Đối với BLDS ngoài những quy định bảo vệ quyền tài sản và giải quyết tranh chấp về tài sản đã cụ thể thì việc bảo vệ quyền nhân thân con người còn khá sơ sài, cũng như chưa có những chế tài rõ ràng trong việc có hành vi xúc phạm danh dự người khác ngoài việc bồi thường vật chất thì cũng nên có những biện pháp phục hồi danh dự đi kèm cho người bị thiệt hại.

Mặc dù là một vấn đề pháp lý xảy ra phổ biến trong đời sống, liên quan trực tiếp đến quyền con người tuy nhiên các đề tài nghiên cứu về vấn đề xin lỗi, cải chính công khai liên quan đến việc BTTH ngoài hợp đồng, tuy nhiên số lượng các bài nghiên cứu, tạp san phân tích về nội dung này vẫn còn ít. Xuất phát từ những lý do đó, em đã lựa chọn đề tài: “Xin lỗi, cải chính công khai trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” để nghiên cứu và tìm hiểu tại bài tiểu luận của mình.

XEM THÊM Trọn Bộ 99 đề tài báo cáo thực tập tại Tòa Án + 10 Bài mẫu

2. Mục đích nghiên cứu đề tài

Việc lựa chọn nghiên cứu đối với đề tài về “Xin lỗi, cải chính công khai trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” nhằm một số mục đích chính sau đây:
Thứ nhất, phân tích và đưa ra được cái nhìn khái quát cơ bản nhất về các vấn đề lý luận liên quan đến xin lỗi, cải chính công khai trong TNBTTH ngoài hợp đồng bằng việc làm rõ về khái niệm, đặc điểm, vai trò và căn cứ làm phát sinh trách nhiệm này.
Thứ hai, nghiên cứu pháp luật dân sự hiện hành về xin lỗi, cải chính công khai trong TNBTTH ngoài hợp đồng căn cứ trên các khía cạnh về: hình thức, cách thức tiến hành; thời gian, thời hạn, thời hiệu thực hiện và chế tài cưỡng chế thực thi.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài này, bài viết tập trung nghiên cứu về đối tượng là các nội dung và vấn đề lý luận, pháp lý xoay quanh việc xin lỗi, cải chính công khai trong TNBTTH ngoài hợp đồng quy định trong pháp luật dân sự hiện hành của nước ta.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, thay vì nghiên cứu dàn trải toàn bộ nội dung của pháp luật dân sự về BTTH, bài tiểu luận tập trung nghiên cứu tới quy định về vấn đề xin lỗi, cải chính công khai trong pháp luật dân sự.
Đối với quy định của pháp luật trong nước, bài tiểu luận chủ yếu sử dụng quy định Đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về xin lỗi, cải chính công khai trong TNBTTH ngoài hợp đồng. Vì vậy, đề tài chủ yếu tập trung vào quy định tại BLDS 2015, Luật TNBTNN 2017 và văn bản dưới luật như Nghị định, Nghị quyết và các Thông tư khác có liên quan.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp lịch sử được sử dụng để tìm nguồn gốc xuất phát khái niệm cũng như các quy định về xin lỗi trong pháp luật nói chung và pháp luật dân sự nói riêng.
Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng để nhóm tác giả nghiên cứu, tìm hiểu rõ khái niệm về xin lỗi, xin lỗi trong TNBTTH ngoài hợp đồng và các quy định hiện hành liên quan đến các vấn đề cần nghiên cứu cũng như các quy định của pháp luật nước ngoài trong vấn đề tương tự. Từ đó tổng hợp lại, lựa chọn các quy định và chính sách phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam.

Phương pháp phân tích bản án, vụ việc được sử dụng để phân tích, đánh giá và bình luận các tranh chấp liên quan vấn đề xin lỗi trong TNBTTH ngoài hợp đồng. Từ đó, tạo góc nhìn trọn vẹn hơn trong nghiên cứu một đề tài khoa học pháp lý.
Phương pháp so sánh được nhóm tác giả sử dụng để đưa ra những ưu nhược điểm của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài, từ đó có cái nhìn tổng quan về xin lỗi, cải chính công khai trong TNBTTH ngoài hợp đồng.

5. Bố cục của của bài luận

Ngoại trừ Phần mở đầu, Phần kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, bài tiểu luận được có bố cục được chia làm 2 phần như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về xin lỗi, cải chính công khai trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Chương 2: Một số vấn đề pháp lý về xin lỗi, cải chính công khai trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN CỦA LUẬN VĂN TỐT
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN CỦA LUẬN VĂN TỐT

PHẦN NỘI DUNG Tiểu luận Xin lỗi, cải chính công khai trong bồi thường thiệt hại 

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XIN LỖI, CẢI CHÍNH CÔNG KHAI TRONG TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

1.1. Khái niệm xin lỗi, cải chính công khai trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Căn cứ trên hệ thống pháp luật dân sự và thực tế nghiên cứu pháp lý hiện nay chưa có một khái niệm thống nhất, một cách hiểu chung về “xin lỗi, cải chính công khai trong TNBTTH ngoài hợp đồng”. Bởi vậy, trong hoạt động nghiên cứu pháp lý hiện nay tồn tại nhiều quan điểm khác nhau từ nhiều tác giả về cách hiểu đối với thuật ngữ này. Để có thể đưa ra một khái niệm chung và khái quát nhất về “xin lỗi, cải chính công khai trong TNBTTH ngoài hợp đồng”, trước hết, bài nghiên cứu dưới đây sẽ phân tích từ các yếu tố cấu thành của nó:
1.1.1. Khái niệm xin lỗi
Trong đời sống xã hội, xin lỗi được biểu hiện dưới dạng hành động thông qua lời nói và tồn tại thường trực trong giao tiếp hằng ngày, được con người sử dụng để biểu hiện thái độ tạ lỗi, mong muốn sự tha thứ với lỗi lầm mà bản thân đã tạo ra, gây ra cho người khác. Theo một từ điển Tiếng Việt điện tử, xin lỗi được định nghĩa “là một hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình; là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại” . Có thể nói trong ngôn ngữ Tiếng Việt thông thường, xin lỗi chính là biểu hiện cho thái độ hoà hữu, tôn trọng, sự nhận thức lỗi lầm của con người và mong muốn được sự tha thứ từ phía người bị tổn thương.
Mặt khác, theo một số tài liệu nghiên cứu của một số tác giả trên thế giới, bao gồm cả nhà luật học và nhà ngôn ngữ học hay những người nghiên cứu về tôn giáo,… lại đưa ra những góc nhìn khác nhau đối với “xin lỗi”, đặc biệt là chế tài về xin lỗi trong hệ thống pháp luật:
Theo tác giả của cuốn sách Beyond Compensation: Apology as a Private Law Remedy, ông Robyn Carroll đã chỉ ra rằng: “Về cơ bản, luật pháp về các cuộc đàm phán dàn xếp giữa các cơ quan và luật xin lỗi thừa nhận rằng xin lỗi là một hình thức tương tác xã hội có thể hỗ trợ phục hồi, sự tha thứ và sự hòa giải” . Như vậy, trong trường hợp này, xin lỗi là một cách thức thể hiện sự tương tác giữa con người với con người trong một xã hội, sự tương tác này có giá trị trong việc “phục hồi, tha thứ và hoà giải” mối quan hệ giữa các chủ thể có liên quan.

………………………………………

Trên đây là Tiểu luận Xin lỗi, cải chính công khai trong bồi thường thiệt hại, các bạn chắc cũng đã đọc qua mẫu sơ bộ phía trên rồi, nếu muốn tham khảo sâu hơn hãy liên hệ với zalo Luận Văn Tốt để được gửi full bài và các nội dung phù hợp nhé. Ngoài ra, nếu các bạn muốn tìm một dịch vụ viết thuê tiểu luận trọn gói, cũng hãy liên hệ với zalo của Luận Văn Tốt luôn nhé.

LƯU Ý: BẠN NÀO MUỐN TẢI NỘI DUNG FULL BÀI VUI LÒNG LIÊN HỆ QUA ZALO NHÉ.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ