Mục lục
Bài mẫu Tiểu Luận Xử Lý Tình Huống Quyền Về Công Chứng mà hôm nay Luận Văn Tốt chia sẻ dưới đây để giúp các bạn sinh viên có thêm tài liệu tham khảo hữu ích trước khi các bạn tiến hành làm bài tiểu luận về Xử Lý Tình Huống Quyền Về Công Chứng. Nội dung bài viết được soạn thảo từ các bài tiểu luận đã đạt điểm rất cao, mong rằng sau khi tham khảo bài viết các bạn sẽ phát huy sáng tạo và vận dụng nội dung vào bài làm của mình một cách hiệu quả nhất, để có bài tiểu luận được đánh giá cao cho bản thân các bạn.
Nếu trong quá trình làm bài các bạn gặp khó khăn từ việc tìm kiếm tài liệu tham khảo đến triển khai nội dung bài làm…thì các bạn hãy liên hệ sđt/zalo/tele : 0934573149 hoặc tham khảo dịch vụ viết tiểu luận của Luận Văn Tốt bạn nhé.
1. Lý luận về công chứng
* Khái niệm văn bản công chứng: Tại khoản 4 Điều 2 Luật công chứng năm 2014 quy định: “Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật này.”
Đặc điểm của văn bản công chứng
Một là, tính chính xác: văn bản công chứng là những tài liệu đã được công chứng viên chứng nhận tính xác thực, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội hoặc tính chính xác của bản dịch.
Hai là, văn bản công chứng có nội dung trong văn bản công chứng phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội.
Ba là, tuân thủ các nguyên tắc về thủ tục, trình tự công chứng.
Bốn là, văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên có liên quan trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình, bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng giao dịch có thỏa thuận khác.
Năm là, công chứng viên rà soát nội dung của hợp đồng, giao dịch tước khi công chứng, do đó, văn bản đã được công chứng được công chứng được bảo đảm về mặt pháp lý và có độ tin cậy cao hơn hẳn so với các loại giấy tờ thông thường khác.
Sáu là, văn bản công chứng có giá trị chứng cứ, những tình tiết sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị tòa án tuyên bố là vô hiệu.
Bảy là, các văn bản công chứng bảo đảm sự an toàn của các giao dịch, tạo nên sự tin tưởng của khách hàng, hạn chế mức thấp nhất các tranh chấp xảy ra.
Một số vấn đề chung về giá trị pháp lý của văn bản công chứng
Tại Điều 5 Luật công chứng năm 2014 quy định về Giá trị pháp lý của văn bản công chứng như sau:
- Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
- Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.
Công chứng là một loại hình dịch vụ công ích quan trọng, một thể chế không thể thiếu được của Nhà nước pháp quyền để đảm bảo giá trị pháp lý, sự an toàn của các giao dịch nói trên. Các văn bản công chứng có giá trị xác thực, giá trị pháp lý và độ tin cậy hơn hẳn các loại giấy tờ không có chứng nhận xác thực hoặc chỉ trình bày bằng miệng. Các văn bản công chứng bảo đảm sự an toàn của các giao dịch, tạo nên sự yên tâm tin tưởng của khách hàng, hạn chế đến mức thấp nhất các tranh chấp xảy ra. Về phương diện Xử Lý Tình Huống Quyền Về Công Chứng Nhà nước cũng đảm bảo trật tự, kỷ cương, ổn định trong việc quản lý các giao dịch; từ đó cũng góp phần làm giảm đáng kể việc giải quyết tranh chấp luôn là gánh nặng của các cơ quan chức năng và giúp các cơ quan chức năng quản lý tốt hơn các hoạt động giao dịch.
* Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
Điều 57 Luật công chứng 2014 quy định về công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản như sau:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.
- Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.
Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.
- Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.
- Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.”
Như vậy, những người thừa kế theo di chúc, mà di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Hồ sơ thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế bao gồm: Giấy tờ chung; Phiếu yêu câu công chứng theo mẫu; Bản sao di chúc.
Các giấy tờ chứng minh về tài sản của người để lại di sản bao gồm: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; sổ tiếp kiệm, giấy đăng ký xe;…
Giấy tờ về nhân thân của người thừa kế: CMND, hộ khẩu;
Trường hợp không có di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không ghi rõ cách phân chia di sản, bạn cần cung cấp thêm: Tờ tường trình và cam kết về quan hệ nhân thân
Theo quy định tại Điều 18 Nghi định 29/2015/NĐ-CP quy định về việc niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản như sau:
“1. Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.
Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.
Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.
- Nội dung niêm yết phải nêu rõ họ, tên của người để lại di sản; họ, tên của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế; quan hệ của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế; danh mục di sản thừa kế. Bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót người thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết.
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn niêm yết.”
* Di sản thừa kế
Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau nhưng đa phần người ta thường hiểu một cách đơn giản rằng: Di sản thừa kế có nghĩa là tài sản của người chết để lại người còn sống cho người được hưởng. Tuy nhiên, xét trong quan hệ dân sự hiện nay hiện nay thì cách hiểu như trên là không chính xác.
Xét dưới góc độ ngôn ngữ, Theo từ điển Tiếng Việt[1] thì di sản là một từ Hán Việt có nghĩa là: Tài sản của người chết để lại hoặc là tài sản tinh thần hoặc tài sản vật chất do lịch sử để lại hoặc do thiên nhiên tạo ra. Hoặc cũng theo Từ điển trực tuyến thì : Di sản là toàn bộ tài sản có giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần cùng với các nghĩa vụ về tài sản được lưu truyền nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ đời này sang đời khác và được pháp luật bảo hộ.
Những cách hiểu về di sản như trên có đặc điểm chung là tài sản để lại. Theo cách hiểu thông thường thì khái niệm về Di sản không quan tâm đến mục đích là gì, di sản được sử dụng như thế nào? Vì vậy, rất khó xác định được đâu là di sản. Tuy nhiên, với định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt và từ điển Tiếng Việt trực tuyến không chỉ quan tâm đến nghĩa cơ bản mà còn chú trọng đến mục đích của việc sử dụng di sản để làm gì. Như vậy, theo các định nghĩa này đã nêu rõ bản chất của di sản thừa kế trong việc đưa ra định nghĩa và trên cơ sở đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định nhằm quản lý vấn đề này một cách hiệu quả ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
Dưới góc độ pháp lý, di sản [2] là tài sản mà người chết để lạ bao gồm: tài sản riêng, phần tài sản trong khối tài sản chung với người khác, những quyền về tài sản do người chết để lại, quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Trong các mối quan hệ về dân sự nói chung thì chưa có một định nghĩa cụ thể về di sản thừa kế thì trong hệ thống pháp luật thừa kế của mỗi một quốc gia lại quy định khác nhau và chưa có một định nghĩa thống nhất về di sản thừa kế, tuy nhiên có thể định nghĩa một cách khái quát đó là: Di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người chết khi còn sống để lại, là đối tượng của quan hệ dịch chuyển tài sản đó cho những người thừa kế được Nhà nước thừa nhận và bảo đảm thực hiện.
Việc ra đời và áp dụng các quy định pháp luật về thừa kế tại BLDS nói chung đã và đang tạo điều kiện cho các chủ thể áp dụng các quy định về vấn đề này được ghi nhận tại Điều 612 quy định về di sản như sau: Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác[3].
* Niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế
Việc niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế và văn bản thỏa thuận phân chia di sản được quy định cụ thể tại Điều 57, Điều 58 Luật Công chứng năm 2014 và Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP như sau:
Thứ nhất, thời hạn niêm yết: Sau khi tổ chức hành nghề công chứng thụ lý hồ sơ thì việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải sẽ được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.
Thứ hai, địa điểm niêm yết: Việc niêm yết được tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không có căn cứ xác định được nơi thường trú cuối cùng thì tiến hành niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.
Nếu di sản để lại bao gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản để lại chỉ có bất động sản thì việc niêm yết văn bản sẽ được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản theo quy định nêu trên đồng thời cũng thực hiện việc niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.
Nếu di sản để lại chỉ bao gồm động sản hoặc trường hợp nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng lúc này tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản tiến hành thực hiện việc niêm yết.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết văn bản có trách nhiệm thực hiện việc xác nhận việc niêm yết và trách nhiệm bảo quản việc niêm yết đó trong thời hạn niêm yết. Như vậy, đối chiếu quy định trên vào trường hợp của bạn thì việc niêm yết yết văn bản thỏa thuận hoặc khai nhận di sản thừa kế phải được niêm yết tại Ủy ban nhân dân xã nơi mẹ bạn thường trú và tại Ủy ban nhân dân xã nơi có bất động sản. Việc niêm yết phải được thực hiện trong 15 ngày tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Niêm yết: Tổ chức hành nghề công chứng cơ quan có trách nhiệm thực hiện việc niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng văn bản. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản nếu hết thời hạn niêm yết mà không có bất cứ khiếu nại, tố cáo nào về việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
2. Thực tiễn về Xử Lý Tình Huống Quyền Về Công Chứng
* Những mặt đạt được
Thực tiễn thực hiện, áp dụng pháp luật cho thấy tranh chấp trong xã hội ngày càng tăng, trong đó có nguyên nhân là không có bằng chứng xác thực. Do vậy, tạo sự ổn định quan hệ xã hội, giao dịch dân sự, kinh thế là điều đặc biệt quan trọng nhằm phát triển kinh tế, xã hội. Trong tinh thần đó, Bác Hồ đã nói rất sâu sắc rằng: “Xét xử đúng là tốt, không phải xét xử còn tốt hơn.” Cho nên đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật là cần thiết, song tăng cường hơn nữa các biện pháp, công cụ tổ chức thực hiện pháp luật cũng cần thiết không kém. Công chứng là một hoạt động quan trọng, một thể chế không thể thiếu được của Nhà nước pháp quyền. Thông qua hoạt động công chứng và các quy định hướng dẫn, điều chỉnh pháp luật trở thành hiện thực sinh động của đời sống xã hội, thành hành vi xử sự theo đúng pháp luật. Do đó xét trên bình diện công dân thì công chứng văn bản chia di sản thừa kế là một công cụ hữu hiệu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ, phòng ngừa tranh chấp và vi phạm pháp luật, tạo ra sự ổn định của quan hệ giao dịch dân sự, tài sản, bảo đảm trật tự, kỷ cương. Mặt khác về phương diện Nhà nước thì công chứng tạo ra một chứng cứ xác thực, kịp thời không ai có thể phản bác, chối cãi, trừ trường hợp có ý kiến của người thứ ba và được quá trình tố tụng cho là không đúng, bởi vậy cơ quan công chứng được xác định là cơ quan bổ trợ tự pháp. Công chứng phục vụ việc quản lý các giao dịch bằng pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức, phòng ngừa tranh chấp và vi phạm pháp luật, cung cấp tài liệu có giá trị chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp, góp phần tang cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Công chứng văn bản chia di sản thừa kế là một loại hình dịch vụ công quan trọng, một thể chế không thể thiếu được của Nhà nước pháp quyền để đảm bảo giá trị pháp lý, sự an toàn của các giao dịch nói trên. Các văn bản công chứng có giá trị xác thực, giá trị pháp lý và độ tin cậy hơn hẳn các loại giấy tờ không có chứng nhận xác thực hoặc chỉ trình bày bằng miệng. Các văn bản công chứng bảo đảm sự an toàn của các giao dịch, tạo nênsự tin tưởng của khách hàng, hạn chế mức thấp nhất các tranh chấp xảy ra. Về phương diện Nhà nước cũng đảm bảo trật tự, kỷ cương, ổn định trong việc quản lý các giao dịch; từ đó cũng góp phần làm giảm đáng kể việc giải quyết tranh chấp luôn là gánh nặng của các cơ quan chức năng và giúp các cơ quan chức năng quản lý tốt hơn các hoạt động giao dịch. Vì vậy công chứng cũng mang tính dịch vụ công ích, phục vụ cho hoạt động quản lý của cơ quan Nhà nước.
Thực tiễn thực hiện, áp dụng pháp luật cho thấy tranh chấp trong xã hội ngày càng tăng, trong đó có nguyên nhân là không có bằng chứng xác thực. Do vậy, tạo sự ổn định quan hệ xã hội, giao dịch dân sự, kinh thế là điều đặc biệt quan trọng nhằm phát triển kinh tế, xã hội.
* Khó khăn, vướng mắc
Tại Khoản 4 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014 quy định về văn bản công chứng như sau: “Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật này”. Căn cứ vào quy định này, văn bản công chứng bao gồm 03 loại sau đây: hợp đồng, giao dịch và bản dịch. Có thể nói, nội hàm của khái niệm văn bản công chứng của Luật Công chứng năm 2014 không tương thích với Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo quy định của Điều 116 Bộ luật dân sự “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Như vậy, khi đề cập đến khái niệm “giao dịch dân sự” thì phải được hiểu là hợp đồng hoặc là hành vi pháp lý đơn phương (ví dụ: việc lập di chúc). Vì vậy, khái niệm văn bản công chứng của Luật Công chứng năm 2014 vừa đề cập hợp đồng, giao dịch là không phù hợp.
Trong qúa trình thực tiễn hoạt động tại địa phương cá nhân tôi nhận thấy rằng: Các văn bản đã công chứng luôn có giá trị thi hành đối với các bên có liên quan. Hầu hết các bên sau khi thực hiện ký hợp đồng, giao dịch, nhất là các giao dịch về niêm yết văn bản chia di sản đều tuân thủ đầy đủ các quy định, điều khoản của hợp đồng. Đối với các công chứng viên văn bản đã được công chứng là tài liệu rất quan trọng. Đây không chỉ là chứng cứ thông thường mà những tình tiết, sự kiện nêu trong văn bản có giá trị pháp lý cao hơn hẳn những nguồn chứng cứ khác. Điều này xuất phát từ thủ tục chặt chẽ, nghiêm ngặt khi tạo lập và chứng nhận văn bản công chứng – là cơ sở pháp lý ghi nhận sự thỏa thuận và ý chí của các bên tham gia. Do vậy để nâng cao vai trò, tầm quan trọng của Nghề công chứng thì điều cần thiết chính là khẳng định được giá trị cuả các văn bản công chứng. Để các cá nhân, tổ chức, cơ quan có liên quan năm bắt được rằng: Văn bản công chứng có giá trị thi hành và là chứng cứ không phải chứng minh. Tính xác thực và độ tin cậy cao của văn bản công chứng nhằm bảo đảm sự an toàn cho các giao dịch kinh tế, dân sự của các cá nhân, tổ chức; tạo nên sự tin tưởng của khách hàng hạn chế mức thấp nhất các tranh chấp xảy ra. Từ đó tạo ra hành lang pháp lý an toàn góp phần đảm bảo Xử Lý Tình Huống Quyền Về Công Chứng trật tự, kỷ cương, ổn định xã hội.
XEM THÊM : Nhật Ký Thực Tập Tại Văn Phòng Công Chứng Hoàng Xuân
* Tình huống minh họa
Tiếp nhận yêu cầu công chứng Văn bản thỏa thuận chia di sản thừa kế của ông A, Văn phòng công chứng MNP đã tiến hành thủ tục niêm yết. Sau khi niêm yết 08 ngày, công chứng viên phát hiện có thêm một người thừa kế. Anh chị đề xuất giải quyết đối với tình huống này? Đồng thời đưa ra ý kiến đánh giá về thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận văn bản phân chia di sản thừa kế?
Chứng nhận văn bản liên quan đến chế định thừa kế, đặc biệt là văn bản xoay quanh quá trình phân chia di sản thừa kế do người chết để lại là một trong những phần việc cơ bản của công chứng viên được ghi nhận qua các văn bản từng thời kỳ. Quy định xoay quanh quá trình khai nhận di sản do người chết để lại trong hoạt động công chứng đã được định hình và hoàn thiện cơ bản tại Nghị định số 75/2000/NĐ-CP, sau đó được kế thừa tại Luật Công chứng năm 2006 và hiện tại là Luật Công chứng năm 2014, cùng với đó các quy định về thủ tục niêm yết thừa kế được ghi nhận qua từng thời kỳ Phần I Thông tư số 03/2001/TP-CC; Điều 19 Nghị định số 04/2013/NĐ-CP và Điều 18 Nghị định số 29/2015/NĐ-CP. Ủy ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ phối hợp với tổ chức hành nghề công chứng thực hiện đúng quy định về niêm yết văn bản thỏa thuận phân chia di sản, khai nhận di sản nhằm hạn chế tình trạng bỏ sót các đồng thừa kế, tranh chấp phát sinh và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Theo Đại Từ điển tiếng Việt do Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin ấn hành năm 1998 thì “niêm yết” là động từ dùng để chỉ việc “dán giấy để báo cho công chúng”. Còn theo Từ điển Luật học do Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa – Nhà xuất bản Tư pháp ấn hành năm 2006, “niêm yết” được hiểu là việc dán giấy để thông báo chính thức, công khai cho công chúng biết về một vấn đề nào đó. Mục đích của việc niêm yết nhằm công khai hóa những thông tin cần cho công chúng biết về một sự kiện, sự việc, con người hoặc một vấn đề nhất định, qua đó, để công chúng kiểm tra về độ chính xác của các thông tin; phát hiện những gian dối, giả mạo, sai lệch của các thông tin, từ đó giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan niêm yết) có được những quyết định đúng đắn. Việc niêm yết văn bản thỏa thuận phân chia di sản, khai nhận di sản nhằm hạn chế tình trạng bỏ sót các đồng thừa kế, hạn chế tranh chấp phát sinh.
Thứ nhất: Địa điểm tiến hành niêm yết
Căn cứ Điều 8 Nghị định 29/2015/NĐ-CP:
– Niêm yết tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản. Nếu không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản.
– Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.
– Nếu di sản chỉ gồm có động sản mà trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì việc niêm yết được thực hiện tại UBND cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản.
Trong đó: Theo Khoản 1 Điều 12 Luật cư trú năm 2006 được hướng dẫn bởi Nghị định 31/2014/NĐ-CP thì nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống; nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú; nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.
Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống và có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn.
Thứ hai: Thủ tục tiến hành niêm yết
– Căn cứ Điều 18 Nghị định số 29/2015/NĐ-CP pháp luật chỉ ấn định duy nhất một cách thức thực hiện niêm yết thừa kế “Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện”.
– Trong mọi trường hợp, tổ chức hành nghề công chứng luôn phải cử công chứng viên hoặc nhân viên đến thực hiện niêm yết thừa kế trực tiếp tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn có thẩm quyền. Và lúc này, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn chỉ là “bảo quản” và “xác nhận” niêm yết thừa kế đó trong khoảng thời gian là 15 ngày.
– Nội dung niêm yết phải nêu rõ họ, tên của người để lại di sản; họ, tên của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế; quan hệ của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế; danh mục di sản thừa kế. Bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót người thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết.
Trên thực tế, không phải lúc nào việc thực hiện niêm yết thừa kế cũng diễn ra một cách suôn sẻ bởi quá trình này luôn cần được sự hỗ trợ, hợp tác rất chặt chẽ từ phía Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi có trách nhiệm bảo quản niêm yết.
Khoản 1 Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định như sau:
- Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.
Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.
Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.
Theo đó địa điểm niêm yết văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được quy định như sau:
– Niêm yết tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản. Nếu không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản.
– Nếu di sản có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.
– Nếu di sản chỉ gồm có động sản mà trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì việc niêm yết được thực hiện tại UBND cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản.
Trong trường hợp trên, tác giả cho rằng có 03 phương án xảy ra:
Thứ nhất, tiếp tục niêm yết văn bản thỏa thuận chia di sản thừa kế và ghi nhận việc phát sinh có thêm người thừa kế trong di sản. Một trong những người đồng thừa kế đến tổ chức công chứng để yêu cầu công chứng và cung cấp trước một bộ hồ sơ liên quan đến việc khai nhận di sản thừa kế, gồm: Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu; Dự thảo văn bản thừa kế (nếu có); Bản sao giấy tờ tuỳ thân; Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng; Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có (như giấy chứng tử của người để lại di sản; giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn chứng minh quan hệ của người thừa kế với người để lại di sản).
Thứ hai, có văn bản gửi Văn phòng công chứng để ghi nhận phát sinh sự việc.
Thứ ba, tạm dừng việc niêm yết và gửi văn bản lại cho văn phòng công chứng. ông văn gửi văn phòng công chứng để văn phòng công chứng biết có khiếu nại kèm các văn bản chứng cứ chứng minh. Trên cơ sở đó ghi nhận và trả lại kết quả cho các bên trong di sản thừa kế.
3. Nguyên nhân, giải pháp, kiến nghị đề xuất
* Nguyên nhân
Trong qúa trình thực tiễn hoạt động tại địa phương cá nhân tôi nhận thấy rằng: Xử Lý Tình Huống Quyền Về Công Chứng luôn có giá trị thi hành đối với các bên có liên quan. Hầu hết các bên sau khi thực hiện ký hợp đồng, giao dịch đều tuân thủ đầy đủ các quy định, điều khoản của hợp đồng. Đối với các công chứng viên văn bản đã được công chứng là tài liệu rất quan trọng. Đây không chỉ là chứng cứ thông thường mà những tình tiết, sự kiện nêu trong văn bản có giá trị pháp lý cao hơn hẳn những nguồn chứng cứ khác. Điều này xuất phát từ thủ tục chặt chẽ, nghiêm ngặt khi tạo lập và chứng nhận văn bản công chứng – là cơ sở pháp lý ghi nhận sự thỏa thuận và ý chí của các bên tham gia.
Do vậy để nâng cao vai trò, tầm quan trọng của Nghề công chứng thì điều cần thiết chính là khẳng định được giá trị cuả các văn bản công chứng. Để các cá nhân, tổ chức, cơ quan có liên quan năm bắt được rằng: Văn bản công chứng và hoạt động niêm yết văn bản công chứng phải có giá trị thi hành và là chứng cứ không phải chứng minh. Tính xác thực và độ tin cậy cao của văn bản công chứng nhằm bảo đảm sự an toàn cho các giao dịch kinh tế, dân sự của các cá nhân, tổ chức; tạo nên sự tin tưởng của khách hàng, hạn chế mức thấp nhất các tranh chấp xảy ra. Từ đó tạo ra hành lang pháp lý an toàn góp phần đảm bảo trật tự, kỷ cương, ổn định xã hội.
* Giải pháp, kiến nghị đề xuất
Thứ nhất, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về hoạt động công chứng. Thực tiễn cho thấy tranh chấp trong các hợp đồng giao dịch ngày càng tăng, vụ việc càng phức tạp, để phòng ngừa và đảm bảo an toàn pháp lý cho bên tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại thì văn bản công chứng là chứng cứ xác thực, tin cậy hơn hẳn các loại hình thức giao dịch khác, không có chứng nhận xác thực hoặc chi trình bày bằng lời nói. Do vậy, việc tuyên truyền, phổ biến, cập nhật pháp luật đến toàn dân là vô cùng cần thiết. Cần tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân nhằm giúp họ nâng cao nhận thức và có trách nhiệm hơn khi tham gia thực hiện các giao dịch…
Thứ hai, hoàn thiện các quy định của pháp luật về giá trị văn bản công chứng. Để đảm bảo sự tương thích giữa Luật Công chứng năm 2014 với Bộ luật dân sự năm 2015, nội hàm khái niệm văn bản công chứng trong Luật Công chứng cần được sửa lại theo hướng sau: Văn bản công chứng bao gồm giao dịch dân sự và bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật Công chứng năm 2014.
Thứ ba, việc niêm yết công khai không mang lại hiệu quả cao. Bởi “người cần chưa chắc đã đọc, người đọc được chưa chắc đã cần”. Ở nông thôn, người dân thường quen biết nhau nhưng tại các phường mọi người ít biết nhau để thông báo nếu có đọc được”. Đa phần người dân ít khi ra ủy ban và có ra gần như không bao giờ đọc bảng tin. “Hy hữu có người đọc thì chưa chắc đã quen biết đối tượng trong thông báo”, ông nói. Bản chất việc niêm yết công khai là công chứng viên gửi một văn bản đến dán ở UBND phường trong vòng 15 ngày. Với thừa kế, luật quy định phải niêm yết ở 2 điểm gồm xã, phường nơi người mất cư trú cuối cùng và nơi có tài sản. “Cán bộ xã, phường cũng không có nghĩa vụ xem xét nội dung thông báo. Nếu họ phải đối chiếu từng ấy thông tin, tôi khẳng định thủ tục công chứng tắc hoàn toàn. Cán bộ cũng khó biết hết nhà này có bao nhiêu con và chưa kể phát sinh các trường hợp con riêng”. Thủ tục niêm yết thông báo tại UBND cấp xã, phường được tiến hành nhằm công khai, tránh tranh chấp. Nếu có khiếu nại liên quan bất động sản, việc đấu giá sẽ phải dừng để rà soát. Nhưng thực tế, đối tượng cần biết thì lại ít khi tiếp cận những thông tin này. Ngoài ra, việc niêm yết công khai chưa thể bỏ ngay bởi ở mức độ nhất định nó khiến người làm thủ tục nhận di sản, giao dịch… phải khai báo trung thực. “Hiện chưa có biện pháp nào hữu hiệu hơn để thay thế”, vị này nói.
[1] Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng năm 2008
[2] Từ điển luật học – NXB Từ điển bách khoa năm 2010
[3] Quốc Hội (2015), Bộ Luật Dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội (Điều 612)
Qua bài Tiểu Luận Xử Lý Tình Huống Quyền Về Công Chứng, 9 Điểm hy vọng các bạn sẽ tìm ra được hướng làm bài tốt và hoàn thành bài tiểu luận về Xử Lý Tình Huống Quyền Về Công Chứng đạt điểm cao. Nếu còn thắc mắc hay tư vấn thêm về bài làm thì hãy liên hệ với Luận Văn Tốt nhé.